intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm thế nào khi bị chai chân?

Chia sẻ: Xeko Xeko | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

89
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyên nhân chai chân là do tỳ đè hoặc cọ sát liên tục giữa xương và vật cứng bên ngoài dẫn đến những phản ứng ở thượng bì, tổ chức dưới da và xương nhất là vùng gót, rìa ngoài bàn chân và vùng trước lòng bàn chân. Thương tổn cơ bản là đám dày sừng màu ngà vàng, ranh giới lúc rõ lúc không. Triệu chứng cơ năng Diễn biến của chai chân có nhiều giai đoạn khác nhau

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm thế nào khi bị chai chân?

  1. Làm thế nào khi bị chai chân? Nguyên nhân chai chân là do tỳ đè hoặc cọ sát liên tục giữa xương và vật cứng bên ngoài dẫn đến những phản ứng ở thượng bì, tổ chức dưới da và xương nhất là vùng gót, rìa ngoài bàn chân và vùng trước lòng bàn chân.
  2. Thương tổn cơ bản là đám dày sừng màu ngà vàng, ranh giới lúc rõ lúc không. Triệu chứng cơ năng Diễn biến của chai chân có nhiều giai đoạn khác nhau - Giai đoạn 1: đau khi đi lại. - Giai đoạn 2: Đau nhiều, đau chói khi đi lại, có thể có tiết dịch ở vùng giữa chai chân và xương, màng xương có thể viêm. - Giai đoạn 3: viêm cấp vùng chai chân, có thể có một túi mủ. Nếu chụp Xquang sẽ thấy viêm màng ngoài xương kèm theo tiêu xương. - Giai đoạn 4: viêm mạn tính, vỡ mủ, xương có thể viêm hoạt tử. - Giai đoạn 5: Xương hoại tử, đau liên tục. Về điều trị Giai đoạn 1: Đi giày rộng, bít tất dày; bôi các thuốc bạt sừng: mỡ sailixilic 10-15%, mỡ uree, diprosalic; nếu có điều kiện nên mài chai chân bằng đá kỳ hoặc một loại giấy ráp chuyên dụng. Giai đoạn 2: Đốt điện; đốt nhiệt; nitơ lỏng hoặc tuyết cacbonic; laser CO2.
  3. Giai đoạn 3 và giai đoạn 4: trích tháo mủ, dùng thuốc sát khuẩn. Cách đánh bay các vết chai chân
  4. Việc di chuyển nhiều trên đôi chân gây ra các vết chai ở gót chân. Các vết chai này thường cứng gây ra sự khó chịu. Bởi vậy Xinh Xinh xin cung cấp cho bạn một số lời khuyên để đánh bay các vết chai chân. Đầu tiên dùng xà phòng rửa sạch chân trong nước ấm, sau đó dùng đá bọt để cọ cho các tế bào da chết bị đánh bật ra, trả lại sự mềm mại hơn cho làn da chân.
  5. Tiếp đó nên thoa một lớp kem dưỡng ẩm dành cho da chân để làn da chân được nuôi dưỡng và tăng tính đàn hồi. Nếu có điều kiện nên thường xuyên đi spa để các chuyên viên có thể tẩy các tế bào chết xung quanh gót chân cho bạn và cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết để làm sao luôn giữ được làn da chân mềm mại và không bị khô. Nếu không dùng đá bọt thì bạn có thể mua các loại kem giúp tẩy tế bào da dành cho chân. Các loại kem này cũng có tác dụng đánh bật lớp da chết, dày, cứng ở bên ngoài để lấy lại làn da chân mềm mại cho bạn. Nên đi giày dép, sandal vừa chân, mang lại sự thoải mái. Những đôi giày không thoải mái sẽ khiến da chân bị dày lên và dẫn tới hình thành các vết chai.
  6. Sau khi tắm nên ngâm chân vào nước có hòa clorua bởi vì clorua có tác dụng giúp đánh bay các vết chai khô cứng ở chân. Mát xa chân thường xuyên sẽ giúp lưu thông mạch máu, mang đến cho bạn một làn da chân mềm mại và khỏe mạnh. Chăm sóc bàn chân hàng ngày sẽ giúp cho đôi chân của bạn luôn đẹp và mềm mại, mang đến cho bạn các sải bước chân tự tin hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2