intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làng Ngọc Khánh

Chia sẻ: Nguyen Thi Mai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

61
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làng Ngọc Khánh vốn là một bộ phận của làng Giảng Võ tách ra thành làng độc lập vào cuối thế kỷ XIX, thuộc tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận. Tên gốc của làng là Bảo Khánh, có lẽ được đổi tên thành Ngọc Khánh vào năm 1926 vì kiêng húy của Vua Bảo Đại. Địa giới làng Ngọc Khánh khá rộng : phía Tây đến đầu phố Cầu Giấy, trong đó có cả khu Nghĩa trang Phúc Thiện mới được di dời gần đây, vốn là đất của làng bán cho Hội Phúc Thiện để xây nghĩa trang vào thời...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làng Ngọc Khánh

  1. Làng Ngọc Khánh
  2. - Làng Ngọc Khánh vốn là một bộ phận của làng Giảng Võ tách ra thành làng độc lập vào cuối thế kỷ XIX, thuộc tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận. Tên gốc của làng là Bảo Khánh, có lẽ được đổi tên thành Ngọc Khánh vào năm 1926 vì kiêng húy của Vua Bảo Đại. Địa giới làng Ngọc Khánh khá rộng : phía Tây đến đầu phố Cầu Giấy, trong đó có cả khu Nghĩa trang Phúc Thiện mới được di dời gần đây, vốn là đất của làng bán cho Hội Phúc Thiện để xây nghĩa trang vào thời Pháp thuộc; phần đất nằm ở góc hai đường Giảng Võ và Ngọc Khánh thì chỉ có một phần là của làng Thủ Lệ, còn hai phần là của Ngọc Khánh. Cũng tại khu vực giáp ranh của hai đường này, xưa kia có cửa Bảo Khánh là một cửa trên tòa thành Thăng Long (đê La Thành). Phía Nam vượt qua đê La Thành ăn sát làng Giảng Võ, cả khu Bệnh viện Phụ sản hiện nay. Phía Đông là đường Nguyễn Công Hoan ngày nay, phía Bắc là đường Ngọc Khánh, cả hai phía này xưa kia là hồ nước, mới bị lấp khoảng
  3. trên dưới 20 năm nay. Đất đai làng Ngọc Khánh một phần là hồ đầm công, một phần là ruộng công, dân số rất ít (trên 200 nhân khẩu năm 1928) nên trước kia, khẩu phần ruộng đất công của mỗi suất đinh trong làng Ngọc Khánh cao nhất trong vùng : một mẫu (các làng khác chỉ một hai sào). Tuy có nhiều ruộng, nhưng xưa kia, đời sống của dân làng rất thấp kém vì phần lớn ruộng chỉ cấy được vụ chiêm cho năng suất thấp và bấp bênh; thêm nữa, nhiều người lao vào vòng kiện cáo nên phải cầm cố ruộng, không còn ruộng để làm ăn : trước Cách mạng chỉ không đầy một phần năm số hộ chuyên sống bằng nghề nông trên phần ruộng của mình, còn đa số dân làng phải lên thành phố làm mướn, kéo xe tay, một số ít làm thợ nề; phụ nữ thường đi cấy, gặt mướn hoặc đánh bắt tôm cá trong các đầm hồ. Ngọc Khánh có ba họ gốc là họ Lê (đông đinh nhất), họ Ngô
  4. và họ Trương (ít đinh nhất). Tuy dân ít, nhưng trước Cách mạng, làng cũng là một xã với lý trưởng, phó lý riêng. Dân làng không có truyền thống học hành, thời Pháp thuộc cũng chỉ một hai người học chữ Pháp nhưng không có ai làm viên chức, thư ký cho chính quyền, cho các công xưởng. Làng Ngọc Khánh có ngôi đình thờ hai vị thần chung của khu “Thập tam trại” là Linh Lang - vị Hoàng tử có công đánh giặc Tống trên trận tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu) vào năm 1076 và Thái tể họ Hoàng - người làng Lệ Mật, huyện Gia Lâm (nay thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên) có công khai lập 13 trại làng nông nghiệp ở phía Tây Thăng Long. Hội làng tổ chức vào ngày 23 tháng Ba. Làng không có chùa riêng, các vãi phải đi lễ Phật ở làng Giảng Võ, Kim Mã. Trong làng trước đây có một vài gia đình theo Công giáo đi lễ ở nhà thờ Giảng Võ nằm trên đê La Thành.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2