intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỷ yếu Hội nghị khoa học trẻ 2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:318

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỷ yếu Hội nghị khoa học trẻ 2018 trình bày các nội dung chính sau: Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng huyện Kbang, tỉnh Gia Lai; Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán ở các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Tích hợp các yếu tố thuật toán vào chương trình môn Toán bậc trung học phổ thông ở Pháp; Tích hợp tiếp cận SPUR với phân loại MATH để đánh giá việc hiểu và áp dụng hàm mũ trong giải toán;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỷ yếu Hội nghị khoa học trẻ 2018

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NHIỀU TÁC GIẢ KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 PROCEEDINGS OF THE CONFERENCE FOR YOUNG SCIENTISTS 2018 NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ Huế, 2018
  2. Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Trẻ 2018 = Proceedings of the conference for young scientists 2018 / Trần Thị Hằng, Đặng Thị Long, Đinh Thị Kim Ngân... - Huế : Đại học Huế, 2018. - 316tr. : ảnh ; 30cm ĐTTS ghi: Đại học Huế. Trường Đại học Sư phạm. - Thư mục cuối mỗi bài 1. Nghiên cứu khoa học 2. Hội nghị khoa học 3. Kỷ yếu 001 - dc23 DUF0224p-CIP Mã số sách: NC/150-2018
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 BAN BIÊN TẬP KỶ YẾU HỘI NGHỊ TRƯỞNG BAN PGS. TS. Lê Anh Phương PHÓ TRƯỞNG BAN PGS. TS. Nguyễn Đình Luyện TS. Hà Viết Hải PGS. TS. Hoàng Thị Huế ỦY VIÊN TS. Lê Hồ Sơn PGS. TS. Lê Thành Nam PGS. TS. Trần Kiêm Minh PGS. TS. Bùi Thị Thảo TS. Nguyễn Thị Duyến PGS. TS. Nguyễn Hoàng Sơn TS. Nguyễn Đăng Minh Phúc PGS. TS. Nguyễn Thám PGS. TS. Trương Minh Đức TS. Lê Văn Tin TS. Lê Thị Thu Phương ThS. Trần Thị Tuyết Mai TS. Trần Thị Ngọc Ánh TS. Nguyễn Thanh Hùng TS. Phạm Hương Thảo TS. Đinh Thị Hồng Vân PGS. TS. Trần Dương PGS. TS. Trần Thị Tú Anh PGS. TS. Võ Văn Tân ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Anh PGS. TS. Ngô Văn Tứ TS. Phạm Quang Trung PGS. TS. Phan Đức Duy TS. Nguyễn Văn Thắng PGS. TS. Trần Quốc Dung TS. Nguyễn Hoài Anh TS. Nguyễn Văn Thuấn TS. Nguyễn Thị Tường Vi PGS. TS. Trương Công Huỳnh Kỳ TS. Nguyễn Tuấn Vĩnh TS. Nguyễn Tuấn Bình ThS. Lê Văn Huy TS. Trần Thị Quế Châu ThS. Nguyễn Thùy Nhung PGS. TS. Hoàng Chí Hiếu iii
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 LỜI NÓI ĐẦU Nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ trọng tâm của các trường Đại học. Đây là hoạt động quan trọng nhằm phát triển đội ngũ trí thức bậc cao, đáp ứng yêu cầu về chất lượng đào tạo và góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết của xã hội. Đối với nghiên cứu sinh và học viên cao học, nghiên cứu khoa học là một hoạt động thiết yếu trong chương trình đào tạo. Qua nghiên cứu khoa học, nghiên cứu sinh và học viên cao học rèn luyện, nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu và vận dụng tri thức vào thực tế, đồng thời hình thành khả năng làm việc độc lập, tự giác, chủ động, sáng tạo – những năng lực cần thiết cho sự thành công trong nghề nghiệp và cuộc sống. Tổ chức Hội thảo Khoa học Trẻ là một hoạt động thường niên của trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, bên cạnh việc xuất bản Tạp chí Khoa học và Giáo dục và tổ chức các hội thảo khoa học chuyên ngành khác. Mục đích của hội thảo là tạo diễn đàn để cán bộ trẻ, nghiên cứu sinh, học viên cao học trình bày kết quả nghiên cứu, trao đổi, chia sẻ các ý tưởng và giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả nghiên cứu khoa học. Năm 2018, Ban Tổ chức hội thảo Khoa học Trẻ của Trường đã nhận được 40 bài báo cáo trình bày các kết quả nghiên cứu với những nội dung mang ý nghĩa vừa sâu sắc vừa cấp tiến của khoa học hiện đại, trong nghiên cứu cơ bản và giáo dục, thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên và tâm lý học. Các bài viết trình bày kết quả nghiên cứu công phu từ nhiều nguồn tư liệu, từ khảo sát thực tế và những đúc kết sáng tạo của các tác giả với những giải pháp đề xuất có đầy đủ cơ sở khoa học. Việc biên tập kỷ yếu chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý bạn đọc để những lần tổ chức sau sẽ tốt hơn. Xin trân trọng giới thiệu Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Trẻ 2018, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, đến quý vị đại biểu, quý thầy cô và những người quan tâm. BAN BIÊN TẬP 1
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH GIA LAI TRẦN THỊ HẰNG Học viện Chính trị khu vực III, Đà Nẵng NCS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: hangtranhv3@gmail.com Tóm tắt: Có mặt ở Gia Lai từ năm 1938, đạo Tin Lành đã có sự phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những tôn giáo lớn tại địa phương này. Tính đến tháng 11-2016, toàn tỉnh Gia Lai có 18 hệ phái Tin Lành đang sinh hoạt với 127.248 tín đồ, trong đó 98,7% số tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số. Có thể thấy, sau bảy thập kỷ có mặt tại Gia Lai, đạo Tin Lành đã tạo được một chỗ đứng vững chắc và có ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Bài viết này sẽ phân tích những tác động của đạo Tin Lành đối với đời sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai như văn hóa xã hội, kinh tế, an ninh quốc phòng,... trên cả phương diện tích cực lẫn tiêu cực. Từ khóa: Đạo Tin Lành, ảnh hưởng, dân tộc thiểu số, Gia Lai. 1. MỞ ĐẦU Gia Lai là một tỉnh phía bắc Tây Nguyên, dân số toàn tỉnh hiện nay khoảng trên 1,3 triệu người, với 38 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 44,3%. Hiện nay, Gia Lai có 5 tôn giáo được nhà nước cho phép hoạt động là Công giáo, Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài và Baha’i với 246.060 tín đồ, chiếm 25% dân số toàn tỉnh. Đạo Tin Lành là một tôn giáo du nhập vào Gia Lai từ năm 1938 và trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Hiện nay, đạo Tin Lành đã trở thành một trong những tôn giáo lớn và có những ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều mặt đời sống xã hội trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Gia Lai với 127.248 tín đồ, trong đó, 98,7% số tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số (tính đến tháng 11-2016). Vì vậy, nghiên cứu những tác động của đạo Tin Lành đến các mặt đời sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Gia Lai sẽ bổ sung những tri thức về đạo Tin Lành ở Gia Lai, một địa phương có tỷ lệ phát triển tín đồ nhanh nhất ở Tây Nguyên hiện nay. 2. NỘI DUNG 2.1. Sự du nhập và phát triển đạo Tin Lành ở Gia Lai Từ cuối những năm 1920, sau gần 10 năm xây dựng cơ sở đầu tiên tại Đà Nẵng, Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp1 (CMA) đã có những bước đi đầu tiên nhằm phát triển đạo lên vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Năm 1929, mục sư người Mỹ H.A.Jakson đến Đà Lạt truyền đạo cho người Cơho, sau đó là người Ê Đê ở Buôn Mê Thuột. Đến nửa đầu thập kỷ 30 của thế kỷ XX đã hình thành hai trung tâm truyền đạo Tin Lành tại Đà Lạt và Buôn Mê Thuột. Tại Gia Lai, một tỉnh miền núi phía bắc của khu vực Tây Nguyên, năm 1938, mục sư Phạm Xuân Tín thuộc CMA được cử đến Cheo Reo (Auynpa ngày nay) để thực hiện công cuộc truyền giáo của Tin Lành. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu việc truyền giáo tại Gia Lai gặp rất nhiều khó khăn nên suốt gần 1 thập kỷ, số tín đồ mới được khoảng 70-80 người, chủ yếu là người Kinh từ các địa phương khác mới đến sinh sống tại Pleiku. Năm 1950, mục sư Trương Văn Sáng được cử lên thay mục sư Phạm Xuân Tín. Năm 1951, với sự giúp đỡ của CMA, Hội 1 Được dịch ra từ cụm từ tiếng Anh: The Christian and Missionary Alliance, viết tắt là CMA. 3
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 thánh Pleiku mua đất ở đường Nguyễn Thái Học xây dựng một nhà thờ và cử Mục sư Mănggan, cùng một số mục sư Việt lên hoạt động. Năm 1952, địa hạt Thượng du được thành lập bao gồm các chi hội Tin Lành người dân tộc tại chỗ, do đó, công cuộc truyền giáo của Tin Lành ở Gia Lai có thêm những bước tiến mới. Dẫu vậy, cho đến trước năm 1954, việc truyền đạo Tin Lành tại Gia Lai cũng chỉ dừng lại ở mức độ thăm dò, kết quả chưa cao. Sau năm 1954 là thời điểm Tin Lành ở Gia Lai phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh việc củng cố tổ chức giáo hội người Kinh, CMA chú tâm phát triển đạo vào vùng dân tộc thiểu số, nhất là những làng nằm ở xung quanh các căn cứ quân sự Mỹ, nhằm tạo một vành đai xã hội bên ngoài chống sự xâm nhập của ta. Tính đến trước ngày 30-4-1975, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 27 Hội thánh, 10 Mục sư, 21 Truyền đạo, 131 người là thành viên Ban Chấp sự, có 31 nhà thờ, 27.000 tín đồ sinh hoạt tại 8 huyện, thị và 42 xã, phường, thị trấn [2, tr.2]. Sau ngày 30-4-1975, hệ thống tổ chức và chức sắc của đạo Tin Lành ở Gia Lai bị phân hóa cao độ. Một số mục sư, tuyên uý bỏ chạy ra nước ngoài, số còn lại về quê. Trên thực tế, thời gian này ở Gia Lai chỉ còn hai hệ phái: hệ người Kinh gồm các chi hội chịu sự chỉ đạo của địa hạt Trung bộ (Đà Nẵng) và hệ người Thượng gồm các chi hội chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trung thượng hạt (Đắk Lắk). Và cũng vào thời điểm này, FULRO2 lợi dụng một số mục sư, tín đồ là đồng bào dân tộc theo đạo Tin Lành phát triển lực lượng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng căn cứ, chống lại chính quyền cách mạng. Trước tình hình đó, để đấu tranh xóa bỏ tổ chức phản động này nhằm ổn định tình hình chính trị, đạo Tin Lành ở Gia Lai đã bị chính quyền địa phương đình chỉ hoạt động. Toàn bộ hệ thống tổ chức Tin Lành Gia Lai chấm dứt hoạt động từ năm 1982. Tuy nhiên, mặc dù bất hợp pháp nhưng các mục sư vẫn âm thầm truyền đạo bằng nhiều hình thức. Thế nên, tín đồ theo đạo Tin Lành ở Gia Lai thời gian này không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng. Tính đến tháng 9-1994, số lượng tín đồ Tin Lành ở Gia Lai đã phát triển lên tới 34.576 người, chiếm 4% dân số toàn tỉnh, ở 9/11 huyện, thị xã, với 93/153 xã phường, thị trấn, gồm 276 làng dân tộc tập trung ở các huyện Uynpa, Chư sê, Đức Cơ, Chưprông, Chư pah, Pleiku, Mang Yang,… chủ yếu trong cộng đồng người Banar và Jarai. Như vậy, so với năm 1975 đã tăng tới 26.132 tín đồ, 51 xã, 234 buôn, làng [2, tr. 3]. Và tính đến tháng 11-2000, số tín đồ Tin Lành ở Gia Lai đã tăng lên tới 68.138 người, trong đó có 65.408 tín đồ là người dân tộc thiểu số [3, tr. 5]. Sau khi được công nhận tư cách pháp nhân vào năm 2001, đặc biệt là sau Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ “Về một số công tác đối với đạo Tin Lành” năm 2005, đạo Tin Lành ở Gia Lai có sự phát triển mạnh cả về số lượng tín đồ, tổ chức hệ phái và địa bàn truyền đạo. Tính đến tháng 11-2016, toàn tỉnh Gia Lai có 18 hệ phái Tin Lành đang sinh hoạt với 127.248 tín đồ [5, tr. 2]. Bao gồm các hệ phái: Tin Lành Việt Nam (miền Nam), Hội thánh Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam, Cơ đốc Phục lâm Việt Nam, Menonite Việt Nam, Thánh Khiết, Bắp tít Việt Nam (Nam Phương), Trưởng lão Việt Nam, Tin Lành Giám Lý, Bắp tít Liên hiệp Việt Nam, Truyền giảng phúc âm, Phúc âm đời đời, Tin Lành Menonite (Nguyễn Hồng Quang), Tin Lành Menonite (Nguyễn Quang Trung), Tin Lành phúc âm Đấng Chrisrt, Liên đoàn Truyền giáo Việt Nam, Tin Lành Liên hữu Cơ đốc, Tin Lành Giám lý liên hiệp, Bắp tít Cộng đồng sắc tộc Việt Nam, hoạt động ở 17/17 huyện, thị xã, thành phố. Từ năm 2005 đến 2015, các hệ phái Tin Lành ở Gia Lai đã xây dựng 27 cơ sở thờ tự, 29 người được phong Mục sư, 37 người được phong Mục sư nhiệm chức, 50 người Truyền đạo (trước 2004 là 13 người), chấp sự các chi hội 552 người [3, tr. 4]. 2 Tên viết tắt của tổ chức “Front Unfie de Liberation dé Races Opprimees” tức “Mặt trận thống nhất giải phóng các chủng tộc bị áp bức”, một tổ chức vũ trang phản động do nước ngoài nuôi dưỡng và chỉ đạo. 4
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 2.2. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai Sự có mặt của đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số Jrai, Bahnar ở tỉnh Gia Lai đã tạo ra những biến đổi sâu rộng. Trong quá trình chuyển từ tín ngưỡng đa thần sang tín ngưỡng độc thần đã dẫn đến sự thay đổi về đời sống văn hóa xã hội, phong tục tập quán cũng như các quan hệ cộng đồng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên nhiều mặt, cả tích cực lẫn tiêu cực. 2.2.1. Ảnh hưởng tích cực 2.2.1.1. Đối với văn hóa – xã hội - Xây dựng nếp sống văn hóa mới: Cũng giống như các tôn giáo khác, đạo Tin Lành cũng có những giá trị, những mặt tích cực. Đó là khía cạnh nhân bản, bởi tôn giáo luôn hướng thiện. Theo kết quả điều tra năm 2005, có đến 68,46% số tín đồ được hỏi trả lời theo đạo có lợi ích thoải mái hơn về lương tâm [4, tr. 24]. Đạo Tin Lành đã giúp người dân hạn chế những hủ tục lạc hậu nặng nề đã đè lên cuộc sống của đồng bào trong suốt một thời gian dài, “Tin Lành đã góp tiếng lên án, đấu tranh với những yếu tố mê tín dị đoan, những hình thức lễ nghi mang tính ma thuật cổ hủ như việc chôn chung huyệt, tục nối dây, vấn nạn con lai, bỏ con sinh đôi...” [6, tr. 139]. Bên cạnh đó, cùng với việc truyền giảng Kinh Thánh, các mục sư, truyền đạo của đạo Tin Lành còn truyền giảng những kiến thức xã hội, nâng cao nhận thức, hiểu biết cho đồng bào. Vì vậy, khi theo đạo Tin Lành, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai đã năng động hơn trong cuộc sống, tiếp thu những tiến bộ xã hội, từ bỏ những quan niệm, lề thói cũ, bãi bỏ một số hủ tục, mê tín dị đoan như việc cúng bái tốn kém khi có người chết hoặc ốm đau và một số hủ tục kiêng cử khác, góp phần xây dựng đời sống lành mạnh như bài trừ, hạn chế tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, uống rượu, quan hệ nam nữ bất chính... - Tác động tích cực đến đạo đức lối sống: Những điều răn trong giáo lý Tin Lành luôn dạy tín đồ làm điều thiện, tránh điều ác cũng góp phần hoàn thiện đạo đức cá nhân. Họ ngoan ngoãn làm theo những điều răn dạy trong giáo lý: Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng phải thương yêu nhau, không được ngoại tình, không được nói dối, không được nghiện hút, trộm cắp... Từ việc tạo nên sự thiêng liêng huyền bí xung quanh vấn đề niềm tin, tín ngưỡng, tạo cho con người cảm giác về sự tồn tại của Chúa nhằm làm cho họ không dám làm trái với những điều do Chúa đặt ra, lo sợ bị Chúa trừng phạt, đạo Tin Lành cũng góp phần hạn chế những tiêu cực của xã hội như nạn trộm cắp, ngoại tình, ngược đãi vợ chồng... Do đó, có thể khẳng định, trên bình diện đạo đức, đồng bào các dân tộc Jrai, Bahnar ở Gia Lai theo đạo Tin Lành đã góp phần quan trọng vào việc kìm hãm sự suy thoái đạo đức dưới tác động trực tiếp của mặt trái cơ chế thị trường. Ngoài ra, còn có điểm đáng lưu tâm là những người theo đạo Tin Lành rất chú trọng và khuyến khích con cái đi học chữ. Công tác vận động giáo dục này chúng ta vẫn làm thường xuyên, đầu tư khá lớn cả về kinh phí và đội ngũ cho vùng cao, nhưng kết quả đạt được còn thấp, số người mù chữ còn nhiều, trẻ em không đến trường học còn lớn. Ở một số nơi có đạo xâm nhập bà con lại hăng hái đi học chữ. Bên cạnh đó, các nghi lễ sinh hoạt tôn giáo có tính chất cộng đồng, hấp dẫn với quần chúng, đặc biệt là lớp trẻ. Đó là điều mà trong phong trào “xây dựng nếp sống văn hóa mới” chúng ta đã tiến hành từ lâu, mất nhiều công sức mà hiệu quả đạt được thật khiêm tốn. - Mở rộng thêm mối quan hệ cố kết tôn giáo: Bên cạnh mối quan hệ tộc người, quan hệ dòng họ, với việc theo đạo Tin Lành, đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai còn có thêm mối quan hệ Đạo. Chính vì vậy, nếu như trước đây, những người “cùng họ, cùng ma” mới giúp nhau trong những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống thì sau khi theo đạo Tin Lành, các thành viên cùng đạo tự nguyện giúp nhau khi có tang ma, cưới hỏi hoặc khi gặp khó khăn và coi 5
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 đây là trách nhiệm, không phân biệt cùng họ, cùng ma hay khác họ, khác ma; thậm chí cả những tín đồ ở vùng lân cận cũng tham gia khi cần sự giúp đỡ, chia sẻ vật chất lẫn tinh thần. 2.2.1.2. Đối với kinh tế Một trong những tác động của đạo Tin Lành là làm chuyển đổi đời sống kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng là làm cho đồng bào dần từ bỏ tập quán du canh du cư, từ săn bắt, hái lượm, đốt rừng làm rẫy và dựa vào thiên nhiên là chính chuyển sang định canh định cư; vừa sản xuất kết hợp với khai thác, tận dụng các điều kiện tự nhiên, biết ngăn sông đắp đập, biết trồng lúa nước, biết lựa chọn các giống cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên đem lại năng suất cao, biết tổ chức các hình thưc sản xuất tập trung. Bên cạnh đó, theo đạo Tin Lành, đồng bào dân tộc Jarai, Bahna đã giảm thiểu được các nghi lễ cúng thần trong mùa sản xuất và thu hoạch: Đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Gia Lai, tín ngưỡng phổ biến của họ là lòng tin vào Giàng và ma. Vì thế, trong cuộc sống của đồng bào, hoạt động này rất phổ biến. Trong bất cứ việc làm nào, đồng bào các dân tộc thiểu số ở đây cũng tổ chức cúng Giàng để được phù hộ hoặc tránh bị trừng phạt. Do vậy, từ khi sản xuất đến khi thu hoạch là một loạt các nghi lễ gây tốn kém và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, ở những nơi đạo Tin Lành du nhập và phát triển, người dân chia tay dần với những nghi lễ phiền phức và tốn kém này. Họ không những tiết kiệm được tiền của mà cả thời gian để giành cho lao động nhiều hơn, đem lại nhiều lợi ích kinh tế hơn. Một kết quả điều tra xã hội học cho thấy, 41,6% ý kiến cho rằng đồng bào theo đạo Tin Lành bỏ dần những nghi lễ cúng phiền phức và tốn kém do lợi ích kinh tế [5, tr. 105]. 2.2.2. Tác động tiêu cực Tuy vậy, bên cạnh những tác động tích cực đáng được ghi nhận, sự du nhập và phát triển đạo Tin Lành ở tỉnh Gia Lai cũng có những ảnh hưởng tiêu cực. Thể hiện ở các mặt như: 2.2.2.1. Đối với đạo đức, lối sống Các tôn giáo đều làm cho tín đồ có đức tin vào Đấng tối cao, do đó, ở một mức độ nhất định điều này giảm giảm niềm tin vào chính bản thân của những người theo đạo. Đồng thời, đặc trưng của tôn giáo là niềm tin không được kiểm chứng, vì vậy tín đồ dễ rơi vào trạng thái cuồng tín. Cũng giống các tôn giáo khác, đạo Tin Lành gieo rắc trong đồng bào tư tưởng duy tâm. Có thể thấy rằng, những điều khắc cốt ghi tâm đối với một tín đồ đạo Tin Lành nói chung và tín đồ Tin Lành ở Gia Lai nói riêng là Chúa Trời đã tạo ra con người và muôn vật. Vì vậy, con người với tư cách là tạo vật của Thiên Chúa, nên mặc dù được ban cho ý chí để có thể tự do chọn điều phải hoặc quấy, nhưng mọi sự lựa chọn đó phải hướng vào và hành động tuân theo ý của Chúa Trời. Sống trên trần thế, con người muốn đạt được ơn ích về sau thì phương cách duy nhất phải là thực hành nghiêm ngặt các lễ luật mà Đức Chúa đã dạy để mong được Chúa chọn vào nước Chúa trong ngày tận thế và được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu nơi thiên đường. Với tư duy “hãy yêu thương kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét các con, hãy cầu nguyện cho những ai bắt bớ và nguyền rủa các con”, đạo Tin Lành đã giáo dục tín đồ sự bao dung, vị tha, song, ở một khía cạnh khác, điều này cũng góp phần ru ngủ con người trong niềm tin rằng kẻ gây tội ác sẽ phải chịu “quả báo” hoặc bị trừng trị ở kiếp sau chứ không phải giáo dục để hoàn lương kẻ có tội bằng hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực. Tinh thần nhẫn nhục mà đạo Tin Lành đề ra ở một mức độ nhất định đã tạo cho các tín đồ nói chung và tín đồ Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Gia Lai nói riêng thái độ bàng quan trước thế giới hiện thực. Chính tâm lý đó đã ngăn cản con người đi đến hạnh phúc thực sự của mình nơi trần thế. 6
