intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lăng Bác được thiết kế như thế nào

Chia sẻ: Minh Ngoc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

193
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau 3 tuần làm việc trên tinh thần hợp tác và khẩn trương, phương án thiết kế sơ bộ của ta đã được bạn đồng ý. Lăng Bác được thiết kế có độ bền vững cao, đủ khả năng chống được bom đạn và động đất cường độ 7 richter, có công trình bảo vệ đặc biệt để ngăn không cho nước tràn vào nếu Hà Nội bị vỡ đê. Kính quan tài phải chịu được xung lực cơ học lớn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lăng Bác được thiết kế như thế nào

  1. Lăng Bác được thiết kế như thế nào? Sau 3 tuần làm việc trên tinh thần hợp tác và khẩn trương, phương án thiết kế sơ bộ của ta đã được bạn đồng ý. Lăng Bác được thiết kế có độ bền vững cao, đủ khả năng chống được bom đạn và động đất cường độ 7 richter, có công trình bảo vệ đặc biệt để ngăn không cho nước tràn vào nếu Hà Nội bị vỡ đê. Kính quan tài phải chịu được xung lực cơ học lớn. Ngay sau ngày Hồ Chủ tịch qua đời, việc xây dựng Lăng của Người đã trở thành mong mỏi của toàn Đảng, toàn dân, như một cách bày tỏ ý nguyện tiếp tục đi theo con đường cách mạng của Người. Vì thế, sau lễ tang Bác, "Ban phụ trách qui hoạch A" gồm các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Trần Quốc Hoàn, Phùng Thế Tài… đã nghiên cứu qui hoạch về việc xây dựng Lăng Hồ Chủ tịch. Công trình là thể hiện ý Đảng, lòng dân Trong phiên họp ngày 29/11/1969, Bộ Chính trị quyết định phải thực hiện tốt nhất nhiệm vụ gìn giữ lâu dài thi hài Hồ Chủ tịch và việc xây dựng Lăng của Người phải đảm bảo chống được các biến động của khí hậu, thời tiết, phòng chiến tranh, thể hiện được tính dân tộc mà hiện đại, thuận tiện cho mọi người đến thăm viếng. Tháng 1/1970, cùng với việc cử Đoàn cán bộ sang Việt Nam bàn về thiết kế Lăng Bác, Chính phủ Liên Xô cũng thông báo sẽ giúp đỡ kỹ thuật trong thiết kế, xây dựng và trang bị cho Lăng. Bản "Dự thảo nhiệm vụ thiết kế Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh" do các chuyên gia Liên Xô và Việt Nam đưa ra sau một tuần đã được Bộ Chính trị thông qua, đánh dấu mốc lịch sử đầu tiên của thời kỳ chuẩn bị thiết kế Lăng. Các bạn Liên Xô cũng đã chuẩn bị 5 phương án về bố trí cụm tổng thể của Lăng, cho thấy tinh thần làm việc nghiêm túc, tri thức khoa học và cả tình cảm đặc biệt mà nhân dân Liên Xô dành cho Bác Hồ. Tin xây dựng Lăng Bác lan truyền trong nhân dân, nên có rất nhiều thư ở cả 2 miền Nam, Bắc và Việt kiều ở nước ngoài gửi về bày tỏ ý kiến đóng góp. Theo nguyện vọng của nhân dân, Bộ Chính trị quyết định lùi việc duyệt bản thiết kế sơ bộ đã được thông qua, để tổ chức đợt sáng tác mẫu thiết
  2. kế Lăng và trưng bày các mẫu đó, lấy ý kiến của nhân dân. Cuộc vận động đã nhận được hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân. Chỉ từ tháng 5/1970 tới 8/1970, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 200 phương án thiết kế và Hội đồng sơ tuyển đã lựa được 24 phương án, đem trưng bày tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Sơn La và Nghệ An. Có tới 745.487 lượt người tới thăm và 34.022 người tham gia ý kiến, cho thấy chủ trương vận động quần chúng tham gia thiết kế và đóng góp ý kiến là sáng suốt. Bên cạnh ý kiến về các phương án trưng bày, còn có những ý kiến về vị trí Lăng: Có người đề nghị Lăng nên nằm trong vườn Phủ Chủ tịch gần nhà sàn, có người muốn Lăng đặt trước Phủ Chủ tịch, có ý kiến muốn Lăng xây gần Tam Đảo, gần Đền Hùng, hoặc ở quê hương Bác… Kết thúc đợt triển lãm, đoàn cán bộ Việt Nam mang theo bản "thiết kế sơ bộ" đã tổng hợp các ý kiến của nhân dân sang Liên Xô. Sau 3 tuần làm việc trên tinh thần hợp tác và khẩn trương, phương án thiết kế sơ bộ của ta đã được bạn đồng ý. Lăng được thiết kế có độ bền vững cao, đủ khả năng chống được bom đạn và động đất cường độ 7 richter, có công trình bảo vệ đặc biệt để ngăn không cho nước tràn vào nếu Hà Nội bị vỡ đê. Kính quan tài phải chịu được xung lực cơ học lớn. Thiết kế đưa thêm "buồng đặc biệt" để khi có chiến tranh, vẫn giữ được thi hài tại chỗ.
