Làm thế nào để gây ấn tượng từ những giây đầu tiên?
lượt xem 643
download
Bạn có biết rằng bạn chỉ có 30 giây để gây ấn tượng với người đối diện, khách hàng tiềm năng, bạn hàng và đồng nghiệp? Bất kỳ điều gì xảy ra trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó sẽ quyết định tương lai của toàn bộ mối quan hệ - hoặc nó sẽ giúp bạn mở những cánh cửa thành công, hoặc sẽ khép lại vĩnh viễn những cơ hội lẽ ra là của bạn. Vậy làm thế nào để đảm bảo cho cánh cửa đó sẽ luôn mở ra trước mắt bạn?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Làm thế nào để gây ấn tượng từ những giây đầu tiên?
- Làm thế nào để gây ấn tượng từ những giây đầu tiên? Bạn có biết rằng bạn chỉ có 30 giây để gây ấn tượng với người đối diện, khách hàng tiềm năng, bạn hàng và đồng nghiệp? Bất kỳ điều gì xảy ra trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó sẽ quyết định tương lai của toàn bộ mối quan hệ - hoặc nó sẽ giúp bạn mở những cánh cửa thành công, hoặc sẽ khép lại vĩnh viễn những cơ hội lẽ ra là của bạn. Vậy làm thế nào để đảm bảo cho cánh cửa đó sẽ luôn mở ra trước mắt bạn?
- Hãy bắt đầu từ chính mình - Bạn cần để ý nhiều hơn tới những ảnh hưởng mà phong cách giao tiếp của bạn đã tạo ra cho người khác. Bạn thử tự đánh giá xem trong những việc bạn đang làm, điều gì mang lại hiệu quả, điều gì không. Một số thói quen xấu có thể dễ dàng bị loại bỏ, chỉ cần bạn ý thức được rằng chúng là những yếu tố cản trở thành công của bạn. - Hãy là người chủ động xây dựng hình ảnh của chính mình. Ba tính từ nào mà bạn mong muốn được người khác nhắc tới bên cạnh tên của bạn? Hãy hành động và nói năng theo phong cách nhất quán của ba từ này. - Hãy giao tiếp với người khác theo cách mà họ muốn được giao tiếp, chứ không phải theo cách bạn muốn. Lắng nghe - Bạn cần tập trung lắng nghe - điều này rất khác với nghe. “Lắng nghe” là một việc làm mang tính chủ động, đòi hỏi sự tập trung, chú ý và tiêu tốn nhiều năng lượng, trong khi “nghe” chỉ là một việc thụ động và không đòi hỏi bất kỳ một kỹ năng đặc biệt nào cả. - Phải thấu hiểu trước khi phản hồi. Sự phán xét và phê bình vội vã sẽ làm giảm hiệu quả của việc lắng nghe. - Đáp lại toàn bộ thông điệp của người đối diện. Cảm xúc và suy nghĩ không chỉ được truyền đạt bằng ngôn ngữ, mà còn thông qua các biểu hiện của khuôn mặt, ánh mắt và cả thái độ của người nói. Nếu bạn chỉ dựa trên từ ngữ và coi đó là toàn bộ
- thông điệp của người đối diện, thì có lẽ bạn đã bỏ lỡ một nửa những gì họ muốn truyền đạt. - Thể hiện sự đồng cảm. Hãy tự đặt mình vào vị trí của người đối diện để hiểu tâm trạng và mong muốn của họ. Ngôn ngữ cơ thể - Cân nhắc về những gì bạn đang thể hiện thông qua dáng vẻ bên ngoài: trông bạn có tự tin không và có đáng để người khác đặt niềm tin không? Trang phục, kiểu tóc, phong thái …đều được gộp vào thông điệp mà bạn muốn truyền đạt. - Gắn lời nói với hành động. Khi lời nói và ngôn ngữ cơ thể không nhất quán, người ta thường tin vào cái họ nhìn thấy, chứ không phải những gì họ nghe được. Hành động thực sự có sức mạnh hơn lời nói. - Duy trì một khoảng cách vừa phải, từ 1,2m – 1,6m là thích hợp nhất. Đây được xem là khoảng cách có thể chấp nhận được cho các cuộc trao đổi kinh doanh, cũng như thảo luận các vấn đề xã hội. Đứng gần hơn được cho là quá thân mật. Từ và cụm từ - Sử dụng những lời nói khẳng định nếu bạn muốn chỉ dẫn người khác, nghĩa là bạn nên giảng giải việc phải làm, chứ không chỉ ra những việc không phải làm. Những lời hướng dẫn khẳng định thường dễ hiểu hơn và bạn cũng trở nên chủ động hơn.
- - Gạt bỏ từ “cố gắng” ra khỏi vốn từ vựng của bạn, bởi nói chỉ góp phần làm cho người nghe ít quan tâm đến công việc của bạn hơn. Hãy làm hết sức, thay vì chỉ “cố gắng” hết sức. - Thể hiện sự linh hoạt và tinh thần sẵn sàng tiếp thu cái mới bằng cách không sử dụng những từ như “luôn luôn”, “không bao giờ”. Mặc dù mang nghĩa khẳng định tuyệt đối, nhưng các từ này hiếm khi diễn tả chính xác về một người hoặc một hoàn cảnh nào đó. Sự lựa chọn khôn ngoan hơn là sử dụng những từ như “thỉnh thoảng”, “thông thường”, “đôi khi”. - Đáp lại những người đã giúp đỡ bạn bằng câu nói “cảm ơn”. Nếu sau đó bạn gửi kèm theo một lá thư tay, thì lời cảm ơn sẽ thực sự để lại ấn tượng tốt đẹp về bạn. Truyền đạt thông tin - Nói với tốc độ vừa phải. Một người nói chậm sẽ bị coi là tẻ nhạt và kém sắc sảo, nhưng người nói nhanh quá lại thường bị xem là không trung thực. - Đan xen giữa “nói” và “nghỉ”. Việc nghỉ giữa chừng là một “dấu phẩy” trong lời nói và thực sự cần thiết để người nghe có thời gian lĩnh hội những thông tin họ đang được cung cấp. Thay vì thốt ra những tiếng “ờ”, “à” giữa câu, bạn hãy dừng lại. Sự im lặng có thể được đánh giá cao. - Lôi cuốn người khác bằng những câu chuyện ngắn và những ví dụ sinh động, chứ không đưa ra một lô sự kiện và số liệu khô khan. Liệt kê quá nhiều có thể sẽ bị xem là khoa trương, phóng đại.
- Tiếp xúc - Chuẩn bị để nói về bản thân trong vòng 15-20 giây, bao gồm tên và nghề nghiệp của bạn. Mô tả thêm một chút sau khi giới thiệu chức danh công việc và tên công ty của bạn bằng những thông tin mà người khác có thể hiểu và nhớ dễ dàng. Có như vậy, họ mới có thể đáp lời và giữ cho cuộc đối thoại được tiếp tục. - Tìm kiếm ít nhất 3 chủ đề mà bạn có thể mang đến cuộc đàm thoại nhằm tránh trường hợp bạn không có gì để nói. Ý tưởng có thể bao gồm sách báo, phim ảnh, sở thích, kinh doanh hoặc các sự kiện xã hội có liên quan. - Treo thẻ ghi tên bạn lên phía gần vai phải để người đối diện có thể nhìn thấy dễ dàng khi bắt tay bạn. Tránh đeo thẻ ghi tên thấp quá phía dưới ngực, để ở miệng túi áo hoặc tệ hơn là treo vào đai quần. Người ta sẽ cảm thấy ngại ngùng và không thoải mái khi nhìn vào những chỗ đó. - Thể hiện một thái độ như kiểu bạn là chủ nhà và chịu trách nhiệm chủ động tiếp cận người khác, chứ không phải đang chờ đợi để được hỏi han. Duy trì sự giao tiếp bằng mắt, luôn mỉm cười và nói lời chào với những người đang đứng một mình. Anh ta hay cô ta có thể đang trong trạng thái không được thoải mái lắm, nhưng khi bạn đến chào hỏi, họ sẽ đánh giá cao hành động của bạn. Điện thoại - Hãy mỉm cười khi bạn đang nói chuyện điện thoại, giống như khi bạn nói chuyện trực tiếp với người khác vậy. Nụ cười sẽ sưởi ấm giọng nói của bạn và nó sẽ được truyền tới người ở đầu dây bên kia.
- - Đừng làm nhiều việc khi đang nghe điện thoại. Nếu người gọi nghe thấy tiếng bạn đang gõ máy vi tính, đang nói chuyện với người khác hay đang nhai một cái gì đó, anh ta sẽ nghĩ rằng đối với bạn anh ta chẳng hề quan trọng. Tạo dựng danh tiếng - Đề nghị được tiến hành những buổi thuyết trình, bởi vì việc nói trước đám đông sẽ tối đa hoá ảnh hưởng của bạn thông qua việc gây ấn tượng với một nhóm người cùng lúc. - Sử dụng chữ ký điện tử để tạo ra một dạng chữ ký đặc trưng của riêng bạn để in vào mỗi lá thư bạn gửi cho khách hàng. Kèm theo đó, bạn nhớ cung cấp thông tin liên lạc chi tiết hoặc một câu khẩu hiệu như “Vươn tới sự hoàn hảo”. - In những chỉ dẫn hữu dụng gắn liền với nghề nghiệp của bạn ở mặt sau danh thiếp. Đây là một lý do để người khác giữ lại danh thiếp của bạn. - Hãy tỏ ra là một người tự tin, xuất sắc và đáng tin cậy.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bí quyết để có một mở đầu bài thuyết trình ấn tượng
9 p | 1919 | 992
-
Hạn chế nói dông dài trên điện thoại
5 p | 185 | 69
-
Làm thế nào gây được thiện cảm cho khách hàng?
2 p | 137 | 30
-
Kỹ năng - Gây ấn tượng tốt từ cái bắt tay
3 p | 138 | 27
-
Những kỹ năng cần thiết khi gặp nhà phỏng vấn
9 p | 175 | 27
-
Khó chịu với sếp nơi công sở
3 p | 115 | 25
-
Cách tạo ấn tượng ngay lần thử việc
7 p | 131 | 23
-
Để có một mức lương khởi đầu cao
5 p | 117 | 20
-
Những kỹ năng cần thiết khi tham dự phỏng vấn
9 p | 170 | 20
-
Những thay đổi nhỏ trong CV ấn tượng lớn với nhà tuyển dụng
4 p | 135 | 16
-
"Đối phó" với sếp phiền toái
5 p | 104 | 15
-
8 cách để ‘câu’ chàng trong cuộc hẹn
4 p | 139 | 14
-
Gây ấn tượng với nàng bằng 3 bước đơn giản
3 p | 113 | 9
-
Chọn trang phục để phỏng vấn thành công
3 p | 81 | 8
-
Không khó để gây ấn tượng với chàng
4 p | 143 | 8
-
Thủ thuật cho một CV ấn tượng
4 p | 58 | 7
-
Làm thế nào để gây sự chú ý đặc biệt với cấp trên
3 p | 101 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn