intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sếp hay là quản giáo

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

85
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lãnh đạo công ty không phải là kiểm soát viên hay quản giáo. Một người lãnh đạo có tài sẽ tạo điều kiện để nhân viên tự giác và nhiệt tình làm việc mà không cần có sự kiểm tra giám sát. Hơn nữa lãnh đạo nên quản lý ở chất lượng công việc, không nhất cứ nhất động theo sát nhân viên. .Hiểu không là câu hỏi mà đa số nhân viên đều không muốn nghe, sao bạn không thay bằng hiểu không bằng câu hỏi mở có ai có thắc mắc gì về công việc nữa không? Thì ắt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sếp hay là quản giáo

  1. Sếp hay là quản giáo Lãnh đạo công ty không phải là kiểm soát viên hay quản giáo. Một người lãnh đạo có tài sẽ tạo điều kiện để nhân viên tự giác và nhiệt tình làm việc mà không cần có sự kiểm tra giám sát. Hơn nữa lãnh đạo nên quản lý ở chất lượng công việc, không nhất cứ nhất động theo sát nhân viên. Ảnh minh họa Hiểu không!
  2. Hiểu không là câu hỏi mà đa số nhân viên đều không muốn nghe, sao bạn không thay bằng hiểu không bằng câu hỏi mở có ai có thắc mắc gì về công việc nữa không? Thì ắt hẳn lúc đó mọi người sẽ dễ dàng trao đổi với nhau hơn và những khúc mắc cũng sẽ được giải đáp ngay. “Làm đi!” Nhân viên đi làm ai cũng có trách nhiệm với công việc, cũng luôn nỗ lực hoàn thành công việc nếu không bị đuổi việc. Vì vậy bạn không cần phải nói theo kiểu "ra lệnh" như "làm đi" kiểu nói với một đứa trẻ "học đi".Thay vì câu nói như ra lệnh thì chỉ cần bằng một câu hỏi thăm: có khó khăn gì trong công việc không? cố gắng hoàn thành kịp tiến độ. Đó như một lời động viên, một lời nhắc khéo. Còn nhân viên cũng cảm thấy được quan tâm. Lẽ thường, không cần câu nói đó, nhân viên của bạn cũng hiểu được nhiệm vụ. Nhưng với sự nhấn mạnh như trên, bạn đặt họ vào thế bị hạ thấp tư cách, và điều đó khiến đa số nhân viên cho rằng họ bị sỉ nhục. “Tôi không muốn nghe bất kỳ lời xin lỗi nào cả!” Không ai hoàn hảo và việc bị lỗi là điều không tránh khỏi và trong công việc cũng vậy. Nhân viên cần giải thích và bạn cũng cần phải nghe lời giải thích đó để có hướng giải quyết phù hợp.
  3. Đôi khi không nhất thiết phải xin lỗi khi sai lầm đã qua. Nhưng nhân viên có quyền giải thích cho lãnh đạo nguyên nhân khiến anh ta hành động như vậy. Nếu sếp cố tình không chịu lắng nghe và còn tuyên bố một câu căng thẳng như trên, chẳng qua chính sếp đã tự thấy rằng mình có một phần trách nhiệm trong chuyện này, nhưng cứ lờ đi. Vậy là người lãnh đạo đã không thành thật trước nhân viên và ngay cả trước bản thân mình. “Anh phải thấy may mắn là tôi không đuổi việc anh!” Nếu nhân viên làm việc tồi thực sự, người lãnh đạo cần cho thôi việc. Song nếu anh ta có một sơ suất nhỏ, thì đừng nghĩ đến chuyện sa thải. Logic đơn giản là như vậy. Thường là sau khi sếp đã dọa dẫm như vậy, nhân viên sẽ bắt đầu có ý định kiếm việc khác và không còn hết lòng cho công việc hiện tại. “Tôi sẽ theo dõi anh chặt hơn!” Sếp chứ không phải quản giao và nhân viên không phải là tù nhân, là người phạm tội để sếp theo dõi chặt chẽ, khắt khe. Như vậy chỉ làm cho nhân viên thêm áp lực.
  4. Lãnh đạo công ty không phải là kiểm soát viên hay quản giáo. Một người lãnh đạo có tài sẽ tạo điều kiện để nhân viên tự giác và nhiệt tình làm việc mà không cần có sự kiểm tra giám sát. Một nhà quản lý tốt tạo nên bầu không khí trong sạch và cởi mở, do đó mọi lầm lẫn hay thành công của nhân viên đều biểu lộ rõ ràng. Đe nẹt kiểu trên đây chỉ khiến cho nhân viên thấy rằng trước đó sếp hoàn toàn không nắm được tình hình trong công ty.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2