intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng nấm sò

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

1.194
lượt xem
377
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nấm sò có nhiều loại, nó có thể thích hợp ở nhiệt độ từ 13 đến 280C, cho nên có thể trồng nấm sò quanh năm. Tuy nhiên thích hợp nhất là từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng nấm sò

  1. Kỹ thuật trồng nấm sò Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn 1. Thời vụ: Nấm sò có nhiều loại, nó có thể thích hợp ở nhiệt độ từ 13 đến 280C, cho nên có thể trồng nấm sò quanh năm. Tuy nhiên thích hợp nhất là từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau: 2. Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ: – Nguyên liệu: Nấm sò có thể trồng được trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau: Rơm, rạ, mùn cưa, bông phế thải. – Dụng cụ: Cần thiết cho 1 tấn rơm, rạ mùn cưa hoặc bông phế thải. 3. Xử lý nguyên liệu: * Phương pháp 1: Ủ nguyên liệu thành đống đủ lớn trong khoảng thời gian nhất định để nhiệt độ trong đống ủ đạt 60 – 700C, thường sử dụng đối với nguyên liệu là rơm, rạ hoặc bông phế thải. Dùng dung dịch nước vôi với tỷ lệ 3,5kg vôi tôi hòa trong 1.000 lít nước để làm ướt nguyên liệu. Đối với rơm, rạ cần phải cho hút đủ nước, để từ 4 – 6 tiếng cho ráo nước rồi đem ủ. Đối với bông làm ướt nhanh, vắt nhẹ rồi đem ủ. Đối với bông chỉ cần ủ từ 12 – 24 tiếng, còn rơm rạ cần ủ trong 6 ngày, ngày đầu tiên dẫm chặt đống và cứ sau 3 ngày tiến hành đảo 1 lần. + Đảo lần 1: Trước khi đảo dùng ôroa tưới toàn bộ xung quanh đống ủ. Khi đảo cần phân ra 2 đống trong, ngoài riêng biệt và rũ tơi nguyên liệu. Chỉnh chuẩn độ ẩm đạt 65% (vắt chặt chỉ có nước vân tay) để nguội rồi đem ủ lại. Khi ủ lại phần ngoài vỏ đưa vào trong, phần trong đưa ra ngoài. 3 ngày sau tiến hành đảo lần 2.
  2. Phương pháp 2: Khử trùng nguyên liệu trong hơi nước ở nhiệt độ 100 – 1250C kéo dài 90 đến 180 phút. Rơm rạ chặt ngắn từ 10 – 15cm, ngâm trong nước vôi 15 – 20 phút, vớt ra để 1 – 2 ngày cho ráo nước, bông phế thải làm ướt nhanh, ủ 12 – 24 giờ. Mùn cưa làm ướt ủ lại 4 – 6 ngày. Các nguyên liệu này sau khi kiểm tra đảm bảo đủ độ ẩm, phối trộn thêm 5 – 10% bột cám hoặc ngô. Cho nguyên liệu vào túi nilon chịu nhiệt, trọng lượng từ 1,5 – 2kg/túi (kích cỡ túi 20cm x 40cm). Nút cổ túi bằng ống nhựa và bông không thấm nước đưa vào thanh trùng ở các chế độ nhiệt khác nhau. Hấp cách thủy trong lò hấp hoặc thùng phuy, khi nhiệt độ trong giữa túi đạt 950C bắt đầu tính giờ (thời gian 180 phút). Sau 24 giờ hấp lại lần 2. Lấy nguyên liệu ra để nguội và cấy giống trong phòng vô trùng. 4. Kỹ thuật cấy giống: Nguyên liệu xử lý xong đưa vào phòng vô trùng để tránh bào tử nấm mốc xâm nhập vào túi nấm gây nhiễm bệnh,. Cho một lớp nguyên liệu vào túi đã gấp đáy vuông cao 5 – 7cm, rắc một lớp nấm xung quanh thành túi. Cứ làm như vậy đủ 3 lớp, lớp trên cùng rắc giống đầy bề mặt. Sau đó lấy một lượng bông bằng miệng chén uống nước (hoặc tạo cổ túi bằng nhựa). Quấn dây cao su chặt nút bông. Bịch đã cấy giống phải căng tròn, độ nén vừa phải. Trọng lượng trung bình từ 2 – 3kg/túi (đối với rơm rạ) từ 1,2 đến 1,5kg/túi (đối với nguyên liệu là bông phế thải hoặc mùn cưa). 5. Ươm và rạch bịch – Ươm sợi: Bịch nấm đã được cấy giống chuyển vào phòng ươm, đặt cách nhau 3 –5cm. Thời gian ươm kéo dài khoảng 25– 30 ngày. Khi sợi nấm phát triển ăn dần vào nguyên liệu tạo nên màu trắng đồng nhất, bịch rắn chắc thì tiến hành rạch bịch. Nhà ươm cần thoáng mát, sạch sẽ không cần ánh sáng. – Rạch bịch: + Tháo nút bông và phơi trong nắng tận dụng làm vụ sau.
  3. + Ép bịch: Nén nhẹ theo phương thẳng đứng, nhớ để hở miệng túi. Dùng dây chun buộc lại, lấy dao nhọn trích 1 – 2 vết ở vùng gần miệng túi. Treo lên dây cách nhau 15 – 20cm, miệng túi quay xuống phía dưới. + Rạch bịch: Dùng dao nhọn, sắc rạch 4 – 6 đường xung quanh so le nhau, chiều dài vết rạch từ 3 – 4cm. Hơi nghiêng lưỡi dao để miệng rạch to ra. 6. Chăm sóc và thu hái: – Chăm sóc: + Khi nấm đã lên (4 – 6 ngày sau rạch) tiến hành tưới nước bên ngoài túi. Lượng nước tưới nhiều hay ít tùy thuộc vào độ ẩm không khí và số lượng nấm nhiều hay ít. Tưới dưới dạng phun sương, lượng nước ít nhưng thời gian tưới kéo dài. Ngừng tưới từ 5 – 7 ngày sau khi thu hái đợt 1 để nấm ra đợt 2, 3, 4, 5... – Thu hái: Hái đúng độ tuổi (không quá già, quá non) hái cả cụm, hái không được để sót phần gốc trên bịch nấm. Tổng thời gian hái nấm kéo dài từ 30 – 45 ngày kể từ ngày hái đầu tiên .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2