intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lãnh đạo thế hệ 8x như thế nào? (phần 3)

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

84
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cảm giác sợ mình tụt hậu, không thấy hài lòng với bản thân là ám ảnh của thế hệ 8x. Khi nỗi lo cơm áo đã lùi vào dĩ vãng, người trẻ tuổi luôn trăn trở: liệu người khác có biết đến mình, có nhớ về mình và yêu quý mình không?. Do đó, tạo hình ảnh cho nhân viên là việc lãnh đạo của các nhân viên 8x nên làm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lãnh đạo thế hệ 8x như thế nào? (phần 3)

  1. Lãnh đạo thế hệ 8x như thế nào? (phần 3) Cảm giác sợ mình tụt hậu, không thấy hài lòng với bản thân là ám ảnh của thế hệ 8x. Khi nỗi lo cơm áo đã lùi vào dĩ vãng, người trẻ tuổi luôn trăn trở: liệu người khác có biết đến mình, có nhớ về mình và yêu quý mình không?. Do đó, tạo hình ảnh cho nhân viên là việc lãnh đạo của các nhân viên 8x nên làm. Lo lắng về cách nhìn nhận của người khác lấn át cả sự đánh giá về bản thân rất dễ đẩy người trẻ vào cảm giác trống rỗng, làm mất đi hứng thú với công việc cũng như cuộc sống của họ. Người lãnh đạo cần thấu hiểu và giúp nhân viên tự tạo dựng hình ảnh của bản thân, giúp họ nhận thức được bản thân đúng hơn và “nuông chiều” bản thân cũng đúng mực hơn.
  2. Định hướng then chốt là cần cho nhân viên thấy rõ được tầm quan trọng của công việc họ đang theo đuổi, nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm đồng thời rút ngắn khoảng cách giữa bản thân việc nhận thức của mỗi nhân viên và vai trò đích thực của họ. Từ đó, hình thành một nhận thức đứng đắn về sự nghiệp giúp nhân viên tự tin và kiên định trên con đường đã lựa chọn. Nói một cách khác, tầm nhìn là yếu tố tối cần thiết của người làm lãnh đạo để nhận ra tiềm lực của nhân viên, định hướng, cổ vũ cho họ định hình lại và phát huy khả năng vốn có. Hãy dùng phương pháp đặt mình vào vị trí người khác để xem xét từng vấn đề một cách khách quan và toàn diện. Cởi mở với nhân viên để tạo nên một diễn đàn thực sự ở công sở nơi các nhân viên thực sự tham gia và có ảnh hưởng đến cả tập thể. Tạo nên một không khí công sở vui vẻ Thế hệ 8x là những cá nhân sành hưởng thụ, họ có những yêu cầu khá cao về cuộc sống và hiểu rõ ước mơ, sở thích của cũng như làm thế nào để đạt những niềm vui đó. Thế hệ nhân viên 8x đa phần không phải là
  3. công nhân sản xuất đơn thuần mà là nhân công có hàm lượng chất xám cao, được đào tạo chuyên nghiệp. Công cụ sản xuất chính nằm ở đầu óc họ. Nhân viên 8x đề cao trách nhiệm với lĩnh vực công việc nói chung cũng như uy tín bản thân trong ngành nghề của mình hơn là sự gắn bó với công ty. Sự phụ thuộc của họ vào tổ chức ngày càng giảm nên người lãnh đạo cần tạo dựng cho tổ chức của mình một không khí làm việc ấm áp, thân thiện, khiến những nhân công trí thức yên tâm thực hiện hoài bão của mình tại nơi “đất lành” Sai sót là một điều khó tránh trong bất kỳ quá trình vận hành nào của tổ chức. Hãy khen thưởng những người phát hiện ra sai sót nhưng cần chú ý đề cao những nhân vật tìm ra được “sai sót ở đâu, khắc phục thế nào chứ không phải theo kiểu “ai làm sai”. Khen thưởng xứng đáng và giảm bớt đi hứng thú chỉ trích, người lãnh đạo cần tách xa dần hình thức lãnh đạo mệnh lệnh, kết hợp tổ chức những hoạt động giải trí tập thể, đãi ngộ đau ốm...để làm cho không khí tổ chức thêm nồng ấm.
  4. Nhân viên 8x và sự tu dưỡng bản thân Với những nhân viên 8x sẵn sàng nổi loạn, người lãnh đạo hãy vứt bỏ tư tưởng “đưa cấp dưới vào khuôn khổ” mà hãy đề cao sự tự ý thức mỗi cá nhân và sự tu dưỡng bản thân của họ. Những nét tính cách khó “thuần phục" của thế hệ trẻ cần được quan niệm lại để tìm ra cách giải quyết hợp lý. Mỗi cá nhân là một tiểu hành tinh với quỹ đạo riêng nên việc áp đặt và đánh giá vội vàng chỉ làm mọi việc tồi tệ hơn, vũ trụ tổ chức sẽ nổ tung. Hãy thừa nhận cá tính nhân viên của bạn đồng thời vẫn áp dụng một phương pháp cổ truyền vẫn luôn có hiệu quả trong mọi trường hợp: “khen tốt chê dở” và mang tinh thần xây dựng một nhân viên kiểu mẫu - cũng đồng thời là những phẩm chất của một nhà lãnh đạo tiềm năng: có thể đảm nhận được những vị trí công việc khác nhau, rút ngắn khoảng cách nhận thức cá nhân, nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm, xác định đúng vai trò của mình... Hãy chỉ rõ những cơ hội thăng tiến có được bằng khả năng đích thực.
  5. Nhân viên của bạn cần biết rằng họ không chỉ nên học cách thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với công ty, sếp tổng, sếp trực tiếp, đồng nghiệp mà còn là mọi yếu tố liên quan đến tổ chức từ những chi tiết nhỏ nhất. Mở rộng chân trời quản lý cho nhân viên của bạn và cả triển vọng “nếu anh quản lý tốt được những gì xung quanh, anh hoàn toàn có thể quản lý cả cấp trên”. Cuộc sống hiện đại thay đổi nhanh chóng, người lãnh đạo cần có cái nhìn thoáng hơn: yếu tố nào đem lại hiệu quả công việc đó là chân lý. Người lãnh đạo thông minh là người coi trọng người tài và mở ra những cơ hội thành công cho nhân viên. Néu bạn đào tạo được người lãnh đạo tiếp theo từ thế hệ 8x, và người đó có thể thăng tiến nhanh hơn cả bạn, đó thực sự là thành công lớn nhất. Mỹ Trang Theo Tạp chí Lãnh đạo Trung Quốc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2