intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật chụp hình với máy Kỹ thuật số

Chia sẻ: Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

678
lượt xem
183
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trang bị: Một máy chụp hình kỹ thuật số: Bạn chọn máy kỹ thuật số nào cũng được, độ phân giải tối đa chỉ cần cỡ 3.0 là OK. Nhưng máy phải có chế độ chụp Manual, và phải có chế độ chụp Macro, nếu có cả chế độ Super Macro thì quá tốt. Máy KTS có một ưu điểm nổi bật là bạn có thể thấy ngay kết quả tấm hình, nếu không đạt, bạn lại điều chỉnh và chụp lại ngay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật chụp hình với máy Kỹ thuật số

  1. Kỹ thuật chụp hình với máy Kỹ thuật số Trang bị: Một máy chụp hình kỹ thuật số: Bạn chọn máy kỹ thuật số nào cũng được, độ phân giải tối đa chỉ cần cỡ 3.0 là OK. Nhưng máy phải có chế độ chụp Manual, và phải có chế độ chụp Macro, nếu có cả chế độ Super Macro thì quá tốt. Máy KTS có một ưu điểm nổi bật là bạn có thể thấy ngay kết quả tấm hình, nếu không đạt, bạn lại điều chỉnh và chụp lại ngay. Chân máy: Loại nhỏ, ngoài tiệm bán khoảng 50,000 một cái. Nếu bạn không dùng chân máy thì có thể kê máy lên bất cứ cái gì, miễn là nó tạo cho bạn một góc chụp ưng ý và không làm cho máy bị rung khi chụp là được. Bởi vì những tấm hình chụp mô hình chủ yếu là tốc độ chậm, do đó việc giữ cho máy cố định hoàn toàn là điều bắt buộc. Với tốc độ chậm thì cho dù bạn có nín thở, có gồng tay kiểu gì nó vẫn rung. Khi rung tay thì hình sẽ bị mờ và với màn hình của máy KTS thì bạn sẽ không nhận ra vì nó quá nhỏ, đến khi đã load hình lên xem mà phát hiện ra thì mất công phải chụp lại. Đèn:
  2. Chọn loại đèn bàn sử dụng đèn noen, bóng dài. Loại đèn có cánh tay. Sở dĩ tôi chọn loại đèn nay thay cho loại bóng tròn hoặc đèn Halogen vì thứ nhất nó có màu sáng trắng nên sẽ tạo cho tấm hình có màu sắc trung thực hơn là màu sáng vàng từ đèn Halogen. Thứ hai, do bòng đèn dài nên nó cho một khu vực sáng rộng hơn thay vì khu vực sáng tập trung một chỗ như đèn có bóng tròn. Thứ ba, nó có cánh tay điều chỉnh nên ngoài việc bạn di chuyển nó xa hoặc gần vật thể, bạn còn có thể kéo nó lên cao hoặc xuống thấp, nói chung là với đèn loại này bạn có nhiều tùy chọn cho khu vực sáng hơn để tạo ra nhiều độ sáng. Phông: Phông đen, như đã có nói trong một đề tài là phông đen thì dễ chuẩn bị nhất, và nó làm nổi vật thể chụp hơn là phông sáng. Phông sáng có 2 loại, một là phông hoàn toàn màu sáng, hai là phông với cảnh vật dưới ánh sáng ban ngày, cảnh vật này có thể là cảnh vật thật, cũng có thể là một bức hình chụp khác được dựng để làm phông. Tôi tìm mua một tấm vải đen khổ 2m x 3m, loại vải rủ để bạn không cần phải ủi nó, khi treo nó lên nó cũng đủ nặng để tạo độ căng cho phông. Loại vải gì thì tôi chịu vì không rành lắm. Chuẩn bị:
  3. Bạn căng phông đen lên bất cứ thứ gì, miễn là nó cho bạn một nền màu đen đủ lớn để choáng hết khung hình, có thể căng lên cánh cửa phòng, bàn làm việc, v.v. và phông không được có khoảng cách so với nền của vật thể. Bạn để mô hình cách phông nửa mét là được rồi. Sau đó bố trí đèn. Bên trái hay bên phải tùy theo ý đồ thể hiện của bạn. Nhưng đừng để bóng đèn vuông góc với mô hình mà nên để song song, như thế khu vực sáng sẽ choàng từ đầu đến cuối mô hình. Nếu bạn để mô hình lên nền nhà, tốt nhất nên quét dọn sạch sẽ khu vực quanh mô hình, nếu không lên hình bạn sẽ thấy có những cọng tóc, hoặc tệ nhất là cọng "gì đó", hoặc móng tay, hoặc v.v và v.v. Đặt một cái gối, hoặc một cái chăn ở chỗ mà bạn sẽ nằm trên đó mà thao tác, không phải tì người xuống nền gạch sẽ không thoải mái, vì với cách chụp này bạn bắt buộc phải nằm xuống. Thoải mái cũng là một yếu tố quyết định hiệu quả của tấm hình. Hãy tưởng tượng một tấm hình sẽ như thế nào nếu bạn chụp với trạng thái là "chụp cho rồi vì nằm xuống nền nhà nó lạnh quá". Tôi hay chọn các chụp để trên nền nhà vì nó tạo một mặt phẳng rộng nhất, thay vì để trên bàn thì sẽ bị các góc cắt của cạnh bàn. Tiến hành chụp:
  4. Sau khi đã chọn được góc chụp ưng ý, bạn điều chỉnh đèn chụp, nhìn vào hình minh họa bạn sẽ thấy tôi chỉ sử dụng 2 cách đánh đèn, cách thứ nhất tôi để cho quầng sáng rọi phía trước mô hình, nhưng rìa của quầng sáng vẫn trùm lên trên mô hình. Nếu bạn để rìa quầng sáng ra xa phía trước mô hình thì sau khi chụp bạn sẽ thấy mô hình chỉ sáng ở dưới bụng, còn phần lưng và đuôi thì tối, như thế không đạt. Với cách đánh đèn phía trước mô hình, tôi thường điều chỉnh tốc độ là từ 1 đến 1/4 với khẩu độ từ 5.6 đến 7. Tùy vào màu của mô hình mà tôi điều chỉnh khẩu độ, nếu mô hình màu sáng thì tôi điều chỉnh khẩu độ sang 7, nếu màu tối tôi điều chỉnh sang 5.6 (khoảng này có thể biến thiên được). Tuy nhiên bạn cũng lưu ý điều chỉnh độ sáng của đèn bằng cách di chuyển nó. Với máy KTS thì bạn có thể chụp thử thoải mái, điều chỉnh thoải mái nhưng chỉ nên để tốc độ từ 1 đến 1/8 thôi, còn khẩu độ thì cũng chỉ ở khoảng từ 4 đến 7. Tốt nhất là bạn cứ để tốc độ 1/4, sau đó cứ điều chỉnh khẩu độ dần dần, đến khi nào bạn thấy hình vừa ý thì thôi. Tôi không khi nào chụp mô hình bằng ánh sáng trời, vì với điều kiện đó thì tốc độ chụp tối thiểu cũng đã là 1/150, khoảng rõ của vật thể sẽ bị thu hẹp lại.
  5. Tôi ví dụ nếu bạn lấy nét ngay chong chóng máy bay thì chỉ cần ra đến khu vực kính buồng lái là đã mờ câm rồi. Ở một khoảng cách khá gần, bạn sẽ phải điều chỉnh sang chế độ Macro, nếu không thì máy sẽ không lấy nét được (xem hình). Với máy của tôi, nó sẽ có âm thanh thông báo máy đã lấy nét, nếu không nghe âm thanh đó hoặc thấy chữ AF màu đỏ hiện lên tức là vật thể nằm quá gần. Biểu tượng của Macro là hình một bông hoa Tulip (trong hình nó nằm ở phía trên bên trái màn hình máy KTS) Với khoảng cách cực gần (dùng để chụp chi tiết) thì bắt buộc phải sử dụng Super Macro. Biểu tượng của Super Macro là hình một cái kính lúp và bông hoa Tulip (xem hình) Với cách đánh đèn lên trần nhà, tôi thường để tốc độ là 15 giây và khẩu độ từ 5.6 đến 8. Với cách này bạn sẽ không thể đủ ánh sáng trên mô hình để lấy nét, vì thế cách tôi hay làm là để một cái đèn bàn ở phía sau máy chụp hình, sau khi đã lấy nét, tôi chỉnh sang chế độ chụp tự động, khi máy đang đếm ngược để chụp thì tôi cũng đủ thời gian để tắt đèn bàn nhằm trả lại độ sáng ban đầu. Cách này cho bạn một tấm hình sáng đều, thích hợp nếu bạn muốn chụp với phông sáng. Bạn có thể tham khảo hình trong mục máy bay 1/32, bài F-4C Phantom II của Tamiya để thấy hai hiệu quả hình khác nhau. Hình đầu tiên có biểu tượng Macro bên trên phía tay trái của màn hình máy KTS. Hình thứ hai có biểu tượng của Super Macro, cũng ở vị trí tương tự.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2