intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật nuôi tôm bán thâm canh - thâm canh thân thiện với môi trường part 1

Chia sẻ: Safskj Aksjd | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

142
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'kỹ thuật nuôi tôm bán thâm canh - thâm canh thân thiện với môi trường part 1', nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật nuôi tôm bán thâm canh - thâm canh thân thiện với môi trường part 1

  1. Chi cục nuụi trồng thuỷ sản Bỡnh Định Kü thuËt nu«i t«m b¸n th©m canh - th©m canh th©n thiÖn víi m«i tr­êng HiÖn nay nghÒ nu«i t«m ë c¸c nø¬c §«ng Nam Á tËp trung nu«i theo 3 hÖ thèng: HÖ thèng nu«i më, hÖ thèng nu«i tuÇn hoµn khÐp kÝn vµ hÖ thèng nu«i Ýt thay n­íc. Nu«i t«m th©n thiÖn víi m«i tr­êng ë h×nh thøc BTC vµ TC chñ yÕu nu«i theo 2 hÖ thèng: tuÇn hoµn khÐp kÝn vµ Ýt thay n­íc. VÒ c¬ b¶n, hÖ thèng Ýt thay n­íc hoÆc hÖ thèng khÐp kÝn kh«ng kh¸c nhau, v× tr¹i nu«i ®Òu ®­îc chia ra lµm nhiÒu bé phËn, gåm ao chøa n­íc, ao nu«i, ao l¾ng - Xö lý . §iÓm kh¸c biÖt duy nhÊt lµ ë chç trong hÖ thèng Ýt thay n­íc, mét l­îng nhá n­íc th¶i ®­îc tho¸t ra biÓn sau khi qua ao xö lý. Cßn trong hÖ thèng khÐp kÝn, n­íc th¶i trong qu¸ tr×nh nu«i ®­îc t¸i sö dông. C¶ hai hÖ thèng nµy ®Òu cã ­u ®iÓm phßng ngõa dÞch bÖnh, lo¹i bá hoÆc gi¶m thiÓu chÊt th¶i h÷u c¬, c¸c vi khuÈn cã h¹i vµ c¸c chÊt g©y « nhiÔm tõ nguån n­íc. Chóng còng kh«ng g©y t¸c h¹i ®Õn m«i tr­êng, nhê t¸c dông cña hÖ thèng ao chøa vµ ao l¾ng, Kỹ thuật nuôi tôm bán thâm canh - thâm canh thân thiện với môi trường Hiện nay nghề nuôi tôm ở các nứơc Đông Nam Á tập trung nuôi theo 3 hệ thống: Hệ thống nuôi mở, hệ thống nuôi tuần hoàn khép kín và hệ thống nuôi ít thay nước. Nuôi tôm thân thiện với môi trường ở hình thức BTC và TC chủ yếu nuôi theo 2 hệ thống: tuần hoàn khép kín và ít thay nước. Về cơ bản, hệ thống ít thay nước hoặc hệ thống khép kín không khác nhau, vì trại nuôi đều được chia ra làm nhiều bộ phận, gồm ao chứa nước, ao nuôi, ao lắng - Xử lý . Điểm khác biệt duy nhất là ở chỗ trong hệ thống ít thay nước, một lượng nhỏ nước thải được thoát ra biển sau khi qua ao xử lý. Còn trong hệ thống khép kín, nước thải trong quá trình nuôi được tái sử dụng. Cả hai hệ thống này đều có ưu điểm phòng ngừa dịch bệnh, loại bỏ hoặc giảm thiểu chất thải hữu cơ, các vi khuẩn có hại và các chất gây ô nhiễm từ nguồn nước. Chúng cũng không gây tác hại đến môi trường, nhờ tác dụng của hệ thống ao chứa và ao lắng, nuôi kết hợp các đối tượng lọc sinh học, bộ phận thu gom chất thải.
  2. Chi cục nuụi trồng thuỷ sản Bỡnh Định Hộp lọc Lưới chắn Ao nuôi Đối tượng lọc sinh với máy học (cá chua, cá đối , bơ m cá rô phi đơn tính) Đối tượng lọc Bộ phận thu nước (hầu, vẹm, gôm chất thải rong biển) Bộ phận thu gôm chất thải Ao chứa Ao xử lý Nguồn nước (Sông, cửa biển ) Hình 1: Hệ thống ao nuôi ít thay nứơc và nuôi tuần hoàn khép kín I. Cải tiến hệ thống nuôi tôm thân thiện với môi trường : Ngoài việc cải tiến hệ thống nuôi cho phù hợp với việc nuôi tôm BTC - TC thân thiện với môi trường, bên ngoài ao nuôi nên trồng lại rừng ngập mặn. Hình 2: Rừng ngập mặn phía ngoài hệ thống ao nuôi . Hệ thống ao nuôi được cải tiến như sau :
  3. Chi cục nuụi trồng thuỷ sản Bỡnh Định 1. Ao nuôi: Ao nuôi thường chiếm khoảng 50 đến 75% diện tích vùng nuôi thâm canh. Hình dạng của ao nuôi khá đa dạng, nhưng thường gặp nhất là dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, diện tích khoảng 0,5 đến 1 ha .Kinh nghiệm ở các trại nuôi tôm ở Thái Lan và Philippin cho thấy nên thiết kế ao nhỏ để dễ quản lý: Ao nuôi 2500m2 -10.000 m2, ao chứa 800 -2500m2 (Tỷ lệ ao nuôi và ao chứa là 4:1). Bờ ao có thể là bờ đất, xi măng hoặc phủ bạt nhựa. Bờ ao, cửa cống, mương dẫn nước được thiết kế và xây dựng sao cho mức nước trong ao giữ ít nhất là 1 m, và tối ưu nhất là 1,5 m. Hệ thống cống có thể làm bằng gỗ, xi măng hoặc ống nhựa PVC. 2. Ao chứa nước với các đối tượng lọc sinh học và nước xanh: Nguồn nước vào được lưu giữ tạm thời trong ao chứa ít nhất một tuần trước khi được sử dụng ở ao nuôi. Có thể chia ao chứa thành 2 ao nhỏ hơn để có thể dùng luân phiên. Nhờ có ao chứa nước, chúng ta có thể điều chỉnh pH và độ mặn của nước cho phù hợp. Ao chứa nước cũng giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của giáp xác và các vật chủ mang mầm bệnh khác vào ao nuôi. Ngoài ra, nước bơm vào ao nuôi còn phải qua hộp lọc để một lần nữa để ngăn chặn các loài có hại còn sót trong ao chứa. Ao chứa có thể thả các đối tượng như : cá rô phi, cá chua hoặc cá đối , những loài này sẽ lọc nước, ổn định môi trường và tạo ra màu nứơc xanh đặc trưng của nước chất lượng tốt. Mật độ thả tốt nhất từ 0,5 -1 con/m2 hoặc theo sinh khối tĩnh tương đương 1,5 - 2,5 tấn/ha. Ao chứa nước hình 3: Ao chứa nước . 3. Ao xử lý với hệ thống lưới chắn và sinh vật lọc nước: Ao xử lý có tác dụng giữ lại nước thải từ ao nuôi, làm giảm thiểu các chất dinh dưỡng hoà tan hoặc các hạt rắn lơ lửng trong nước, trước khi tháo ra phía nguồn cấp. Mương thoát có diện tích lớn có thể coi là một dạng ao xử lý. Ao xử lý
  4. Chi cục nuụi trồng thuỷ sản Bỡnh Định cũng cần có một cống điều tiết, đảm bảo cho nước chỉ có thể thoát ra sau khi tất cả các chất thải rắn được xử lý. hình 4: Ao xử lý nước. Để xử lý nước thải, một hệ thống màng chắn được đặt trong ao này, có thể dùng tấm nhựa hoặc lưới mắt nhỏ xếp đứng song song nhưng so le nhau .Vì vậy, các chất thải rắn sẽ dần dần ngưng đọng lại ở các màng trước khi nước chảy vào hộp lọc. Để giảm lượng chất dinh dưỡng hoà tan vào nước thải, có thể thả các đối tựơng ăn lọc như hàu, vẹm hay rong câu và rong sụn vào ao xử lý. Hình 5: Lưới chắn trong các mương xử lý . Một hộp lọc với bơm ngầm có công suất 2 mã lực được đặt ở vị trí cuối ao, để bơm nước vào ao nuôi. Máy bơm có thể hoạt động 3 lần trong tuần, mỗi lần 6 đến 12 giờ, tuỳ thuộc vào điều kiện chất lượng nước.
  5. Chi cục nuụi trồng thuỷ sản Bỡnh Định Hình 6: Đối tượng lọc nước – hầu, rong biển và vẹm xanh 4. Bộ phận thu gom chất thải: a. Bộ phận thu gom chất thải trung tâm: Hình 7: Hệ thông thu gôm chất thải ở giữa ao nuôi: Làm bằng 2 lớp lưới được đặt ở giữa ao nuôi, có thể làm theo hình tròn hay vuông, lưới có chiều cao 1,5 -2,0 m, Diện tích chiếm khoảng 5% diện tích ao nuôi. Dòng nước được luân chuyển nhờ tác động của cánh quạt nước sẽ đẩy thức ăn dư thừa, phân tôm và các chất cặn khác vào khu vực này. Tấm lưới sẽ ngăn không cho tôm vào phía trong lưới. Lớp phía trong dùng lưới mắt lớn (5 mm), còn phía ngoài dùng lưới mắt nhỏ (1 mm), lưới phía trên cách mặt nước 50 cm và cố định lưới bằng khung tre. Lưới ngoài có thể bỏ đi sau 60 ngày - khi tôm đã đủ lớn để không bị lọt vào phía trong. Đối tượng thả nuôi trong lưới có thể là cá Rô phi, cá chua hoặc cá đối để ăn các chất thải tích tụ lại. b. Bộ phận thu gom chất thải góc: ở góc cũng có thể đăng lưới để thu gom chất thải và thả cá nuôi như ở giữa ao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1