Lập trình trong môi trường .NET - Visual studio.NET – Phần 3
lượt xem 25
download
Cửa sổ properties Một cửa sổ khác, được gọi là Properties, xuất xứ từ IDE của VB. Chúng ta biết rằng cửa sổ properties hiển thị và cho phép bạn sửa đổi hầu hết mọi giá trị khởi tạo của các thuộc tính đối với những control mà Visual studio.NET có khả năng phát hiện bằng cách đọc mã nguồn của bạn. Cửa sổ Properties cũng có thể thấy những sự kiện. Bạn có thể nhìn thấy sự kiện bằng cách click lên icon giống như một tia sáng ở trên đầu cửa sổ. Trên đầu cửa sổ Properties...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lập trình trong môi trường .NET - Visual studio.NET – Phần 3
- Lập trình trong môi trường .NET Visual studio.NET – Phần 3 Cửa sổ properties Một cửa sổ khác, được gọi là Properties, xuất xứ từ IDE của VB. Chúng ta biết rằng cửa sổ properties hiển thị và cho phép bạn sửa đổi hầu hết mọi giá trị khởi tạo của các thuộc tính đối với những control mà Visual studio.NET có khả năng phát hiện bằng cách đọc mã nguồn của bạn. Cửa sổ Properties cũng có thể thấy những sự kiện. Bạn có thể nhìn thấy sự kiện bằng cách click lên icon giống như một tia sáng ở trên đầu cửa sổ. Trên đầu cửa sổ Properties là một list box cho phép bạn chọn control nào để quan sát hoặc chỉnh sửa. Chúng tôi chọn Form1, lớp form chính trong dự án BasicForm, và cho chỉnh sửa thuộc tính text " Basic Form - SAMIS hello". Nếu bạn cho kiểm tra lại mã nguồn, bạn có thể thấy hiện chúng ta đã chỉnh sửa mã nguồn, thông qua giao diện thân thiện hơn:
- this.AutoScaleBaseSize = new System.Drawing.Size(5, 13); this.ClientSize = new System.Drawing.Size(292, 268); this.Controls.AddRange(new System.Windows.For ms.Control[] {this.textBox1}); this.Name = "Form1"; this.Text = "Basic Form - Hello!"; Không phải tất cả các thuộc tính mà bạn thấy trên cửa sổ Properties sẽ được ghi rõ trên mã nguồn. Rõ ràng khi bạn thay đổi trị của một thuộc tính nào đó trên cửa sổ Properties thì một câu lệnh cài đặt rõ ra thuộc tính này sẽ xuất hiện lên mã nguồn của bạn và ngựơc lại Cửa sổ Properties được xem là cách tiện lợi nhất để có cái nhìn về tất cả các thuộc tính của một ô control nào đó. Cửa sổ Class view Khác với cửa sổ Properties, cửa sổ Class view xuất xứ từ môi trường triển khai Visual studio.NET, cửa sổ class view được xem như là trang tab của cửa sổ Solution Explorer, cho thấy cây đẳng cấp của các namespace và các lớp trong đoạn mã của bạn. Nó cho một tree view mà bạn có thể bung ra để
- xem namespace nào chứa những lớp nào, và trong lớp chứa những thành viên nào. Một chức năng hay của class view là nếu bạn click phải lên tên của bất cứ mục tin nào bạn có thể thâm nhập vào đoạn mã nguồn, bạn chọn mục Go To Definition, trên trình đơn shortcut, thì trên code editor sẽ hiện lên đoạn mã định nghĩa mục tin này. Hoặc bạn double click lên mục tin bạn cũng được kết quả như trên. Nếu bạn muốn thêm một phần tử cho Form : Bạn click phải trên tên form sau đó chọn add phần tử bạn muốn thêm(Add Method, Add Property, Add Indexer hoặc Add Field. Pin Buttons
- Khi khảo sát Visual studio.NET, có thể bạn nhận thấy có nhiều cửa sổ mà chúng tôi mô tả có vài chức năng mang dáng dấp của những thanh công cụ. Đặc biệt, ngoại trừ code editor, thì các cửa sổ có thể docking. Có một icon pin cạnh nút minimize nằm ở góc phải phía trên mỗi cửa sổ. Icon này khi chúc đầu xuống, thì cửa sổ này hoạt đọng như một cửa sổ bình thường mà bạn đã quen. Nhưng khi icon này nằm ngang, thì cửa sổ này chỉ hiện lên khi nó có focus. Nhưng khi nó mất focus, nghĩa là con trỏ chỉ vào chỗ khác, thì cửa sổ biến mất, thu mình lại qua phía tay phải hoặc tay trái. Xây dựng một dự án Building, Compiling và Making Trước khi ta đi sâu vào việc xem xét những lựa chọn khác nhau liên quan đến việc xây dựng một dự án, thiết tưởng ta nên làm sáng tỏ những từ ngữ liên quan đến tiến trình biến mã nguồn của bạn thành một loại đoạn mã khả thi. Bạn thường biết đến 3 từ: compiling, building, making. Nguyên nhân của những từ ngữ khác nhau là do việc chuyển một mã nguồn thành một mã khả thi đòi hỏi không chỉ một bước mà thôi. Trên C++ chẳng hạn mỗi tập tin nguồn phải được biên dịch riêng lẽ, cho ra một tập tin đối tượng, mang dáng dấp đoạn mã khả thi nhưng mỗi tập tin đối tượng chỉ liên hệ với một tập tin nguồn. Muốn cho ra một mã kết sinh các tập tin đối tượng này phải liên kết lại một tiến trình mà người ta gọi là linking. Tiến trình phối hợp thường gọi
- là xây dựng (building) đoạn mã theo từ ngữ windows. Tuy nhiên, theo từ ngữ C#, thì trình biên dịch phức tạp hơn nhiều có khả năng đọc và xử lý tất cả các tập tin nguồn như một khối. Do đó, đối với C# không có giai đoạn liên riêng lẽ nên trong phạm trù C# các từ compiling và building coi như giống nhau. Còn từ making cũng có nghĩa là xây dựng nhưng nó không được dùng trong phạm trù C#. Từ này xuất xứ từ những máy tính mainframe, cho biết khi một dự án gồm nhiều tập tin nguồn, thì có một tập tin riêng lẽ được viết ra chứa những chỉ thị dành cho trình biên dịch biết cách xây dựng một dự án. Tập tin riêng rẽ này được gọi là make file, do đó từ này tiếp tục được dùng như là chuẩn trên Unix hoặc Linux. Các tập tin make thường không cần đến trên Windows, mặc dù bạn có thể viết chúng hoặc yêu cầu Visual Studio.NET kết sinh chúng nếu bạn muốn. Debug build và Release Build Khi bạn gỡ rối chương trình, bạn thường muốn chương trình khả thi có một cách ứng xử khác đi khi bạn cho phân phối chương trình. Khi phân phối chương trình ngoại trừ việc chương trình phải chạy tốt không có lỗi, nó còn phải có kích thước càng nhỏ càng tốt và còn phải chạy thật nhanh. Rất tiết là những đòi hỏi trên không hợp với nhu cầu gỡ rối chương trình, với nhiều lý do sau đây.
- Tối ưu hoá Hiệu năng cao của đoạn mã phần lớn là do việc trình biên dịch đã tối ưu hoá đoạn mã. Đây có nghĩa khi biên dịch, trình biên dịch sẽ nhìn vào mã nguồn xem có thể nhận diện những đoạn mà nó có thể thay thế bởi một đoạn mã khác cho ra kết quả y chang nhưng tối ưu hơn, chạy hiệu quả hơn. double InchesToCm(double Ins) { return Ins*2.54; } // later on in the code Y = InchesToCm(X); Trình biên dịch có thể thay thế câu lệnh trên bởi: Y = X * 2.54; Hoặc chẳng hạn trình biên dịch gặp phải đoạn mã như sau: { string Message = "Hi"; Console.WriteLine(Message); } Thì nó thay thế bởi
- Console.WriteLine("Hi"); Như vậy, ta có thể tiết kiệm những nơi nào có những khai báo tham khảo đối tượng một cách không cần thiết. Các ký hiệu Debugger khi bạn gỡ rối chương trình, thường bạn cần xét đến trị của những biến mà bạn sẽ khai báo chúng theo tên trên mã nguồn. Khổ nỗi là chương trình khả thi EXE lại không chứa tên biến, vì trình biên dịch đã cho thay thế bởi những vị chỉ ký ức. .NET đã thay đổi tình trạng trên bằng cách cho trữ vài tên trên assembly nhưng chỉ một số nhỏ liên quan đến các lớp và phương thức. Các chỉ thị gỡ rối extra trên mã nguồn Khi bạn đang gỡ rối chương trình, trong đoạn mã của bạn sẽ có phụ thêm những dòng lệnh cho phép hiển thi những thông tin cốt tử liên quan đến gỡ rối. Lẽ dĩ nhiên là trước khi gữi đi phân phối chương trình của bạn, bạn muốn cho gỡ bỏ những dòng lệnh extra này. Bạn có thể làm điều này bằng tay nhưng tốt hơn là bạn cho đánh dấu những dòng lệnh này làm thế nào trình biên dịch sẽ bỏ qua khi biên dịch sẽ bỏ qua khi biên dịch đoạn mã cần được gửi đi. Chúng ta đã biết qua phần tiền chỉ thị (preprocessor directive), các chỉ thị này có thể dùng phối hợp với thuộc tính Conditional, xem như là điều kiện biên dịch.
- Cuối cùng bạn thấy là trình biên dịch một phiên bản dùng cho ra một sản phẩm phần mềm khác so với phiên bản đang được gỡ rối. Visual studio.NET thực hiện việc này bằng cách trữ nhiều chi tiết hơn để có thể hỗ trợ hai loại xây dựng khác nhau. Những bộ chi tiết khác nhau về thông tin xây dựng đựoc gọi là Configuration. Khi bạn tạo một dự án mới, Visual studio.NET sẽ tự động tạo cho bạn hai cấu hình được cho mang tên là Debug và Release : Debug configuration: thường sẽ cho biết cho cần tối ưu hóa, thông tin gỡ rối extra sẽ hiệu sẽ chỉnh sửa trên đoạn mã khả thi, và trình biên dịch giả định là chỉ thị tiền xử lý debug hiện diện trừ khi nó được ghi rõ ra là #undefined trong mã nguồn. Release configuration: thường cho trình biên dịch biết là phải tối ưu hoá và như vậy sẽ không có những thông tin extra liên quan đến gỡ rối và trình biên dịch không được giả định là bất cứ chỉ thị tiền xử lý hiện diện trong đoạn mã . Chọn cấu hình Một câu hỏi được đặt ra là visual studio.NET trữ những chi tiết trên hai cấu hình, thế thì cấu hình nào sẽ được chọn khi xây dựng một dự án. Câu trả lời là bao giờ cũng có một cấu hình hiện dịch mà Visual studio.NET phải dùng đến. Theo mặc nhiên, khi bạn tạo một dự án, cấu hình debug bao giờ cũng là cấu hình hiện dịch. Bạn có thể thay đổi cấu hình hiện dịch bằng cách ra lệnh
- Build/Configuration Manager... để hiện lên khung đối thoại Configuration Manager, rồi chọn mục Debug hoặc Release trên ô liệt kê Active solution Configuration hoặc trên thanh công cụ chính có ô liệt kê cho phép bạn chọn debug hoặc Release hoặc Copnfiguration Manager. Hiệu đính cấu hình Chọn dự án muốn chỉnh sửa trên cửa sổ Solution explorer, rồi ra lệnh project / Properties, hoặc click phải trên dự án để hiện lên trình đơn short cut, rồi bạn chọn mục properties. Lúc này khung đối thoại Properties pages hiện lên. Khung đối thoại này chứa một tree view phía tay trái cho phép bạn lựa chọn khá nhiều vùng khác nhau để quan sát hoặc chỉnh sửa. Chúng tôi không thể
- cho thấy tất cả các lĩnh vực nhưng chúng ta sẽ cho thấy vài lĩnh vực quan trọng. Ở hình trên cho thấy hai mắt nút cấp cao: Common properties và Configuration properties. Ta thấy Common properties/General đối với dự án Basic ConsoleApp. Bạn có thể chọn tên assembly cần được kết sinh. Mục chọn Output type ở đây là: Console application, window application và class library. Bạn có thể thay đổi loại assembly nếu bạn muốn nhưng xem ra hơi vô lý, vì lúc ban đầu bạn đã chọn rồi trên khung đối thoại New Project. Hình bên dưới cho thấy cấu hình xây dựng : Trên đầu khung đối thoại, bạn thấy có một list box " Configuration" cho phép bạn khai báo cấu hình nào bạn muốn quan sát. Trong trường hợp cấu hình Debug, ta có thể thấy là những chỉ thị tiền xử lý DEBUG và TRACE được giả định là có, việc tối ưu hoá không được thực hiện và những thông tin gỡ rối sẽ được kết sinh.
- Nhìn chung, sở dĩ chúng tôi đi vào chi tiết liên quan đến cấu hình, nhưng phần lớn trưòng hợp ít khi bạn phải điều chỉnh chúng. Tuy nhiên bạn phải hiểu để chọn đúng cấu hình tuỳ theo việc bạn xây dựng thế nào dự án của bạn và cũng là điều bổ ích khi biết tác dụng của những cấu hình khác nhau. Gỡ rối chương trình Trên C#, cũng như trên các ngôn ngữ đi trước .NET, kỹ thuật chính trong việc gỡ rối chuơng trình là đơn giản đặt những chốt dừng, rồi sử dụng chúng để xem xét việc gì xảy ra trong đoạn mã của bạn tại một điểm nào đó trong khi thi hành chương trình. Các chốt ngừng: Bạn có thể đặt các chốt ngừng từ Visual studio.NET lên bất cứ dòng nào trên đoạn mã hiện đang được thi hành. Cách đơn giản nhất là click lên dòng lệnh trên code editor, trên biên trái màu xám. Dòng lệnh đổi màu với một chấm tròn ở biên trái. Lúc này một chốt ngừng được đặt để trên hàng này, làm cho việc thi hành sẽ tạm ngừng khi Debugger đạt đến hàng này và chuyển quyền điều khiển cho debuger. Nếu bạn click trên chấm tròn của dòng lệnh này thì xem như chốt ngừng bị gỡ bỏ, dòng lệnh trở lại màu bình thường của văn bản. Các cửa sổ quan sát
- Khi một chốt ngừng đã đạt đến, thường thì bạn muốn khảo sát. Lúc này một ô hình chữ nhật màu vàng hiện lên cho biết trị của biến. Tuy nhiên, có thể bạn lại muốn sử dụng của sổ Watch window để xem nội dung của các biến cửa sổ dạng thẻ. Cuối màn hình code editor là một loạt thẻ các cửa sổ Local, Auto, Watch, Call stack, Breakpoint, Command, Output ... Các cửa sổ này chỉ hiện lên khi chương trình đang chạy dưới sự điều khiển của Debugger. Có 3 loại cửa sổ kiểu tab dùng điều khiển những biến khác nhau: Autos: cho biết tình trạng của một vài biến được truy xuất khi chương trình đang thi hành. Locals: Cho biết tình trạng của biến được truy xuất trong phương thức đang thực thi Watch : cho biết tình trạng của bất cứ biến nào mà bạn đã khai báo rõ ra bằng cách gõ vào tên biến trong cửa sổ Watch. Biệt lệ Biệt lệ cho phép bạn thụ lý cách thích ứng những điều kiện sai lầm xảy ra trong ứng dụng mà bạn muốn phân phối. Nếu được sử dụng đúng đắn, biệt lệ bảo đảm ứng dụng của bạn kiểm soát tốt hoạt động và người sử dụng không phải phiền lòng khi nhận những khung đối thoại mang tính quá kỹ thuật. Tuy
- nhiên, điều phiền toái là khi gỡ rối, biệt lệ gây không ít khó khăn cho bạn. Có hai vấn đề: Nếu biệt lệ xảy ra, thì liền sau đó khi bạn đang gỡ rối thường thì bạn không muốn biệt lệ được tự động thụ lý bởi chương trình của bạn. Thay vào đó, bạn muốn Debugger nhập cuộc để xem ra vì sao biệt lệ xảy ra, để có thể gỡ bỏ lý do sai lầm trước khi phân phối sản phẩm. Nếu một biệt lệ xảy ra mà bạn chưa hề viết một hàm thụ lý biệt lệ này, thì .NET runtime sẽ đi tìm tiếp một hàm thụ lý biệt lệ. Tuy nhiên, đến khi .NET Runtime nhận ra là không có hàm nào, nó sẽ cho chấm dứt chương trình. Và lúc này, cửa sổ Call Stack cũng sẽ biến mất không còn gì để bạn có thể xem xét trị của các biến, vì chúng đã ra ngoài phạm vi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lập trình Window với C#.net
618 p | 4444 | 2521
-
GIÁO TRÌNH LẬP TRÌNH .NET
106 p | 1182 | 196
-
Giáo trình kỹ thuật lập trình C#
219 p | 364 | 99
-
Bài tập thực hành Lập trình trên môi trường Windows (Lập trình Windows Form với C#): Lab 8 - ĐH Công nghệ Tp.HCM
17 p | 304 | 52
-
Bài tập thực hành Lập trình trên môi trường Windows (Lập trình Windows Form với C#): Lab 5 - ĐH Công nghệ Tp.HCM
6 p | 252 | 40
-
Lập trình trong môi trường .NET - Nguyên tắc sử dụng .NET
9 p | 188 | 39
-
Lập trình trong môi trường .NET - Visual studio.NET – Phần 1
16 p | 144 | 34
-
Lập trình trong môi trường .NET - Visual studio.NET – Phần 2
16 p | 122 | 24
-
Bài giảng Lập trình Window: Chương 2 - Phan Trọng Tiến
36 p | 117 | 14
-
Các giải pháp lập trình C Sharp_2
53 p | 82 | 7
-
Giáo trình Lập trình cơ sở dữ liệu: Phần 1 - ĐH Sư phạm kỹ thuật Nam Định
135 p | 47 | 6
-
Lập trình trong môi trường .NET part 4
1 p | 70 | 4
-
Bài giảng Lập trình trên môi trường Window: Chương 6 - ThS. Dương Thành Phết
51 p | 46 | 4
-
Bài giảng Lập trình trên Windows với Microsoft.NET: Bài 3 - ThS. Trần Bá Nhiệm
16 p | 70 | 3
-
Bài giảng Lập trình hướng sự kiện: Bài 8 - ThS. Phan Thanh Toàn
63 p | 44 | 3
-
Giáo trình Lập trình web (Ngành: Lập trình máy tính - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
58 p | 2 | 2
-
Giáo trình Lập trình Window với C#.Net (Ngành: Công nghệ thông tin - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
82 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn