intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Là sếp hay là bạn?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

109
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là chủ doanh nghiệp, một thuận lợi để xây dựng quan hệ bạn bè với nhân viên đó là bạn có mối quan hệ vững vàng với từng nhân viên.. Hãy giữ chừng mực... (Ảnh minh hoạ) Bạn nắm bắt được đâu là động lực khích lệ nhân viên của mình. Bởi bạn đã có cơ hội tìm hiểu về gia đình, mối quan tâm và những mục tiêu của họ trong cuộc sống. Còn nhân viên lại có mối liên kết bền chặt với người quản lý thì hầu như đều mong muốn làm việc lâu dài hơn và trung...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Là sếp hay là bạn?

  1. Là sếp hay là bạn? Là chủ doanh nghiệp, một thuận lợi để xây dựng quan hệ bạn bè với nhân viên đó là bạn có mối quan hệ vững vàng với từng nhân viên.. Hãy giữ chừng mực... (Ảnh minh hoạ) Bạn nắm bắt được đâu là động lực khích lệ nhân viên của mình. Bởi bạn đã có cơ hội tìm hiểu về gia đình, mối quan tâm và những mục tiêu của họ trong cuộc sống. Còn nhân viên lại có mối liên kết bền chặt với người quản lý thì hầu như đều mong muốn làm việc lâu dài hơn và trung thành với công ty.
  2. Tuy nhiên, để trở thành một nhà quản lý giỏi, bạn cần phải cẩn trọng trong hoạch định, phân chia rõ ràng ranh giới giữa ông chủ và nhân viên. Dưới đây là một số điều cần lưu ý: 1. Rạch ròi mối quan hệ Để duy trì được sự kính trọng của nhân viên đối với bạn trong khi thiết lập mối quan hệ bạn bè với họ, bạn nên thẳng thắn về bản chất của mối quan hệ trong kinh doanh. Hay nói cách khác, bạn cần làm sáng tỏ đâu là mục tiêu, nhân viên của bạn sẽ giúp bạn đạt được chúng như thế nào và họ có thể trông đợi điều gì từ bạn. Chỉ cần bày tỏ những tiêu chí trên một cách rõ ràng, bạn có thể giảm thiểu được những nguy cơ, rủi ro mà nhân viên có thể hiểu sai về tình bạn của bạn và cư xử theo cách thiếu chuyên nghiệp. 2. Hoà đồng – trong một cấp độ Trong hầu hết các văn phòng thường có những buổi giao lưu, có thể là bữa trưa của ngày làm việc cuối trong tuần, hay một buổi uống nước sau giờ làm việc,… Và hiển nhiên những nhà quản lý không thể vắng mặt trong những sự kiện như thế. Hãy nhớ rằng hoà đồng với mọi người, thận trọng với rượu và đừng để là người cuối cùng ra về trong buổi tiệc, cũng như cần giữ sự gần gũi trong văn phòng ở mức tối thiểu để đảm bảo bạn luôn là người được tôn trọng và được chào đón. 3. Đừng thể hiện sự quý mến thái quá Một trong những lỗi lớn nhất bạn có thể mắc phải đó là thể hiện sự quý mến đặc biệt đối với một số nhân viên tại nơi làm việc. Những nhân viên khác sẽ nhanh chóng nghi ngờ bạn, và năng suất lao động sẽ trở nên tồi tệ. Nếu bạn không chắc chắn về việc bày tỏ lòng quý mến của mình, hãy nghĩ xem đối với mỗi nhân viên, tình cảm quý mến mà bạn dành cho họ là bao nhiêu? Sau đó hãy hỏi bản thân bạn
  3. đối xử thế nào đối với mỗi người trong số họ. Nếu việc đối xử của bạn có độ tương quan lớn hơn tình cảm mà họ dành cho mình, bạn cần thay đổi lại hành vi ứng xử của mình. Đừng thể hiện sự quý mến thái quá (Ảnh minh hoạ) 4. Hãy giữ chừng mực Sẽ không có vấn đề gì nghiêm trọng khi bạn có những người bạn thân tại nơi làm việc, nhưng bạn cần phải giữ chừng mực trong việc chia sẻ thông tin. Những thông tin làm việc bí mật như tiền lương, quyết định thuê hay sa thải ai, khoản lợi nhuận hàng quý phải luôn được giữ kín tuyệt đối, không được tiết lộ khi hoà nhập với nhân viên, nếu không bạn sẽ mất đi sự tín nhiệm. 5. Đối mặt với “tuyến lửa”
  4. Đôi khi nhân viên lại là người bạn tốt nhưng lại không phải là người làm việc tốt. Bạn có thể không muốn đối mặt với điều này nhưng vì lợi ích của công ty, bạn cần phải cứng rắn và có cái nhìn tỉnh táo xem hành vi của nhân viên này có tác động tới đạo đức, lịch trình làm việc, quan hệ khách hàng và điều quan trọng hơn cả và cốt yếu là thời gian mắc lỗi của anh ta như thế nào. Trong nhiều trường hợp, bạn trước tiên phải là một người sếp và sau đó mới là người bạn của nhân viên này. Nếu bạn có thể giúp anh ta trở lại thành một thành viên tích cực, hoạt động năng suất trong đội của bạn, thì hãy làm. Nếu không, bạn cần để anh ta ra đi trước khi có thêm nhiều thiệt hại hơn xảy ra. 6. Đừng giả tạo Có thể bạn muốn cố gắng trở thành người bạn với tất cả nhân viên, bởi bạn cho rằng điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thêm vững chắc. Trong khi một số các khoá đào tạo về quản lý lại nhấn mạnh rằng các ông chủ nên tìm hiểu nhân viên của họ thêm về cuộc sống cá nhân, ví như kế hoạch cuối tuần, gia đình, con cái tuy nhiên một số cố gắng có thể đem lại kết quả ngược với mong đợi nếu các nhà quản lý bị cho là thiếu thành thật. Hãy bày tỏ những câu hỏi đặc biệt trong những dịp đặc biệt đối với nhân viên nhưng đừng đòi hỏi quá nhiều ngoài những câu hỏi. Bởi tìm hiểu nhân viên là một công việc chiếm nhiều thời gian và phải từ từ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2