Sử dụng bản đồ tư duy sao cho hiệu quả
lượt xem 355
download
Bản đồ tư duy là một công cụ cực mạnh giúp tăng hiệu quả làm việc lên nhiều lần. Có nhiều sách về Bản đồ tư duy tuy nhiên Bản đồ tư duy tốt sẽ được tạo nên khi không có ràng buộc gì, việc đọc các quy tắc trong sách vở nhiều khi sẽ làm hạn chế sự tư duy. Đây là một vài ý đúc kết liên quan tới bản đồ tư duy sau một thời gian dài sử dụng, chia sẻ với anh em : 1. Thế nào là một bản đồ tư duy tốt? Một bản...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sử dụng bản đồ tư duy sao cho hiệu quả
- Sử dụng bản đồ tư duy sao cho hiệu quả Bản đồ tư duy là một công cụ cực mạnh giúp tăng hiệu quả làm việc lên nhiều lần. Có nhiều sách về Bản đồ tư duy tuy nhiên Bản đồ tư duy tốt sẽ được tạo nên khi không có ràng buộc gì, việc đọc các quy tắc trong sách vở nhiều khi sẽ làm hạn chế sự tư duy. Đây là một vài ý đúc kết liên quan tới bản đồ tư duy sau một thời gian dài sử dụng, chia sẻ với anh em : 1. Thế nào là một bản đồ tư duy tốt? Một bản đồ tư duy tốt là một bản đồ tư duy sau khi thực hiện xong ta giải quyết được vấn đề, đạt được mục tiêu như mong muốn mà trước khi vẽ ta vẫn chưa giải quyết được. Do vậy không quan trọng tới hình dáng bản đồ, đừng nghĩ tới nút A sao kô ở nhánh kia mà lại ở nhánh này, quan trọng vẫn là kết quả cuối cùng thôi 2. Ba người A, B, C cùng bắt đầu học về bản đồ tư duy và cùng vẽ một chủ đề thì chất lượng bản đồ tư duy có giống nhau không, Câu trả lời là không giống nhau vì A, B, C có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, nền giáo dục, gia đình, môi trường sống khác nhau.
- 3. Có cách nào ngay lập tức có thể sử dụng bản đồ tư duy để giải quyết mọi vấn đề? Câu trả lời là phải luyện tập, ví dụ cùng một kỹ thuật bơi ai cũng nắm rõ nhưng vẫn có người về nhất, về nhì thậm chỉ chẳng được giải gì. Người thắng cuộc là người luyện tập chăm chỉ, có một động lực mạnh mẽ, một mục tiêu rõ ràng, đủ mọi cơ sở vật chất cũng như tinh thần. Do vậy anh chị kô được đốt cháy giai đoạn mà phải ứng dụng từ công việc nhỏ nhất kiểu như một kế hoạch làm việc ngày để luyện tập, nếu như anh chị mới bắt đầu học mà muốn sử dụng bản đồ tư duy để giải quyết một vấn đề phức tạp thì khả năng thành công sẽ không cao, khi thất bại thì sẽ rất dễ bỏ cuộc và quay lại với cách làm truyền thống. 4. Thế nào được gọi là một bản đồ tư duy, Bản đồ tư duy là một mạng liên kết các ý tưởng. Các ý tưởng có kết nối tới nhau có nghĩa là chúng có liên quan tới nhau. Nếu A trỏ tới B thì có thể có quan hệ sau : - B nằm trong A hay A bao gồm B ( trả lời câu hỏi “where” ví dụ nếu điểm là A là “Hiclass” thì điểm B1 là “IK220” B2 là “IK288”…
- - Để đạt được A chúng ta sẽ phải làm B ( trả lời câu hỏi “What”; ví dụ: để làm “khách hàng hài lòng” chúng ta phải B1 “ Bảo hành trong thời gian nhanh nhất” phải B2 “ có ý thức tôn trọng khách hàng” hoặc B3 ”có quà trong các dịp lễ”,…tới Bn. Như vậy để đạt được A ta sẽ phải làm đầu đủ từ B1 tới Bn, tất nhiên Bj có thể có mức độ ảnh hưởng tới A cao hơn các điểm B khác. - Ai + động từ + A ( trả lời câu hỏi “Who”; ví dụ: B“Người thích ăn chua” thích ăn A“chanh”; hoặc B”phòng bảo hành” thực hiện công tác A”bảo hành” - Điểm B trả lời câu hỏi “Làm A thế nào” (“how”; ví dụ: điểm A”khách hàng vừa lòng” trả lời câu hỏi “làm thế nào để khách hàng vừa lòng?” ta có B1” Hiểu khách hàng muốn gì”; chú ý “how” rất dễ nhầm với “What”; “How” thường thiên về cách thức làm một việc; “What” thiên về để đạt được A ta phải làm một list các công việc. Ví dụ mục tiêu là là phải tới được điểm B khi đang đứng ở điểm A, làm thế nào đề đi từ điểm A tới điểm B? trả lời: có thể đi bằng xe ô tô, bằng xe máy, bằng máy bay,…Để tới B chúng ta phải làm gì? Trả lời: chúng ta phải chuẩn bị tiền, chuẩn bị đồ
- đạc, chọn lựa phương tiện, đi tới bến xe, trèo lên xe, nằm ngủ hoặc đọc truyện nếu có em xinh xinh bên cạnh thì thỉnh thoảng liếc em cái, xuống xe, lườm mấy bác xe ôm một cái cho bác tránh ra, bước tới điểm B. - Khi nào thì làm A (“When”; ví dụ B”từ 17h tới 19h” tôi sẽ làm việc A”chuẩn bị đồ đạc” - Tại sao phải làm gì đó (Why, ví dụ Tại sao "Nợ khó đòi"? vì B1 "Không chỉ rõ thời hạn thanh toán trong hợp đồng" B2"không có điều khoản phạt trong hợp đồng", B3 " Không kiên quyết". Với một vấn đề nếu ta hỏi tại sao liên tục tới lần thứ 5 (có sách nói tới lần thứ 6) là chúng ta sẽ tìm ra nguyên nhân cốt lõi của vấn đề. Kết luận: khi đang muốn vẽ các ý tưởng kết nối tới A chúng ta hãy nghĩ về A và tưởng tượng ra toàn bộ mọi thứ liên quan tới A mà không được nghĩ tới điểm C ở đâu đó chính điều này sẽ nâng cao khả năng tập trung của chúng ta vào một vấn đề mà không ý nọ sọ ý kia. 5. Khi nào kô nên dùng bản đồ tư duy?
- - Khi mọi công việc chúng ta làm ngon lành, chất lượng cho rằng chấp nhận được không cần phải cải tiến gì cả. - Khi mọi việc chúng ta đều kiểm soát tốt theo đúng kế hoạch mong muốn. - Khi chúng ta không bị ép tiến độ hay chất lượng thực hiện một công việc, thời gian đủ để chúng ta thực hiện mọi việc được giao một cách ngon lành 6. Khi nào nên dùng bản đồ tư duy? - Khi chúng ta có quá nhiều việc không biết bắt đầu từ đâu. - Khi gặp một vấn đề quá khó không giải quyết được - Khi cần đào tạo nhân viên một cách nhanh nhất - Khi muốn trình bày một ý tưởng với người khác với mong muốn họ hiểu 100% ý tưởng của ta mà không hiểu sai đi hoặc chỉ hiểu dưới 50% - Khi muốn nâng cao chất lượng công việc hàng ngày. Khi muốn làm việc có kế hoạch, có hệ thống - Khi muốn nhớ lâu, khi muốn học ngoại ngữ….
- - Khi không thể tập trung được vào việc gì, khả năng tập trung của kém …. 7. Bản đồ tư duy có giúp tôi giải quyết mọi vấn đề mà hiện tôi chưa làm được? Câu trả lời là “không”. Bản đồ tư duy là công cụ để kích thích các ý tưởng, để suy nghĩ có hệ thống, để nhớ lâu. Nếu Backgound của chúng ta kém quá xa so với tiêu chí để hoàn thành công việc thì sử dụng bản đồ từ duy cũng không giải quyết được. Ví dụ hồi xưa khi chưa có máy tính chúng ta viết công văn bằng tay, khi có máy tính có office mọi người thủ cựu thì cho rằng cái đó tốn thời gian, khi thành thạo rồi họ mới thấu nó hữu ích rất nhiề. Nhưng nó cũng không thể làm cho nội dung công văn được tốt hơn mà nhờ vào các công cụ cân chỉnh, các template mà làm cho văn bản được trình bàch mạch lạc hơn, đẹp hơn. Giống như vậy bản đồ tư duy là công cụ của bộ não giống như MS Word là công cụ để soạn thảo văn bản vậy, không có MS word thì tôi vẫn soạn thảo văn bản ngon lành nhưng sẽ phải tốn khoảng chục tờ giấy và một ngày tỉ mẩn để làm.
- 8. Môi trường để vẽ bản đồ tư duy - Môi trường phải thật thoải mái, không có sếp ngồi cạnh soi, quạt phải mát, ghế phải êm. - Tâm trạng phải hết sức thoải mái không bị bất cứ sức ép nào. - Sức khỏe phải tốt - Có thể trước khi vẽ hãy tưởng tượng tới một kỷ niệm hay một khung cảnh mang lại cho chúng ta sự vui sướng hoặc thư giãn. 9. Chế độ BrainStoming trong MindJet: Chế độ BrainStoming áp dụng cho mọi nút chứ không nhất thiết là một chủ đề riêng. Khi tại điểm A chúng ta đang bí không biết cái nào trước cái nào sau thì ta có thể sử dụng Brainstoming. Ví dụ ta Brainstorming chủ đề” Phòng Sản phẩm trong tương lai sẽ như thế nào” có thể vẫn nằm trong chủ đề lớn “ Hải Hà trong tương lại khi hoàn thành được công tác tổ chức sẽ như thế nào” 10. Kết luận: Mindmap là cái gốc của mọi cái gốc, là học cách học; Không phải thần dược cho mọi vấn đề nhưng là cái đáng đề học.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bạn tài giỏi, tôi cũng thế
137 p | 18938 | 5339
-
Sơ đồ tư duy
6 p | 3295 | 1442
-
Làm Chủ Tư Duy Thay Đổi Vận Mệnh
50 p | 1020 | 574
-
Cách học bài bằng sơ đồ tư duy cực hiệu quả
8 p | 1129 | 376
-
Cách lập sơ đồ tư duy
5 p | 1170 | 352
-
TẬP HUẤN SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC
24 p | 548 | 128
-
Đánh Thức Tiềm Năng Trí Tuệ Bằng Sơ Đồ Tư Duy
21 p | 336 | 106
-
Định hình tư duy phản biện cho dân tộc Việt
13 p | 424 | 90
-
bản đồ tư duy trong công việc - tony buzan
0 p | 491 | 83
-
Bài giảng Sơ đồ tư duy
29 p | 254 | 75
-
Quản lý thời gian bằng bản đồ tư duy
3 p | 361 | 60
-
Bạn có tư duy về kinh doanh không?
7 p | 169 | 46
-
Tư duy lại chiến lược nhân sự
4 p | 142 | 35
-
CẦN NHỮNG THAY ĐỔI TƯ DUY VỀ CHIẾN LƯỢC
10 p | 159 | 27
-
TƯ DUY TÍCH CỰC – ĐỘNG LỰC SỐNG LÀNH MẠNH, HIỆU QUẢ
3 p | 150 | 26
-
Bạn có tư duy kinh doanh
6 p | 175 | 24
-
Trở lại với vấn đề đổi mới tư duy
6 p | 121 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn