Kỹ thuật trồng điều
lượt xem 40
download
Một thời gian dài cây điều chỉ được xem là một cây tự nhiên và bán tự nhiên, không có bất kỳ sự chăm sóc cẩn thận nào như đối với những cây trồng khác, sản phẩm thu được từ cây nhiều ít không quan tâm chỉ xem như là một món quà tự nhiên trời cho. Dần dần do phát triển được những giá trị to lớn của cây điều cả về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường, cây điều đã trở thành một cây trồng phục vụ cho những mục tiêu kinh tế quan trọng....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật trồng điều
- Kỹ thuật trồng điều Một thời gian dài cây điều chỉ được xem là một cây tự nhiên và bán tự nhiên, không có bất kỳ sự chăm sóc cẩn thận nào như đối với những cây trồng khác, sản phẩm thu được từ cây nhiều ít không quan tâm chỉ xem như là một món quà tự nhiên trời cho. Dần dần do phát triển được những giá trị to lớn của cây điều cả về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường, cây điều đã trở thành một cây trồng phục vụ cho những mục tiêu kinh tế quan trọng. Vì vậy canh tác điều đòi hỏi phải có những kỹ thuật đúng đắn để cho năng suất cao và ổn định trong thời gian dài.
- Chọn nơi đặt vườn điều Về nguyên tắc vườn điều phải được đặt ở những vùng có điều kiện tự nhiên đáp ứng được những yêu cầu sinh thái của cây điều trước tiên là những điều kiện về khí hậu và đất đai. Cây điều đòi hỏi đất phải thoát nước, lớp đất mặt có độ sâu thích hợp và độ ẩm đủ cho cây trong những tháng mùa khô hạn – nên tránh những nơi có nhiệt độ thấp kéo dài hay thường bị sương giá và địa hình có độ dốc lớn thường hay bị xói mòn. Ngoài ra cũng phải quan tâm tới hạ tầng cơ sở có mạng lưới đường xá phù hợp ở mức tối thiểu, và lực lượng lao động tại chỗ đáp ứng được yêu cầu của sản xuất đặc biệt vào lúc thu hoạch sản phẩm. Hai yếu tố này sẽ giúp làm giảm chi phí vận chuyển và giữ được phẩm chất của sản phẩm bớt bị hư hỏng do được vận chuyển kịp thời về các cơ sở chế biến. Chẳng hạn ở Tây Phi Châu người ta đã đưa ra chỉ tiêu có liên quan tới hai yếu tố trên là nơi đặt vườn điều không nên ở xa một khu dân cư quá 3 km và mật độ dân ở khu dân cư từ 15 – 20 người/km2. Những công việc khởi đầu Sau khi đã định được nơi đặt phải xác định ngay qui mô của vườn điều căn cứ vào khả năng quản lý, vốn đầu tư và phương thức canh tác (thủ công, bán cơ giới hoặc cơ giới). Công việc tiếp theo là phân chia ra các khu,
- khoảnh, lô (không được quên phần dành cho đường nội bộ với mặt đường rộng ít nhất là 6 m) và trồng các băng cản lửa (có thể trồng các loại cây như phi lao, keo lá châm, bạch đàn) kết hợp với chống gió nếu vườn điều nằm ở khu vực có gió mạnh hoặc ở ven bờ biển. Sau khi kiểm tra thổ nhưỡng loại trừ những chỗ có lớp đất mặt quá mỏng hoặc đất có quá nhiều đá, đất thoát nước kém hoặc đất có những yếu tố bất lợi khác và tiến hành dọn sạch thực bì hoang dại trên toàn bộ đất của vườn điều. Đối với đất hoang chưa khai phá thực bì là những loại cây bụi lớn có hệ rễ ăn sâu ta dùng máy ủi để ủi sạch sau đó cày tơi lại 1 lần và bừa 1 lần, đối với đất đã bỏ lâu không canh tác thực bì là các loại cây bụi nhỏ và cỏ dại chỉ tiến hành cày 1 lần và bừa 1 lần. Trường hợp gặp đất đồi núi không cày bừa được phải chặt cây đánh gốc rồi mới cuốc hố trồng theo bậc thang tại chỗ, để tránh hiện tượng xói mòn làm tróc gốc và trôi mất chất dinh dưỡng có trong đất, theo cách lấy phần đất dốc phía trên gốc cây (a) đem đắp vào gốc cây ở phần dốc bên dưới (b), bán kính vòng bậc thang khoảng 1,5 m. Việc làm đất kỹ cho vườn điều ngay từ lúc đầu có thể làm tăng chi phí nhưng sẽ rất có lợi về sau do giảm bớt công chăm sóc, cây điều sinh trưởng thuận lợi hơn và sớm cho sản phẩm vì vậy vườn điều sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn và sớm hơn.
- Khoảng cách trồng (cự ly trồng) Cự ly trồng cây điều không chỉ có quan hệ tới những đặc tính sinh thái của vùng trồng mà còn liên quan tới những yêu cầu sinh lý của cây điều. Như là một nguyên tắc chung việc chọn cự ly trồng phải đảm bảo không để có bất kỳ sự cạnh tranh nào xảy ra giữa các cành và hệ thống rễ của một cây với những cây bên cạnh cũng như không để cự ly trồng rộng quá hoặc hẹp quá ảnh hưởng tới năng suất của vườn điều. Trường hợp trồng với cự ly rộng quá (mật độ cây/1 ha quá thấp) năng suất vườn điều thời kỳ đầu sẽ thấp do không tận dụng được hết đất và cỏ dại lại tái mọc trên đất trồng cho tới khi nào tán cây điều có đủ bóng râm che được phần đất trống này. Ngược lại chọn một cự ly trồng hẹp quá (mật độ cây/1 ha quá dày) dẫn tới các cây cạnh tranh nhau về ánh sáng, nước chất dinh dưỡng trong đất dẫn tới cây kém phát triển năng suất thấp, tuổi thọ của cây giảm. Như vậy ta có thể chọn cự ly trồng theo 1 trong 2 cách : - Trồng dày lúc đầu để tận dụng được tối đa ánh nắng mặt trời chiếu xuống trên một đơn vị diện tích vườn để thu được sản lượng cao ngay từ những năm đầu tiên khi cây điều bắt đầu cho thu hoạch, sau đó sẽ tỉa thưa dần theo các giai đoạn phát triển của cây để cuối cùng đạt được một cự ly trồng thích hợp nhất.
- - Ngay từ ban đầu đã trồng cây theo cự ly thích hợp nhất kết hợp với trồng xen các loại cây hoa màu ngắn ngày hoặc những loại cây khác thích hợp vào các khoảng trống lúc ban đầu Đào hố và trồng cây Trước mùa mưa 1 – 2 tháng người ta bắt đầu đào hố ở những nơi đã làm đất để có thời gian cho đất ải. Công việc đào hố có thể được làm thủ công hoặc bằng máy. Nếu đào thủ công người ta thường đào hố theo hình hộp có kích thước 50 x 50 x 50 cm hoặc 60 x 60 x 60 cm hiếm khi hố được đào sâu hơn trừ trường hợp gặp phải đất rắn chắc. Còn đào bằng máy thường dùng máy khoan lỗ chuyên dụng, kích thước lỗ khoan: đường kính ít nhất là 30 cm và có độ sâu ít nhất là 80 cm. Trường hợp đất vườn điều có lớp đất mặt dày và xốp hơn có thể không cần đào hố mà thay bằng cách cày lật lớp đất ở chỗ trồng cây. Khi đào hố luôn nhớ để tách riêng biệt lớp đất mặt và lớp đất bên dưới. Khi lấp hố sẽ cho lớp đất mặt xuống trước cùng với 10 – 20 kg phân chuồng hoai, còn lớp đất bên dưới đưa lên trên bề mặt. Mặt hố nên được lấp đất đầy, cao hơn mặt nền khoảng 20 cm để tránh bị đọng nước làm hư hỏng cây con khi gặp những cơn mưa lớn đột ngột không thoát nước kịp.
- Tới thời vụ trồng nếu trồng từ hạt thì đem hạt gieo trực tiếp vào các hố đã chuẩn bị trước. Cách thức gieo đã được trình bày ở phần nhân giống hữu tính. Còn nếu trồng từ cây con trong bầu (có thể là cây con từ hạt hoặc cây con do nhân giống vô tính tạo ra: cây chiết, cây ghép…) nhớ chỉ những cây con đủ tiêu chuẩn mới được đưa ra trồng. Khi trồng phải gỡ bỏ túi bầu rất cẩn thận để không làm hư hỏng rễ của cây con rồi đặt vào giữa hố, ém đất thật chặt quanh gốc. Sau vài ngày nếu thấy cây chết phải trồng dặm lại ngay để giữ cho khu vực trồng có mức độ đồng đều thật cao.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật trồng bonsai
4 p | 494 | 214
-
KỸ THUẬT TRỒNG CAO SU
4 p | 288 | 81
-
Quy trình kỹ thuật trồng ớt ngọt trong nhà che plastic
6 p | 337 | 63
-
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây thanh long
10 p | 404 | 50
-
Kỹ Thuật Trồng Khoai Lang cho năng suất cao
9 p | 210 | 45
-
Kỹ thuật trồng xà lách Romaine
4 p | 268 | 41
-
Kỹ thuật trồng bắp cải
6 p | 261 | 41
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Điều
5 p | 222 | 30
-
Những Kỹ thuật trồng cà chua ghép trái vụ ở đồng bằng sông Hồng ( Phần 2 )
5 p | 151 | 18
-
Kỹ thuật trồng điều cho năng suất cao
6 p | 145 | 18
-
Quy trình kỹ thuật trồng ớt ngọt trong nhà che plastic
5 p | 125 | 17
-
Kỹ thuật trồng điều tại phú yên
13 p | 105 | 17
-
Kỹ thuật trồng bông vải xen đậu phộng
7 p | 103 | 15
-
Kỹ thuật trồng địa lan
17 p | 107 | 15
-
Kỹ thuật trồng Ớt xào
3 p | 201 | 13
-
Các kỹ thuật trồng cà chua ghép trái vụ ở đồng bằng sông Hồng
8 p | 92 | 6
-
Kỹ thuật trồng bông vải xen canh
7 p | 81 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn