KỸ THUẬT NUÔI THỰC NGHIỆM BA BA
lượt xem 82
download
Ba ba là đặc sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Nhu cầu Ba ba thương phẩm của thị trường là rất lớn từ đó mở ra tiềm năng phát triển nghề nuôi Ba ba. Hiện nay có 2 loài đang được nuôi phổ biến là Ba ba gai (Palea steindachneri ) và Ba ba da trơn (Pelodiscus sinensis ).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KỸ THUẬT NUÔI THỰC NGHIỆM BA BA
- TRƯỜNG ĐẠI HOC NHA TRANG KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Chủ đề: “Kỹ thuật nuôi thương phẩm Ba ba” GVGD : ThS. Lương Công Trung Nhóm thực hiện : Nhóm 3 Lớp 47NT-1
- DANH SÁCH NHÓM 3: 1. TRƯƠNG BÁ HẢI (Nhóm trưởng) 2. TRẦN VĂN HOÀNG 3. BÙI VĂN KHOA 4. LÊ THỊ NGỌC LIỄU 5. NGUYỄN VĂN TRUÂN 6. NGUYỄN ĐẮC VƯỢNG
- LỜI MỞ ĐẦU Ba ba là đặc sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Nhu cầu Ba ba thương phẩm của thị trường là rất lớn từ đó mở ra tiềm năng phát triển nghề nuôi Ba ba. Hiện nay có 2 loài đang được nuôi phổ biến là Ba ba gai (Palea steindachneri ) và Ba ba da trơn (Pelodiscus sinensis ). Sau đây nhóm sẽ trình bày kỹ thuật nuôi thương phẩm theo quy trình chung cho 2 loài này.
- Nội dung: I. Đặc điểm sinh học I.1. Đặc điểm hình thái phân loại và phân bố I.2. Đặc điểm dinh dưỡng I.3. Đặc điểm sinh trưởng I.4. Đặc điểm sinh sản II. Kỹ thuật nuôi thương phẩm II.1 Chuẩn bị ao (bể) nuôi II.2 Chọn mua và thả Ba ba giống II.3 Chăm sóc và quản lý II.3.1 Cho ăn II.3.2 Quản lý II.3.3 Một số bệnh thường gặp và cách điều trị
- Phần I. Đặc điểm sinh học I.1. Đặc điểm hình thái phân loại và phân bố Ba ba là động vật thuộc lớp bò sát, bộ rùa, họ ba ba Tryonychidae. Ngành : Chordata Lớp bò sát: Reptilia Bộ rùa: Chelonia Họ ba ba: Trionycidae
- Các loài thường gặp ở nước ta là: 1. Ba ba trơn (Pelodiscus sinensis Wegmann 1835. Theo Bourret 1941). 2. Ba ba gai (Palea steindachneri Siebenrock 1960). 3. Ba ba Nam bộ (Amyda cartilaginea Boddaert 1770. Theo Bourret 1941) Ta có thể phân biệt đươc 3 loài này dựa vào một số đặc điểm sau đây:
- Ba ba Nam bộ Ba ba trơn Ba ba gai (Pelodiscus sinensis (Palea steindachneri (Amyda cartilaginea Wegmann 1835. Theo Siebenrock 1960). Theo Bourret 1941) Bourret 1941). Phân bố: Lai Châu, Sống phổ biến ở Phân bố: Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Bắc Cạn, Thái vùng đồng bằng sông Yên Bái, Hòa Bình, Hà Nguyên, Sơn La, Yên Cửu Long, đường Tây, Hà Nội, Nam Hà, Bái,Thanh Hóa, Nghệ kính có thể lớn tới 50 Hà Tĩnh… - 60cm và nặng 50 - An... 60kg -Trên mai không có -Trên mai có những những nốt sần, phía nốt gai sần, sờ nhám, -Lưng có mai cứng, bụng màu vàng có về phía cuối mai nốt thực chất chưa hóa những chấm màu nâu sần càng to. xương, xung quanh đen như đốm hoa. diềm mai là chất sụn.
- Ba ba Nam bộ Ba ba trơn Ba ba gai (Pelodiscus sinensis (Palea steindachneri (Amyda cartilaginea Wegmann 1835. Theo Siebenrock 1960). Boddaert 1770. Theo Bourret 1941). Bourret 1941) Da bụng màu xám Da bụng màu trắng, Da bụng lúc nhỏ màu đỏ, khi lớn màu đỏ trắng, trên điểm rất không có chấm đen. nhạt dần, khi đạt cỡ nhiều chấm đen nhỏ, 2 kg trở lên gần như làm da bụng có màu màu trắng. xám đen lúc nhỏ và xám trắng lúc lớn.
- I.2. Đặc điểm dinh dưỡng Ba ba thuộc loài ăn thức ăn động vật. Ngay sau khi nở một vài giờ, ba ba đã biết tìm mồi ăn. Trong tự nhiên thức ăn chính trong mấy ngày mới nở là động vật phù du, giun nước ( trùng chỉ ) và giun đất loại nhỏ. Khi lớn ba ba ăn cá, tép, cua, ốc, giun đất, trai, hến... Trong điều kiện nuôi dưỡngcó thể huấn luyện cho ba ba biết ăn thức ăn chế biến ( thức ăn công nghiệp) ngay từ giai đoạn còn nhỏ. Khi nuôi Ba ba thích ăn các con vật bắt đầu ươn thối, lúc ăn chúng thường tranh cướp mồi, ăn cả cám, bắp, khoai lang...
- I.2. Đặc điểm dinh dưỡng (tiếp) Khi đói có thể ăn thịt đồng loại Ba ba thường tấn công nhau, nhất là khi gặp một con ba ba bị thương chảy máu thì những con khác sẽ xúm lại cắn rất tàn bạo. Chúng ăn khỏe vào mùa hè, lượng thức ăn bằng 5- 10% trọng lượng thân. Mùa đông tháng 12 - 3 lạnh rét lượng thức ăn chỉ bằng 3-5% trọng lượng thân. Ba ba có khả năng chịu đói.
- I.3. Đặc điểm sinh trưởng Ba ba là động vật lớn chậm, sức lớn liên quan chặt đến điều kiện môi trường như: thời tiết, nhiệt độ, chất lượng thức ăn... Nuôi 1 năm thường lớn 100 - 200g. Nuôi 2 năm lớn 300 - 400g. Có nguồn thức ăn đầy đủ và nuôi có kinh nghiệm có khi đạt cỡ 500 - 600g/con . Từ tháng 4 - 11 là thời kỳ lớn nhanh. (Trong điều kiện nuôi cho ăn bằng cá mè băm nhỏ, ở nhiệt độ 25 - 280C, cỡ nuôi 100g/con, có thể tăng trọng 28g/con/tháng). Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 100C, sức ăn giảm(ngừng ăn), sinh trưởng chậm. Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng con cái lớn nhanh hơn con đực.
- I.4. Đặc điểm sinh sản Ba ba hoa cỡ 0,5kg mới bắt đầu đẻ trứng lần đầu, tuổi tương ứng là 2 năm. Ba ba gai cỡ 2 kg trở lên mới bắt đầu đẻ trứng. Trứng ba ba thụ tinh trong, đẻ trứng trên cạn Trứng Ba ba
- I.4. Đặc điểm sinh sản (tiếp) Đến mùa đẻ, thường là vào mùa mưa, Ba ba ban đêm bò lên bờ sông, bờ ao, hồ tìm chỗ kín đáo, có đất cát ẩm và tơi xốp bới tổ đẻ trứng. đẻ xong chúng dùng 2 chân trước cào đất lắp kín trứng, dùng bụng xoa nhẵn mặt đất ổ trứng rồi xuống nước sinh sống, không biết ấp trứng. trứng nằm trong ổ Sau 50-60 ngày nở thành ba ba con
- I.4. Đặc điểm sinh sản (tiếp) Ba ba càng lớn đẻ trứng càng to và càng nhiều. Ba ba hoa cỡ khoảng 500g đẻ 1 lứa từ 4-6 trứng, đường kính trứng từ 17-19mm, trọng lượng 3-4g/quả. Ba ba hoa cỡ 1-1,5kg đẻ từ 8-15 trứng/lứa, đường kính trứng 20-23mm, trọng lượng 4-7g. Ba ba cỡ 2-3kg có thể đẻ 20-30 trứng/lứa. Trứng ba ba gai lớn hơn trứng ba ba hoa. Ba ba Nam bộ cỡ 4-4,5kg/con, đẻ trứng nặng từ 20-25g/quả. Ba ba có thể đẻ từ 2-5 lứa trong 1 năm, mỗi lứa cách nhau từ 25-30 ngày
- Phần 2. KỸ THUẬT NUÔI THƯƠNG PHẨM
- II.1 Chuẩn bị ao(bể) nuôi Diện tích phù hợp: Ao: 100 - 600m2 Bể >10m2 Độ sâu: 1 - 1,5m. Đáy ao có lớp bùn dày 10 - 20cm Độ trong: 30cm Xây tường cao 0,7- 0,8m, đỉnh tường có gờ ngang rộng 10cm (ở phía lòng ao) - Nước sạch, cấp thoát nước chủ động, yên tĩnh, gần nhà để dễ bảo vệ. Xung quanh ao, hay một phần của ao nên để một phần đất làm vườn trồng cây bóng mát, cây ăn quả. Bờ ao dốc thoải, hay bắc cầu, tạo 1-2 lối cho Ba ba phơi mình tắm nắng. Có thể thả một số tấm ván nổi giữa ao cho Ba ba leo lên phơi nắng.
