Lập hồ sơ và chứng thư định giá bất động sản
lượt xem 29
download
Khái niệm Hồ sơ định giá: là các tài liệu có liên quan đến công việc định giá tài sản do người định giá lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ trong quá trình thực hiện định giá. Tài liệu trong hồ sơ định giá được thể hiện trên giấy, phim ảnh hay những vật mang tin khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lập hồ sơ và chứng thư định giá bất động sản
- Lập hồ sơ và chứng thư định giá bất động sản 2.6.1. Hồ sơ định giá bất động sản 2.6.1.1. Khái niệm Hồ sơ định giá: là các tài liệu có liên quan đến công việc định giá tài sản do người định giá lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ trong quá trình thực hiện định giá. Tài liệu trong hồ sơ định giá được thể hiện trên giấy, phim ảnh hay những vật mang tin khác theo quy định của pháp luật hiện hành. 2.6.1.2. Mục đích của việc lập Hồ sơ định giá - Lưu trữ những bằng chứng thu thập được trong quá trình thực hiện định giá và làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến của người định giá về mức giá bất động sản cần định giá . - Trợ giúp cho các bước thực hiện công việc định giá.
- - Trợ giúp cho kiểm tra, soát xét và đánh giá chất lượng công việc định giá. - Trợ giúp cho việc xử lý những tranh chấp, khiếu kiện có thể phát sinh trong hoặc sau quá trình định giá giữa khách hàng (hoặc bên thứ ba) với doanh nghiệp, tổ chức định giá. 2.6.1.3. Nội dung của hồ sơ định giá Nội dung hồ sơ định giá phụ thuộc vào mục đích định giá và loại hình tài sản cần định giá. Nội dung cơ bản hồ sơ định giá bao gồm: - Tên và số hiệu hồ sơ, ngày tháng lập và ngày tháng lưu trữ. - Những thông tin về khách hàng và bất động sản yêu cầu định giá. - Phiếu yêu cầu của khách hàng - Hợp đồng định giá ký kết giữa doanh nghiệp định giá và khách hàng. - Những phân tích, đánh giá của người định giá thẩm định viên về những vấn đề định giá liên quan. - Những ý kiến trưng cầu tư vấn về các khía cạnh kỹ thuật, pháp lý liên quan đến tài sản cần định giá (nếu có). - Báo cáo kết quả định giá tài sản và phụ lục kèm theo báo cáo. - Chứng thư định giá. - Biên bản thanh lý hợp đồng định giá giữa doanh nghiệp, tổ chức định giá và khách hàng. 2.6.2. Báo cáo định giá 2.6.2.1 Khái niệm và yêu cầu của báo cáo định giá Báo cáo định giá là tài liệu trình bày kết quả quá trình định giá do định giá viên chuẩn bị. Báo cáo định giá thể hiện quan điểm và hệ thống thông tin mà người định giá sử dụng để đưa ra kết luận và ước lượng mức giá (bằng tiền hoặc vật ngang giá khác) của BĐS mà khách hàng yêu cầu. Báo cáo kết quả định giá phải thể hiện những thông tin đúng theo thực tế, mang tính mô tả và dựa trên bằng chứng cụ thể để thuyết minh về mức giá của tài
- sản qua định giá. Những thông tin này phải được trình bày theo một trình tự lô- gíc, hợp lý, từ mô tả về tài sản đến những yếu tố tác động tới giá trị thị trường của tài sản, phân tích những dữ liệu thu thập trên thị trường để có được kết quả định giá. Báo cáo kết quả phải thể hiện được những lập luận, cách thức, phương pháp được áp dụng trong quá trình định giá và giải thích một cách rõ ràng tất cả những vấn đề có tác động đến giá trị tài sản nhằm tránh hiểu lầm cho những người sử dụng và các tổ chức có liên quan. Để bảo đảm chất lượng của báo cáo các tổ chức định giá chuyên nghiệp đã đưa ra những yêu cầu tối thiểu cần đạt được của một báo cáo định giá như sau: - Báo cáo định giá phải có kết cấu lôgíc, các nội dung trình bày trong báo cáo phải rõ ràng và chính xác, tránh hiểu lầm. - Phải chứa đựng đủ thông tin cho phép các cá nhân, tổ chức có thể dựa vào báo cáo để hiểu được bất động sản một cách hợp lý. - Bất cứ giả thiết đặc biệt hoặc điều kiện hạn chế nào có ảnh hưởng một cách trực tiếp đến việc định giá phải được trình bày một cách rõ ràng và chính xác, chỉ rõ ảnh hưởng của nó đến giá trị. 2.6.2.2. Phân loại và hình thức trình bày báo cáo định giá a) Phân loại báo cáo định giá Để trình bày kết quả của quá trình định giá tuỳ theo yêu cầu hay đơn đặt hàng của khách hàng, có thể có 3 loại báo cáo định giá như sau: - Báo cáo đầy đủ - Báo cáo tóm tắt - Báo cáo có giới hạn Sự khác biệt của những báo cáo trên phụ thuộc vào mức độ yêu cầu chi tiết trong các lĩnh vực nhất định khi trình bày. Ở mức đầy đủ nhất là báo cáo đầy đủ, nó bao gồm các miêu tả một cách chi tiết về số liệu, lý do và phân tích được sử dụng để đưa ra kết luận giá trị. Ở mức
- vắn tắt nhất là báo cáo có giới hạn, nó hầu như không có những thông tin như trong báo cáo đầy đủ. Ở mức trung bình là báo cáo tóm tắt, nó chứa một số, nhưng không phải tất cả thông tin được miêu tả. Trong hoạt động định gía thường có 2 loại: định giá đầy đủ và định giá hạn chế. Sự khác biệt của 2 loại định giá này phụ thuộc vào khối lượng công việc cần thực hiện trong quá trình thu thập và phân tích số liệu. Nếu thực hiện định giá hạn chế thì phải thể hiện rõ ràng điều này trong báo cáo. b. Hình thức trình bày của báo cáo định giá Báo cáo định giá có thể được trình bày bằng miệng hoặc viết. Báo cáo viết được chuẩn bị dưới các hình thức theo mẫu có sẵn hoặc hình thức văn tường thuật. Thông thường báo cáo được trình bày theo yêu cầu của người sử dụng.Tuy nhiên khi khách hàng yêu cầu một báo cáo không cần đầy đủ, nghĩa là không cần báo cáo chi tiết thì người định giá vẫn phải thực hiện các phân tích để hoàn tất công việc định giá. Trong trường hợp đó tất cả các tư liệu, số liệu được sử dụng để chuẩn bị báo cáo được lưu giữ trong hồ sơ của người định giá. Mặc dù người định giá có thể không bao giờ phải cung cấp bằng văn bản về quan điểm dưới hình thức viết văn bản, nhưng có thể bị hỏi để giải thích hoặc bảo vệ quan điểm trong thời gian sau đó. Quy mô của hồ sơ phụ thuộc vào báo cáo được chuẩn bị. - Báo cáo bằng miệng: Người định giá có thể báo cáo bằng miệng khi hoàn cảnh hoặc việc sử dụng dự định không cho phép hoặc chứng nhận bằng báo cáo viết. Các bằng chứng được các chuyên gia định giá trình bày khi lấy cung hoặc ở toà án được xem là báo cáo bằng miệng. Nhiều báo cáo bằng miệng đã không được thực hiện dưới lời tuyên thệ, chúng được thông tin trực tiếp cho cá nhân người sử dụng hoặc qua điện thoại. Mỗi báo cáo bằng miệng nên bao gồm miêu tả BĐS, các yếu tố, các giả thiết và các kết luận và các lý do mà kết luận đã dựa vào. Sau khi thông báo bằng miệng người định giá nên giữ lại tất cả các ghi chép, số liệu liên quan đến nhiệm vụ và hoàn tất các ghi nhớ về phân tích, kết luận và quan điểm.
- - Báo cáo theo mẫu: Báo cáo theo mẫu là hình thức trình bày báo cáo phổ biến nhất, loại báo cáo này không phải là báo cáo đầy đủ mà chủ yếu là báo cáo tóm tắt hoặc báo cáo có giới hạn. Điều này phụ thuộc vào mức độ chi tiết và chất lượng của tài liệu minh chứng. Các báo cáo theo mẫu thường đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tài chính, công ty bảo hiểm và các cơ quan nhà nước. Báo cáo theo mẫu thường sử dụng cho việc mua, bán các BĐS dân cư. BĐS thế chấp. Bằng cách hoàn tất mẫu báo cáo, người định giá bảo đảm rằng không có khoản mục nào mà người yêu cầu định giá bị bỏ sót. - Các báo cáo tường thuật: Bằng việc thoả thuận trước với người sử dụng dự kiến, người định giá có thể gửi kết quả định giá bằng báo cáo đầy đủ, báo cáo tóm tắt hoặc báo cáo có giới hạn. Mặc dùng một số chủ đề trong báo cáo tóm tắt và báo cáo giới hạn có phạm vi hẹp không như trong báo cáo đầy đủ, nhưng các báo cáo này cũng phải chứa đủ thông tin để dẫn dắt người đọc đến kết luận của người định giá.Cũng như trong báo cáo bằng miệng, người định giá chuẩn bị báo cáo tường thuật cần phải lưu giữ tất cả các ghi chép và số liệu để hoàn thành bản tóm tắt phân tích, các kết luận và quan điểm giá trị. 2.6.2.3. Nội dung của báo cáo định giá Nội dung của 1 báo cáo định giá BĐS phù hợp với tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam được giới thiệu dưới đây: 1. Những thông tin cơ bản về - Tên và loại BĐS - Vị trí của bất động sản (đất đai, nhà cửa và công trình kiến trúc khác). - Tên, địa chỉ, số điện thoại, số Fax của khách hàng yêu cầu định giá. - Ngày tháng năm định giá . - Tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax của doanh nghiệp, tổ chức định giá hoặc chi nhánh.
- - Họ và tên định giá viên lập báo cáo thẩm định giá. - Họ và tên, chữ ký của giám đốc doanh nghiệp, người đứng đầu tổ chức định giá hoặc phụ trách chi nhánh. 2. Những căn cứ pháp lý để định giá Những văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn có liên quan do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Trung ương hoặc địa phương ban hành. 3. Mô tả đặc điểm của BĐS về mặt kỹ thuật - Vị trí của bất động sản. + Vị trí địa lý và hành chính của bất động sản. + Đối với đất ở: số lô đất, số địa chính, diện tích đất, phân loại đường phố, nhóm đất. + Đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp: số lô đất, số địa chính, diện tích đất, phân loại nhóm đất, điều kiện thời tiết, đặc điểm địa hình, hệ thống giao thông, hệ thống tưới và tiêu nước. + Đối với công trình kiến trúc trên đất (nhà cửa, đường xá, cầu cống): loại nhà, cấp nhà, hạng nhà, diện tích xây dựng và diện tích sử dụng (m2), chất lượng nhà (% còn lại, tuổi đời), mục đích sử dụng, cấu trúc nhà, số phòng, diện tích sử dụng từng phòng, hệ thống điện, hệ thống cấp và thoát nước; loại, hạng đường xá, cầu cống… + Vị trí của bất động sản trong mối tương quan với những trung tâm khu vực gần nhất, điều kiện tự nhiên và môi trường xung quanh, hình dạng của thửa đất, khoảng cách từ đó đến những địa điểm giao thông công cộng, cửa hàng, trường học, công viên, bệnh viện, những trục đường chính. - Tác động của quy hoạch, phân vùng đến giá trị của đất đai, nhà cửa và công trình kiến trúc trên đất.
- - Mục đích sử dụng hiện tại của bất động sản có theo đúng mục đích được phép sử dụng theo qui hoạch phân vùng và mang lại giá trị tối ưu cho bất động sản hay không. 4. Mô tả đặc điểm tài sản về mặt pháp lý - Bất động sản đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà: những nội dung Giấy chứng nhận (bao gồm số lô đất, tên địa phương và tên nước, ngày cấp và số đăng ký của Giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản). - Bất động sản chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà: nguồn gốc tài sản (nhà, đất), tổ chức, cá nhân giao tài sản, ngày làm giấy tờ chuyển dịch tài sản, các giấy tờ kèm theo. - Có tranh chấp hay không với các chủ bất động sản liền kề. - Những lợi ích kinh tế thu được từ bất động sản (trường hợp bất động sản đang cho thuê: giá thuê, thời hạn thuê, hợp đồng thuê, thu nhập hàng tháng từ người thuê bất động sản để mở cửa hàng, cửa hiệu, văn phòng đại diện). - Những tài liệu khác thể hiện tính pháp lý của bất động sản. 5. Những giả thiết và hạn chế trong định giá giá trị BĐS - Tính hợp lý của việc đưa ra những giả thiết và hạn chế liên quan đến đặc điểm thị trường, các nhân tố tác động đến giá trị thị trường của tài sản. - Nếu không đưa ra những hạn chế như vậy thì kết quả sẽ ra sao, ảnh hưởng đến kết quả thẩm định giá như thế nào. 6. Kết quả khảo sát thực địa - Mục đích, thời gian, người tiến hành khảo sát thực địa. - Kết quả thu được từ khảo sát thực địa. - Sự chênh lệch (nếu có) giữa kết quả khảo sát thực địa với hồ sơ địa chính. Nêu rõ lý do sự chênh lệch đó.
- 7. Những lập luận về mức giá cuối cùng, bao gồm - Phân tích về vị trí, những nhân tố tác động, xu hướng vận động của thị trường tài sản trong khu vực, hành vi của những người mua, bán trên thị trường này, những ưu thế hoặc bất lợi của tài sản cần định giá trên thị trường. - Mục đích sử dụng tài sản tốt nhất và tối ưu, mang lại giá trị cao nhất. Trường hợp mục đích sử dụng tốt nhất và tối ưu khác với mục đích sử dụng hiện tại của tài sản thì trình bày về tiềm năng của nó, những điều kiện pháp lý, tự nhiên cho phép hoặc không cho phép ảnh hưởng đến giá trị sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản. 8. Phương pháp thẩm định giá + Phương pháp so sánh trực tiếp: kết quả : + Phương pháp chi phí: kết quả : + Phương pháp chiết khấu dòng thu nhập: kết quả : + Phương pháp khác: kết quả: + Hòa hợp các chỉ số giá trị từ các phương pháp khác nhau: Những so sánh, phân tích và điều chỉnh, điều kiện giả thiết, bảng tính tóan các mức giá thu được từ các phương pháp nêu trên để đi đến mức giá cuối cùng thể hiện giá trị thị trường của tài sản. Trường hợp chỉ áp dụng được 01 hoặc 02 trong các phương pháp thẩm định giá nêu trên thì nêu rõ lý do vì sao có sự hạn chế đó. 9. Xử lý những hạn chế, không rõ ràng trong quá trình định giá - Không rõ ràng về tình trạng pháp lý của tài sản. - Hạn chế về thông tin, dữ liệu liên quan cần thu thập đối với BĐS. - Phân loại, hạng BĐS. - Lượng hoá những nhân tố tác động đến giá BĐS. Những hạn chế, không rõ ràng trên đã được xử lý như thế nào, cách thức xử lý trong quá trình định giá, mức độ tác động của những hạn chế nêu trên đến mức giá của BĐS cần định giá.
- 10. Những quyền và lợi ích cá nhân (nếu có) của định giá viên liên quan đến BĐS cần định giá, có thể làm nảy sinh những xung đột lợi ích trong quá trình thực thi nhiệm vụ. 11. tên, chữ ký của định giá viên tiến hành định giá BĐS. 12. Phụ lục đính kèm báo cáo kết quả định giá. Phụ lục là những thông tin bổ sung, thuyết minh cho báo cáo kết quả định giá. Phụ lục bao gồm: a- Đối với bất động sản - Hộ khẩu thường trú của chủ bất động sản (bản sao) - đối với tài sản cá nhân. - Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao) - đối với tài sản doanh nghiệp. - Bản đồ quy hoạch tổng thể khu vực (trích lục). - Bản đồ quy hoạch chi tiết khu vực (trích lục). - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản - Một trong các loại giấy chứng nhận nguồn gốc bất động sản (trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản) bao gồm: + Quyết định giao, cấp đất ở của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố hoặc UBND quận, huyện. + Quyết định phân nhà, phân đất của thủ trưởng cơ quan đơn vị. + Hợp đồng mua nhà của các đơn vị có tư cách pháp nhân được UBND tỉnh, thành phố giao đất làm nhà bán. + Các giấy tờ về đất ở do cơ quan có thẩm quyền của chế độ cũ cấp. Trường hợp chủ nhà có các giấy tờ kể trên nhưng không đúng tên chủ đang sử dụng thì phải có các gíây tờ kèm theo như: giấy tờ mua bán nhà, giấy tờ thừa kế, chia, tặng... nhà ở, đất ở. - Giấy phép xây dựng nhà, bản vẽ thiết kế xây dựng, sơ đồ vị trí bất động sản và các bản vẽ khác (bản sao).
- - Chi tiết về qui hoạch từ cơ quan có chức năng ở địa phương hoặc của văn phòng qui hoạch đô thị (bản sao). - Các hợp đồng mua, bán và cho thuê bất động sản (bản sao). - Ảnh chụp toàn cảnh bất động sản. - Những tài liệu khác trực tiếp bổ trợ cho báo cáo kết quả thẩm định giá. b- Đối với máy móc thiết bị được gắn trong BĐS - Các hợp đồng mua, bán vật tư, máy móc, thiết bị, hàng hoá. - Catalô, các thông số kinh tế kỹ thuật chủ yếu của vật tư, máy móc, thiết bị, hàng hoá. 2.6.3. Chứng thư định giá Chứng thư định giá: là văn bản do doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá lập nhằm công bố cho khách hàng hoặc bên thứ ba về những nội dung cơ bản liên quan đến kết quả định giá. Chứng thư định giá được lập thành 03 bản, có giá trị pháp lý như nhau. 02 bản giao khách hàng, 01 bản lưu tại hồ sơ định giá của doanh nghiệp, tổ chức định giá. Hình thức và nội dung Chứng thư thẩm định giá trị quyền sử dụng đất và công trình kiến trúc trên đất theo quy định tại Phụ lục số 02 của Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 04. Dưới đây trình bày mẫu chứng thư định giá theo tiêu chuẩn thẩm định giá VN, do Bộ Tài chính ban hành. Mẫu Chứng thư thẩm định giá (Áp dụng đối với đất đai, công trình kiến trúc trên đất) SỐ /TĐG – CT Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (kí hiệu DN, tổ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc chức định giá) ...., ngày ... tháng... năm…
- CHỨNG THƯ THẨM ĐỊNH GIÁ Kính gửi: ........ Theo đề nghị của ông/bà/ doanh nghiệp … tại văn bản số.... ngày.... về việc thẩm định giá ..... 1. Mục đích thẩm định giá: Xác định giá tài sản phục vụ mục đích.... 2. Thời điểm thẩm định giá: Tại thời điểm thẩm định giá (ngày … tháng .... năm....) 3. Cơ sở thẩm định giá (nêu rõ những căn cứ chủ yếu để thẩm định giá) - Căn cứ hồ sơ, giấy tờ pháp lý do ông/bà/ doanh nghiệp... cung cấp (kèm theo công văn đề nghị số....). - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ngày... tháng... năm ... của Uỷ ban Nhân dân tỉnh ..... cấp cho....... - Giấy phép xây dựng số ... ngày .... (nếu có) - Bản vẽ hoàn công.... (nếu có) - Hồ sơ quyết toán công trình......(nếu có) - Những căn cứ pháp lý khác 4. Thực trạng đất, nhà, ... 4.1 Đất: Vị trí: mô tả cụ thể vị trí địa giới hành chính, vị trí địa lý, hướng... - Diện tích: tổng diện tích, diện tích từng phần, kích thước các chiều. - Tình trạng pháp lý. 4.2 Nhà: - Mô tả chung: loại nhà, cấp nhà, diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, số tầng, số phòng. - Kết cấu: kết cấu tổng thể toàn bộ nhà và từng bộ phận (móng, tường, mái...)
- - Thực trạng: mô tả chi tiết từng bộ phận cấu thành ngôi nhà (nền, tường, mái, cửa, công trình phụ, ban công...): loại vật liệu, thiết bị được sử dụng, tình trạng thực tế từng bộ phận. 4.3 Tài sản: - Các thống số kỹ thuật, thực trạng của tài sản. - Tính pháp lý của tài sản. 5. Phương pháp thẩm định giá: Sử dụng phương pháp...... 6. Kết quả thẩm định giá: Trên cơ sở các tài liệu do ông/bà/ công ty.... cung cấp, qua khảo sát thực tế tại hiện trường; với phương pháp thẩm định giá..... được áp dụng trong tính toán, doanh nghiệp thẩm định giá (ghi rõ tên doanh nghiệp) thông báo kết quả thẩm định giá tài sản..... tại thời điểm ..... như sau: Giá đất: Giá nhà: Tổng giá trị đất và nhà: Làm tròn (viết bằng chữ: ...... đồng) Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá trả lời để ông/ bà/ quý đơn vị có cơ sở..... theo quy định của pháp luật hiện hành. Thẩm định viên về giá Giám đốc (ký tên) (Ký tên, đóng dấu)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy trình tín dụng của ngân hàng
4 p | 2939 | 1004
-
Hướng dẫn kê khai thuế qua mạng
29 p | 799 | 445
-
TÀI LIỆU TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG NĂM 2012 NGHIỆP VỤ CHO VAY HỘ GIA ĐÌNH , CÁ NHÂN
30 p | 421 | 150
-
Nhờ thu
23 p | 376 | 143
-
Bài giảng Phương thức thanh toán nhờ thu
33 p | 718 | 121
-
Bài 2 Các loại kiểm toán
38 p | 182 | 71
-
Bài giảng: Bằng chứng kiểm toán
24 p | 234 | 34
-
THANH TOÁN QUỐC TẾ - PGS. TS TRẦN HOÀNG NGÂN - 6
19 p | 133 | 27
-
Bài giảng Chương 4: Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán
22 p | 461 | 27
-
HƯỚNG DẪN LẬP HỒ SƠ QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN
34 p | 131 | 27
-
quá trình hình thành nghiệp vụ thanh tóa tiền gửi trong ngân hàng thương mại p5
17 p | 83 | 25
-
Giáo trình kiến thức dùng trong kinh doanh chứng khoán - Forum VCU (p4)
26 p | 93 | 10
-
Không tăng vốn kịp, công ty chứng khoán sẽ bị rút giấy phép?
5 p | 88 | 10
-
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHIẾU XẠ AN PHÚ
7 p | 123 | 5
-
Lập thuế thu nhập cá nhân
70 p | 48 | 4
-
Quy chế quản lý tài chính - Công ty Cổ phần Môi trường Nam Định
25 p | 94 | 3
-
Bài giảng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - Chương 3: Chuẩn mực chung và chuẩn mực về lập kế hoạch kiểm toán
34 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn