intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lật ngược tình thế - 7 chiến lược biến các rủi ro thành đột phá-phần2

Chia sẻ: Ho Truc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

89
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hàng ngày, Financial Times đều đưa tin về những người thành đạt cũng như thất bại trong giới kinh doanh: những người liều lĩnh và chiến thắng hay những người thận trọng rồi thất bại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lật ngược tình thế - 7 chiến lược biến các rủi ro thành đột phá-phần2

  1. Lật ngược tình thế - 7 chiến lược biến các rủi ro thành đột phá tăng trưởng –phần2 Hàng ngày, Financial Times đều đưa tin về những người thành đạt cũng như thất bại trong giới kinh doanh: những người liều lĩnh và chiến thắng hay những người thận trọng rồi thất bại. Do đó, theo như báo cáo trong nghiên cứu gần đây do Jeremy C. Stein của đại học Harvard và một nhóm thuộc Viện Nghiên Cứu
  2. Kinh Tế Quốc Gia thực hiện, thì tính bất ổn của thu nhập (EBITDA) đối với một vật dụng dùng điện trung bình gần như tăng gấp đôi qua một thập niên. Hầu hết rủi ro gia tăng của các vật dụng đều bắt nguồn từ những thay đổi mang tính quy tắc. Đối với những nhóm ngành công nghiệp khác, tuy nguyên nhân không giống như vậy nhưng sự gia tăng mức độ rủi ro luôn là mối lo bao trùm. Sự gia tăng rủi ro chiến lược còn dẫn tới việc gia tăng con số sụt giảm giá trị thị trường. Từ năm 1993 đến năm 1998, 10% trong tổng số 1000 công ty được tạp chí Fortune xếp hạng đã đánh mất 25% giá trị thị trường chỉ trong một tháng. Còn từ năm 1998 đến năm 2003, cũng chỉ trong một tháng, con số 10% đã sụt giảm tới 55%. Và trong vòng mười hai năm trở lại đây, 170 trên tổng số 500 công ty được tạp chí Fortune xếp hạng đã mất 25% hoặc nhiều hơn giá trị của chúng chỉ trong vòng một năm. Hơn nữa, bây giờ
  3. mất nhiều thời gian hơn so với một thập niên trước đây để một công ty có thể khôi phục lại giá trị mà nó đã đánh mất. Bài học ở đây là: Rủi ro chiến lược trở thành một trong những nguồn lớn nhất làm mất giá trị trong nền kinh tế, và có thể nó cũng chính là nguyên nhân lớn nhất. Hàm ý rằng các công ty tư nhân cũng phải chịu sự xáo trộn này. Những công ty từng một lần được sở hữu những vị trí chiến lược tưởng chừng không thể tấn công được cũng đang bị quay cuồng trước các cuộc tấn công từ nhiều hướng mà không thể dự đoán được. Đâu đó, đôi khi ngay cả bạn cũng có thể cảm thấy rằng công ty của mình sắp phải đối diện với khoảnh khắc Gettysburg của chính nó. Điều này giải thích tại sao có ngày càng nhiều lãnh đạo công ty xem việc quản lý rủi ro chiến lược là một môn học quyết định trong thập niên đầu của thế kỷ hai mốt một môn học mà tất cả các nhà quản lý thuộc mọi cấp độ về tổ chức, từ quản lý công xưởng, văn phòng cho đến đội ngũ quản lý cấp cao đều phải nắm
  4. vững và áp dụng vào công việc hằng ngày. Có một nhà quản lý mà chúng tôi biết hơi quá đà khi phát biểu một cách đơn giản rằng: “Chiến lược là quản lý rủi ro.” Nhưng điều đáng tiếc là những cách nghĩ tương tự như thế về quản lý rủi ro không thể giúp bạn đối phó với những mức độ rủi ro được gia tăng ngày nay. Phương pháp quản lý rủi ro truyền thống tập trung vào ba loại rủi ro vẫn thường được biết đến, đó là: rủi ro từ thảm họa (hỏa hoạn, lũ lụt, động đất), rủi ro về tài chính (các khoản nợ xấu, tỉ giá hối đoái hay lãi suất biến động) và rủi ro do vận hành (máy tính bị hỏng, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, một nhân viên trộm cắp). Hầu hết các công ty đều có những nhà quản lý rủi ro chuyên giải quyết các loại rủi ro này. Họ làm việc với các công ty bảo hiểm, các chuyên gia an ninh và tài chính, cũng như những chuyên gia khác nhằm hạn chế các mức độ rủi ro và phát triển những chiến
  5. lược phòng bị nhằm giảm tới mức tối thiểu các khoản lỗ tiềm ẩn. Những loại rủi ro này cực kỳ quan trọng, nhưng một loại rủi ro khác thậm chí còn nguy hiểm hơn mà công ty của bạn có thể gặp phải, đó chính là rủi ro chiến lược. Rủi ro chiến lược thường nhắm tới một hoặc nhiều yếu tố chủ chốt trong việc thiết kế mô hình kinh doanh của bạn. Trong một vài trường hợp, nó phá vỡ mối quan hệ giữa bạn với các khách hàng. Hay trong những trường hợp khác, nó làm suy yếu mục đích giá trị duy nhất vốn là cơ sở cho hoạt động kinh doanh của bạn. Còn trong một vài trường hợp khác thì nó lại rút hết những khoản lợi nhuận mà bạn đang thu được. Đôi khi, chính nó phá hủy việc kiểm soát chiến lược vốn giúp bạn tránh được sự cạnh tranh. Và trong tình huống xấu nhất, một rủi ro chiến lược nghiệm trọng có thể đe dọa tất cả những cột trụ này của công ty bạn. Tất nhiên
  6. là không phải tất cả các công ty đều đối mặt với mọi dạng của rủi ro chiến lược, nhưng mỗi công ty thì sẽ phải gặp một vài dạng. Và trên thực tế, rủi ro chiến lược chứa đựng gần như toàn bộ rủi ro mà hầu hết các công ty đều đối mặt. Có bảy loại rủi ro chiến lược chính mà công ty bạn có thể phòng tránh. Trong khi công ty bạn có thể gặp phải những rủi ro khác, chẳng hạn như các rủi ro nguyên tắc hoặc địa chính trị, thì bảy loại này đã bao trùm toàn bộ các rủi ro có thể đe dọa tới hầu hết những kế hoạch của các công ty. 1. Sáng kiến lớn của bạn thất bại. Hãy xem xét lại một dự án lớn gần đây mà bạn lãnh đạo hay tham gia vào (như dự án nghiên cứu và phát triển, quảng cáo sản phẩm mới, mở rộng thị trường, một thương vụ mua lại, một dự án công nghệ thông tin). Ngay khi bắt đầu, cơ hội thành công là bao nhiêu? Và tỉ lệ thành công thực tế của tất cả các dự án của công ty bạn trong năm đến mười năm trở lại đây là bao nhiêu?
  7. Nếu bạn đánh giá một cách trung thực, thì khả năng thành công thực sự ban đầu của hầu hết các dự án quan trọng là dưới 20% nghĩa là rủi ro thất bại hơn 80%. Có thể thay đổi được tỉ lệ này không? Bằng cách nào? Các công ty khác đã thực hiện những chuyển đổi cụ thể gì nhằm thay đổi hoàn toàn được tỉ lệ này theo hướng có lợi cho họ? Liệu trong những hướng chuyển đổi đó bạn có thể áp dụng để thay đổi đột ngột được tỉ lệ này cho dự án tiếp theo, hoặc thậm chí là cho toàn bộ danh mục vốn đầu tư các dự án của mình hay không? 2. Mất khách hàng. Công ty của bạn đã từng bị khách hàng làm cho bất ngờ chưa khi mà đột nhiên họ thay đổi sở thích, thói
  8. quen và cả thị hiếu nữa khiến bạn không tài nào dự đoán được? Khi điều này xảy ra, doanh thu chủ yếu để công ty bạn hoạt động có thể vơi đi nhanh chóng. Nhưng cũng có nhiều công ty đã tìm ra được những cách cụ thể để đối phó lại rủi ro từ khách hàng. Bằng cách nào mà họ nắm bắt được suy nghĩ của khách hàng hay lường trước được những điều bất ngờ trước khi chúng xảy ra? Họ đã tạo ra những phát triển đột phá nào? Và liệu rằng bạn có thể áp dụng các phương pháp của họ một cách thành công hay không? 3. Ngành kinh doanh của bạn đứng giữa ngã ba đường. Khi những thay đổi về công nghệ hay kế hoạch kinh doanh làm chuyển đổi cả một ngành kinh doanh thì có đến 80% các công ty đang hoạt động không thể đứng vững được trước sự chuyển đổi ấy.
  9. Nhưng vẫn có một bộ phận nhỏ các công ty không chỉ vượt qua được rủi ro từ chuyển đổi mà còn biến chúng thành cơ hội để phát triển mạnh mẽ và một số ít các công ty đã thực hiện điều này thành công không chỉ một lần. Vậy những người sống sót này sẽ truyền lại cho chúng ta những bài học gì? 4. Một đối thủ dường như không thể đánh bại xuất hiện. Công ty của bạn có thể vẫn chưa chạm trán với một đối thủ duy nhất, như một Wal-Mart hoặc một Microsoft, sẵn sàng chiếm lĩnh thị trường của bạn. Khi điều đó xảy ra, vẫn có công ty tồn tại được và thậm chí còn phát triển nhanh hơn trong khi những công ty khác gần như bị phá sản? Vậy ai đã làm được điều đó, và bằng cách nào? Và làm thế nào mà những chuyển đổi của họ có thể giúp bạn cạnh tranh tốt hơn, cho dù bạn không phải chạm trán với một địch thủ hình như không thể đánh bại được?
  10. 5. Thương hiệu của bạn mất đi sức mạnh. Một thương hiệu nổi tiếng được ví như một pháo đài bảo vệ giá trị. Tuy nhiên, 40% các thương hiệu dẫn đầu đều đã trải qua sự sụt giảm giá trị đáng kể trong năm năm trở lại đây. Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm đó là do những nhà quản lý suy nghĩ quá hạn hẹp về thương hiệu của mình, bỏ qua sự tương tác giữa thương hiệu, sản phẩm và kế hoạch kinh doanh, những điều luôn xác định được sức mạnh cho thương hiệu. Làm thế nào bạn có thể sớm phát hiện ra rủi ro thương hiệu? Rồi làm thế nào bạn có thể lật ngược được sự suy tàn của thương hiệu để tạo ra một kỷ nguyên mới phát triển? Và làm thế nào mà các khoản đầu tư của bạn vào toàn bộ kế hoạch kinh doanh có thể giúp gia tăng hoặc làm suy yếu giá trị thương hiệu của bạn?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2