- Tường cao 0.8-1m Khu vực Ao nuôi Hố cát cho ăn 1-1.5m Lớp bùn dày 20cm Mặt cắt ngang ao nuôi (theo khuyến cáo của thầy Võ Ngọc Thám. ĐH NT)
- II.2 Chọn mua và thả Ba ba giống Ba ba giống phải có ngoại hình mập, da bóng, không bị sây sát hoặc dị hình. Ba ba khoẻ mạnh không bị nhiễm bệnh. Nên thả Ba ba giống cùng cỡ tối thiểu đạt 100g/con Thả vào tháng 2-3 dương lịch. Thời gian nuôi trong năm tháng 4-11 dương lịch. Nên mua giống tại các trại sản xuất giống có uy tín
- II.2 Chọn mua và thả Ba ba giống (tiếp) Mật độ thả giống : Cỡ giống 50 - 100g thả 10 -15 con/m2. Cỡ giống 200 g thả 4-7 con/ m2. Có thể thả mật độ dày khi ao (bể) có nước lưu thông tốt, dồi dào thức ăn.
- II.3 Chăm sóc và quản lý II.3.1 Cho ăn Thức ăn chủ yếu là động vật (sống hay đã chết) như: giun, ốc, hến, chua, cá, mỡ trâu bò, ruột, sà lách... phế phẩm các lò mổ... Lượng thức ăn hằng ngày cho Ba ba ăn bằng 3-5% trọng lượng Ba ba trong ao nuôi. Những ngày thời tiết mát mẻ, Ba ba ăn khoẻ hơn nên có thể tăng thêm 5% khẩu phần; khi trời nóng trên 300C lượng thức ăn giảm 2-3%. Mùa đông nhiệt độ nước ao thấp dưới 200C Ba ba ăn rất ít hoặc không ăn. Trước khi cho Ba ba ăn, thức ăn phải được rửa sạch, nên sử dụng thức ăn còn tươi sống
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt part 1
14 p | 688 | 179
-
Kỹ thuật nuôi cá trê, lươn, giun đất part 1
10 p | 497 | 155
-
Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản part 1
25 p | 251 | 90
-
Kỹ thuật nuôi ba ba giống và ba ba thương phẩm
95 p | 188 | 59
-
Hướng dẫn trồng dâu nuôi tằm
75 p | 274 | 53
-
Góp ý thêm về kỹ thuật nuôi lươn trong bể đất lót ni lon
6 p | 231 | 52
-
Kinh nghiệm nuôi cá quả, cá chình, cá bống bớp
110 p | 212 | 50
-
Kỹ thuật nuôi ba ba ếch đồng cá trê lai - NXB Nông nghiệp
85 p | 169 | 40
-
Kỹ thuật nuôi hươu sao
58 p | 168 | 36
-
Kỹ thuật nuôi cá rô phi xuất khẩu
6 p | 207 | 33
-
Kỹ thuật nuôi cá ở gia đình và cá lồng part 1
10 p | 160 | 33
-
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng BTC thân thiện môi trường vùng đầm
3 p | 128 | 26
-
Sổ tay kỹ thuật nuôi ba ba cho năng suất cao: Phần 1
35 p | 52 | 10
-
Kỹ thuật nuôi thủy sản cho năng suất cao: Phần 1
69 p | 79 | 10
-
kỹ thuật nuôi gà ác gà ta: phần 1
25 p | 88 | 9
-
Nuôi cá rô phi xuất khẩu - hướng đa dạng hóa sản phẩm mới
23 p | 74 | 7
-
Kỹ thuật nuôi ba ba cho năng suất cao: Phần 1
35 p | 36 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn