intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KỸ THUẬT SẢN XUẤT PHÂN Ủ HỮU CƠ

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

472
lượt xem
170
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phân ủ hữu cơ là loại phân được ủ hỗn hợp giữa phân chuồng với các phế phẩm nông nghiệp như: rơm, rạ, cám hoặc thân cây cỏ,... và đất men để bón cho cây trồng làm tăng năng suất và bảo vệ môi trường. Sản xuất phân ủ hữu cơ nhằm tận dụng được các phế phụ phẩm nông nghiệp, bảo vệ môi trường và tăng hiệu quả sử dụng đất. Quá trình sản xuất phân ủ hữu cơ vi sinh chia ra làm 2 giai đoạn: 1. Sản xuất đất men 2. Sản xuất phân ủ. GIAI ĐOẠN...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KỸ THUẬT SẢN XUẤT PHÂN Ủ HỮU CƠ

  1. KỸ THUẬT SẢN XUẤT PHÂN Ủ HỮU CƠ
  2. Phân ủ hữu cơ là loại phân được ủ hỗn hợp giữa phân chuồng với các phế phẩm nông nghiệp như: rơm, rạ, cám hoặc thân cây cỏ,... và đất men để bón cho cây trồng làm tăng năng suất và bảo vệ môi trường. Sản xuất phân ủ hữu cơ nhằm tận dụng được các phế phụ phẩm nông nghiệp, bảo vệ môi trường và tăng hiệu quả sử dụng đất. Quá trình sản xuất phân ủ hữu cơ vi sinh chia ra làm 2 giai đoạn: 1. Sản xuất đất men 2. Sản xuất phân ủ. GIAI ĐOẠN 1: SẢN XUẤT ĐẤT MEN. Nguyên liệu để sản xuất 50 kg đất men: 1. Vi khuẩn gốc: 5 kg 2. Đất khô: 40 kg
  3. 3. Cám gạo: 2,5 kg 4. Đường: 0,15 kg 5. Nước: đủ để đạt độ ẩm 25 - 30 %. Các bước tiến hành làm đất men: - Trộn đều các nguyên liệu với nhau (trừ đường). - Hoà tan đường vào nước, trộn đều với nguyên liệu. - Điều chỉnh độ ẩm tới khoảng 25 - 30 %. - Đánh đống đất men, che phủ nhẹ bằng bao dứa. Ủ đất men trong 48 giờ. Trong 24 giờ đầu nhiệt độ có thể lên tới 40 - 500C. Sau 12 giờ tiến hành đảo trộn và kiểm tra độ ẩm, nếu thấy khô phải bổ sung thêm nước (nắm đất men lại, bỏ tay ra thấy nắm đất vẫn giữ nguyên hình dạng, dùng tay tãi ra thấy đất tơi là đủ độ ẩm). Sau 48 giờ, bề mặt đất ủ lên mốc trắng, đất men có mùi men rượu dễ chịu,
  4. Đất men thành phẩm được dùng làm nguyên liệu ủ phân. Sau khi ủ, tãi mỏng đất men, hong gió cho khô và đóng bao dùng dần (có thể sử dụng trong vòng 1,5 tháng). GIAI ĐOẠN 2: SẢN XUẤT PHÂN Ủ. Nguyên liệu để sản xuất 1 tấn phân ủ: 1. Đất men: 50 kg 2. Phế thải thực vật: 600 kg (thân cây ngô, rơm rạ, lá cây, cỏ rác,...). 3. Phân gia súc, gia cầm: 250 kg 4. Cám gạo: 30 kg. 5. Đường: 3 kg 6. Nước: đủ để đạt độ ẩm 30 %. Các bước tiến hành:
  5. - Rải 1 lớp phế thải thực vật dày 10 cm. - Rải tiếp một lớp phân gia súc dày 3 cm. - Rải tiếp một lớp cám gạo. - Rải tiếp một lớp đất đất men. - Tưới nước đường đã hoà tan (nếu khô phải thêm nước). Lặp lại quá trình như trên cho tới khi hết nguyên liệu. Dùng cào đảo đều, nếu thấy khô thì thêm nước sạch vào. Dùng cuốc và xẻng vun thành đống và che phủ nhẹ bằng rơm, lá cây, bao dứa Sau 1 tuần tính từ ngày làm tiến hành đảo trộn lại đống phân ủ. Đảo 4 tuần liên tiếp, mỗi tuần 1 lần. Sau 1,5 - 2 tháng là sử dụng được. Sau khi ủ: Phân ủ có màu nâu sẫm hoặc đen bóng, hơi ấm khi sờ vào và có mùi men dễ chịu, chất liệu làm phân không còn mầu sắc và hình dạng ban đầu là phân đạt chất lượng tốt. Cách sử dụng: Do tác dụng của phân ủ chậm hơn so với phân hoá học, nên đối với các loại cây trồng ngắn ngày chủ yếu là sử dụng bón lót. Với các
  6. loại cây trồng thu hoạch theo lứa, sau mỗi đợt thu hoạch cần bón bổ sung. Khi bón phân ủ cần giữ độ ẩm cho đất, đặc biệt là 2 tuần đầu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2