intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỷ yếu ngày hội sáng tạo và khởi nghiệp năm 2022: Phần 2 (Kỷ niệm 13 năm thành lập và phát triển)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:260

15
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỷ yếu ngày hội sáng tạo và khởi nghiệp năm 2022: Phần 2 (Kỷ niệm 13 năm thành lập và phát triển) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Khảo sát trở ngại về việc tiếp thu Tiếng Trung của tân sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một trong bối cảnh học tập trực tuyến; Văn hóa ẩm thực của cộng đồng người Hoa trên đất Việt; Phân tích ưu và nhược điểm trong việc làm thêm của sinh viên năm 4 Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc Đại học Thủ Dầu Một;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỷ yếu ngày hội sáng tạo và khởi nghiệp năm 2022: Phần 2 (Kỷ niệm 13 năm thành lập và phát triển)

  1. 394 KHẢO SÁT TRỞ NGẠI VỀ VIỆC TIẾP THU TIẾNG TRUNG CỦA TÂN SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRONG BỐI CẢNH HỌC TẬP TRỰC TUYẾN Hồ Thị Yến Nhi, D19TQ06, Khoa Ngoại Ngữ, Email:1922202040162@student.tdmu.edu.vn, Phone: 0866546431 TÓM TẮT Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu, yêu cầu các nước thực hiện các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn và kiểm soát dịch. Trong bối cảnh “Tạm ngừng lớp học, không ngừng học tập” thì học tập trực tuyến đã trở thành lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên sự tách biệt giữa giáo viên và học sinh về vấn đề thời gian và không gian cũng mang đến những thách thức mới cho việc học. Kết quả nghiên cứu thông qua các cuộc khảo sát trực tuyến với 454 tân sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Thủ Dầu Một cho thấy phương pháp giảng dạy, môi trường học tập và đặc biệt là các đặc điểm của tiếng Trung Quốc chính là ba nguyên nhân chính khiến cho việc học trực tuyến của tân sinh viên gặp nhiều trở ngại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đào tạo của trường sau này. Nghiên cứu này có thể được xem là tiền đề cho những nghiên cứu cùng đề tài về dạy và học trực tuyến tại trường. Ngoài ra, trong bài viết có đưa ra một vài kiến nghị để làm cơ sở để phát triển phương pháp dạy học trực tuyến sau này. Từ khóa: Học tập trực tuyến; tân sinh viên D21; trở ngại; tiếp thu tiếng Trung Quốc 1. Đặt vấn đề Học trực tuyến diễn ra thông qua mạng Internet với tên gọi là E-learning, cũng có nghĩa là học từ xa. Nội dung được cập nhật qua các ứng dụng học trực tuyến như: Microsoft Teams, Zoom, Google Meet,.... Cách học này mang tính tương tác cao và đa dạng giữa giáo viên và học viên. Việc học trực tuyến đã có từ những năm 1986 nhưng trong 15 năm trở lại đây phương pháp này mới được nhiều người biết đến. Theo nghiên cứu của Babson Survey thì Mỹ có trên 7 triệu sinh viên tham gia học online và các tổ chức, đại học tại các nước phát triển cung cấp hình thức học trực tuyến lên đến 80% trong đó có các trường đại học top đầu như: Đại học California – Berkeley, Harvard và Chicago. Đối với Việt Nam phương pháp học này chỉ mới phổ biến vào thời gian gần đây khi đại dịch Covid-19 bùng phát và Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 16 / CT-TTg, thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh, hạn chế đi lại, tụ tập đông người, kể cả tập trung đào tạo trong các cơ sở giáo dục. Nhằm đẩy kịp tiến độ đào tạo trường Đại Học Thủ Dầu Một đã kịp thời áp dụng phương pháp học trực tuyến cho tất cả sinh viên. Thực tế cho thấy, nhóm tân sinh viên khóa D21 có nhiều nét đặc thù hơn so với sinh viên toàn trường. Vì thời gian bắt đầu nhập học theo kế hoạch đào tạo cũng chính là khi dịch Covid-19 bùng phát. Buộc các sinh viên
  2. 395 phải học tập trực tuyến trong học kỳ I năm học 2021-2022. Vì vậy trở ngại của tân sinh viên trong bối cảnh học tập trực tuyến là vấn đề đang rất được quan tâm. Đặc biệt là đối với tân sinh viên D21 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc khi phải tiếp thu thêm một loại ngôn ngữ mới và học song song 2 ngoại ngữ. Nhìn vào các nghiên cứu liên quan của các nước trên thế giới, trong những năm gần đây, lo lắng khi học ngoại ngữ đã trở thành một vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm và chú ý của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tiếp thu ngôn ngữ thứ hai và đắt thụ ngoại ngữ (Horwitz, 2010). Hiện nay, cũng đã có rất nhiều nghiên cứu trong nước về sự lo lắng khi học tiếng Trung Quốc của sinh viên nước ngoài, chẳng hạn như các nghiên cứu của Qian Xu-jing (钱旭菁,1999) [4], Zhang Li và Wang Biao (张莉 & 王飙,2002) [8] , Zhang Xiao-lu (张晓路,2008) [9], Cao Xian-wen và Tian Xin (曹 贤文 & 田鑫,2017) [2] … Các nghiên cứu tập trung phân tích, lý giải quá trình học tập tiếng Trung Quốc, đặc điểm tiếng Trung Quốc là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên. Nhưng trong các nghiên cứu này vấn đề về nỗi lo lắng trong quá trình học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành tiếng Trung ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Hơn nữa, cũng có rất nhiều bài nghiên cứu quan tâm về trải nghiệm học tập của sinh viên đại học. Trong số các nghiên cứu liên quan về các yếu tố của trải nghiệm học tập trực tuyến của sinh viên, nghiên cứu đầu tiên được thực hiện ở nước ngoài Trung tâm Phân tích và Nghiên cứu EDUCAUSE. “Tập trung vào trải nghiệm học tập của giáo dục trực tuyến.”[7] đã hợp tác với 251 cơ sở giáo dục đại học dưới hình thức khảo sát bảng câu hỏi vào năm 2014, và thu được thông tin về tình trạng trải nghiệm học tập của sinh viên đại học. Bài nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào định nghĩa, các yếu tố cấu thành và các yếu tố ảnh hưởng của kinh nghiệm học tập, phương pháp nghiên cứu hầu hết áp dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi hoặc phân tích lý thuyết. Hoặc bài viết của Su Xiaohua (宿晓华,2019) “Nghiên cứu về khóa học trực tuyến dựa trên trải nghiệm của người dùng.”[6] với đối tượng nghiên cứu là những người trực tiếp tham gia và trải nghiệm học trực tuyến, tác giả đã tập trung vào hiệu quả học tập mà các khóa học trực tuyến mang lại, đồng thời so sánh với cách học truyền thống, từ đó chỉ ra các điểm nổi bật khi sử dụng phương pháp học tập trực tuyến. Qua việc tổng hợp các nghiên cứu, có thể thấy rằng các nhà nghiên cứu có quan điểm và nội dung nghiên cứu khá khác nhau về học trực tuyến. Các nghiên cứu vẫn còn sơ khai, mang nặng lý thuyết, chưa gắn chặt với thực tế. Đề tài của tác giả được thực hiện ở hoàn cảnh mới, điều kiện mới và có cách tiếp cận mới có thể đưa ra một hướng đi mà các đề tài tương tự trước đó chưa thực hiện được. Nghiên cứu này có thể được xem là tiền đề cho những nghiên cứu cùng đề tài sau này về dạy và học trực tuyến tại trường.
  3. 396 Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả muốn nghiên cứu sâu về ưu nhược điểm của hình thức học trực tuyến. Đồng thời phân tích chi tiết những rào cản khả năng tiếp thu tiếng Trung của tân sinh viên nhằm tìm ra những bất cập của sinh viên. Xây dựng các phương pháp nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tạo động lực, hứng thú nâng cao hiệu quả học tập cho tân sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc khi tiếp thu nguồn ngôn ngữ mới trong bối cảnh học tập trực tuyến. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Thủ Dầu Một trong bối cảnh thời gian phòng chống đại dịch Covid-19. Nhằm thu thập thông tin cho bài nghiên cứu khoa học được rõ ràng, thiết thực, tác giả đã lựa chọn áp dụng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp định lượng để thu thập dữ liệu đưa ra các số liệu và kết quả đáng tin cậy đáp ứng mục tiêu khảo sát. Tác giả sử dụng công cụ bảng hỏi trên ứng dụng Google Forms để thu thập dữ liệu bám sát vào những khó khăn khi học trực tuyến, được gửi đến 454 tân sinh viên D21 tỷ lệ sinh viên tham gia trả lời khảo sát được thể hiện rõ ở bảng 1. Bảng 1. Kết quả khảo sát sinh viên D21 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc Tổng số sinh Sinh viên tham gia khảo sát Lớp viên Số lượng Tỷ lệ D21NNTQ01 57 42 73,6% D21NNTQ02 57 35 61,4% D21NNTQ03 57 40 70,1% D21NNTQ04 57 52 91,2% D21NNTQ05 57 48 84,2% D21NNTQ06 57 39 68.4% D21NNTQ07 58 50 86,2% D21NNTQ08 57 53 92,9% D21NNTQ09 60 46 76,6% D21NNTQ10 63 49 77.7% Tổng cộng 580 454 78,2% Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp tham chiếu được sử dụng để kiểm tra dữ liệu và sử dụng mạng để sắp xếp dữ liệu hiện
  4. 397 có. Phương pháp đọc tài liệu nhằm chọn lọc được những đúc kết quan trọng từ người nghiên cứu trước để hoàn thiện bài nghiên cứu của tác giả. Phương pháp thống kê để mô tả đơn giản các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát dựa theo những ý kiến cá nhân của sinh viên. Phương pháp phân tích và tổng hợp nhằm phân tích tài liệu từ các bài báo, các bài nghiên cứu khoa học trên các diễn đàn uy tín và thu thập dữ liệu thứ cấp về tân sinh viên. 3. Kết quả và thảo luận 3.1 Thực trạng chung của tân sinh viên ngành ngôn ngữ Trung khi học tập trực tuyến Theo kết quả khảo sát trên phạm vi sinh viên D21 mới tiếp xúc tiếng Trung Quốc được thể hiện rõ ở biểu đồ 3 cho thấy, yếu tố tâm lý trong quá trình học chiếm tỷ lệ rất cao. Do ảnh hưởng của phương pháp học truyền thống từ nhỏ đã tạo nên tư duy theo kiểu học thụ động. Đối với sinh viên khi vừa bước vào giảng đường đại học chưa thích ứng được với cách học chủ động. Chính vì vậy một trong những tình trạng phổ biến của hầu hết các tân sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc gặp phải chính là không tiếp thu được kiến thức, không dám hỏi lại giảng viên (chiếm 81,8%). Ngoài ra, có tới 63,6% tân sinh viên lo lắng về khả năng nghe nói đọc viết của bản thân và 36,3% sợ hãi khi bị hỏi về kiến thức chuyên ngành đều làm nổi bật lên tầm quan trọng của phương pháp giảng dạy. Bên cạnh đó kết quả khảo sát về vấn đề chán nản, không muốn tiếp tục học chiếm 18,1%. Tuy con số không cao, nhưng nếu tiếp tục không đưa ra cách khắc phục giúp sinh viên nâng cao sự thích thú khi học tiếng Trung thì con số này sẽ không dừng lại ở đó. Biểu đồ 1. Tình trạng sinh viên D21 đang gặp phải khi học tập trực tuyến. 3.2 Những yếu tố gây trở ngại về việc tiếp thu tiếng Trung Quốc của tân sinh viên D21 Ở nội dung trên tác giả đã chỉ rõ thực trạng chung của tân sinh viên ngành
  5. 398 Ngôn ngữ Trung Quốc là gặp khó khăn trong việc tiếp thu tiếng Trung Quốc trong bối cảnh học tập trực tuyến. Có thể thấy rằng sinh viên đang bị tác động bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan làm ảnh hưởng đến kết quả học tập trực tuyến. Yếu tố chủ quan Theo kết quả ở biểu đồ 3 yếu tố tâm lý trong quá trình học là nguyên nhân hàng đầu gây trở ngại khi tiếp thu tiếng Trung Quốc, có trên 80% sinh viên lo lắng rằng họ sẽ không thể theo kịp việc học, và 18,1% sinh viên gặp khó khăn trong các khóa học trực tuyến có cảm xúc tiêu cực hoặc thậm chí chán ghét. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, tác giả nghiên cứu đã tiến hành khảo sát về mức độ lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc của 454 tân sinh viên D21 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Thủ Dầu Một và thu được 913 kết quả như bảng 4. Bảng 2. Lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc Phương diện Số lượng Tỷ lệ Lo lắng khi bị hỏi 268 59% Lo lắng về lớp học 98 21.5 Lo lắng về tiếng Trung Quốc 362 79.7% Vấn đề lo lắng khi bị hỏi có đến 59% tân sinh viên nhận định rằng trong giờ học tiếng Trung Quốc sẽ cảm thấy lo sợ khi biết giảng viên sắp hỏi đến bản thân hoặc khi giảng viên nói tiếng Trung nghe không hiểu. Tâm lý của các tân sinh viên sợ nhất là khi giảng viên dạy tiếng Trung Quốc chỉnh sửa từng lỗi sai, giảng viên nói quá nhanh nghe không hiểu, không biết trả lời câu hỏi của giảng viên như thế nào. Ngoài ra lo lắng về lớp học cũng ảnh hưởng đến không ít sinh viên. Tân sinh viên chia sẻ trong bảng khảo sát rằng luôn cảm thấy tiếng Trung Quốc của các sinh viên khác tốt hơn mình, nói tiếng Trung trước mặt các bạn khác, cảm thấy rất xấu hổ, sợ bị cười. Vấn đề quan ngại nhất là có tới 79,7% sinh viên có nỗi lo lắng về tiếng Trung, Theo kết quả của phiếu khảo sát 3 có đến 362/454 tân sinh viên D21 cảm thấy bản thân tiếng Trung Quốc cũng mang đến rất nhiều áp lực, không có tự tin với việc học tiếng Trung vì các yếu tố như từ vựng, ngữ pháp, kỹ năng nghe, đọc dịch (biểu đồ 4). Đối với đối với tân sinh viên khi học tiếng Trung sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Theo Wang Xijie (王希杰,2003) [8] đã nêu ra rằng ngữ pháp là cốt lõi của ngôn ngữ. Học ngữ pháp giúp nắm bắt chính xác ngôn ngữ, rèn luyện khả năng tư duy và nâng cao trình độ diễn đạt ngôn ngữ. Nhưng hầu hết tân sinh viên đều đồng ý rằng một trong những kiến thức khó nhất khi học tiếng Trung là học ngữ pháp (chiếm 78,6%), tiếp sau đó là việc phải học số lượng từ vựng tiếng Trung dày đặc khiến sinh viên chán nản khi học (chiếm 58,3%). Nhưng nếu tân sinh viên nếu không nắm chắc được từ vựng, ngữ pháp thì rất dễ ảnh hưởng kỹ năng nghe và đọc dịch. Cũng có thể nói đối với quá trình học trực tuyến những vấn đề về kết nối mạng không đảm bảo, việc nghe và tiếp thu cũng gặp trở ngại xảy ra các vấn đề thường gặp như vấn đề kỹ năng
  6. 399 nghe (chiếm 62,1%) và đọc dịch (chiếm 44,9%.) Biểu đồ 2: Kết quả khảo sát những kỹ năng khiến tân sinh viên cảm thấy lo lắng khi học tiếng Trung Khảo sát mới nhất của hãng bảo mật Kaspersky ngày 5-8-2021 đối với học sinh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi nói về vấn đề học tập trực tuyến. Có tới 57% học sinh thấy bài giảng khó hiểu hơn khi học từ xa so với trên lớp. Trong biểu đồ 1 cũng đã chỉ ra 81,8% sinh viên không tiếp thu được kiến thức hoặc không dám hỏi lại giảng viên. Theo HuaChiJun (华池君,2010) [3] ông đã khảo sát liên tục trong 5 năm 2005-20010 điều nổi bật là những khó khăn trong học tập của học sinh do quá trình giảng dạy luôn được xếp đầu tiên. Quá trình giảng dạy bao gồm 3 khía cạnh: công nghệ, sự tương tác của sinh viên và phương thức giảng dạy. Nếu là cách học truyền thống giảng viên có thể dễ dàng giám sát hoạt động của sinh viên giúp tân sinh viên tiếp thu nguồn kiến thức gần như là tuyệt đối. Nhưng trong bối cảnh học tập trực tuyến một lớp trung bình có 50-60 sinh viên, ngay cả giảng viên cũng cảm thấy khó khăn trong việc quản lý lớp học, đặc biệt là những giảng viên đã lớn tuổi và ít được tiếp xúc với công nghệ, thông qua màn hình vi tính giảng viên không thể nào quản lý được lớp học. Cho nên, tuy giảng viên đã giảng dạy rất kỹ theo giáo trình có nhiều sinh viên do không có ai giám sát đã mất tập trung, không tiếp thu được kiến thức nhưng không dám hỏi lại đã làm cho tỷ lệ sinh viên cảm thấy chán nản khi học tập trực tuyến ngày càng tăng cao. Yếu tố khách quan Để học tập trực tuyến, sinh viên cần có sự hiểu biết tốt về các nền tảng công nghệ và kỹ thuật để vận dụng vì số đơn vị cung cấp phần mềm học tiếng Trung khá nhiều vì cần phải tải xuống hay cài đặt, khiến cho việc trang bị các thiết bị học tập trở thành nỗi lo của đa số sinh viên. Bảng 3. Thiết bị học tập Thiết bị Số lượng Tỷ lệ Điện thoại 381 83,9% Laptop 62 13,7%
  7. 400 Máy tính 11 2,4% Theo Elizabeth & Casey (2013), “điện thoại thông minh làm cho việc học tập thuận tiện hơn, cho phép sinh viên học bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào” [1]. Kết quả khảo sát cũng cho thấy thiết bị điện thoại chiếm số lượng tỷ lệ cao nhất vì mang tính phổ biến và tiện lợi cho người dùng. Nhưng trên thực tế cho thấy hiệu quả khi học trực tuyến của điện thoại so với laptop và máy tính còn kém. Bởi vì một buổi học trực tuyến thường kéo dài 4 tiếng với dung lượng pin của điện thoại là không đủ, buộc sinh viên phải vừa sạc vừa khiến điện thoại nóng hơn và đơ máy vì vậy sử dụng điện thoại khi học tập trực tuyến là không đảm bảo. Ngoài ra, đường truyền mạng về kết nối internet không ổn định cũng là trở ngại lớn đối với việc theo dõi và tiếp thu kiến thức đến sinh viên trong các buổi học. Sau khi khảo sát thêm về kết nối internet khi học tập trực tuyến tác giả thấy rằng vẫn có một số sinh viên sử dụng dữ liệu di động để tham gia các lớp học trực tuyến và chịu áp lực tương đối lớn về tiền điện thoại. Bên cạnh đó một số học sinh cho biết, thỉnh thoảng bị cúp điện, ảnh hưởng đến tín hiệu thông tin liên lạc, trong trường hợp mất điện, dù có lưu lượng internet cũng khó mà hoàn thành hết buổi học. Trong quá trình học trực tuyến môi trường cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng học tập của sinh viên. Kết quả thống kê mô tả cho thấy, hơn 75% sinh viên học trực tuyến tại nhà, 21% học tại nhà trọ. Môi trường xung quanh của các tân sinh viên D21 ở vị trí gần các khu dân cư, chợ, sửa chữa đồ điện tử hoặc sửa loa, thậm chí bản thân gia đình các sinh viên là hộ kinh doanh buôn bán, vì vậy trong quá trình học bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn xung quanh là không thể tránh khỏi. Nếu so với việc học trực tiếp tại lớp thì học online sẽ giúp sinh viên tiết kiệm kha khá thời gian di chuyển nhưng cũng khiến sinh viên xao nhãng bởi các vấn đề khác và dễ bị phân tâm bởi mạng xã hội, công việc,… Biểu đồ 3 : Môi trường học tập của tân sinh viên Ngoài ra, nhà trường cũng tác động không nhỏ đến tâm lý tân sinh viên. Là một cơ sở đào tạo uy tín với chất lượng đào tạo hàng đầu Bình Dương với mức học phí thấp đã thu hút số lượng lớn sinh viên có điều kiện gia đình thấp và trung bình theo học. Nhưng trong đại dịch toàn cầu Covid-19 trường lại có những thay đổi trong vấn đề học phí làm cho sinh viên hoang mang. Cụ thể là học kỳ 1 năm học 2021-2022,
  8. 401 mức học phí được trường giữ nguyên so với năm trước để chia sẻ những khó khăn của sinh viên trong bối cảnh ảnh hưởng vì COVID-19. Tuy nhiên, từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, trường Đại học Thủ Dầu Một chính thức trở thành đại học tự chủ tài chính, là trường đại học công lập đảm bảo chi thường xuyên. Mức học phí của sinh viên không còn được nhà nước hỗ trợ và áp dụng theo khung học phí dành cho các trường công lập theo Nghị định 81. Do đó, số tiền học phí của sinh viên đóng sẽ cao hơn số tiền học phí những năm trước đây.[10] Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý sinh viên, kết quả khảo sát ở biểu đồ 4 cho thấy tỷ lệ sinh viên có gia đình khó khăn và bình thường chiếm đa số. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16 / CT-TTg, thực hiện các biện pháp ngăn chặn xã hội, hạn chế đi lại, đình chỉ tụ tập đông người đã làm cho nguồn thu nhập của các hộ gia đình bị hạn chế. Đi theo đó là nỗi lo về vấn đề học phí của sinh viên, đặc biệt là tân sinh viên vì chưa đủ nhận thức đã bị lung lay, hùa theo những lời bàn luận của đại đa số các bài đăng tiêu cực về nhà trường trên mạng xã hội. Đồng thời các bạn đang gặp trở ngại về việc tiếp thu tiếng Trung Quốc trong bối cảnh học tập trực tuyến sẽ càng thêm chán nản, không muốn học tiếp, dẫn đến tình trạng hơn nhiều sinh viên bỏ thi, thôi học. Biểu đồ 4: Bối cảnh gia đình của tân sinh viên 4. Kết luận Trong thời gian qua, đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn việc giảng dạy tại nhiều cơ sở gây ra tác động rất lớn đối với giáo dục Đại học. Quá trình chuyển đổi từ đào tạo trực tiếp sang trực tuyến mang theo rất nhiều bất lợi. Rõ ràng, đây cũng là bước đà để việc dạy học trực tuyến được công nhận và phát triển trong tương lai, điều này đồng nghĩa với việc phải tính đến các giải pháp và kế hoạch dài hạn nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả dạy học. Vì vậy, việc xác định những khó khăn, vướng mắc của người học trong quá trình học trực tuyến được coi là cần thiết nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và nâng cao chất lượng học trực tuyến trong tương lai. Từ kết quả khảo sát thực tế về những trở ngại mà tân sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc đang gặp phải tác giả đưa ra một số đề xuất như sau: Thứ nhất: Điểm mấu chốt của dạy và học trực tuyến vẫn là ý thức học tập. Là
  9. 402 một sinh viên, khi đã bước vào giảng đường đại học cần phải trau dồi khả năng học tập một cách chủ động và xác định mục tiêu học tập ngay từ đầu, để đảm bảo rằng bắt kịp tiến độ giảng dạy của giảng viên. Sinh viên nên tự học ở nhà vì giúp các bạn phát triển kỹ năng tìm tòi, rèn luyện sự bền bỉ và quan trọng hơn là giúp các bạn không bị động khi học tiếng Trung. Từng bước rèn luyện kỹ năng chuyên môn giải quyết từng vấn đề gặp phải khi mới học tiếng Trung Quốc như: phát âm, từ vựng, ngữ pháp, đọc dịch, kỹ năng nghe. Thứ hai: Trách nhiệm của giảng viên chính là bồi dưỡng cho sinh viên có thói quen nghe và kỹ năng nghe tốt để tạo bước đệm cơ bản để sinh viên có thể tự tin sử dụng tiếng Trung khi giao tiếp, rất cần sự hướng dẫn hiệu quả của giảng viên vì sinh viên khi rèn luyện kỹ năng nghe lúc mới bắt đầu tiếp xúc với tiếng Trung sẽ gặp rất nhiều khó khăn về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, kiến thức về văn hóa lịch sử… liên quan đến Trung Quốc. Khác với hình thức trao đổi giảng dạy trực tiếp giữa giáo viên và sinh viên trong giờ học, dạy học tiếng Trung trực tuyến không có lợi cho việc tương tác giảng dạy giữa giáo viên và sinh viên nên giảng viên cần tăng cường chăm sóc tinh thần cho tân sinh viên và tổ chức nhiều hoạt động khác nhau để giảm bớt sự nhàm chán của người học từ xa. Giảng viên cần phải thường xuyên khích lệ những sinh viên có thành tích học tập chưa tốt, giúp sinh viên cố gắng hơn trong học tập, nâng cao năng lực tiếng Trung Quốc của bản thân. Sau khi dạy trực tuyến, giảng viên có thể lập một bảng khảo sát nho nhỏ về để tổng hợp thêm những điểm khó mà sinh viên phản ánh nhằm thiết kế các chuyên đề đào tạo chuyên sâu về nội dung phù hợp để hướng dẫn học sinh phân tích và suy nghĩ về các điểm kiến thức cho đến khi nắm vững nội dung liên quan. Thứ ba, nhà trường cần có những chính sách hoặc hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên kịp thời nhằm đảm bảo việc học của sinh viên không bị gián đoạn, đặc biệt là những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc sống ở khu vực vùng sâu vùng xa khó tiếp cận và kết nối với mạng internet. Để tăng mức hiệu quả chất lượng học tập trực tuyến, nhà trường cần giảm số lượng sinh viên ở các lớp học, giúp cho giảng viên dễ dàng quản lý lớp học, tăng cường đào tạo và trau dồi kiến thức cho sinh viên. Mặc dù dịch bệnh đã mang lại một số khó khăn cho việc học tập của sinh viên, nhưng đây cũng là cơ hội để giáng viên trau dồi khả năng học tập tập tự động của sinh viên thông qua dạy học trực tuyến. Giảng viên cần tìm hiểu phương thức dạy học tiếng Trung trực tuyến hiệu quả kết hợp với nội dung giảng dạy phong phú, thú vị để biến bất lợi thành lợi thế. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Anh 1. Jessica L. Buck & Elizabeth McInnis & Casey Randolph (2013). The New Frontier of Education: The Impact of Smartphone Technology in Classroom,. ASEE
  10. 403 Southeast Section Conference. Tài liệu tiếng Trung Quốc 2. 曹贤文 & 田鑫 (2017)。汉语国际教育硕士留学生学习焦虑及其原因调 查, 华文教学与研究,(4),1-13。 3. 华池君 (2010)。网络学习困难研究与调查。 4. 钱旭菁 (1999)。外国留学生学习汉语时的焦虑。语言教学与研究,(2), 144-154。 5. 钱旭菁 (1999) 。语言教学与研究,(2),144-154。 6. 宿晓华 (2019)。基于用户体验的网络课程设计研究。智库时代。 7. 美国 EDUCAUSE 分析研究中心 (2014)。关注在线教育的学习体验。 中 国教育网络。 8. 王希杰 (2003)。语言学在您身边。 9. 张莉 & 王飙 (2002)。留学生汉语焦虑感与成绩相关分析及教学对策. 语 言教学与研究,(1),36-42。 10. 张晓路 (2008)。留学生汉语使用焦虑与归因的相关性研究。语言教学 与研究,(2),32-37。 Website 11. Đình Trọng (2022). Tỉnh Bình Dương sẽ làm việc với ĐH Thủ Dầu Một về tăng học phí gây phản ứng. Báo lao động. Truy cập ngày 20 tháng 01, 2022, https://laodong.vn/ ban-doc/tinh-binh-duong-se-lam-viec-voi-dh-thu-dau-mot-ve- tang-hoc-phi-gay-phan-ung-994801.ldo
  11. 404 TDMU-THIRD-YEAR-ENGLISH-MAJORED STUDENTS’ DIFFICULTIES IN INTERPRETING ENGLISH-VIETNAMESE SPOKEN TEXTS AND SOLUTIONS Phạm Thị Xuân Trúc, lớp D18AV06 - Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Thủ Dầu Một Số điện thoại liên hệ: 083 514 3658 Tóm tắt Phiên dịch được coi là một kỹ năng phức tạp, đòi hỏi phiên dịch viên không chỉ giỏi ngôn ngữ mà còn phải hình thành các chiến lược phiên dịch và các kiến thức khác. Nhiều sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại Đại học Thủ Dầu Một cảm thấy khó khăn trong việc phiên dịch Anh - Việt. Đề tài nghiên cứu với chủ đề “TDMU-third- year-English-majored students’ difficulties in interpreting English-Vietnamese spoken texts and solutions” nhằm tìm ra và lý giải những khó khăn trên nhiều khía cạnh khi phiên dịch Anh-Việt, đưa ra một số phương pháp phù hợp để giúp sinh viên học tập tốt hơn, tích lũy kinh nghiệm trong công việc phiên dịch sau này. Dữ liệu được lấy từ bảng câu hỏi khảo sát của 150 sinh viên năm ba chuyên ngành tiếng Anh tại trường Đại học Thủ Dầu Một. Kết quả cho thấy họ gặp nhiều khó khăn về kiến thức, chiến lược phiên dịch và kỹ năng ngôn ngữ. Những thách thức với chiến lược phiên dịch là phổ biến nhất, kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ thấp hơn một chút. Trong các chiến lược phiên dịch, việc ghi nhớ khó hơn ghi chép. Ngoài ra, kiến thức ngôn ngữ khiến sinh viên gặp nhiều thách thức hơn so với kiến thức xã hội. Bên cạnh đó, họ thường gặp ít khó khăn hơn trong các kỹ năng ngôn ngữ bao gồm cả nghe và nói. Về giải pháp, hầu hết sinh viên chọn thực hành các kỹ năng của họ thường xuyên trong các chiến lược phiên dịch và kỹ năng ngôn ngữ cũng như nâng cao kiến thức ngôn ngữ và xã hội của họ. Bài nghiên cứu trình bày tổng quan những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi phiên dịch tiếng Anh - Việt. Các vấn đề cũng như kết quả được đưa ra một cách khách quan để thu thập dữ liệu chính xác nhất. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị đã được đưa ra để giúp sinh viên khắc phục những vấn đề này. Từ khoá: Những khó khăn, phiên dịch Anh-Việt, các giải pháp, ngôn ngữ nói, sinh viên năm ba chuyên ngành tiếng Anh trường Đại học Thủ Dầu Một Abstract Interpreting is considered a complex skill. It requires the interpreter not only to be good at the language but also to form interpretation strategies and other knowledge. Many English-majored juniors at Thu Dau Mot University find it challenging to interpret the English - Vietnamese. The research with the topic of “TDMU-third-year-English-majored students’ difficulties in interpreting English- Vietnamese spoken texts and solutions” aims to find and explain the difficulties in many aspects while interpreting English-Vietnamese, give some suitable methods to
  12. 405 help Thu Dau Mot students study better, and have experience in their future job. The data was obtained from a questionnaire with 150 students. The findings showed that third-year students faced many difficulties in knowledge, interpreting strategies, and language skills. Challenges with interpretation strategies are the most common, with slightly lower knowledge, and language skills. In interpretation strategies, memorizing is more difficult than taking notes. In addition, language knowledge makes people have more challenges than social knowledge. Besides, they often have less difficulty in language skills including listening and speaking. About solutions, most students choose to practice their skills regularly for the interpretation strategy and language skills as well as improve their linguistic and social knowledge. The research paper presents an overview of the difficulties that students face when interpreting English - Vietnamese. Problems, as well as outcomes, are given objectively to collect the most accurate data. Based on the study findings some recommendations were given to help students overcome these issues. Keywords: difficulties, English-Vietnamese interpretation, solutions, spoken texts, TDMU-third-year-English-majored students I. Introduction The public's demand for trained translators and interpreters has increased as a result of globalization (Austermuhl 2003; Amato & Mead 2002). Aside from language and interpreting skills, trained interpreters must also have highly specialized knowledge, as well as a comprehensive awareness of the ethical norms in different social circumstances. To meet the growing demand in the interpreting market, an increasing number of tertiary education institutions have become involved in the formal training of translating and interpreting majors (Arjona-Tseng, 1994). Thu Dau Mot University is one of the colleges with interpreting skill training. The interpreting course separated into theoretical and practical lessons has not just basic knowledge but also actual interpretation experience. One issue essential to the subject of what makes a successful interpreter, and strongly tied to interpreter training, is how expert and novice interpreting output differs, both in terms of quality and processing (Sunnari, 2003). Many challenges remain in the students' training and learning process, particularly for juniors when abilities are required to be ready for work after graduation. The aspect of English-Vietnamese interpretation has been interested in many researchers and educators in Vietnam and the world in recent years. The proof is that several studies in this field have been found in scientific and research articles by researchers from universities and colleges across the country as Hai Phong Private University, Ha Noi Pedagogical University 2, etc. However, they are only small in scale and limited in number, and the subjects are not entirely students. People know that nothing in the market can fit the particular context of teaching and learning
  13. 406 (Cunningsworth, 1995). Therefore, the research results are only consistent with the actual situation of the research place, and not in others. This article will provide a brief overview of the interpretation as well as its other features. Furthermore, the study will concentrate mostly on the common issues encountered by junior English majors of Thu Dau Mot University and provide some solutions and ideas to assist them in overcoming these difficulties. II. Methodology 2.1. Methods Regarding research methods, many researchers often use quantitative in their research to get accurate and reliable information. According to Babbie (2010), “Quantitative methods emphasize objective measurements and the statistical, mathematical, or numerical analysis of data collected through polls, questionnaires, and surveys, or by manipulating pre-existing statistical data using computational techniques. Quantitative research focuses on gathering numerical data and generalizing it across groups of people or to explain a particular phenomenon.” (Babbie, 2010, p. 35). It is a topic that is related to the field of education, especially about interpretation skills. Therefore, the main methodology is getting information belonging to evaluating the capability of students. According to the basic method, the research is carried out through a quantitative method (questionnaire and survey). Methods of using questionnaires can collect information, then use data and graphs to analyze through statistical methods. Besides, the survey method could help the researcher to “collect detailed factual information that describes existing phenomena” (Isaac & Michael, 1995, p. 50). They are the way that convenient and easy to carry out. Moreover, the fees of those methods are appropriate to do. 2.2 Population and sampling The study is carried out at Thu Dau Mot University. Its subject is the third-year English majors including about 600 students. Most of them have studied Building Interpretation Skills, so the research results will be the basis for the most objective assessment of the current situation of English-Vietnamese interpretation to the target audience. The researcher selects 150 students randomly from this population to conduct a questionnaire survey to get the most overall results. Among the learners participating in the survey, the researcher accidentally singles out the participants without deciding in advance whether they are good or bad students in terms of their language proficiency, as well as how their interpreting skills are. 2.3. Research instruments The researcher uses the questionnaire as a primary tool for data collection because it is appropriate to obtain a large amount of information about specific issues from
  14. 407 many participants in a fairly short time. In this study, the questionnaire in Google form aims to find out some difficulties and solutions in English-Vietnamese interpretation of third-year English majored students. The researcher uses question types such as multiple choice and checkbox to get information, that figures out which options are popular and which are not. The questionnaire consists of 3 main parts: demographic information section, difficulties, and solutions in interpreting the English-Vietnamese spoken texts. 2.4. Data collection procedures This survey was conducted for 2 months (October 27th to December 20th, 2021). The questionnaire was randomly sent to the participants via a Google form link. Because of the Covid-19 epidemic, students do not go to school. Links are sent via Facebook, and Zalo to the target audience. Besides, thanks to the D18 class presidents’ support sent to the class members to conduct the survey. Thus, 150 responses were collected favorably and the answers will be recorded on the Google form. In this process, the subjects participated in the survey at random, the researcher did not decide in advance whether they were good or bad students in terms of English and English-Vietnamese interpretation. 2.5 Data analysis methods After collecting the data, it is presented in the form of the pie and the column chart in the Googe form (150 people out of 100%). However, to facilitate the presentation in the report, comparison and conclusion, the data is put into the appropriate tabular form. Due to the small samples, the researcher does not use specialized analytical software to calculate, the researcher only calculated the percentage for analysis. Therefore, it is possible to see the difficulties that students often face in the process of interpreting English-Vietnamese (the larger the percentage, the higher the difficulty is often encountered). As well as, solutions to overcome those difficulties (the higher the percentage, the more students feel that the solution is right for them). To sum up, the researcher can get the best overview of the students’ main and frequent problems as well as to choose the solutions of the most interest. III. Results and discussions The finding of this research study represents the notable points in the results of the analysis of the study in the following areas: the difficulties of English-Vietnamese interpretation, and the ways to improve interpreting skills. 3.1 Difficulties students encounter when interpreting English-Vietnamese on spoken text.
  15. 408 100 90 86 80 72 70 60 60 50 40 30 20 10 0 Knowledge Interpreting stratergies Language skills Difficulties Figure 3.1.1. The difficulties students encounter when interpreting English- Vietnamese on spoken texts. It is clear from the graph that the big challenge students are facing is interpreting strategy (86%). The students often fail to master strategies for interpreting. The reason may be that they do not practice them regularly, as well as have not practiced much in a real environment. The second difficulty is the lack of knowledge (72%), which stems from the students' sense of learning and greatly affects the interpreter. Finally, language skills, based on the above table, students may have less challenge (60%), but it still accounts for a relatively high percentage that makes them pay more attention to this area. 3.1.1 Difficulties of knowledge Elements of knowledge Difficulties Respondents Percent Often encounter strange 105 (70%) structures Arrange the elements in Grammar the sentence that are not 120 (77%) suitable Language Often use incorrect tenses 96 (66%) knowledge Choose words that do not 114 (75%) fit the context Vocabular Often lack vocabulary to 132 (85%) y understand speech Often not understand 135 (90%) idioms
  16. 409 Do not recognize words with the same 120 (84%) pronunciation Pronunciat Do not understand 126 (83%) ion different accents Do not hear the correct stress and sound 132 (85%) connection Do not understand 67 108 specialized messages Do not have enough knowledge on the subject 50 90 Social knowledge of interpretation Do not regularly update cultural and social 60 96 knowledge Table 3.1.1.1. Difficulties of knowledge students encounter when interpretating English-Vietnamese on spoken texts. Regarding language knowledge, pronunciation is considered the most difficult for students, and "Do not hear the correct stress and sound connection" with 88% of choices. Students seem familiar with the pronunciation in Vietnamese, the parts that make up the sound such as the tongue, lips, and teeth are difficult to adjust the pronunciation in English. In English, words with two or more syllables are stressed. The stress will fall on one of the certain syllables, and that syllable will be pronounced more stressed than the rest. In contrast, Vietnamese does not have the word stress, as it is a one-syllable word. Due to the nature of Vietnamese, we often do not pronounce the last sound. However, English is different, the last sound is so vital. If students do not pronounce the last sound clearly, they will not distinguish words with similar pronunciations. In particular, if they do not pay attention to the last pronunciation, they will not connect sounds, an important part of creating a native voice. Therefore, many people can pronounce correctly and easily get discouraged. Additionally, the number of “Do Not understand different accents” answers is also quite high (84%). That makes it impossible for them to hear the speech correctly when meeting new accents and misinterpret what they are saying because of the different pronunciations. It means, that each region, each country will have different pronunciations, not only English but also Vietnamese. It makes it difficult for students in the process of absorbing information from customers who do not speak standard English and conveying it to Vietnamese who do not speak standard Vietnamese. Besides, 80% of answers are “Do not recognize words with the same pronunciation”. In English, many words are written differently and have different meanings but are pronounced the same, making it difficult for students to listen.
  17. 410 Besides, students also had difficulties in vocabulary with 90% for "Often not understand idioms". In most languages, in addition to the general rules and standards (called grammar), there are always "exceptions" that make it almost impossible for learners to understand the true meaning of phrases and sentences and special (idioms) that native speakers use. They may not know which idioms they need to learn and which ones they do not because English idioms are extremely diverse and rich, and there is a quite different meanings in the same idiom spoken by the British and the Americans. Besides, learners may come across many words that they have not yet learned in an idiom. Although the actual meaning of an idiom has little to do with each word that composes it, understanding the meaning of an idiom is not an easy task. It is the eternal problem of learners of any foreign language, not just English. If they do not practice idioms regularly, they will often not remember their meaning. Vocabulary is so important in communication, however, up to 88% of students "Often lack the vocabulary to understand speech". Many people start learning English from primary school, and by the time they go to university, their vocabulary is still relatively small because the way they learn to take notes many times is not effective for memorization and communication. As a result, they often do not fully understand the spoken word and have difficulty communicating it in the target language. Besides, 76% for "Choose words that do not fit the context" is a pretty high percentage. Many students have a fairly good vocabulary but do not know how to use them in the right contexts. This error comes from the fact that the English word is translated into a Vietnamese meaning, and when students learn vocabulary, they will remember the Vietnamese meaning of that English word and apply that English word according to the Vietnamese understanding, resulting in English vocabulary being used in the wrong context. This often happens to English words that are translated into Vietnamese with the same meaning. As well, collocations are phrases put together to convey meaning naturally to English, and therefore collocations cannot be arbitrarily combined. Using incorrect collocation is the most common mistake made by students because they often create collocations based on the Vietnamese language. That causes misunderstanding or leads to misunderstanding what to say. Moreover, students also have difficulty with grammar. The significantly higher is "Arrange the elements in the sentence that are unsuitable" with 120 choices (80%). Students pay little attention to the order of the sentence's parts, making the sentence grammatically incorrect. It confuses the listener in the communication process. Vietnamese people often use English in the "word by word" way, which means translating word by word. However, because the grammar of Vietnamese and English is different, it often leads to incorrect translation or speaking that native speakers do not understand. And there are 105 students (70%) who selected "Often encountered strange structures", which is also a common mistake among students. The unfamiliar structure can be confusing for students because they often try to unlock meaning by
  18. 411 analyzing sentence structure. They rarely cultivate grammar, especially structures that are rarely used, as a result, when they hear it, they do not fully realize the meaning of the speaker. "Often use incorrect tenses" accounted for 64%. Part of the reason many Vietnamese people make conjugation mistakes is because of the difference in time expressions between Vietnamese and English. To express different tenses, Vietnamese will not change the verb but only add time elements. In other words, different tenses in Vietnamese are marked by adding adverbs before the verb. These adverbs are not required, especially when there are specific time words such as now, tomorrow, yesterday, etc. Collectively, these errors all stem from the difference between the structure of Vietnamese and English. Another major issue is a lack of social understanding. It is noticeable that 72% "Do not understand specialized messages". Specialized words (terms) are words/phrases a special word used in a subject or subject-specific subject matter (Richards & Schmidt, 1992). Interpretation is considered a field that requires knowledge not only of the language but and related majors. If students do not hold strong knowledge in any of the above areas may cause difficulties for the interpreter because understanding the meaning of a word is vital but grasp it the message that the word conveys in a particular context may be even more important. Besides, there are 64% of students choose "Do not regularly update cultural and social knowledge". Not only is good at foreign languages with a rich vocabulary, but the interpreter must also have an understanding of the culture, customs, and dialects used by the local people to be able to apply them to the real situation and express them more naturally. 60% who choose "Make communicating content that is out of context". Communication is made easier by the sharing of mutual knowledge and common topics. Even if listeners understand the surface meaning of the material, they may struggle to grasp the full meaning of the message unless they are already familiar with it. Nonverbal cues like facial expressions, gestures, nods, or tone of voice might also be misconstrued by listeners from various cultures. As is highlighted in the table, students have language knowledge difficulties more than social knowledge. In that, they always have problems with vocabulary and pronunciation more than grammar. Although English is introduced into the curriculum from an early age and throughout until the students finish high school, the focus of teaching and testing methods is always grammar and vocabulary. Therefore, students are often a little better at grammar. However, the importance of grammar is undeniable, during these years, students have to spend most of their time doing grammar exercises without having any practice to apply them in communication circumstances. Besides, learning vocabulary by rote will be easy to forget, leading to the loss of many words if not used often. Last but not least, in English-Vietnamese interpretation, pupils have a greater advantage in making discourse in the target
  19. 412 language. They are not required to speak English, which can be difficult to pronounce and impede the interpreter from receiving precise target information. Many students struggle with aspects of English pronunciation such as ending sounds, intonation, and aspirated consonants. These flaws can occasionally lead to misunderstandings. As a result, when speaking in their original language, interpreters gain an edge. 3.1.2 Difficulties of interpreting strategies Elements of Interpreting Difficulties Respondents Average strategies Often write out individual words but 117 (78%) put them together without content. Note-taking Do not distinguish between main and 120 (80%) secondary ideas. Often miss out speaker’s information 126 (84%) Do not fully remember the speaker's 138 (92%) message Memory Be easy to lose concentration 123 (82%) Do not recall information quickly 117 78%) Table 3.1.2.1. Difficulties of interpreting strategies students encounter when interpretating English-Vietnamese on spoken texts. From the results, up to 84% of students have problems with the speed of their notes "Often miss out speaker’s information". They seem puzzled by the speaker's rapid pace and the time constraint that they can not take proper notes. Turkel and Peterson (1982) agree with this notion, stating that "They can not concentrate on what they are reading and hearing when they are taking notes" (p. 10). It is true that taking notes while listening might cause listeners problems. However, this is not the case for everyone. Because, according to Turkel and Peterson, if people know how to take notes and what to take notes for to save time and catch up on what has been spoken, no problems will arise. A large part of students "Not distinguish between main and secondary ideas" with 80%. Although they understand the speaker's meaning, they do not know what is important to convey, and what is not necessary to interpret. Therefore, they are often confused, not knowing where to start and end. 117 (78%) students choose "Often write out individual words but put them together without content". They continue to note down any words they could hear without understanding. It is consistent with a study by Turkel and Peterson in 1982 that “They (students) always try to race to take down every word, unable to sort out what belongs in their note” (p.3). This will not be suitable for interpretation because they cannot understand what they note and what it means. In terms of memory difficulties in general, the table indicates that "Do not fully remember the speaker's message" is a serious concern, with 92% of the students
  20. 413 claiming that they are embarrassed when listening to many different forms of material. It is really hard to both take in large amounts of information and remember it correctly. Another difficulty is the lack of concentration ability to encode information in the brain. Therefore, 82% of the students choose "Be easy to lose concentration" as their answer. This may be due to psychological or external physical factors affecting the interpreter. Besides, “Do not recall information quickly” is also a difficulty for 78% of students. Interpreters are often under a lot of pressure, so after a long listening period, it can be a challenge to recall and arrange ideas in the right order. In general, they tend to have more difficulty in memory than note-taking because the average result of memory is significantly higher than note-taking. It can be seen that students' memory skills are not good. The reason may be that they have only been exposed to this skill for a short time (since learning the Building Interpreting Skills), so they have not had time to practice to master it. In addition, memory also depends on the ability of each person and their concentration in the vital moments. The skill of taking notes also causes many difficulties for students, requiring them to use symbols well to reduce writing time, as well as the decoding process takes place quickly so as not to miss information. 3.1.3 Difficulties of language skills Elements of language Difficulties Respondents Average skills Guess unkown words or phrases 96 (64%) Not recognize main points 99 (66%) Listenning Do not make prediction what the 120 (80%) speaker talks Be afraid to speak for fear of losing 99 (66%) mistakes Be no confident when standing in Speaking 87 (58%) front of a crowd Communicate not smoothly or 93 (62%) interruptedly Table 3.1.3.1. Difficulties of language skills students encounter when interpretating English-Vietnamese on spoken texts. As is illustrated in the table, about listening skills, students often “Do not make a prediction what the speaker talks” with 120 choices (80%). Students can not always predict what speakers will say, whether it is a radio news report, an interviewer's questions, a normal chat, etc. The prediction provides pupils with a lot of benefits in terms of listening comprehension. The problem, according to Hasan (2000), is caused by the practice of listening word by word. They do not pay attention to any specific indicators that can help them forecast what will be discussed. The second issue is
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0