intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật nuôi nhím thịt

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

2.512
lượt xem
584
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhím là động vật dễ nuôi và có giá trị cao. Cứ 1kg nhím có giá đến 220.000đ. Nhím tiêu thụ rất nhanh trên thị trường, vì khách hàng rất ưa thích, thịt nhím thơm ngon và bổ. Hiện nay nhiều tỉnh như Sơn La, TP.HCM, các trạm, trung tâm nghiên cứu giống động vật cũng nuôi nhím rất nhiều.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật nuôi nhím thịt

  1. Kỹ thuật nuôi nhím thịt Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Nhím là động vật dễ nuôi và có giá trị cao. Cứ 1kg nhím có giá đến 220.000đ. Nhím tiêu thụ rất nhanh trên thị trường, vì khách hàng rất ưa thích, thịt nhím thơm ngon và bổ. Hiện nay nhiều tỉnh như Sơn La, TP.HCM, các trạm, trung tâm nghiên cứu giống động vật cũng nuôi nhím rất nhiều. Nông dân nuôi nhím nhưng không có ai nói là thua lỗ. Ở Việt Nam có 3 loại nhím: Nhím đuôi ngắn, nhím Klos và nhím bờm. Nhím hay sống ở vùng đồi gò, các hang hốc vùng núi đá, hay gặp nhất là các rừng tre, nứa, các đồi cây lúp xúp dưới chân núi. Các huyện miền núi Yên Sơn hay Hàm Thuận Bắc thì nuôi nhím là rất phù hợp. Nhím mang thai 3 tháng và đẻ 1 lứa/năm, cá biệt có con đẻ 2 lứa. Một lứa từ 1 – 3 con, thường là 2 con. Nhím con từ 12 – 14 tháng tuổi là thành thục. Kỹ thuật nuôi nhím đơn giản hơn các động vật khác vì vậy chỉ cần ít vốn cũng nuôi nhím được. Khâu chuồng trại: Tận dụng các ô chuồng heo bỏ trống, có thể xây cao lên từ 1 – 1,2m là được. Nếu hình thành trại nuôi nhím thì phải xây dựng một khu riêng và cũng xây như chuồng heo, 2 dãy ô chuồng hai bên và có lối đi chính giữa để vận chuyển thức ăn và làm vệ sinh. Dùng lưới thép ô vuông để ngăn thành nhiều ô. Phía dưới nên ngăn kín cao 30cm để cho nhím không thò đuôi từ ô này sang ô khác. Chuồng có mái che nắng, che mưa, phía sau có rãnh thoát nước dơ bẩn. Con giống: Trước kia chưa cấm thì có thể thuần giống nhím từ rừng. Hiện nay nên đặt tại các cơ sở nuôi nhím, con giống sẽ dễ nuôi hơn vì nó đã quen với người, không nhút nhát. Nhím con khi đẻ được 1 tháng thì tách mẹ và nuôi thêm 1 tháng nữa là bán cho chủ khác nuôi.
  2. Thức ăn: Thức ăn của nhím rất phong phú, thông thường nhím hay ăn trái cây, lá cây, rễ cây, bắp, khoai mì, ốc, sâu bọ, giun đất, rau thừa, vỏ quả... Nhím là loài ăn tạp, cần dự trữ các loại cây cho lá, cho quả, cho củ, ngoài ra còn dự trữ bắp hạt, khoai mỳ trong kho. Nếu có điều kiện gần chợ, chỉ cần ra chợ tận dụng các loại rau thải ra, đem về rửa sạch cho nhím ăn. Đặc biệt nhím còn thích gặm xương trâu, bò. Lượng thức ăn cho 1 con nhím trưởng thành là 0,5kg/con/ngày (lá sung, dây khoai lang, thân cây đậu phộng, cây bắp, lá keo, lá mít)... Cho thêm 0,2kg thức ăn tinh như bắp, khoai mỳ, bí ngô... cùng ổi xanh, chuối xanh, mơ, mận để tăng vitamin. Tăng chất khoáng cho 2g muối/con/ngày, nếu có điều kiện cho 100 – 200g xương trâu, bò/con/ngày. Chăm sóc: Nhím ở rất sạch vì vậy cần quét dọn chuồng trại sạch sẽ, khi vào chuồng trại quét dọn, cần đi ủng để đề phòng nhím vẩy lông sẽ bay vào chân gây đau đớn. Cần giữ yên tĩnh cho nhím nhất là khi nhím ngủ. Khi nhím sinh sản cần ngăn cách các đôi cẩn thận vì nhím đực sẽ cắn chết con của con nhím khác. Ưu thế nhất là nhím rất ít bệnh tật, nên rất dễ nuôi. Sinh sản: Trong tự nhiên, một năm nhím đẻ một lần vào tháng 4-5 hoặc tháng 10-11. Một lần đẻ từ 1 – 3 con, thời gian mang thai từ 95-105 ngày. Nên nuôi con đực và con cái riêng khi động dục mới cho vào ở với nhau trong vòng trên dưới 1 tuần, sau đó lại nuôi riêng như trước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2