  3. Do việc thiết kế đã mất 2 năm, nên dự định hoàn thành Lăng vào năm 1971 không thực hiện được. Đảng và Chính phủ Liên Xô đã cử các cán bộ đầu ngành, những chuyên gia xuất sắc sang Việt Nam, như đồng chí I-xa- co-vích Ga-ron - một kiến trúc sư nổi tiếng từng nhận Giải thưởng Quốc gia, phụ trách kiến trúc sư trưởng của đồ án; bộ đội công binh Liên Xô đảm nhiệm công trình bảo vệ đặc biệt và ngành du hành vũ trụ thiết kế và chế tạo thiết bị quan tài … Ngày 3/11/1971, Ban phụ trách xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được thành lập, do Phó Thủ tướng Đỗ Mười làm Trưởng ban. Ngày 5/2/1972, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phân công nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, địa phương tham gia xây dựng Lăng Bác, mà lực lượng nòng cốt là Bộ Kiến trúc và Bộ Quốc phòng. Nhưng đúng lúc công việc đang tiến hành, thì ngày 16/4/1972, Mỹ đã cho máy bay bắn phá miền Bắc, trọng điểm là Hà Nội và Hải Phòng. Tình thế này buộc Bộ Chính trị quyết định dừng việc xây dựng Lăng, để nhân dân cả nước dồn sức đánh bại kẻ thù. Nhưng ngay khi Hiệp định Paris được ký kết, việc xây dựng Lăng đã tiếp tục được khởi động. Tối 29/1/1973, chỉ 1 ngày sau khi Hiệp định được công bố, Ban phụ trách xây dựng Lăng đã họp để truyền đạt chỉ thị của đồng chí Trường Chinh, nhắc nhở các lực lượng xây dựng Lăng "Không được phép nghỉ ngơi, không cho phép chậm trễ". Để rồi, 2/9/1973, lễ khởi công xây dựng Lăng Bác, công trình văn hóa và lịch sử của đất nước đã diễn ra trong sự trông đợi của mọi người. "Ngôi nhà của Bác" - nơi hội tụ những tấm lòng Vượt lên hoàn cảnh vô cùng khó khăn sau chiến tranh, các cán bộ chuyên môn của Nhà máy Xi măng Hải Phòng đã tập trung sức lực, trí tuệ để nghiên cứu loại xi măng đặc biệt dùng cho công trình. Hàng vạn mét khối đá dăm được đưa từ mỏ đá Hoàng Thi (Thác Bà, Yên Bái) về Ba Đình. Hàng trăm xe cát lựa chọn từ Kim Bôi (Hòa Bình), Thanh Xuyên (Thái Nguyên) được đưa về Hà Nội. Nhân dân Nam Bộ, Tây Nguyên và Quảng Nam - Đà Nẵng, Bộ đội Trường Sơn cũng gửi những cây gỗ quí hiếm mấy trăm năm tuổi đóng góp dựng Lăng. Hai vạn miếng đá hoa cương và cẩm thạch mài nhẵn đã đi từ đất nước của Lênin đến Ba Đình, để trang trí cho Lăng Bác.
  4. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng là một công trình văn hóa, nghệ thuật lớn. Toàn bộ khối Lăng được kết cấu bằng đá của các miền đất nước. Mặt ngoài Lăng và nền, các bậc thang được ốp đá hoa cương. Chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh" trên nóc Lăng được ghép bằng đá ngọc Cao Bằng. Cửa chính ốp đá đen bóng. Các tường và cột bằng đá cẩm thạch, riêng tường chính tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng tươi, làm nền cho dòng chữ "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" và chữ ký của Bác đều mạ vàng rực rỡ. Phòng Bác nằm ốp đá cẩm thạch Hà Tây. Trên tường có 2 lá cờ Đảng và cờ Tổ quốc lớn, được ghép từ 4.000 miếng đá hồng ngọc lấy từ dãy núi trùng điệp của Thanh Hóa, búa liềm và sao năm cánh được ghép bằng đá cẩm vân vàng sáng. 200 bộ cửa trong Lăng được làm từ các loại gỗ do đồng bào và chiến sĩ miền Nam gửi ra, do các thợ mộc giỏi của Nam Hà, Hà Bắc, Nghệ An thi công. Cánh cửa vào phòng thi hài Bác do 2 bố con người thợ nổi danh ở làng Gia Hòa đóng với những kỹ xảo điêu luyện. Chiếc giường Bác nằm trong Lăng là một công trình kỹ thuật và nghệ thuật đỉnh cao của những người thợ bậc thầy ở 2 nước Việt - Xô. Giường được chế tác bằng đồng, có dải hoa văn bông sen được cách điệu, 3 mặt giường lắp kính có độ an toàn cao. Nóc giường bằng kim loại, có hệ thống chiếu sáng đặc biệt gồm 20 loại đèn nhiều tia có thiết bị điều chỉnh ánh sáng và hệ thống điều hòa tự động. Giường được đặt trên bệ đá, có hệ thống thang máy nâng, hạ tự động… Có thể nói rằng, đến Lăng Bác, là đến một nơi hội tụ những tấm lòng của nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế, đặc biệt là của nhân dân Liên Xô, đã dành cho Danh nhân văn hóa thế giới, Anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0