Lão Pha
lượt xem 3
download
Quán thịt dê của lão Pha nằm khiêm tốn ở góc đường Hoàng Hoa Thám. Lão dành hết mặt tiền của ngôi nhà, kéo cái chái rộng thênh, lại còn tận dụng mấy cây bàng trong góc vườn như những cây dù khổng lồ để “cơ động” vào lúc đông khách. Quán lão Pha lúc nào khách cũng đông nghìn ngịt. Thực đơn chẳng có gì mới ngoài món lẩu dê, dê nướng, dê hon nhậu với ngọc dương tửu và hồng dương tửu. Người ta đến với lão Pha là nhờ lão biết pha trò hóm hỉnh, cộng với...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lão Pha
- Lão Pha TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN QUỐC CƯỠNG Quán thịt dê của lão Pha nằm khiêm tốn ở góc đường Hoàng Hoa Thám. Lão dành hết mặt tiền của ngôi nhà, kéo cái chái rộng thênh, lại còn tận dụng mấy cây bàng trong góc vườn như những cây dù khổng lồ để “cơ động” vào lúc đông khách. Quán lão Pha lúc nào khách cũng đông nghìn ngịt. Thực đơn chẳng có gì mới ngoài món lẩu dê, dê nướng, dê hon nhậu với ngọc dương tửu và hồng dương tửu. Người ta đến với lão Pha là nhờ lão biết pha trò hóm hỉnh, cộng với cái bảng hiệu treo trước cửa thật lạ đời và ấn tượng “Con dê, con dương thì cũng phải”. Chính cái tên quán kỳ quặc ấy đập vào mắt mọi người, khiến cho họ nổi máu hiếu kỳ, kéo đến nhậu thịt dê và rượu dê cho biết, rồi đâm ghiền luôn. Theo lão Pha kể: Ngày xưa, có hai cậu học trò trên đường đi học về trông thấy con dê. Một cậu bảo đó là con dê, còn một cậu bảo đó là con dương. Họ tranh cãi gay gắt, dẫn đến đánh nhau kẻ mẻ đầu, người sứt trán. Cả hai cùng đút lót cho quan tri phủ để mong giành phần thắng về mình. Quan phủ cười thầm trong bụng. Ngài phán duy nhất một câu: “Đấy không phải là con dê, cũng không phải là con dương, mà là con tình huỵch!”. Hai gã thư sinh ngông kia nhận ra cái sự ngô nghê của mình. Họ tức tối trong lòng cùng làm một bài thơ dán trước cửa phủ: Trách lòng cho quan tri phủ ở Tây Xuyên Xử quyết cho dân rất đỗi phiền Con dê, con dương thì cũng phải Nói con tình huỵch ních tiền ta! Trong số khách là bạn hàng thường xuyên của quán lão Pha có một gã chăn dê ốm tong, đen đủi và một gã tóc xoăn, mập ú làm sếp của một doanh nghiệp mà mọi người thường gọi là “Sếp Tuấn” được lão Pha xem là thượng khách. Một già – một trẻ; một mập – một
- ốm; một cao sang – một quê mùa… Nói tóm lại chẳng có điểm tương đồng gì ráo, vậy mà họ lại thân nhau chí tử, hiểu nhau như Bá Nha – Tử Kỳ mới lạ đời. Gã chăn dê gọi một bầu rượu ngọc dương và cái lẩu dê, ngồi một mình với chiếc bàn gỗ cỏn con, có những vết cháy lốm dốm đặt dưới gốc cây bàng. Dường như anh ta muốn xa lánh mọi người, trừ sếp Tuấn và lão chủ quán lắm lời. Có lẽ gã mặc cảm với cái nghề chăn dắt đơn điệu, buồn ngái. Chăn dê hay chăn trâu, chăn bò cùng liệt vào một duộc. Người biết điều thì gọi là: Anh chàng chăn nuôi gia súc. Kẻ trịch thượng thì gọi là: Cái thằng chăn bò, thả dê! Ai gọi kiểu gì, có cách nhìn thế nào mặc xác họ, lão Pha bao giờ cũng dành cho gã chăn dê sự thân tình: “Con dê chiều qua chú mày mang lại múp míp lắm!”