intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Thuốc lá

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

128
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Chọn đất và làm đất trồng: - Chọn đất: Cây thuốc lá phù hợp với đất thịt nhẹ, thịt trung bình, cát pha, đất bãi bồi. Đất không chua, nhiễm mặn, phèn. Không chọn đất bị ngập, úng. Để có năng suất cao và giảm chi phí đầu tư chọn đất gần nguồn nước tưới, gần lò sấy. .2. Trồng: - Nếu trời mưa nhẹ, đất đủ ẩm trồng thẳng giữa sườn luống. - Nếu đất khô, dẫn nước vào rãnh cho ngập khoảng 1/3 – 1/2 luống, trồng ngay mép nước. - Cách trồng: Cây giống nhổ lên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng và chăm sóc Thuốc lá

  1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc Thuốc lá 1. Chọn đất và làm đất trồng: - Chọn đất: Cây thuốc lá phù hợp với đất thịt nhẹ, thịt trung bình, cát pha, đất bãi bồi. Đất không chua, nhiễm mặn, phèn. Không chọn đất bị ngập, úng. Để có năng suất cao và giảm chi phí đầu tư chọn đất gần nguồn nước tưới, gần lò sấy. .2. Trồng: - Nếu trời mưa nhẹ, đất đủ ẩm trồng thẳng giữa sườn luống. - Nếu đất khô, dẫn nước vào rãnh cho ngập khoảng 1/3 – 1/2 luống, trồng ngay mép nước. - Cách trồng: Cây giống nhổ lên phải ngắt bỏ các lá vàng, lá nhiễm bệnh để nơi mát và trồng xong trong ngày. Trồng bằng cách cuốc lổ, dùng cây chọc lổ hoặc cấy bằng tay. Trồng sâu 4- 5cm, dùng tay bóp nhẹ. - Sau 5-7 ngày trồng dặm những cây chết. 3. Làm cỏ, bón phân, vun gốc: - Bón phân: Lượng phân cần bón trung bình cho 1ha : Nitrat amôn 200kg + Kaly sulfat 400 kg + lân 400kg Chia làm 2-3 lần bón tuỳ thuộc tính chất đất, chất lượng làm đất ( có hướng dẫn của cán bộ kỷ thuật). - Làm cỏ, vun gốc: Từ 2-3 lần kết hợp với bón phân, lần 1 xới nhẹ, vun thấp, lần 2,3 xới mạnh vun càng cao càng tốt nhưng
  2. không lấp lá. Để đất khô 2-3 ngày cho cỏ chết trước khi tưới nước. - Thời gian làm cỏ, bón phân, vun gốc: Nếu bón 2 lần: + Lần 1: 10 - 15 ngày sau trồng, 25% đạm + 25% kaly + 100% lân. Bón cách gốc 5cm + Lần 2: 30 - 35 ngày sau trồng, 75% đạm + 75% kaly. Bón cách gốc 15cm. Nếu bón 3 lần: + Lần 1: 10 - 15 ngày sau trồng, 25% đạm + 25% kaly + 100% lân. Bón cách gốc 5cm + Lần 2: 20 - 25 ngày sau trồng, 25% đạm + 25% kaly. Bón cách gốc 10cm. + Lần 3: 30 - 35 ngày sau trồng, 50% đạm + 50% kaly. Bón cách gốc 20cm. Chú ý: Chỉ trộn lẫn các loại phân nói trên ngay trước khi bón, lấp đất sâu 5- 10cm. 4. Tưới và tiêu nước: Vụ Đông xuân thường nhẹ tưới nước nhưng dễ ngập úng, khắc phục bằng cách lên luống cao, làm mương tiêu trước khi trồng, khi mưa to phải có mặt ngay tại ruộng thuốc lá để khơi mương rãnh, chống úng. 5. Phòng trừ sâu bệnh:
  3. - Khi sâu bệnh xuất hiện cây đã bị ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng, việc xử lý càng tốn kém và ít hiệu quả khi cây càng lớn.Vì vậy việc phun thuốc đúng lúc là biện pháp hữu hiệu, kinh tế, an toàn nhất để phòng trừ sâu bệnh. - Sâu: Các loại sâu hay cắn phá gây hại cho cây thuốc là sâu xanh, sâu khoanh, sâu chùm, bọ trĩ, rệp, rầy mền… Để xử dụng thuốc hoá học có hiệu quả cần nhất là phải phát hiện sớm, phun thuốc khi sâu rầy tuổi còn non. - Bệnh: Các loại bệnh thường hay gặp và gây ảnh hưởng lớn là: Lở cổ rễ, Thối đen rễ, Đốm mắt cua, Đốm nâu…Triệu chứng bệnh thường khi tiềm ẩn trong cây mắt thường không phát hiện được, khi biểu hiện ra thì đã nặng gây hậu quả không khắc phục được. Việc phun thuốc định kỳ phòng trừ bệnh rất tốt, và có tác dụng phòng trừ sâu, rầy. Việc kết hợp giữa thuốc sâu + bệnh nhằm giảm bớt công lao động. Chú ý chỉ phối hợp thuốc với những loại thuốc có thể kết hợp (theo hướng dẫn được ghi ở nhãn thuốc hoặc của cán bộ kỹ thuật ) NGƯỠNG XỬ LÝ CÔN TRÙNG Sâu xanh Xử lý khi 10% cây điều tra có sâu non ký sinh. Sâu xám Xử lý khi 5% cây điều tra bị sâu cắn phá. Bọ cánh cứng Khi cây nhỏ: Xử lý lúc có 10% số cây điều tra có chồi ngọn bị cắn phá. Khi xử lý khi cây có hiện tượng rách hoặc tưa lá. Sâu sừng Xử lý khi 10% số cây điều tra có sâu non. Không kể số sâu đã kéo kén hay số xác kén còn vương trên lá. Trường hợp tính sâu đã kéo kén thì tính 5 kén = 1 sâu.
  4. Rệp muội Xử lý khi 10% số cây điều tra có ít nhất 50 con trên mỗi lá. * Cách pha hỗn hợp thuốc như sau: Cho 1/3 nước hoà tan thuốc bột trước, rồi cho thuốc nước vào khuấy đều, sau đó cho số nước còn lại vào. * Việc phun thuốc chỉ có hiệu quả cao nếu phun thuốc đúng nồng độ, đúng liều lượng và khi sâu, rầy còn non. Vì vậy cần thường xuyên thăm ruộng để phát hiện sâu, rầy sớm và phun thuốc ngay khi tới ngưỡng xử lý. Xử dụng thuốc khi sâu, rầy đã trưởng thành, già tuổi hiệu quả rất kém và ruộng thuốc lá đã bị phá hoại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2