intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật chụp hoa, lá, cành

Chia sẻ: Thúy Vi Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

129
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để chụp cây cối, hoa lá đẹp, khi chụp phải chọn tốc độ nhanh, dùng chân máy để chống rung. Ngoài ra, chọn ngày nhiều mây để ảnh không bị cháy sáng. Tạp chí Digital Photography School đã tổng hợp 10 mẹo chụp hoa thiên nhiên cho người mới bắt đầu cầm máy. 1. Sử dụng chân máy Sử dụng chân máy ngoài việc chống rung, còn giúp người chụp tập trung hơn vào đối tượng cần chụp. Nếu cầm tay, bạn dễ phân tâm, bỏ qua những khoảnh khắc do có thể quay máy ảnh đi bất cứ đâu. Khi đã...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật chụp hoa, lá, cành

  1. Chụp hoa, lá, cành Để chụp cây cối, hoa lá đẹp, khi chụp phải chọn tốc độ nhanh, dùng chân máy để chống rung. Ngoài ra, chọn ngày nhiều mây để ảnh không bị cháy sáng. Tạp chí Digital Photography School đã tổng hợp 10 mẹo chụp hoa thiên nhiên cho người mới bắt đầu cầm máy. 1. Sử dụng chân máy
  2. Sử dụng chân máy ngoài việc chống rung, còn giúp người chụp tập trung hơn vào đối tượng cần chụp. Nếu cầm tay, bạn dễ phân tâm, bỏ qua những khoảnh khắc do có thể quay máy ảnh đi bất cứ đâu. Khi đã lắp chân máy, người chụp sẽ có xu hướng suy nghĩ kỹ hơn về khung hình định chụp. 2. Chọn ngày nhiều mây Ánh mặt trời trực tiếp sẽ tạo ánh sáng gắt, dễ làm ảnh bị cháy sáng. Vì thế tốt nhất là người chụp nên chọn những ngày trời u ám. Khi đó, các đám mây sẽ có vai trò như là những tấm tản sáng hoàn hảo, giúp cân bằng lại lượng ánh sáng rơi trên mỗi bông hoa. Nếu không thể chờ đến những ngày này, hãy chọn ngày nhiều mây, đợi lúc các đám mây che đi ánh mặt trời. Đây cũng là thời điểm khá hiệu quả để cân bằng ánh sáng. 3. Đặt máy ảnh song song theo mặt phẳng với hoa Khi chụp ảnh, luôn có một mặt phẳng mà tại đó, các điểm sẽ nét nhất. Vì thế để tạo độ nét tối đa khi chụp hoa, hãy tìm vị trí đặt máy sao cho cảm biến máy ảnh nằm trên một mặt phẳng song song với bông hoa định chụp. 4. Sử dụng tốc độ 1/200 trở lên Do bông hoa rất mỏng mảnh và dễ bị gió lay động nên để bức ảnh không nhòe. Hãy sử dụng tốc độ cửa trập tối thiểu là 1/200 giây. Nếu ánh sáng không đủ, có thể điều chỉnh ISO lên khoảng 200 hoặc 400.
  3. 5. Tìm cảnh nền thích hợp Dù ống kính độ mở lớn có thể xóa phông tốt, nhưng khi chụp hoa cũng nên chú ý tới hậu cảnh. Một hậu cảnh tốt có thể tôn lên rất nhiều vẻ đẹp của bông hoa được chụp. Vì thế, nếu có thể lựa chọn, hãy chọn những bông có cảnh nền tương phản với hoa hoặc không có nhiều những chi tiết gây sao lãng. 6. Tìm bông hoa có dáng đẹp Do chụp gần với đối tượng chính là hoa nên bạn hãy chụp nên chọn những bông có dáng đẹp và màu sắc rực rỡ. Cùng một vườn hoa, cùng một loài hoa
  4. nhưng có những bông sẽ đẹp hơn các bông còn lại. Điều quan trọng là người chụp đủ kiên nhẫn để tìm. 7. Sử dụng ống tele ở khoảng cách gần Một ống kính tele với độ mở lớn sẽ giúp xóa phông hiệu quả hơn. Và tốt nhất là hãy chụp ở khoảng cách lấy nét gần nhất có thể sao cho bông hoa chiếm diện tích khung hình lớn nhất, làm nổi bật từng chi tiết. 8. Sử dụng RGB histogram thay vì màn LCD Khi chụp ngoài trời, ánh sáng màn hình LCD thường trông sẽ sáng hơn thực tế. Vì thế, để có được ánh sáng chuẩn, hãy chuyển sang dùng tính năng RGB histogram. Dù đây là một tính năng phức tạp và phải cần nhiều chủ đề để bàn thảo, nhưng về cơ bản, nó cho phép người chụp thấy được độ cân bằng ánh sáng thực (theo từng kênh màu cơ bản) của đối tượng cần chụp, từ đó có thể điều chỉnh phơi sáng cho phù hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2