. Gã chăn dê ghé sát vào tai lão Pha, thẽ thọt: “Tui đánh cho nó gãy chân đấy chứ không phải nó băng qua đường bị xe cán đâu cha. Con dê đó thịt ngon phải biết!”. Lão Pha mắt sáng lên: “Được lắm! Chú mày hợp tác với anh lâu dài nhé! Giá tiền mua chênh lệch giữa “trâu què” và “trâu lành” anh dành trọn cho chú. Ông chủ trang trại thu lại một nửa tiền bán dê là cùng, đúng không?”. Gã chăn dê đặt ly rượu xuống bàn, gãi dái tai sần sật, mặt sường sượng: “Ừ, nhưng thi thoảng tôi mới dùng đến cái chước cực chẳng đã ấy. Liều lĩnh quá, ông chủ phát hiện được thì mấy chiếc tàu há mồm nhà tôi chỉ có nước chết ngáp mà thôi. Ông nhớ giữ mồm giữ miệng dùm tôi”. Lão chủ quán dí bẹp cái tàn thuốc lá dưới mũi giày ba ta, bật cười khanh khách: “Cái thằng lo xa như cụ non. Con Mây nó mang rượu đến kìa! Xem chừng con nhỏ nó quý mày lắm. Đừng phỉnh phờ nó tội nghiệp!”. Gã chăn dê móc gói thuốc lá, mân mê túi áo tìm cái bật lửa, nói chắc như đinh đóng cột: “Ông khỏi lo! Tôi không ham cái khoản ấy. Tôi chỉ thích nhậu thôi. Sếp Tuấn đâu không thấy tăm dạng vậy?”. Lão Pha cười khìn khịt: “Nhớ bạn nhậu rồi hả? Lão có tới được đây cũng phải mất bốn rưỡi, năm giờ. Ra đường coi bộ oai phong vậy mà về nhà sợ vợ một nước”. Cô bé cầm bầu rượu và cái ly đặt trên bàn, kéo ghế ngồi gợi chuyện với gã chăn dê bằng nụ cười dễ dãi: “Cho em ngồi chơi với nhé! Sao lúc nào anh cũng đến có một mình buồn vậy?”. Gã chăn dê nghiêm mặt, xương hàm bạnh ra: “Cháu đừng xưng hô với chú như
- thế! Cháu cũng chỉ đáng tuổi con gái chú ở nhà là cùng”. Cô bé bật cười khanh khách: “Anh là người ngoài hành tinh chắc? Nhiều người còn lớn tuổi hơn anh, nhưng em thấy họ có xưng chú với em bao giờ đâu. Làm đàn ông con trai phải biết ga lăng với đàn bà con gái tí chút cho vui đời anh ạ”. Lần này thì gã chăn dê nổi khùng lên: “Cô có cút đi không thì bảo? Đồ con nít học đòi!”. Cô bé lẳng lặng sải bước như người bị đau răng vào phòng khám của nha sỹ. Lão Pha chợt hiện ra kèm theo nụ cười nham nhở: “Giận nhau rồi hả? Chú mày cũng lạ thiệt! Đàn ông chi không có chút máu hồng dương. Chú không ưa thì thôi can cớ chi mắng mỏ em nó làm gì thêm tội. Nó cũng chỉ quý mến chú mày thôi mà!”. Cơn giận của gã chăn dê lắng xuống: “Tại vì con bé lộng ngôn quá ông ạ”. Lão chủ quán với tay gắp mấy cục lửa than đang hừng hực đỏ bỏ xuống phía dưới bếp lò, lên giọng kẻ cả: “Thôi, chuyện vặt vãnh hãy bỏ đi. Chú dùng lẩu kẻo tràn ra ngoài uổng phí. Bữa nay thịt dê ngon tuyệt! Chắc phải nhờ đến cái bụng họ Trư của sếp Tuấn mới xong”. Gã chăn dê dừng đũa, ngẩng đầu lên, sốt sắng: “Anh Tuấn đâu?”. Một giọng gói trầm ấm như nhà quảng cáo Sơn Đông mãi võ cất lên, tiếp theo là tiếng cười khành khạch: “Thằng em biết thương tưởng đến ông anh này dữ a!”. Gã đàn ông mập ú núc ních từ từ tiến lại. Khi ông ta di chuyển, các thớ thịt trên người như rung lên. Sếp Tuấn vừa đặt đít xuống ghế, lão Pha liền bá cổ thì thầm: “Hôm nay có con dê tơ múp lắm! Ông mua bộ “cà” về ngâm rượu thì nhất đấy!”. Gã đàn ông vỗ vai lão Pha cái độp, cười lên khằng khặc. Nụ cười của gã làm rung rinh đôi gò má đầy thịt chảy phúng phính như hai túi mật heo: “Ơ hay! Ông là chuyên gia ngâm “cà” dê chứ tôi biết cóc gì. Ông cứ ngâm rượu hảo hạng vào cho tôi, hết bao nhiêu tôi trả cả vốn lẫn lời”. Bỗng nhiên gã đàn ông nói nhỏ như gió thoảng, gương mặt gã sượng sùng: “Thú thật nhờ ngọc dương tửu của ông mà bà nhà tôi khen nức nở. Ông chuẩn bị sẵn một chai loại thượng hạng để tôi mang về. Rượu ở nhà đã hết veo từ mấy hôm nay. Bà ấy theo uống phụ với tôi mới chết chứ!”. Lão Pha đắc chí cười khần khật, đét vào đùi gã chăn dê, nói như hát: “Ông hãy biết ơn anh bạn vàng của ông đây này. Chú ấy cung cấp toàn hàng xịn, đó là những bộ “cà” dê đạt tiêu chuẩn ISO… ngâm rượu tuyệt hảo!”.
- Đợi cho sếp Tuấn đi toilet, lão Pha áp miệng vào tai gã chăn dê, rủ rỉ: “Thằng cha ấy có con vợ trẻ măng, hơ hớ xuân, đã lắm chú mày ạ! Lão “trả bài” không tốt còn khuya mới mong đi tìm của lạ!”. *** Gã chăn dê lăn ra bệnh liệt giường, phải đưa vào bệnh viện tỉnh. Ngày thường gã đã khẳng khiu như cây khô đứng giữa rừng già, giờ đau yếu xanh xao vàng võ, u sầu như của nợ của tạo hóa trên trần gian. Gã gói tấm thân que củi trong bộ quần áo màu xanh dương của bệnh viện, đầu óc nghĩ vẩn vơ. Bắt đầu là câu “sát sanh hại vật”. Biết mấy con dê bị gã làm cho chết oan kia có cáo gã không? Chẳng ai tin cái chuyện tầm phào, trẻ con, nhưng gã cứ nghĩ, cứ bị ám ảnh không thôi, rõ khổ! Nằm bẹp một chỗ gã ngộ ra: Lúc con người ta đang khỏe mạnh thì hăng tiết, quên khuấy “một điều nhịn chín điều lành”, thậm chí còn gây sự, phá phách. Khi đau yếu như bún thiu, nghe mùi thuốc Tây trong phòng hăng hắc sao không giỏi đánh đấm đi! Tứ chi rã rời, cái nghĩa trang gần hơn cái nôi thì đừng hòng chửi thề, lừa gạt. Gã đang mỏi mắt trông chờ người nhà đến để hỏi thăm thằng con trai gã chăn dắt đàn dê thế nào thì cô bé Mây lù lù xuất hiện với gói quà to tướng trên tay. Gã không thể nào ngờ cô bé bồi bàn nửa quê, nửa tỉnh từng bị gã mắng sả lại là người đến thăm gã trước tiên, trong lúc gã đang cần sự chia sẻ nhất chứ không phải lão Pha hay sếp Tuấn. Gã ngượng nghịu không biết nên mở lời ra sao thì cô bé đã nhanh nhảu: “Chú thấy trong người đã đỡ chưa? Cháu có chút quà thăm chú”. Gã chăn dê càng ngượng ngùng hơn: “Cháu không còn giận chú chuyện hôm nọ ư?”