intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm thế nào để chọn ngành học phù hợp?

Chia sẻ: HuyenNDN | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

113
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có chắc bạn đã chọn đúng ngành học? Thành công trong cuộc sống vốn là ước muốn của mỗi người. Trong đó, lựa chọn đúng trong việc chọn trường, chọn ngành, chọn nghề là những yếu tố quan trọng mang đến thành công trong cuộc sống. Vậy, có con đường nào ngắn nhất để đi đến thành công?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm thế nào để chọn ngành học phù hợp?

  1. Làm thế nào để chọn ngành học phù hợp? Có chắc bạn đã chọn đúng ngành học? Thành công trong cuộc sống vốn là ước muốn của mỗi người. Trong đó, lựa chọn đúng trong việc chọn trường, chọn ngành, chọn nghề là những yếu tố quan trọng mang đến thành công trong cuộc sống. Vậy, có con đường nào ngắn nhất để đi đến thành công? Nghề phù hợp = thích + đam mê + khả năng cá nhân + điều kiện Thích – bạn đã thực sự thích nghề nghiệp mà mình mơ ước mà không có bất kì sự đắn đo, lo lắng nào? Nếu đã thích nghề mình chọn, bạn đã nắm trong tay 30% sự thành công với nghề nghiệp đó trong tương lai. Tuy nhiên điều quan trọng là bạn sẽ “thích” đến bao giờ? Do đó hãy xác định thật chắc chắn. Khả năng cá nhân – đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại trong nghề nghiệp. Bạn thích trở thành ca sĩ, và thật sự đam mê với nghề nghiệp đầy cơ hội này, tuy nhiên trời lại không ban cho bạn một chất giọng tốt, nghĩa là bạn chưa có duyên với nghề mình đã chọn. Do đó, trước khi quyết định chọn một nghề, hãy tự đánh giá lại năng lực bản thân, bạn không cần phải xuất sắc nhưng ít nhất phải có tố chất. Chính sự rèn luyện và khổ luyện sẽ giúp b ạn hoàn thiện con đường sự nghiệp của mình mỗi ngày. Đam mê – nếu đã thích, bạn có đam mê nó không? Nếu thích một nghề, bạn sẵn sàng để bước chân vào lĩnh vực đó, nhưng phải cần có đam mê, bạn mới có thể theo đuổi nó đến cùng. Khi đó, bạn đã nắm trong tay 50% sự thành công.
  2. Điều kiện – yếu tố này có thể là điều kiện tài chính, hoàn cảnh gia đình hay môi trường mà bạn đang sinh sống. Khi mọi yếu tố đã đạt đến sự hoàn hảo nhưng điều kiện của từng cá nhân lại không cho phép, cũng là lúc bạn nên cân nhắc cho một quyết định khác.Khi đã hội tụ đủ các yếu tố cần thiết để khẳng định bạn đang chọn đúng nghề, tiếp theo hãy chọn cho mình một ngành học phù hợp, sau đó là một môi trường học tập lý tưởng để bắt đầu hành trình hiện thực hóa ước mơ. Vậy nên để tìm được ngành học ưng ý nhất, bạn cần phải “hiểu mình, hiểu ngành, hiểu trường”, thêm một chút đam mê và quyết tâm tràn đầy. Đa dạng những lựa chọn Xã hội càng phát triển kéo theo nhu cầu về giáo dục cũng thay đổi. Nếu như trước đây, để đánh giá năng lực của một ứng viên, nhà tuyển dụng thường xem xét ngôi trường đại học mà ứng viên đó đã tốt nghiệp. Đã từ lâu, tấm bằng đại học là một sự công nhận cho năng lực và khả n ăng của một người. Tuy nhiên, quan niệm đó có còn phù hợp với hiện tại? Bên cạnh những chương trình chất lượng kém gắn mác Quốc tế nhằm thu học phí cao làm xấu đi hình ảnh của những mô hình giáo dục tiên tiến này, không thể phủ nhận những giá trị thật sự m à các chương trình Quốc tế chính thống đem lại cho sinh viên Việt Nam, có thể kể đến như khả năng tiếng Anh lưu loát, thuần thục kĩ năng mềm, sự sáng tạo, tư duy logic khi giải quyết vấn đề, trong đó quan trọng nhất là vốn kiến thức chuyên ngành rất “hợp thời” luôn bắt kịp những thay đổi của Thế Giới và mang tính ứng dụng thực tiễn cao. Để trả lời, ta cần xem xét thêm một câu hỏi khác: “Doanh nghiệp cần nhân viên có khả năng kiếm tiền giỏi hay cần nhân viên có bằng cấp cao với học lực tốt?”. Thật vậy, trong thời buổi cạnh tranh toàn cầu, sinh viên rất khó tìm được việc làm tốt nếu như chỉ có tấm bằng đại học trong tay. Chính vì lý do đó, nhiều chương trình đào tạo khác nhau ra đời mang đến những cơ hội tiếp cận mới cho sinh viên Việt Nam. Trong đó có thể kể đến như các trường đại học quốc tế, các chương trình liên kết quốc tế đào tạo dài hạn chính quy, cho đến các chương trình đào tạo nghề cũng mang nét đặc trưng riêng của các quốc gia có nền giáo dục phát triển như Anh, Mỹ, Ấn Độ…Tóm lại, rất khó để đánh giá hiệu quả của một quyết định bởi đặc thù của lĩnh vực giáo dục, chỉ khi sinh viên áp dụng những điều đã học vào thực tế, lúc đó mới nhận ra mình có hay chưa phù hợp với ngành nghề này. Do vậy, đứng trước “cánh cửa quan trọng” của cuộc đời, mỗi bạn trẻ cần nên tự đánh giá lại mình, tìm hiểu chung quanh và nhất là phải dành trọn đam mê, tâm huyết cho những gì mình sẽ theo đuổi. Truy cập http://profilesvietnam.com/ hay http://goo.gl/c6cVt để biết thêm chi tiết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2