intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KỸ THUẬT ĐO ÁP LỰC TĨNH MẠCH TRUNG TÂM

Chia sẻ: Trần Thị Tâm | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:1

923
lượt xem
69
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Áp lực tĩnh mạch trung tâm central vennous pressure, viết tắt là CVP hoặc PVC. Nó thể hiện khối lượng tuần hoàn(thể tích ) trong lòng mạch máu và khả năng làm việc của tim. chỉ số bình thường của CVP là 410 cmH2O. Khi CVP lên cao trên 10 cmH2O có thể do sự giảm co bóp của tim hoặc do truyền dịch quá nhiều. Khi CVP thấp hơn 4cmH2O thường do thiếu khối lượng tuần hoàn. Việc đo CVP được áp dụng trên những bệnh nhân mổ nặng, những trường hợp cần hồi sức tích cực, khi sử dụng các thuốc hỗ trợ tim mạch...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KỸ THUẬT ĐO ÁP LỰC TĨNH MẠCH TRUNG TÂM

  1. KỸ THUẬT ĐO ÁP LỰC TĨNH MẠCH TRUNG TÂM  MỤC TIÊU:  Trinh bày được công tác chuẩn bị và kỹ thuật đo huyết áp tĩnh mạch trung tâm NỘI DUNG: ­ Áp lực tĩnh mạch trung tâm ­ central vennous pressure, viết tắt là CVP hoặc PVC. Nó thể hiện khối lượng tuần hoàn(thể tích ) trong lòng mạch máu và khả năng  làm việc của tim. chỉ số bình thường của CVP là 4­10 cmH2O. Khi CVP lên cao trên 10 cmH2O có thể do sự giảm co bóp của tim hoặc do truyền dịch quá nhiều.  Khi CVP thấp hơn 4cmH2O thường do thiếu khối lượng tuần hoàn. ­ Việc đo CVP được áp dụng trên những bệnh nhân mổ nặng, những trường hợp cần hồi sức tích cực, khi sử dụng các thuốc hỗ trợ tim mạch ... 1. CHUẨN BỊ ĐO 1.1 . Chuẩn bị dụng cụ . ­ Các phương tiện dùng để truyền dịch: Dịch truyền, dây truyền dịch , cồn, băng dính, kim chỉ khâu... ­ Kim luồ tĩnh mạch và ống thông(catheter)tĩnh mạch: Thường dùng kim của bộ catheter sản xuất sẵn để chọc tĩnh mạch trung tâm(18G đến 16G) . ­ Thước đo áp lực tĩnh mạch trung tâm có chia vạch đến cm ­ kim gây tê trong da, (kim nhỏ 24đến 25G) bơm tiên, dung dịch xilocain 1% để gây tê tại chỗ  ­ van ba đầu :1 đầu thông với đường truyền vào bệnh nhân . 1 đầu thông với chai truyền 1 đầu thông với thước đo áp suất. 1.. 2. Chuẩn bị bệnh nhân : Bệnh nhân nằm trên bàn mổ hoặc trên giường hồi sức  Tư thế bệnh nhân tuỳ theo vị trí chọc kim  1.3 Chọn tĩnh mạch để đo : người ta thường đo áp lực tĩnh mạch trung tâm qua tĩmh mạch cảnh trong , tĩnh mạch dưới đòn , tĩnh mạch cảnh ngoài ,tĩnh mạch cánh tay. 1.4 Chuẩn bị sẵn chai truyền dịch và cắm dây truyền đuổi khí ,khoá lại. 2 KỸ THUẬT CHỌC KIM LUỒN VÀO TĨNH MẠCH TRUNG TÂM. 2.1 Chọc qua đường tĩnh mạch cảnh trong . ­ Đường này được áp dụng nhiều hơn cả. ­Tư thế bệnh nhân đặt đầu thấp chân cao ( trù khi bênh nhâ có khó thở, suy tim). Đầu quay sang phía đối diện bên chọc kim, kê cao vai. ­ Người chọc phải rửa tay, sát trùng, mặc áo, đi găng vô khuẩn. ­ sát trùng da vùng cổ xuống tới ngực bệnh nhân , chải xăng vô khuẩn. ­ Điểm chọc kim là đỉnh tam giác sedilot ­ gây tê trong da tai điểm chọc kim. ­ Kỹ thuật chọc : + Dùng ngón tay của một bàn tay để sờ và xác định đường đi của động mạch cảnh ở ngang mức đỉnh của tam giác sedilot, Ấn nhẹ lên đọng mạch để tránh chọc  vào động mạch  + Dùng kim của bộ catheter chọc từ đỉnh của tam giác sedilot qua da tạo 1 goc 30 độ với mặt da theo hướng bờ trong của bó cơ ức đòn chũm (hoặc hướng núm vú  của đàn ông). Khi kim đi sâu 1,5 đến 3 cm vừa xuyên kim vào mạch vừa hút nhẹ bơm tiêm lắp vào kim chọc. Khi thấy máu tĩnh mạch hút ra dễ ràng là dừng lại , cố  định chặt đốc kim để tránh di động. Luồn catheter qua kim chọc. Với loại kim có ống thông nhựa luồn nhẹ ống thông nhựa vào mach mau trước sau đó luồn  catheter vào qua ống thông nhựa . Catheter chỉ nên luồn vào 8­ 15 cm là được. kiểm tra lại bằng hút lấy máu tĩnh mạch ra dễ dàng hoặc chụp XQ để xác định đầu  trong của catheter nếu có điều kiện  + Nối catheter với đường chuyền đã chuẩn bị sẵn. + Cố định catheter bằng chỉ khâu chắc chắn. ­ Đặt gạc con vô khuẩn và dán băng dính. 2.2 Chọc kim qua đường tĩnh mạch dưới đòn(ít được áp dụng vì dễ gây tràn khí màng phổi) ­ Mốc chọc là điểm dưới giữa xương đòn. ­ Hướng chọc là sát sau xương đòn hướng về hõm ức trên. ­ Bệnh nhân nằm ngửa, quay cổ sang bên đối diện, tay ép dọc theo thân người . ­ Kỹ thuật chọc: Trong quá trình chọc phải lắp bơm tiêm vào đầu kim khi hút thấy máu tĩnh mạch ra dễ dàng là được. Sau đó luồn catheter và cố định chắc chắn  bằng kim chỉ khâu. 3 KỸ THUẬT ĐO CVP  Sau khi đã luồn được catheter vào tĩnh mạch trung ương , lắp vào đường truyền dịch và truyền dịch như bình thường theo chỉ định  ­ Trên đường truyền dịch có lắp 1 van 3 đầu : 1 đầu thông với đường truyền vào bệnh nhân . 1 đầu thông với chai truyền 1 đầu thông với thước đo áp suất Khi chưa đo thì xoay van cho dịch chảy từ hướng chai dịch vào bệnh nhân  ­ khi cần đo, xoay van đóng đường trở lại chai dịch ,lúc này có sự lưu thông giữa thước đo áp lực với bệnh nhân . để cho mức dịch dừng lại và dao động nhẹ nhàng  trong thước . Độ cao của mức nước trong thước chính là áp lực tĩnh mach trung tâm(tính theo cm) Chú ý: Đặt mức 0 của thước ngang với tâm nhĩ phải của bệnh nhân  ­ Còn có một cách đo nhanh. nếu không có van 3 đầu : Rút dây truyền ra khỏi chai dịch để cho chảy hết tới khi không chảy nữa . Đo chiều cao của cột nước từ ngang mốc tim phải của bệnh nhân lên. chiều cao của cột  nước chính là CVP. Kỹ thuật lâm sàng gây mê hồi sức  Trường ĐH kỹ thụât y tế Hải Dương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2