. Cô bé tiến lại ngồi cạnh giường, cười ngượng ngập: “Dạ, cháu quên béng rồi. Chú mắng cháu cũng phải. Cháu quen miệng dùng ngôn ngữ đưa đẩy lấy lòng khách. Bởi người ta ưa như vậy mà. Nhưng cháu biết sống giả dối với những người giả dối và sống chân thành với những người tốt chú ạ. Cháu quý chú ở chỗ hiền lành, biết tôn trọng người khác, dẫu là người đi ở như cháu”. Cô bé như tìm được chỗ trút đi những muộn phiền, cay đắng của thân phận mình. Gã chăn dê bỗng thấy lòng ấm lạ, rồi gã sực nhớ, kêu lêm: “Mấy hôm nay lão Pha mua dê ở đâu để làm thịt bán hàng ngày?”. Cô bé cười vô tư, phô chiếc răng khểnh thật duyên,
- song vẫn không giấu nổi nét ngây thơ in trên gương mặt: “Chú lo chi cho mệt xác. Lão Pha không mua dê của chú thì mua dê của người khác thiếu gì. Mà chú đừng có đánh dê nữa, tội nghiệp con vật, lỡ người ta biết thì phiền to”. Gã chăn dê miệng há hốc: “Sao cháu biết chú… ?”. Cô bé liếng thoắng: “Dê bị xe cán thì xương giập nát hết, còn dê bị đánh thì xương gãy tiện. Cháu nghe mấy người làm thịt dê cho lão Pha to nhỏ với nhau như vậy”. Gã chăn dê vừa xấu hổ, vừa tức giận: “Cái lão Pha này không biết giữ ý tứ gì hết. Lão hứa suông cho qua chuyện để được mối làm ăn”. Cô bé chợt cau mày: “Chú không biết đó đấy thôi, từ khi mua dê của chú, lão Pha lãi to. Lão ma giáo ghê lắm cơ! Lão lừa ông Tuấn để bán ngọc dương tửu. Ông Tuấn khen lấy khen để là rượu bổ. Ông ấy đâu biết lão Pha cho thuốc kích thích vào rượu. Cháu nghe lão Pha nói loáng thoáng loại rượu ấy rất có hại cho sức khỏe”. Gã chăn dê bàng hoàng như người từ trên trời rơi xuống.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khám phá Hà Giang (phần 1)
5 p | 203 | 16
-
Sống chậm ở Luang Prabang
11 p | 107 | 16
-
Khám phá Đầm Đa
5 p | 186 | 12
-
Kinh nghiệm đi Lào bằng đường bộ
7 p | 154 | 10
-
Khám phá bí ẩn của cánh đồng Chum
10 p | 134 | 9
-
Khám phá Nam Lào
4 p | 91 | 9
-
Khám phá Ý Tý - Lào Cai
5 p | 89 | 8
-
Khám phá chợ đêm Luang Prabang - Lào
3 p | 85 | 8
-
Khám phá vẻ đẹp cù lao Câu
5 p | 89 | 5
-
Khám Phá Lào - Thái Bằng đường Bộ-Nhật ký hành trình
12 p | 62 | 4
-
Khám phá thị trấn Vang Viêng (Lào)
5 p | 65 | 4
-
Chuyện Lão Hâm Tham Gia Đào Tạo Tài Năng Trẻ
4 p | 61 | 3
-
Lão Ăn Mày
2 p | 70 | 3
-
Khám phá những điều kỳ diệu trên cao nguyên Bolaven ở Nam Lào
2 p | 110 | 3
-
Cù lao mộ đôi
15 p | 41 | 3
-
Lão Thợ Giày
11 p | 55 | 3
-
Người giữ gia phả
5 p | 59 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn