Lập trình trong môi trường .NET - Visual studio.NET – Phần 2
lượt xem 24
download
Cài đặt dự án startup Một điểm bạn nên nhớ là cho dù bạn có nhiều dự án trong cùng một giải pháp, thì chỉ một trong những dự án này chạy trong một lúc. Khi bạn cho biên dịch một giải pháp, thì tất cả cá dự án trong giải sẽ được biên dịch. Tuy nhiên, bạn phải khai báo trong visual studio.NET biết dự án nào sẽ bắt đầu chạy khi bạn muốn gỡ rối chương trình. Nếu bạn có một EXE và nhiều thư viên mà EXE sẽ gọi thì đương nhiên EXE sẽ là dự...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lập trình trong môi trường .NET - Visual studio.NET – Phần 2
- Lập trình trong môi trường .NET Visual studio.NET – Phần 2 Cài đặt dự án startup Một điểm bạn nên nhớ là cho dù bạn có nhiều dự án trong cùng một giải pháp, thì chỉ một trong những dự án này chạy trong một lúc. Khi bạn cho biên dịch một giải pháp, thì tất cả cá dự án trong giải sẽ được biên dịch. Tuy nhiên, bạn phải khai báo trong visual studio.NET biết dự án nào sẽ bắt đầu chạy khi bạn muốn gỡ rối chương trình. Nếu bạn có một EXE và nhiều thư viên mà EXE sẽ gọi thì đương nhiên EXE sẽ là dự án khởi động. Trong trường hợp của chúng ta, ta có hai EXE độc lập, ta chỉ cần lần lượt gỡ rối từng dự án. Bạn có thể bảo Visual studio.NET dự án nào phải chạy trước, bằng cách click phải lên tên giải pháp để hiện lên trình đơn shortcut, rồi bạn chọn click mục set startup project để cho hiện lên khung đối thoại solution
- "DemoSolution" Property Pages. Bạn có thể cho biết dự án startup hiện hành, vì nó sẽ là dự án hiện lên in đậm trên cửa sổ Solution Explorer. Đoạn mã ứng dụng Window: Một ứng dụng Window chứa đoạn mã khởi động phức tạp hơn nhiều so với một ứng dụng chạy trên console, vì tạo một cửa sổ là một tiến trình phức tạp. Chúng tôi sẽ không đề cập chi tiết đến đoạn mã của một ứng dụng window. Sẽ có một chương dành cho vấn đề này. Trong tạm thời, chúng tôi cho in ra ở đây bảng liệt kê đoạn mã kết sinh bởi visual studio.NET đối với dự án BasicForm. Bạn để ý ở đây được gọi là Form1, tượng trưng cho cửa sổ chính. using System; using System.Drawing; using System.Collections; using System.ComponentModel; using System.Windows.Forms; using System.Data; namespace BasicForm {
- /// /// Summary description for Form1. /// public class Form1 : System.Windows.Forms.Form { private System.Windows.Forms.TextBox textBox1; /// /// Required designer variable. /// private System.ComponentModel.Container components = null; public Form1() { // // Required for Windows Form Designer support // InitializeComponent(); //
- // TODO: Add any constructor code after InitializeComponent call // } /// /// Clean up any resources being used. /// protected override void Dispose( bool disposing ) { if( disposing ) { if (components != null) { components.Dispose(); } } base.Dispose( disposing ); }
- #region Windows Form Designer generated code /// /// Required method for Designer support - do not modify /// the contents of this method with the code editor. /// private void InitializeComponent() { this.textBox1 = new System.Windows.Forms.TextBox(); this.SuspendLayout(); // // textBox1 // this.textBox1.Location = new System.Drawing.Point(8, 8); this.textBox1.Name = "textBox1"; this.textBox1.TabIndex = 0; this.textBox1.Text = "textBox1"; //
- // Form1 // this.AutoScaleBaseSize = new System.Drawing.Size(5, 13); this.ClientSize = new System.Drawing.Size(292, 273); this.Controls.AddRange(new System.Windows.Forms.Control[] { this.textBox1}); this.Name = "Form1"; this.Text = "Basic Form - Hello!"; this.ResumeLayout(false); } #endregion /// /// The main entry point for the application. /// [STAThread] static void Main() {
- Application.Run(new Form1()); } } } Đọc vào các dự án Visual studio.NET 6 Nếu bạn lập trình theo C#, rõ ràng là bạn không cần đọc đến những dự án cũ xưa viết trên Visual studio 6, vì C# không có trên Visual studio 6. Tuy nhiên, liên thông ngôn ngữ là phần chủ chốt của .NET Framework, do đó có thể bạn muốn đoạn mã C# của bạn làm việc chung với VB.NET hoặc C++. Trong tình trạng như vậy, có thể bạn cần chỉnh sửa những dự án đ ược tạo ra trong Visual studio 6. Khi đọc vào những dự án và Workspace viết theo Visual Studio 6, Visual studio.NET sẽ cho nâng cấp lên thành những giải pháp visual studio.NET. Tình trạng lại khác so với các dự án C++, VB hoặc J++: Ví dụ như trên C++, không cần thiết thay đổi đối với mã nguồn. Tất cả các chương trình C++ cũ xưa sẽ còn hoạt động tốt với trình biên dịch C++ mới. Rõ ràng là không phải đoạn mã được quản lý, nhưng vẫn biên dịch chạy ngoài .NET runtime. Nếu bạn yêu cầu Visual studio.NET đọc vào một
- dự án cũ xưa C++, thì nó đơn giản thêm vào một tập tin solution mới và cập nhật những tin dự án. Nó để yên các tập tin .dsm và .dsp không thay đổi để dự án có thể chỉnh sửa bởi Visual studio 6 nếu thấy cần thiết. Đối với Visual basic thì có vấn đề, vì nó đã được thay thế bởi VB.NET. Trên VB6, mã nguồn phần lớn bao gồm những bộ điều khiển sự kiện đối với những control . Đoạn mã hiện lo việc hiển lộ cửa sổ chính và tất cả control trên ấy, không phải là thành phần của VB, nhưng lại nằm ẩn ở bên dưới như là thành phần cấu hình của dự án. Ngược lại, VB.NET hoạt động giống C#, bằng cách trưng ra toàn bộ chương trình mở toang như là mã nguồn, do đó tất cả đoạn mã sẽ hiển thị cửa sổ chính và tất cả các ô control trên ấy, đều nằm trong tập tin mã nguồn. Giống C#, VB .NET đòi hỏi mọi việc phải thiên đối tượng và thuộc lớp, trong khi ấy VB 6 không công nhận khái niệm lớp như đúng ý nghĩa của nó. Nếu bạn cố thử đọc một dự án VB6 với Visual studio .NET nó sẽ nâng cấp toàn bộ mã nguồn của VB6. Visual studio.NET cũng có thể tự động thực hiện những thay đổi này và tạo một giải pháp VB.NET mới và lúc này nó sẽ khác nhiều so với mã nguồn VB6 bị chuyển đổi và bạn sẽ phải kiểm tra để đảm bảo dự án vẫn hoạt động đúng đắn. Có nhiều khúc trên đoạn mã Visual studio.NET còn ghi chú những chú giải khi nó không biết sẽ làm gì với đoạn mã này, và buộc lòng bạn phải chỉnh sửa bằng tay.
- Khảo sát và viết đoạn mã một dự án: Folding editor: Điều khá lý thú trên Visual studio.NET là việc sử dụng một folding editor như là code editor mặc nhiên. Bạn thử nhìn xem hình sau đây, cho thấy đoạn mã kết sinh bởi ứng dụng console. Bạn có nhận thấy ở phía tay trái màn hình, những ô vuông nhỏ có dấu trừ (-) ở trong; Những ký hiệu này cho biết một khối lệnh bắt đầu, bạn có thể click lên ký hiệu này, nó biến thành dấu cộng (+), và khối lệnh teo lại vói một ô hình chữ nhật với 3 dấu chấm.
- Đây có nghĩa là khi bạn đang chỉnh sửa, bạn có thể tập trung chỉ vào vùng nào bạn quan tâm, cho đóng lại những phần đoạn mã nào bạn không quan tâm. Không chỉ thế, nhưng nếu bạn không hài lòng cách editor chọn phần thành khối lệnh, bạn có thể cho biết một cách khác bằng cách sử dụng những chỉ thị tiền xử lý C#, chẳng hạn #region và #endregion. Thí dụ, ta quyết định ta muốn có khả năng cho teo lại đoạn nằm trong phương thức Main(), ta chèn thêm #region và #endregion như hình dưới:
- Code editor sẽ tự động phát hiện khối #region và cho đặt dấu trừ ngay hàng có chỉ thị #region. Cho bao một khối lệnh nằm giữa cặp chỉ thị #region và #endregion có nghĩa là ta muốn cho teo lại tuỳ ý khối lệnh này, như hình dưới. Bạn thấy dấu cộng với chú giải ta thêm vào.
- Các cửa sổ khác Ngoài code editor, visual studio.NET còn cung cấp một số cửa sổ khác giúp bạn nhìn xem dự án theo nhiều góc độ khác nhau. Cửa sổ Design view Khi bạn thiết kế một ứng dụng Window, một cửa sổ mà bạn sử dụng nhiều nhất là Design view. Cửa sổ cho phép bạn hình dung toàn bộ mặt mũi ứng dụng của bạn có thể nhìn thấy được. Thông thường, bạn sử dụng phối hợp cửa sổ design view với cửa sổ Toolbox. Toolbox chứa vô số thành phần .NET mà bạn có thể lôi thả dễ dàng lên mặt bằng form của bạn. Bạn có thể thêm riêng của bạn một loại control nào đó, gọi là custom control, vào toolbox, bằng cách click phải lên bất cứ loại nào trên toolbox
- rồi chọn mục Add Tab từ trình đơn shortcut. Bạn có thể thêm công cụ khác vào toolbox bằng cách chọn mục customize Toolbox cũng trên trình đơn shortcut này. Điều này rất hữu ích khi bạn muốn thêm những thành phần COM hoặc ActiveX control không có trên toolbox theo mặc định. Nếu bạn muốn thêm một thành phần COM lên dự án bạn có thể click thành phần này lôi thả lên form giống như bạn đã làm với các ô control .NET. Lúc này visual studio.NET sẽ tự động thêm đoạn mã liên thông COM cần thiết cho phép dự án có thể gọi hàm control COM. Bây giờ bạn muốn thấy toolbox hoạt động thế nào. Bạn muốn đặt một textbox lên dự án BasicForm. Bạn cho hiện lên Toolbox bằng cách click lên icon hoặc ấn Ctrl+Alt+X, hoặc ra lệnh View/Toolbox. Rồi bạn click tiếp lên biểu mẫu đang ở chế độ Design. Bây giờ biểu mẫu mang dáng dấp như sau
- Tuy nhiên, điểm lý thú là nếu ta nhìn vào đoạn mã, ta thấy IDE đã thêm đoạn mã khởi tạo một đối tượng textbox được đặt lên biểu mẫu. Có thêm một biến thành viên trên lớp Form1: public class Form1 : System.Windows.Forms.Form { private System.Windows.Forms.TextBox textBox1; Ngoài ra, một đoạn mã được thêm vào phương thức InitializeComponent(), khởi gán thành phần. Hàm này sẽ được gọi bởi contructor của Form1: /// /// Required method for Designer support - do not modify
- /// the contents of this method with the code editor. /// private void InitializeComponent() { this.textBox1 = new System.Windows.Forms.TextBox(); this.SuspendLayout(); // // textBox1 // this.textBox1.Location = new System.Drawing.Point(8, 8); this.textBox1.Name = "textBox1"; this.textBox1.TabIndex = 0; this.textBox1.Text = "textBox1"; // // Form1 // this.AutoScaleBaseSize = new System.Drawing.Size(5, 13);
- this.ClientSize = new System.Drawing.Size(292, 268); this.Controls.AddRange(new System.Windows.Forms.Control[] { this.textBox1}); Nếu muốn, bạn cũng có thể thêm bằng tay đoạn mã như trên vào tập tin mã nguồn, và Visual studio.NET sẽ phát hiện ra đoạn mã của bạn và cho hiện lên control tương ứng. Tuy nhiên, tốt hơn hết là thêm bằng mắt những control trên rồi để cho Visual studio.NET lo phần còn lại là thêm những đoạn mã thích hợp. Việc click vào toolbox rồi click tiếp lên biểu mẫu, điều chỉnh vị trí và kích thước các control này xem ra là nhanh hơn là suy nghĩ và gõ vào các lệnh. Một lý do là nên thêm bằng mắt các control là vì Visual studio.NET yêu cầu những đoạn mã thêm vào bằng tay phải tuân thủ một số qui tắc, mà có thẻ bạn không tuân thủ. Đặc biệt, bạn để ý trên phương thức InitializeComponent() lo khởi gán textbox có dòng chú giải ở đầu cảnh cáo bạn là chớthay đổi. Nói thế, nhưng nếu cẩn thận, bạn cũng có thể hiệu chỉnh chẳng hạn giá trị của vài thuộc tính như vậy control có thể hiển thị khác đi. Nói tóm lại, muốn tiến hành những thay đổi như thế, bạn phải có kinh nghiệm dày dạn và phải cẩn thận hiểu mình muốn gì.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lập trình Window với C#.net
618 p | 4444 | 2521
-
GIÁO TRÌNH LẬP TRÌNH .NET
106 p | 1182 | 196
-
Giáo trình kỹ thuật lập trình C#
219 p | 364 | 99
-
Bài tập thực hành Lập trình trên môi trường Windows (Lập trình Windows Form với C#): Lab 8 - ĐH Công nghệ Tp.HCM
17 p | 304 | 52
-
Bài tập thực hành Lập trình trên môi trường Windows (Lập trình Windows Form với C#): Lab 5 - ĐH Công nghệ Tp.HCM
6 p | 252 | 40
-
Lập trình trong môi trường .NET - Nguyên tắc sử dụng .NET
9 p | 188 | 39
-
Lập trình trong môi trường .NET - Visual studio.NET – Phần 1
16 p | 144 | 34
-
Lập trình Microsoft.NET
12 p | 119 | 31
-
Lập trình trong môi trường .NET - Visual studio.NET – Phần 3
13 p | 123 | 25
-
Bài giảng Lập trình Window: Chương 2 - Phan Trọng Tiến
36 p | 117 | 14
-
Bài giảng Lập trình Windows C# - GV. Phạm Mạnh Cương
10 p | 127 | 11
-
Các giải pháp lập trình C Sharp_2
53 p | 82 | 7
-
Giáo trình Lập trình cơ sở dữ liệu: Phần 1 - ĐH Sư phạm kỹ thuật Nam Định
135 p | 47 | 6
-
Lập trình trong môi trường .NET part 4
1 p | 70 | 4
-
Bài giảng Lập trình trên môi trường Window: Chương 6 - ThS. Dương Thành Phết
51 p | 46 | 4
-
Bài giảng Lập trình trên Windows với Microsoft.NET: Bài 3 - ThS. Trần Bá Nhiệm
16 p | 70 | 3
-
Bài giảng Lập trình hướng sự kiện: Bài 8 - ThS. Phan Thanh Toàn
63 p | 44 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn