intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm thế nào hạn chế ảnh hưởng xấu từ truyền hình lên con trẻ?

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

66
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đó là lý do vì sao các bậc phụ huynh nên giám sát và giới hạn thời gian xem TV hay chơi game của con mình. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị không nên cho trẻ em dưới 2 tuổi xem TV hay vi tính; trẻ lớn hơn 2 tuổi cũng không nên xem quá 1-2 giờ/ ngày và phải có chọn lọc. Nhưng làm cách nào để bạn có thể "dứt" con khỏi những cái màn hình hấp dẫn đó, dưới đây là một số gợi ý n biệt mình khỏi n...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm thế nào hạn chế ảnh hưởng xấu từ truyền hình lên con trẻ?

  1. Làm thế nào hạn chế ảnh hưởng xấu từ truyền hình lên con trẻ? Đó là lý do vì sao các bậc phụ huynh nên giám sát và giới hạn thời gian xem TV hay chơi game của con mình. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị không nên cho trẻ em dưới 2 tuổi xem TV hay vi tính; trẻ lớn hơn 2 tuổi cũng không nên xem quá 1-2 giờ/ ngày và phải có chọn lọc. Nhưng làm cách nào để bạn có thể "dứt" con khỏi những cái màn hình hấp dẫn đó, dưới đây là một số gợi ý: - Không đặt TV, máy tính trong phòng của con; - Hạn chế xem TV khi đang ăn cơm - thói quen của không ít gia đình; - Để ở trong phòng đặt TV, máy tính nhiều "thú giải trí" khác như sách, báo, đồ chơi, bộ ghép hình... để khuyến khích con làm thứ gì khác hơn là cứ dán mắt vào màn hình; - Coi TV, máy tính không phải quyền lợi nghiễm nhiên mà là một "đặc quyền" con cần cố gắng để đạt được. Bạn có thể bảo con chỉ được xem TV sau khi đã làm xong bài tập và những công việc nhà được phân công; - Khi đã xem hết chương trình đã "đăng ký" thì tắt TV hoặc chuyển sang công việc khác chứ không tiếp tục dò các kênh khác để xem tiếp. Khoảng thời gian sử dụng TV, máy tính cũng có thể trở nên ý nghĩa hơn nếu bạn: - Đặt ra một ngày "cấm": Thời buổi ngày nay, bài tập về nhà, các hoạt động ngoại khóa, các áp lực và trách nhiệm của công việc khiến cho việc tìm ra khoảng thời gian gia đình dành cho nhau trở nên thật khó khăn. Vậy nên bạn hãy đặt ra một ngày nào đó trong tuần để giới hạn thời gian xem TV, thay vào đó là cùng nhau ăn, chơi, đọc sách, hay bất cứ hoạt động hữu ích nào khác.
  2. - Làm gương tốt: bố mẹ hãy tự giới hạn thời gian xem TV của mình. Nếu bạn để bị lệ thuộc vào TV thì làm sao nói được các con cơ chứ. - Ghi nhận những chương trình truyền hình phù hợp mà cả gia đình có thể cùng xem với nhau, đó nên là những chương trình liên quan đến những mối quan tâm, sở thích của con hoặc gia đình và có tính giáo dục cho con. Nhớ duyệt trước để đảm bảo chương trình là phù hợp trước khi để cho các con xem, bạn có thể tham khảo các chuẩn xếp hạng chương trình từ những nguồn xung quanh, trên báo... Việc này cũng không quá phức tạp vì những cảnh báo về độ tuổi cũng như đối tượng người xem nay cũng xuất hiện rõ ràng trước hầu như mọi chương trình cần lưu ý trên các kênh truyền hình cáp. - Cùng xem với con: Nếu bạn không thể xem hết từ đầu đến cuối chương trình, ít nhất hãy cùng con xem vài phút đầu để nắm được phong cách của chương trình đó và xem nó có phù hợp hay không; và sau đó hãy quay lại nếu có thể. - Nói chuyện với con về những điều bé thấy trên TV, chia sẻ những suy nghĩ, niềm tin cũng như những chuẩn mực của bạn. Nếu bạn không thông qua được những gì thấy trên TV, hãy tắt nó đi và dùng đây như một cơ hội để hỏi về những suy nghĩ của con như: "Con nghĩ họ có bắt buộc phải đánh nhau như thế không? Nếu là con thì con sẽ làm thế nào?" Hoặc: "Con nghĩ gì về chuyện các bạn trên phim đã làm ở buổi tiệc? Con có nghĩ thế là sai không?" Như vậy, bạn có thể dùng TV để giải thích cho con về những tình huống khó hiểu và cả khó... xử (giới tính, tình yêu, ma túy, rượu bia, hút thuốc,
  3. công việc, hành vi, cuộc sống gia đình...) Hãy dạy con đặt câu hỏi và học từ những gì thấy trên truyền hình. - Đề nghị những lựa chọn thú vị khác: Nếu con muốn xem TV mà bạn lại muốn chúng tắt đi, hãy đề nghị những lựa chọn thú vị khác như chơi cờ, ra ngoài chơi, đọc sách... Khả năng có khoảng thời gian chất lượng và vui vẻ, không những thế còn phát triển được thể chất và tinh thần khỏe mạnh mà không cần đến chiếc TV là vô cùng tận. Bạn cũng hãy trao đổi thêm với bạn bè mình, những phụ huynh khác, giáo viên... về "luật TV" của họ cũng như những chương trình bổ ích mà họ có thể giới thiệu. An toàn trên Internet Giúp con hiểu được về các trò chơi, giám sát tác động của chúng lên con trẻ. Nếu con bạn có vẻ hung hăng hơn sau khi chơi một trò chơi nhất định, hãy trao đổi với con về trò chơi đó và giúp con hiểu tính bạo lực có thể được thể hiện khác với ngoài đời thực như thế nào. Bạn làm như thế sẽ có thể giúp con phân biệt mình khỏi những nhân vật hung hăng và giảm tác động tiêu cực mà các trò chơi điện tử có thể đem đến.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2