intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lãnh đạo trong khủng hoảng

Chia sẻ: Haithanh Haithanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

208
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có một sự thật không may là rất ít lãnh đạo chuẩn bị chu đáo cho các tình huống khủng hoảng. Điều này cũng dễ hiểu vì bản năng của con người là chú ý đến những gì ở ngay trước mặt chứ không mấy khi lo nghĩ về những thảm họa có thể chẳng bao giờ xảy ra. Tuy nhiên, chi phí chuẩn bị cho tình huống thảm họa thấp hơn rất nhiều so với cái giá bạn phải trả khi gặp khủng hoảng mà không có sự chuẩn bị.......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lãnh đạo trong khủng hoảng

  1. Lãnh đạo trong khủng hoảng Có một sự thật không may là rất ít lãnh đạo chuẩn bị chu đáo cho các tình huống khủng hoảng. Điều này cũng dễ hiểu vì bản năng của con người là chú ý đến những gì ở ngay trước mặt chứ không mấy khi lo nghĩ về những thảm họa có thể chẳng bao giờ xảy ra. Tuy nhiên, chi phí chuẩn bị cho tình huống thảm họa thấp hơn rất nhiều so với cái giá bạn phải trả khi gặp khủng hoảng mà không có sự chuẩn bị. Có những tình huống khó khăn - khủng hoảng ở mức độ thấp - xảy ra hàng ngày, chẳng hạn như rắc rối về các cuộc gọi điện thoại, cuộc họp, email, khách hàng, thời hạn hoàn thành, các bản báo cáo - những thách thức hàng ngày đối với các lãnh đạo tổ chức. Lên kế hoạch đối phó với một thảm họa chỉ lấy đi của bạn vài giờ. Cho dù đó là một thảm họa tự nhiên như bão lụt hay một thảm họa do con người gây ra như tai nạn, phá hoại ngầm từ nội bộ, yếu kém trong ban lãnh đạo… thì lên kế hoạch và chuẩn bị sẽ giúp bạn phục hồi nhanh chóng, hay quan trọng hơn, đó là sự khác nhau giữa việc tồn tại hay không tồn tại của tổ chức. Một cuộc khủng hoảng không cần thiết phải giống như cơn bão Katrina hay một Enron thứ hai, vụ sụp đổ ảnh hưởng tới toàn bộ danh tiếng và uy tín thị trường của tổ chức của bạn. Chiếc chìa khóa giúp bạn tồn tại trong khủng hoảng là phải có một khả năng lãnh đạo mạnh mẽ. Khi không biết tin vào đâu, các nhân viên chỉ còn trông chờ vào người đang dẫn dắt họ. Và nếu như nhận được một chỉ dẫn sai lầm, tổ chức của bạn sẽ còn phải giải quyết cơn khủng hoảng và hậu quả của nó trong một thời gian dài. Không may là nhiều người ngồi ở vị trí lãnh đạo lại không muốn hành động - thường là để tránh bị chỉ trích - thậm chí ngay khi đó là hành động cần thiết. Cho dù mọi bằng chứng đều đã quá rõ ràng, một số sếp vẫn không muốn hiểu: họ cần phải nói cho nhân viên điều họ biết về khủng hoảng, khi nào thì họ biết điều đó, bằng cách nào họ biết điều đó và họ sẽ làm gì để sửa chữa nó một cách nhanh nhất có thể. Hãy nói sự thật, đừng vòng vo. Sự thật cuối cùng cũng đến và mọi người sẽ nhớ rất lâu người đã lừa dối họ. Trong khủng hoảng, con người thường có xu hướng bối rối, lo lắng, và dễ nghe lời người khác. Một lãnh đạo tốt và truyền đạt rõ ràng sẽ giúp nhân viên đối phó được. Quan trọng là phải hướng dẫn mọi người - nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, thành viên cộng đồng, hay bất kì ai bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng - cung cấp cho họ những hướng dẫn họ nên hành động như thế nào. Bạn phải nhớ điều quan trọng là thông tin cho họ biết bạn biết gì và bạn không biết gì. Nhưng con người trong khủng hoảng cần nhiều hơn là thông tin; họ cũng cần một nhà “lãnh đạo có tình cảm”. Lý trí không thuyết phục được con người; đôi khi tình cảm làm được điều đó. Những lãnh đạo vĩ đại thúc đẩy chúng ta; và để làm được điều đó đòi hỏi phải có mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo và thính giả của mình. Vậy thì một nhà lãnh đạo giỏi sẽ làm gì trong khủng hoảng, bên cạnh việc đưa ra thông tin và
  2. chỉ dẫn? Nhà lãnh đạo sẽ giúp điều khiển những trông đợi của chúng ta, giao tiếp với chúng ta, và truyền cảm hứng cho chúng ta. Là nhà lãnh đạo, bạn truyền đạt những điều đó bằng cách nói với nhân viên rằng những gì tốt nhất đang được tiến hành. Những thông điệp như vậy sẽ giúp nhân viên giữ được lập trường và tăng cường sức “chịu đựng” trong khủng hoảng. Những lãnh đạo tình cảm cũng nói và chia sẻ các giá trị - những thứ gắn bó chúng ta với tổ chức như một cộng đồng. Khi nhắc nhở người khác về những gì mà ta định làm, chúng ta truyền cảm hứng cho họ để họ cố gắng ở mức tốt nhất. Để làm được như thế, bạn cần phải rõ ràng. Bạn phải có dũng khí chia sẻ những phản ứng của bạn với những người xung quanh bạn, để họ thấy được bạn quan tâm đến họ như thế nào, và họ sẽ cảm thấy bạn và họ có một liên kết tình cảm nào đó. Đầu tiên, bạn phải hiểu rằng những phản ứng với một tình huống khủng hoảng không bao giờ giống nhau. Họ cùng chứng kiến một sự việc nhưng cách phản ứng lại rất khác nhau, tùy thuộc vào một số nhân tố, bao gồm cả những kinh nghiệm cá nhân trong quá khứ, các kĩ năng xử lý, các hệ thống trợ giúp và những niềm tin của họ. Hầu hết những người chứng kiến một thảm họa đều phải chịu một số triệu chứng nhất định trong một khoảng thời gian, từ vài ngày cho tới vài tuần. Các chuyên gia tâm lý giải thích hiện tượng này là “phản ứng bình thường trước những sự kiện khác thường”. Cụm từ này nhằm miêu tả những phản ứng có thể đoán trước được và tạo ra một tâm lý “cộng đồng” giữa những nhân chứng thảm họa với nhau. Nói cách khác, mọi người nhìn thấy phản ứng của họ trong người khác, và nhận ra rằng họ không cô đơn hay bị vấn đề về tâm lý. Không ai muốn phải chuẩn bị trước một cuộc khủng hoảng, nhưng sự thật vẫn là chuẩn bị cho một thảm họa không bao giờ là thừa đối với bất kỳ tổ chức nào. Mọi tổ chức đều cần chuẩn bị cho những thảm họa như vậy bằng việc lên kế hoạch dự báo, đào tạo và bảo đảm có được nguồn lực sử dụng thích hợp khi khủng hoảng xảy ra. Bằng cách đó, khi có khủng hoảng, bạn sẽ có thể phản ứng nhanh, chính xác để giúp các nhân viên và tổ chức của mình tiến về phía trước. Hoàng Anh Theo Allbusiness
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2