  9. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 2.2.2.2. Đối với kinh tế Đạo Tin Lành khuyên con người hãy yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, nhất là đối với người nghèo khổ. Tuy nhiên, đạo Tin Lành không chỉ ra nguồn gốc của sự nghèo khó và biện pháp khắc phục. Nghĩa là phải chủ động xóa bỏ nguyên nhân sinh ra sự cùng khổ chứ không chỉ là sự khắc phục bằng hoạt động bố thí từ thiện, mặc dù hoạt động đó là cần thiết và đáng quý. Điều này đã làm cho một bộ phận tín đồ “trông chờ, ỷ lại một cách ít hiểu biết và đầy thụ động mà bỏ bê nương rẫy, không quan tâm đến việc lao động sản xuất” [6, tr. 145]. Trên thực tế, qua khảo sát một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành là người Jrai, Bana ở tỉnh Gia Lai, chúng tôi thấy một số hộ rất nghèo nhưng họ không tích cực, chủ động tạo dựng cuộc sống mà chủ yếu ngồi chờ nguồn lương thực từ những tổ chức từ thiện. Thậm chí có những hộ được hưởng chính sách từ quỹ xóa đói giảm nghèo nhưng họ không đưa những đồng vốn đó vào kinh doanh, sản xuất mà cất kỹ một chỗ, đến thời hạn đem trả lại vốn hỗ trợ cho chính quyền. 2.2.3. Đối với văn hóa - xã hội Có thể thấy, tín ngưỡng, tôn giáo các dân tộc có ảnh hưởng sâu đậm lên lối sống, văn hóa, kết cấu gia đình,… với tất cả các mặt tích cực và tiêu cực của nó (hủ tục, dị đoan). Tuy nhiên, khi Tin Lành xâm nhập, với tinh thần chinh phục, áp đặt, không thỏa hiệp đã gây ra một cơn lốc cuốn trôi tất cả. Nó làm biến đổi tư tưởng, tình cảm, tâm lý trong bộ phận đồng bào theo đạo và trật tự xã hội truyền thống do đó cũng bị đảo lộn, những nét đẹp trong văn hóa tinh thần bị thay thế bằng việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo mới. Nguy cơ về sự ra đời của một đời sống tinh thần tẻ nhạt, đơn điệu, không có bản sắc là một thực tế đối với các dân tộc sinh sống ở nơi đây. Tại các buôn làng của các dân tộc Jrai, Bahna, khi đã theo Tin Lành thì việc thờ cúng ông bà, tổ tiên cùng tất cả các thần, ma đều bị xóa bỏ. Đi liền sau đó là các nghi thức văn hóa, tín ngưỡng, tập tục có liên quan ít hay nhiều. Các tín đồ theo đạo Tin Lành bỏ lễ hội cồng chiêng, lễ hội đâm trâu, cúng lúa, lễ bỏ mả và tượng nhà mồ,… cồng chiêng bị đem bán, đổi. Bên cạnh đó, bản thân sự xâm nhập phát triển của đạo Tin Lành đã tạo ra mâu thuẫn gây mất ổn định trong nội bộ nhân dân, xuất phát từ sự phân hóa đối lập nhau về mặt tôn giáo giữa người theo tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống và người từ bỏ nó theo đạo Tin Lành. Những người theo tín ngưỡng truyền thống coi những người theo đạo Tin Lành là từ bỏ các quan hệ, nghĩa vụ theo luật tục, là xúc phạm đến tình cảm dân tộc. Ngược lại, những người theo đạo Tin Lành chê bai, miệt thị những người theo tập quán cũ. Trong từng dòng họ, từng gia đình đã xuất hiến sự bất hòa, mâu thuẫn, gặp nhau không chào hỏi, ốm đau hoặc thậm chí có người chết, ăn tết, ăn cưới cũng không đến hỏi thăm nhau... Các mâu thuẫn ấy đã dẫn tới hệ quả đòi tách xã, tách bản, tách hộ gây tranh chấp đất đai. Thực tiễn ở Gia Lai cho thấy không ít các đối tượng truyền đạo vi phạm nguyên tắc tự do tín ngưỡng và không tự do tín ngưỡng, đe dọa cô lập những người không theo đạo, không chung sống với người không theo đạo... Một số đối tượng đi truyền đạo không đủ tư cách pháp nhân, không hiểu giáo lý và cách hành đạo, dẫn đến xuyên tạc giáo lý hoạt động mang tính mê tín dị đoan… Những hoạt động nói trên không chỉ làm xáo trộn đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số mà còn tác động xấu đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. 2.2.4. Đối với chính trị - an ninh Tôn chỉ, mục đích và đường hướng hoạt động của Tin Lành được xác định là “Sống phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phụng sự Tổ quốc và Dân tộc, hoạt động theo Hiến pháp và luật pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chấp hành các quy định của các cơ quan nhà nước, giáo dục tín hữu lòng yêu nước, nghĩa vụ công dân, ý thức tôn trọng pháp luật, đoàn kết cùng toàn dân xây dựng Tổ quốc, bảo vệ hòa bình”. Đó là hướng đi đúng đắn, phù hợp với 7
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, góp phần củng cố niềm tin của đồng bào theo đạo Tin Lành vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, làm cho tín đồ ngày càng hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước. Tuy nhiên, cũng có một thực tế là từ ngày Tin Lành truyền đạo vào Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng, các thế lực thù địch luôn luôn lợi dụng làm cho vấn đề phát triển đạo ở địa bàn này trở thành vấn đề mang màu sắc chính trị nhằm thực hiện mưu đồ chống phá cuộc kháng chiến của nhân dân ta trước kia, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc và chống phá Đảng, Nhà nước ta từ sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đến nay. Bọn phản động FULRO và các thế lực thù địch tích cực lợi dụng đạo Tin Lành, dùng tôn giáo làm ngọn cờ tinh thần để tập hợp lực lượng, xây dựng cơ sở ở Tây Nguyên dưới tên gọi “Tin Lành Đêga” với các thủ đoạn như: tuyên truyền, vu khống Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương ở Tây Nguyên, kích động, gây chia rẽ trong quần chúng nhân dân; phủ nhận những thành quả cách mạng mà Đảng đã mang lại cho đồng bào các dân tộc; xoáy sâu vào những tồn tại, những mặt tiêu cực, những tệ nạn xã hội,… ngăn cản tín đồ thực hiện nghĩa vụ công dân, đẩy một bộ phận tín đồ không hợp tác với chính quyền địa phương; lôi kéo, cưỡng ép, khống chế đồng bào, tạo nên áp lực với chính quyền, gây nên những vụ bạo loạn chính trị trong các năm 2001, 2004; đòi thành lập “Nhà nước Đêga”, đòi đuổi hết người Kinh đi nơi khác để lấy lại đất đai… Từ đó đã làm cho một bộ phận đồng bào dân tộc hoang mang trước đời sống hiện thực, mất lòng tin vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. 3. KẾT LUẬN Tóm lại, sau 7 thập kỷ du nhập và phát triển tại Gia Lai, đạo Tin Lành đã nhanh chóng tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc tại vùng đồng bào các dân tộc thiểu số tại địa phương này. Trong đó, đạo Tin Lành đã có những ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực đối với nhiều mặt của đời sống xã hội trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Do đó, đối với những giá trị phù hợp với văn hóa truyền thống, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta của Tin Lành cần được phát huy nhằm xây dựng đạo đức, lối sống của đồng bào, góp phần tạo nên sự ổn định và phát triển bền vững xã hội. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin Lành. Đồng thời, nâng cao cảnh giác trước việc lợi dụng của các thế lực thù địch đối với đạo Tin Lành tại Gia Lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Các báo cáo tình hình tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo của tỉnh Gia Lai từ năm 2005 đến 2016. [2] Công an tỉnh Gia Lai (12-1995). Báo cáo tình hình đạo Tin Lành ở Gia Lai và đề xuất giải pháp, tài liệu lưu tại Công an tỉnh Gia Lai. [3] Công an tỉnh Gia Lai (2016). Thống kê số liệu đạo Tin Lành, tài liệu lưu tại Công an tỉnh Gia Lai. [4] Hoàng Minh Đô (2005). Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với đạo Tin Lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng và Chính phủ, Tổng quan đề tài nhánh cấp Nhà nước. [5] Nguyễn Văn Lai (2012). Đạo Tin Lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Luận án Tiến sĩ Triết học, TP Hồ Chí Minh. [6] Đoàn Triệu Long (2013). Đạo Tin Lành ở miền Trung - Tây Nguyên, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội. [7] Liên hiệp Thánh kinh hội (2015). Kinh Thánh Cựu ước và Tân ước, NXB Tôn giáo. 8
  11. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 [8] Ngô Văn Minh (2014). Hoạt động của đạo Tin Lành sau đăng ký điểm nhóm ở tỉnh Gia Lai – Thực trạng và giải pháp từ góc độ quản lý nhà nước, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện Chính trị khu vực III. [9] Mục sư Lê Hoàng Phu (2010). Lịch sử hội thánh Tin Lành Việt Nam (1911-1965), NXB Tôn giáo, Hà Nội. Title: IMPACTS OF PROTESTANT ON SOCIAL ASPECTS OF THE COMMUNITY OF MINOR ETHNICS IN GIA LAI PROVINCE Abstract: Presented at Gia Lai from 1938, the Protestant has developed strongly, becoming one of the major religions in this region. By the November 2016 in all land of Gia Lai province, this religion has 18 sects were operating with 127,248 followers, in which 98,7 % of them were from minor ethnics. It can be seen that, after seven decades presenting at Gia Lai, the Protestant has been making a secure position and impacting almost all social aspects at this province. This article will analyze the impacts of the Protestant on aspects of life of the community of the minor ethnic groups in Gia Lai province such as culture, society, business, military and so on in both negative and positive ways. Keywords: Protestant, impacts, minor ethnic, Gia Lai. 9
  12. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 PHONG TRÀO CHỐNG, PHÁ ẤP CHIẾN LƯỢC Ở KHÁNH HÒA TỪ 1961 ĐẾN 1963 ĐẶNG THỊ LONG Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Khánh Hòa Học viên Cao học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: dtlong.c3lqdon@khanhhoa.edu.vn Tóm tắt: Khi tìm hiểu về phong trào chống, phá “ấp chiến lược” ở miền Nam Việt Nam của Mỹ và Chính quyền Sài Gòn (1961-1963), chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ về phong trào chống, phá “ấp chiến lược” ở tỉnh Khánh Hòa. Bài báo khái quát về sự thiết lập “ấp chiến lược” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở Khánh Hòa, chủ trương của Đảng bộ Khánh Hòa và việc vận dụng chủ trương đó của nhân dân trong việc đấu tranh chống phá “ấp chiến lược” ở Khánh Hòa giai đoạn 1961-1963. Từ đó, rút ra một số đặc điểm của phong trào chống, phá “ấp chiến lược” ở địa phương này. Từ khóa: Ấp chiến lược, chính quyền Sài Gòn, đấu tranh chống, phá. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa từ 1961 đến 1963 đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm thể hiện trong một số công trình lịch sử địa phương, chủ yếu dựa trên tài liệu lịch sử Đảng. Trong bài viết này, chúng tôi bổ sung thêm tài liệu từ Chính quyền Sài Gòn để trình bày vấn đề chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa từ 1961 đến 1963 có tính hệ thống và đầy đủ hơn. 2. NỘI DUNG 2.1. Sự thiết lập ấp chiến lược của Mỹ và Chính quyền Sài Gòn ở Khánh Hòa Sau Đồng khởi 1959-1960, phong trào cách mạng miền Nam lớn mạnh làm cho chế độ Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp đổ. Để đối phó, đầu năm 1961, Mỹ thông qua chương trình chống nổi dậy ở miền Nam - nội dung cốt lõi của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961- 1965), trong đó gom dân lập “ấp chiến đấu” sau đổi thành “ấp chiến lược” (ACL) là quốc sách. Âm mưu chủ yếu của Mỹ và Chính quyền Sài Gòn (CQSG) trong việc lập ấp chiến lược là “tách dân ra khỏi cộng sản, tát cạn nước, trong đó có con cá du kích… Với chính sách ấp chiến lược thực hiện tốt thì chẳng cần gì đi tìm những trận đánh trên bộ nữa” [10, tr. 172]. Năm 1961, Mỹ và Chính quyền Sài Gòn dự định xây dựng 295 ấp ở Khánh Hòa, nhưng do sự phát triển mạnh của phong trào cách mạng ở vùng miền núi, nên năm 1962, điều chỉnh xuống còn 281 ACL: “Trước đây, tỉnh tôi dự định sẽ thành lập 295 ấp chiến lược, trong số 326 ấp, nhưng những này gần đây, vì tình hình an ninh đòi hỏi, Việt Cộng đã cố bao vây hăm dọa số ấp Thượng ở lẻ tẻ thuộc quận Khánh Dương, nên thỏa mãn sự yêu cầu của đa số thổ dân, tỉnh tôi đã cho di chuyển 17 buôn về vùng an ninh gần quận lỵ để tiện bảo vệ. 17 buôn này sẽ về định cư ở 3 địa điểm, và 3 nơi đó sau đây sẽ biến thành ấp chiến lược. Như vậy, Khánh Hòa sẽ thành lập tất cả là 295 ấp - 17 ấp di chuyển + 3 ấp mới = 281 ấp. Số ấp này sẽ được phân loại như sau: Loại A (hoàn toàn an ninh) 81 ấp; loại B (tương đối an ninh)135 ấp; loại C (kém an ninh) 65 ấp” [9]. Tại Khánh Hòa, mỗi vùng CQSG xây dựng một số ấp kiểu mẫu rồi lan dần ra các địa phương khác theo mô hình: 1 sông 1 núi, có nơi 2 sông 2 núi. Có nghĩa là 1 đường hào và 1 vòng rào hoặc 2 đường hào và 2 hàng rào kết song song với nhau chạy dọc xung quanh ấp. Rào 10
  13. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 cao trung bình 2m, hào sâu trung bình 1,5m, rộng 2,5m trở lên. Dưới hào và mép hào bên trong đều cắm chông, đồng thời còn có chông bàn di động bằng sắt để hàng đêm đặt vào những đoạn rào cần thiết. Mỗi ấp có cổng ra vào, ở mỗi cổng có bót kiểm soát, có chòi canh cao khoảng 3-4m, có đặt máy điện thoại nối về trụ sở ấp, có kẻng để báo động khi phát hiện ra được lực lượng cách mạng. Để xây dựng ACL, Chính quyền Sài Gòn bắt nhân dân lên rừng chặt cây, lấy dây, mỗi người ban đầu phải nộp từ 100 đến 200 cây cọc rào, cao 2,5m, đường kính 15cm trở lên. Nếu đau ốm không đi được thì phải nộp tiền 300 đồng một người. Chúng phân lô, phân đoạn khoán cho từng hộ phải hoàn thành đúng thời gian quy định, nếu dây dưa kéo dài sẽ bị cho là thân Cộng sản và sẽ bị khủng bố. Rào xong phải thường xuyên tu bổ. Nếu để cán bộ cách mạng vào, ra ấp được ở đoạn của hộ nào thì hộ đó phải chịu trách nhiệm. Ngoài ra, Chính quyền Sài Gòn cho xây dựng nhiều ấp ở ven biển để tránh sự xâm nhập của cách mạng từ hướng này. Các ấp vùng đất cát ven biển này được rào thêm một lớp rào bên ngoài bằng cây gai Bàn Chải và cây Móc Mèo, hai loại cây này có gai chằng chịt nếu đụng vào có thể rách cả da thịt. Vùng ven rừng có nhiều đoạn phải rào bằng cây sống như tre gai. Bên trong ấp tiến hành tu sửa, cải tạo lại đường sá, mương rãnh, phân chia ấp thành từng ô đại biểu, liên gia, lấy đường sá làm ranh giới. Cổng vào từng nhà phải treo bảng có màu theo phân loại. Đồng bào bị ở trong ấp, 7 giờ sáng mới được ra khỏi ấp đi làm ăn, 5 giờ chiều phải về. Từ 9 giờ tối đến 5 giờ sáng là thời gian thiết quân luật. Trong ấp, ngoài bộ máy tề điệp, chính quyền Sài Gòn xây dựng cái gọi là “hàng rào nhân tâm” bằng việc phát triển các đoàn thể như: “Phong trào cách mạng quốc gia”, “Phụ nữ liên đới”. Bộ phận phòng thủ ấp bao gồm: “Thanh niên cộng hòa”, “Thanh niên bảo vệ hương thôn”, “Thanh niên có khả năng chống du kích”,… thường xuyên có lính bảo an và thanh niên chiến đấu tuần tra canh gác. Ngoài ra, trong mỗi ACL có hương ước quy định rất chặt chẽ. Trong Điều 11 của Hương ước ấp Cư Thạnh ghi rõ:“Ban hội đồng ấp từ 18 tuổi trở lên có bổn phận bảo vệ ấp chiến lược, thực hiện dân chủ pháp trị, cộng đồng đồng tiến, công bình xã hội, về phần an ninh thiết quân luật về ban đêm từ 9 giờ tối đến 5 giờ sáng, người nào có việc cần, đi phải xách đèn từ 2 người trở xuống, mọi người dân đều phải chịu trách nhiệm về phần rào của mình, nếu bị hư phải tu bổ và về luật pháp, những công dân nào phá rào hay leo qua rào lần thứ nhất phạt 1.000 cây rào, lần thứ 2 mời ngay về quận” [4]. Chính quyền Sài Gòn tổ chức tập trận theo các phương án giả thuyết khi có lực lượng cách mạng xâm nhập ở từng hướng. Lễ khánh thành ấp như ấp Đôn Tín (Ninh Hòa) được tổ chức trọng thể có cả cố vấn Ngô Đình Nhu và hai cố vấn Mỹ đến dự. 2.2. Đấu tranh chống phá, ấp chiến lược ở Khánh Hòa từ 1961 đến 1963 Từ giữa năm 1961, vấn đề chống, phá kế hoạch gom dân, lập ấp chiến lược trở thành một nhiệm vụ trọng tâm của các lực lượng cách mạng tỉnh Khánh Hòa. Tháng 8-1961, Hội nghị Tỉnh ủy Khánh Hòa họp tại Xóm Cỏ (Khánh Sơn) “đặt mạnh vấn đề tập trung sức phá kế hoạch gom dân, rào làng, lập ấp chiến lược của địch; bám dân, xây dựng cơ sở, tích cực làm công tác binh vận, đưa phong trào đấu tranh chính trị, vũ trang lên một bước mới. Miền núi khai thông luồng với đồng bằng, tích cực giải quyết muối vải và nông cụ cho nhân dân. Đẩy mạnh cuộc vận động tăng gia sản xuất, coi việc trồng mì (sắn) là chiến lược, bắp. lúa là quan trọng” [1, tr. 375]. Tiếp đó, tháng 2-1962, Đại hội đại biểu Đảng bộ Khánh Hòa lần thứ ba (đại hội lần đầu tiên trong thời kỳ chống Mỹ) được triệu tập. Đại hội đánh giá tình hình, tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị song song, kinh nghiệm vận dụng hai chân ba mũi giáp công để rút kinh nghiệm phá ấp chiến lược. Đại hội nhấn mạnh: “Tập trung sức xây dựng cơ sở ở nông thôn đồng bằng, tiếp tục phá kế hoạch gom dân lập ấp chiến lược của địch. Tích cực bám dân, bám cơ sở, chú trọng đào hầm bí mật, bám địa bàn vùng sâu ven 11
  14. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 đường giao thông chiến lược, căn cứ quân sự địch” [1, tr. 375]. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh gồm 13 đồng chí với nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo phong trào chống phá, ấp chiến lược tại các địa phương. Cùng với nhân dân miền Nam, phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa diễn ra trên hai phương diện chính trị và quân sự. Về chính trị: tuyên truyền cho quần chúng nhận thức quốc sách ấp chiến lược có hại cho đời sống nhân dân, để kêu gọi quần chúng nhân dân chống Mỹ và CQSG trong việc xây dựng ấp chiến lược. Cùng với các biện pháp chính trị, việc phá ấp chiến lược được tiến hành. Đối với những ấp chiến lược mà ta nắm chắc được quy luật tổ chức hoạt động và tình hình, sẽ dùng lực lượng đặc công hoặc phối hợp “nội công ngoại kích” để đánh phá tiêu diệt chính quyền tại hạ tầng cơ sở và dân vệ, đồng thời thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng thôn xã. Đối với những ấp mà ta chưa có đủ điều kiện đánh phá thì áp dụng hình thức quấy rối như đột nhập vào trụ sở thôn ấp tịch thu các phương tiện và tài liệu cần thiết của địch, đốt phá hàng rào; vận động thanh niên chiến đấu, thanh niên bảo vệ hương thôn không làm việc cho Chính phủ Sài Gòn, tiêu biểu như ở các quận Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Lâm và một số khu vực ở quận Vĩnh Xương. Ở quận Vĩnh Xương, việc phá hủy bộ máy ấp, xã của CQSG gặp khó khăn, nên lực lượng vũ trang của ta lợi dụng đêm tối trời, áp dụng biện pháp đột kích vào trụ sở thôn ấp tịch thu các phương tiện hoạt động của địch và sau đó rút lui nhanh chóng, như đêm 4 rạng ngày 5-1-1962, một trung đội vũ trang đã về thôn Phú Bình tiến hành tuyên truyền dân chúng, gây sức ép thanh niên bảo vệ hương thôn và buộc làm giấy cam đoan không hoạt động cho chế độ Sài Gòn nữa. Sau đó, kéo qua thôn Phú Trung, tịch thu 2 máy đánh chữ và đốt một số sổ sách của hội đồng xã và dùng dầu xăng đốt trụ sở xã rồi rút lui trước khi tổng đoàn dân vệ địa phương kịp đến can thiệp [5, tr. 2]. Hay vào lúc 1 giờ 30 ngày 25-6-1962, một trung đội vũ trang của ta từ hướng Đồng Bò đột nhập về thôn Thái Thông, xã Vĩnh Thái, chặt phá các hàng rào ấp chiến lược, bắt hai thanh niên chiến đấu và tịch thu 3 quả lựu đạn MK2 [6, tr. 1]. Ở huyện Ninh Hòa, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, với sự hỗ trợ đắc lực của lực lượng vũ trang, khi địch bắt đầu triển khai rào ấp chiến lược thì cũng là lúc dân bắt đầu chống, phá theo khẩu hiệu “Dân làm, dân phá, địch bắt làm lại, dân lại phá” với nhiều cách hết sức khôn khéo và sáng tạo, tìm mọi lý lẽ hợp pháp như đau ốm, mùa vụ, để dây dưa kéo dài, khi đủ cây thì lại thiếu dây, có dây thì cây sắp mục, đến những hình thức chống, phá quyết liệt như: phối hợp với lực lượng vũ trang bên ngoài nổ súng, thu rựa, chặn đánh các toán quân đưa dân đi đốn cây, để có cớ đấu tranh không ra rừng; yêu cầu bộ đội về làng để có cớ dân phá; rào chừa ra từng khoảng không cột dây để cho cán bộ ra vào hoạt động; rào xong tự tay đốt rồi tung tin là do Việt Cộng phá hoại; dùng trâu bò húc ngã; lợi dụng lũ lụt để đẩy rào trôi theo nước; bắt trồng cây sống thì đốt gốc trước khi trồng; lợi dụng vợ con chính quyền xã ấp rút rào làm củi, cả làng bắt chước ra tháo gỡ phần cây của gia đình về một cách hợp pháp… Cán bộ và nhân dân ta đã sáng tác thơ ca để vận động tuyên truyền vận động chống, phá ấp chiến lược: Dân làm dân phá mới hay Dân làm ta phá biết ngày nào xong… Dân làm dân phá mới hay, Hoặc: Chặt cây sống, trồng cây chết, Lập ấp chiến lược nhốt hết dân làng. Bịt nhà, rấp ngõ, chắn đàng, Rêu rao: “Nhân vị, cộng đồng, an ninh”. Mỹ Diệm rút ruột dân lành, 12
  15. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 Để xây căn cứ chiến tranh hại mình. Đứng lên đập nát tan tành, Đốt rào lập hố lập hầm đốt chông Làng trên xóm dưới lưu thông Đi lại làm đồng sớm tối tự do”… [16]. Nhiều ấp lập đi, lập lại nhiều lần, có nơi 2 năm vẫn chưa xong. Như ở huyện Ninh Hòa, một số ấp làm xong, cơ sở vẫn tiếp tục nuôi giấu cán bộ lãnh đạo huyện trong ấp, như ấp Lạc Hòa xã Ninh An để chỉ đạo phong trào. Tại ấp kiểu mẫu Vạn Hữu, xã Ninh Quang, cán bộ hợp pháp bên trong nắm được đông đảo quần chúng, hình thành được một kiểu dân làm chủ trong ấp chiến lược. Thanh niên chiến đấu, phòng vệ dân sự nhiều nơi ta nắm, chi phối hoặc sử dụng vào việc báo tin, canh gác, đưa đón cán bộ ra vào ấp. Đội trưởng phòng vệ dân sự ấp Lạc Hòa, Trưởng phòng vệ xã Ninh Phụng lại là Bí thư chi bộ của ta, nhà có hầm nuôi giấu cán bộ. Thanh niên chiến đấu xã Ninh Thọ, phần lớn là du kích mật của ta. Để hỗ trợ quần chúng phá ấp chiến lược, mở rộng cơ sở, lực lượng vũ trang huyện Ninh Hòa phối hợp tấn công địch. Đầu năm 1962, đơn vị vũ trang Bắc Ninh Hòa chuyển hoạt động về phía Đông, vũ trang tuyên truyền ở các xã Ninh Phú, Ninh Đa. Trên đường chuyển quân xuống xã Ninh Phước, ta đánh thiệt hại nặng Tổng đoàn dân vệ tại Hang Dơi, sau đó ban ngày đột nhập vào thôn Đầm Vân diệt ác và tổ chức mít tinh phát động quần chúng, vận động được 20 thanh niên thoát ly bổ sung cho đơn vị. Ngày 23-3-1962, một tiểu đội lực lượng vũ trang huyện phối hợp với du kích xã hỗ trợ cho nhân dân 2 thôn Ninh Tịnh và Ninh Yến nổi dậy phá ấp, truy quét tề điệp, tuyên bố xóa bỏ chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng, xây dựng lực lượng du kích, biến ấp chiến lược thanh làng chiến đấu, bảo vệ nhân dân, bảo vệ thôn xóm. Địch sử dụng “biệt kích biển” phản kích lấn chiếm lại mấy lần đều bị ta đánh bật ra. Do ta khéo nghi binh, địch không dám tiếp tục xông vào, chuyển sang phong tỏa tiếp tế, cấm nhân dân xã Ninh Diêm không được bán gạo xuống xã Ninh Phước, dội bom bắn phá vào làng uy hiếp tinh thần nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của chính quyền tự quản, 300 đồng bào thôn Ninh Tịnh và Ninh Yến kéo lên quận đấu tranh quyết liệt đòi để nhân dân được mua bán gạo như cũ, đòi không được dội bom, bắn phá vào dân. Sau sự kiện này, lực lượng vũ trang huyện tiếp tục phối hợp với nhân dân đẩy mạnh chống phá quốc sách ấp chiến lược của Mỹ và CQSG. Tại xã Ninh Thọ, vào đêm 20-5-1962, ta tập kích tổng đoàn dân vệ ở thôn Ninh Điền diệt 2 tên, làm bị thương 8 tên [8]. Đầu tháng 7-1962, lực lượng vũ trang cách mạng tập kích trụ sở xã Ninh Thọ, sau đó ta chặn đánh lính nghĩa quân bắt dân đi ra rừng chặt cây rào ấp chiến lược, diệt một số tên. Các ấp chiến lược ở xã Ninh Thọ bị chặn lại và kéo dài đến ngày đồng khởi ở đồng bằng (giữa năm 1964). Tại Nam Ninh Hòa, từ tháng 5-1962, các đơn vị lực lượng huyện liên tục vũ trang tuyên truyền phát động quần chúng ở hầu khắp các xã trong huyện, tiêu biểu là vào lúc 7 giờ 20 ngày 11-4-1962, đã tập kích vào trụ sở xã Ninh Hưng, diệt và làm bị thương 3 tên, bắt sống tên phó đại diện xã, thu 13 súng các loại, 1 máy đánh chữ, thiêu hủy toàn bộ tài liệu địch giữa ban ngày. Thừa thắng, lực lượng vũ trang cách mạng cải trang làm người cắt cỏ, câu lươn, bắt ếch, ban ngày đột nhập vào ấp chiến lược thôn Tân Hưng, truy quét phòng vệ dân sự, phối hợp với nhân dân phá banh từng mảng ấp chiến lược liên thôn phía nam của xã. Ấp chiến lược các thôn Thanh Mỹ, Phú Hòa, Vạn Hữu vừa làm xong cũng bị phá. Ngoài ra, lực lượng vũ trang còn đột nhập vào các ấp chiến lược rải truyền đơn, kêu gọi đồng bào đứng về phía cách mạng, tuyên truyền cho dân trong ấp nắm được những hoạt động của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam như CQSG đã phản ánh: “Vào đêm 1 rạng ngày 2 tháng 8 năm 1962, bọn Việt cộng đã lén lút về treo biểu ngữ tại Cầu Lớn thuộc 13
  16. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 khu vực Hòn Khói, và cũng trong đêm này một toán khác đã về thôn Ngọc Sơn , thuộc xã Ninh An, đốt 100 thước rào ấp chiến lược, bị Thanh niên chiến đấu báo động, bọn chúng hốt hoảng bỏ chạy, để lại một bó truyền đơn” [6, tr. 1]. Đêm 7-5-1962, bộ đội ta đã cải trang thành lực lượng dân vệ đến tiếp viện cho Thanh niên chiến đấu thôn Thạnh Mỹ quận Ninh Hòa. Tiểu đội Thanh niên chiến đấu này lầm tưởng là lực lượng của chính quyền Sài Gòn, nên ta đột nhập vào thôn vây bắt thanh niên chiến đấu và tịch thu 3 khẩu súng Calibre12, một số đạn dược và lựu đạn. Ở quận Diên Khánh, phong trào chống phá ấp chiến lược diễn ra chủ yếu là đốt phá hàng rào, đột nhập vào trụ sở thôn ấp để phá bộ máy chính quyền và liên gia trong ấp chiến lược. Đồng thời rải truyền đơn, tuyên truyền và kêu gọi quần chúng trong ấp về tác hại của ấp chiến lược mà Mỹ và CQSG thực hiện. Lúc 23 giờ ngày 7-5-1962, hai trung đội vũ trang từ hướng Bùng Binh, đột nhập về thôn Nghiệp Thành thuộc xã Diên Bình chạm súng với dân vệ và thanh niên chiến đấu, ta đốt phá trụ sở xã và nhà chánh đại diện xã, tịch 1 máy thu thanh, 1 máy đánh chữ, 300 đồng. Tiêu biểu nhất là việc đột nhập ấp Võ Kiện vào khoảng 19 giờ ngày 22-5-1963, tấn công vào trung đội dân vệ bảo vệ ấp. Không chịu nổi áp lực của đối phương nên trung đội dân vệ rút lui vào ACL. Chính quyền Sài Gòn ở quận phải cầu cứu tiểu khu Khánh Hòa cho quân tiếp viện. So sánh lực lượng chênh lệch, lực lượng cách mạng rút lui. Hàng rào ACL Võ Kiện bị ccắt phá từng khoảng độ 200 thước [3]. Ở quận Cam Lâm, quá trình xây dựng ấp chiến lược diễn ra chậm chạp do không nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, như CQSG thừa nhận: “Tỉnh nhận thấy công tác tập trung dân vào ấp chiến lược tại quý quận lâu nay tiến hành rất chậm chạp. Sự việc này chứng tỏ quý quận thiếu cố gắng và không nhận định rõ tầm quan trọng của việc quy dân lại trong ấp chiến lược. Công tác tiến triển chậm chạp chừng nào có hại cho ta chừng nấy vì địch có thể lợi dụng những gia đình ở lẻ tẻ ngoài ấp chiến lược để móc nối trong việc lấy tin tức cũng như nội tuyến” [3]. Ở quận Vạn Ninh, địch triển khai quốc sách “ấp chiến lược” từ đầu năm 1962, một mặt chúng mở nhiều cuộc càn quét ngăn chặn từ vòng ngoài; mặt khác chúng đưa lực lượng quân sự và các đoàn cán bộ, chuyên viên kỹ thuật, chuyên gia về “ấp chiến lược” xuống các xã bắt dân bỏ sản xuất để đi rào làng lập “ấp chiến lược” và lấy xã Vạn Phước làm thí điểm. Phong trào chống phá ấp chiến lược ở Vạn Ninh diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng ở xã Vạn Phước là nơi có phong trào mạnh mẽ nhất. Nhiều quần chúng bị ép vào núi chặt cây, đã nộp hết rựa cho cán bộ rồi về báo cáo với chính quyền là Việt Cộng thu hết rựa. Nhân dân còn cùng cán bộ đốt các đống cây do bọn lính chặt đem về, tự phá nhiều chỗ rào rồi tung tin là bộ đội giải phóng về phá. Khi bộ đội giải phóng về đến xã Vạn Phước, nhân dân đã phối hợp với bộ đội phá hàng rào để vào thôn ấp, buộc bọn ấp trưởng, thanh niên chiến đấu phải tập hợp đồng bào để ta tổ chức mít tinh tuyên truyền và vận động quần chúng phá ấp chiến lược như báo cáo của chính quyền tỉnh Khánh hóa phản ánh: “Vào lúc 20 giờ 30 ngày 11-3-1963, 2 tiểu đội vũ trang đột nhập ấp chiến lược Đại Lãnh (thuộc xã vạn Phước - Vạn Ninh) sau khi phá rào ấp này. Sau khi 2 tiểu đội đột nhập được vào ấp chiến lược, chúng tới bao vây nhà ông Phạm Thành Trưởng Ban Trị sự ACL Đại Lãnh, tịch thu một số giấy tờ của ấp và buộc ông Thành dẫn chúng đi tìm ông Nguyễn Tần, Tiểu đội trưởng Thanh niên chiến đấu, cùng chia nhau đi lục soát các gia đình trong ấp và cưỡng ép đồng bào đi dự mít tinh. Tìm không thấy ông Nguyễn Tần, chúng bèn dẫn ông Phạm Thành tới bến xe Đại Lãnh để chúng bắt đầu tổ chức một cuộc mít tinh. Tại đây, có 100 người gồm một số nhân viên hỏa xa Đại Lãnh, đồng bào trong ấp và phần đông là hành khách trên các xe đò chạy ngang qua đây mà chúng đã chặn lại. Trong buổi mít tinh này, ngoài việc tuyên truyền xuyên tạc quốc sách ấp chiến lược của ta chúng còn vân động đồng bào nêu lên những cái mà chúng gọi là tội ác của ông Phạm 14
  17. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 Thành. Trong lúc lục soát các gia đình trong ấp, chúng đã tịch thu được hai quả lựu đạn loại MK2 của 2 Thanh niên chiến đấu tên Huỳnh Văn Lố và Trần Thành” [12, tr. 1]. Buổi mít tinh ở bến xe Đại Lãnh đã củng cố niểm tin của nhân dân Vạn Ninh nói chung và nhân dân xã Ninh Phước nói riêng. Từ thắng lợi này, cán bộ cách mạng thường xuyên liên tục đột nhập về quấy rối bộ máy tề ngụy như ở thôn Tân Dân xã Vạn Bình và thôn Ninh Lâm xã Vạn Phước vào đêm 1-5-1962. Theo thống kê của CQSG, tính đến cuối năm 1962, tổng số ACL chính quyền Sài Gòn đã được lập ở các địa bàn của tỉnh Khánh Hòa là 202 ấp, được phân bố ở các vùng an ninh (loại A) và tương đối an ninh (loại B) như sau: STT Quận Tổng số ấp Phân vùng 1 Vạn Ninh 22 17 ấp loại A, 5 ấp loại B 2 Ninh Hòa 94 14 ấp loại A, 80 ấp loại B 3 Khánh Dương 15 6 ấp loại A, 9 ấp loại B 4 Vĩnh Xương 27 4 ấp loại A, 23 ấp loại B 5 Diên Khánh 29 14 ấp loại A, 15 ấp loại B 6 Cam Lâm 15 8 ấp loại A, 7 ấp loại B 7 Tổng cộng 202 65 ấp loại A; 137 ấp loại B Nguồn: Ủy ban Liên bộ đặc trách ấp chiến lược, "Trích yếu về việc trang bị võ khí Mỹ cho ACL", tài liệu số 1174/LB /TTK /TV-4, Trung tâm Lưu trữ Lịch sử Khánh Hòa, Hộp số 76, hồ sơ 36. Qua bảng thống kê, có thể nhận thấy, CQSG tiến hành lập ấp ACL rải rác ở 6 quận nhưng tập trung chủ yếu ở các quận có phong trào kháng chiến mạnh như Ninh Hòa, Diên Khánh. Một tài liệu của CQSG đã viết: “tỉnh Khánh Hòa có tất cả 77 xã gồm 326 thôn. Trong số 326 thôn này chỉ có 281 thôn được chọn để thành lập ấp chiến lược, còn lại là những thôn nhỏ ở lẻ tẻ không quan trọng hoặc đã di chuyển theo kế hoạch an ninh. Trong số 281 ấp được chọn xây dựng ấp chiến lược này đã hoàn thành 202 ấp ở giai đoạn 1, tức giai đoạn xây dựng hàng rào nhân tâm, kiện toàn và củng cố các cơ sở chính quyền, đoàn thể, hiệp hội, tổ chức liên gia tương trợ, bầu ban trị sự ấp, tổ chức thanh niên canh gác và hàng rào chướng ngại vật (rào tư gia, rào ấp, làm chòi canh, đào hào, đặt bàn chông, hầm chông…)” [9, tr.2]. Đến cuối năm 1962, lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang ở Khánh Hòa có sự phát triển, mực tiêu thành lập ấp chiến lược ở đây chưa hoàn thành. Để đạt được mục tiêu, sang năm 1963, chính quyền Sài Gòn có thay đổi biện pháp đối phó, như tiến hành “quân sự hóa” bộ máy hành chính. Về lực lượng quân sự, ở mỗi quận, có một đại đội bảo an và 4 trung đội dân vệ vũ trang tập trung. Ngoài ra, ở mỗi quận, có Chi cảnh sát, mỗi xã có Cuộc cảnh sát, tiếp tục duy trì mỗi xã có lực lượng thanh niên chiến đấu và nhân dân tự vệ có vũ trang. Để đối phó với tình hình địch, theo chủ trương của cấp trên, cán bộ, đảng viên ở Khánh Hòa kiên trì bám dân, bám cơ sở, tổ chức và lãnh đạo đấu tranh chống, phá ấp chiến lược. Đến tháng 4-1963, chính quyền Sài Gòn chỉ mới xây dựng được 214/301 ấp, chiếm 71% tổng số ấp dự định lập, đứng vị trí thứ 9/39 tỉnh thành ở miền Nam; đang xây dựng 87 ấp; tập trung được 185.902 dân/221.718 dân toàn tỉnh vào ấp chiến lược, tỷ lệ số dân tập trung trong ấp chiến lược chiếm 84%, đứng vị trí thứ 4/39 tỉnh thành toàn miền Nam; trong đó quân sự vụ chiếm 27%, dân sự vụ chiếm 57%; tỷ lệ số ấp đạt 6 tiêu chuẩn căn bản đạt 47,52%, đứng vị trí thứ 9/39 tỉnh thành miền Nam [13, tr. 1]. 3. KẾT LUẬN Từ năm 1961 đến năm 1963, dưới sự lãnh đạo của Đảng các cấp, quân và dân Khánh Hòa đã sử dụng nhiều phương thức và biện pháp, kết hợp giữa lực lượng vũ trang với lực lượng 15
  18. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 chính trị của quần chúng để chống phá ấp chiến lược. Phương thức chiến tranh nhân dân đã được vận dụng. Đến năm 1963, hầu như các ấp chiến lược đều bị quần chúng chống, phá với các mức độ khác nhau. Tuy vậy, Khánh Hòa là một trong 10 tỉnh ở miền Nam, chính quyền Sài gòn đã lập được nhiều ấp chiến lược, tập trung được nhiều dân chúng. Nhưng đến giữa năm 1963, số ấp chiến lược hoàn chỉnh theo yêu cầu chưa đạt được 50%. Sở dĩ như vậy do các nguyên nhân chủ yếu sau đây: Thứ nhất, Khánh Hòa có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, vừa có những đồng bằng rộng lớn, vừa có núi rừng và biển cả, cư dân ở đây sống bằng nhiều ngành nghề khác nhau đan xen trong cùng một thôn ấp bao gồm: nghề nông nghiệp lúa nước, nghề đi biển, nghề làm nương rẫy và thậm chí có cả buôn bán, dịch vụ du lịch nữa. Chính vì vậy, việc gom dân, rào làng và quy định giờ giấc ra vào ấp, khóm, phường chiến lược của chính quyền Ngô Đình Diệm là một điều rất khó thực hiện. Người nông dân có thể ra đồng vào buổi sáng, nhưng người đi biển họ có thể thức dậy từ lúc nửa đêm, người làm nương rẫy thì lên núi từ lúc 2 giờ sáng. Đó là điều kiện thuận lợi để lực lượng vũ trang công tác của ta ra vào ấp một cách dễ dàng thuận lợi. Vì vậy, một số ấp rào xong, cơ sở nuôi giấu cán bộ lãnh đạo huyện đã vào được trong ấp để chỉ đạo phong trào. Thứ hai, người Kinh là lực lượng có vai trò không nhỏ trong phong trào chống phá, ấp chiến lược ở Khánh Hòa, tuy nhiên cư dân các dân tộc thiểu số ở đây như dân tộc Chăm, Raglai,… cũng có những đóng góp hết sức quan trọng. Họ có thói quen, tập quán sống du canh du cư nên việc dồn dân rào ấp của chính quyền Ngô Đình Diệm gặp không ít khó khăn và thậm chí là không thực hiện được. Thứ ba, đối với những thôn ấp chưa gây dựng được cơ sở cách mạng, lực lượng vũ trang Khánh Hòa thường đột nhập vào ấp ban đêm để tổ chức mít tinh, tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách của cách mạng và rải truyền đơn, treo cờ giải phóng, tiếp xúc và phân phát cho dân những văn kiện của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Từ đó, khơi dậy lòng yêu nước, vận động những người tham gia CQSG ở thôn ấp đứng vào hàng ngũ cách mạng. Điển hình như, đội trưởng phòng vệ dân sự ấp Lạc Hòa, trưởng phòng vệ xã Ninh Phụng lại là Bí thư chi bộ của ta, nhà có hầm nuôi giấu cán bộ. Thanh niên chiến đấu xã Ninh Thọ, phần lớn là du kích mật của ta. Thứ tư, so với các tỉnh ở miền Nam, số lượng ấp chiến lược ở Khánh Hòa được dựng lên với con số khá lớn. Tuy nhiên, chỉ đạt về số lượng mà chất lượng ấp loại đạt 6 tiêu chuẩn chưa tới 50%. Đa số các ấp còn lại cán bộ thôn ấp đều không tin tưởng, không tâm huyết với CQSG, phần lớn họ nhận công việc để lĩnh lương, ban đêm thường tìm đến nơi an toàn để ngủ, không quản lý chặt chẽ như kế hoạch đề ra. Tài liệu của chính phủ VNCH thừa nhận:“Ban trị sự ấp trên nguyên tắc do dân chúng bầu, nhưng trên thực tế hầu hết đều do chính quyền chỉ định cũng không dám hoạt động mạnh và thường ban đêm phải trốn tránh khỏi bị địch ám hại. Việc thanh lọc hàng ngũ dân chúng, phân biệt bạn thù thường không đem lại kết quả vì tâm lý dân chúng chỉ muốn an thân nên dù có biết những phần tử Việt Cộng nằm vùng cũng không dám tố giác, sợ bị trả thù” [15]. Mặc dù công cuộc phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa chưa hoàn thành, nhưng đây là cơ sở để quân và dân Khánh Hòa vững bước tiến lên chống phá ấp tân sinh trong những năm 1964-1965. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0