intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lắp đặt hệ thống điện trong nhà ở

Chia sẻ: Tran Thanh Tam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

167
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chiếu sáng cho nhà ở rất quan trọng bởi ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh hoạt trong gia đình và góp phần làm tăng tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Chính vì vậy khi thiết kế bất cứ ngôi nhà nào, các KTS cũng đều lưu tâm đến hệ thống lắp đặt đường điện cho khoa học và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình. Hệ thống lắp đặt đường điện thường có hai cách là đi dây nổi và dây ngầm. Sau đây là một số gợi ý khi thiết kế đường...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lắp đặt hệ thống điện trong nhà ở

  1. Lắp đặt hệ thống điện trong nhà ở
  2. Chiếu sáng cho nhà ở rất quan trọng bởi ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh hoạt trong gia đình và góp phần làm tăng tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Chính vì vậy khi thiết kế bất cứ ngôi nhà nào, các KTS cũng đều lưu tâm đến hệ thống lắp đặt đường điện cho khoa học và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình. Hệ thống lắp đặt đường điện thường có hai cách là đi dây nổi và dây ngầm. Sau đây là một số gợi ý khi thiết kế đường dây điện nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng: Đối với dây nổi Nhà ở trước đây thường được đi dây nổi, kiểu đi này thường rối rắm và làm mất thẩm mỹ chung của các không gian trong nhà. Dây và cáp điện được luồn trong các ống nhựa tròn hoặc dẹt hoặc đi trên sứ, đặt theo trần nhà Bởi vậy trong nhà ở hiện đại khi thiết kế, các KTS thường đi dây ngầm, tuy nhiên
  3. trong khi sử dụng nhiều khi phát sinh thêm nguồn điện nên gia chủ tự ý thiết kế thêm đường dây nổi, nhưng điều này không phải vấn đề đáng lưu tâm bởi hiện nay việc lắp dây điện nổi rất gọn, do đường dây và các phụ kiện kèm theo đẹp, gọn gàng và tiện ích.
  4. Ưu điểm của phương pháp này là dễ lắp đặt, thay thế, sửa
  5. chữa khi hỏng nhưng bố trí không hợp lý sẽ làm mất mỹ quan, chiếm nhiều không gian lắp đặt. Cần lưu ý nên dùng những loại đây chịu công suất tối đa, vỏ bọc bằng vật liệu cách nhiệt ở những nơi độ an toàn thấp như gần bếp, nhà tắm….
  6. Độ cao của đường dây diện cũng cần đảm bảo an toàn cho người sử dụng, cụ thể là cách mặt sàn từ 2,5m trở lên.
  7. Đối với dây ngầm Đa phần các ngôi nhà hiện đại ngày nay đi hệ thống dây ngầm bởi chúng có ưu điểm là giấu được các đường dây lộm cộm, tiết kiệm không gian lắp đặt và tăng thêm vẻ đẹp, tính thẩm mỹ của không gian sống. Đặc biệt ở những ngôi nhà sử dụng trần thạch cao, hệ thống đèn đa dạng hơn, số lượng cũng nhiều nên lắp đặt hệ thống dây điện ngầm vừa tạo được sự sang trọng, vừa đảm bảo công năng sử dụng.
  8. Tuy nhiên, khi đi đường dây ngầm cần phải chú ý đến đường dây đi cũng như toàn bộ linh kiện kèm theo để đảm bảo tính an toàn cao nhất. Không đặt dây dẫn, cáp điện không có vỏ bọc bảo vệ ngầm trực tiếp trong hoặc dưới các lớp vữa trát tường, trần nhà, những chỗ có thể đóng đinh hoặc khoan lỗ. Không được đặt đường dây điện ngầm trong tường chịu lực khi bề sâu rãnh chôn quá 1/3 bề dày tường. Dây đi xuyên tường vào nhà phải luồn ống cách điện không cháy và phải tránh nước đọng trên đường dây.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2