intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật thu hoạch trái bưởi vào đúng Tết

Chia sẻ: Kata_0 Kata_0 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

97
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vườn nhà tôi có trồng được 3 cây bưởi trưng. Tuy ăn không ngon nhưng có ưu điểm là cho trái rất lớn (có trái nặng 6 – 7kg) và vỏ trái có mầu xanh vàng rất đẹp. Loại bưởi này chủ yếu dùng để trưng trên bàn thờ để cúng tổ tiên vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, vì thế có giá bán rất cao. Thế nhưng có những năm cây lại không cho thu hoạch trái vào dịp Tết nên rất bị động. Xin cho biết có cách nào làm cho cây cho thu hoạch...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật thu hoạch trái bưởi vào đúng Tết

  1. Kỹ thuật thu hoạch trái bưởi vào đúng Tết Vườn nhà tôi có trồng được 3 cây bưởi trưng. Tuy ăn không ngon nhưng có ưu điểm là cho trái rất lớn (có trái nặng 6 – 7kg) và vỏ trái có mầu xanh vàng rất đẹp. Loại bưởi này chủ yếu dùng để trưng trên bàn thờ để cúng tổ tiên vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, vì thế có giá bán rất cao. Thế nhưng có những năm cây lại không cho thu hoạch trái vào dịp Tết nên rất bị động. Xin cho biết có cách nào làm cho cây cho thu hoạch trái vào đúng Tết. Đúng như bạn nói bưởi trưng tuy ăn không ngon nhưng do trái rất lớn và mẫu mã đẹp nên chủ yếu để bày trên bàn thờ cúng tổ tiên vào các dịp lễ Tết, nhất là Tết Nguyên đán. Người trồng bưởi trưng thường chỉ với mục đích bán vào dịp Tết thì mới có giá cao, nếu lệch Tết thì chỉ bán được giá rất thấp hoặc không bán được do giống bưởi này ăn chua, không ngon bằng những giống bưởi khác. Vì thế phải tìm cách xử lý điều khiển sao cho cây bưởi ra hoa vào thời điểm theo ý muốn để có trái thu hoạch vào đúng dịp Tết Nguyên đán. Nhân một lần đi tham quan vùng cây ăn trái của Châu Thành,Tiền Giang chúng tôi có gặp một chủ vườn (anh Ba Phước, ở xã Long An) có trồng nhiều giống bưởi này. Trong quá trình trồng anh đã mày mò tìm hiểu và xử lý thành công để cây bưởi trưng cho trái vào dịp Tết. Để đáp ứng yêu cầu của bạn chúng tôi xin giới thiệu
  2. kinh nghiệm này với bạn để bạn tham khảo và áp dụng thử. Cách làm của anh như sau: Vào đầu tháng tư âm lịch (tức là cuối mùa khô) bón cho mỗi gốc (4 – 5 năm tuổi) khoảng 1 – 1,5kg phân NPK (loại 20:20:15) sau đó tưới nước giữ ẩm thường xuyên, sau khi bón phân tưới nước 3 ngày thì xịt thuốc kích thích ra hoa cây ăn trái (loại dùng cho cam quýt) của Cty Mai Xuân. Đến đầu tháng năm âm lịch thì cây sẽ ra đọt non và hoa đồng loạt (lưu ý: Nếu vào đầu tháng tư âm đã có mưa thì trước khi bón phân phải xiết nước khoảng nửa tháng). Năm nào mùa mưa đến sớm (vào đầu tháng ba âm) thì sau khi có mưa khoảng một tháng cây cũng sẽ ra hoa, gặp trường hợp này phải vặt bỏ hết hoa, rồi mới được xử lý (tức là bón phân tưới nước như đã nói ở phần trên). Khi trái lớn cỡ nắm tay thì bón phân nuôi trái lần thứ nhất, với lượng khoảng 1 – 1,5kg NPK (loại 20:20:15) cho một gốc, đến khi trái có đường kính khoảng 15 phân thì bón thêm lần 2, với loại phân và lượng bón như ở lần bón thứ nhất. Đến đầu tháng 10 âm thì bón lần cuối, lần bón này dùng 2/3 phân DAP trộn đều với 1/3 phân kali, rồi bón cho mỗi gốc khoảng 0,5kg hỗn hợp này. Từ khi tượng trái cứ khoảng 1 tháng xịt phân bón lá một lần. Từ khi cây ra đọt non, lá non phải chú ý quan sát vườn thường xuyên để phát hiện và diệt trừ kịp thời một số loại sâu hại như sâu xanh ăn lá, sâu vẽ bùa, rệp sáp...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2