intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lễ hội miền bắc 1

Chia sẻ: Nguyenthu Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

129
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lễ hội đền Thái Vi Sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất (1258), vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) - lúc đó đã tuổi tròn 40 nhường ngôi cho con là Thái tử Hoảng (Trần Thánh Tông) lên làm Thái Thượng Hoàng, về vùng núi Vũ Lâm tu hành lập hành cung Vũ Lâm, lập Am Thái Vi ở giữa động Vũ Lâm (một thung lũng rộng chừng 20 mẫu ở phía Tây thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư ngày nay)....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lễ hội miền bắc 1

  1. Lễ hội đền Thái Vi Sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất (1258), vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) - lúc đó đã tuổi tròn 40 nhường ngôi cho con là Thái tử Hoảng (Trần Thánh Tông) lên làm Thái Thượng Hoàng, về vùng núi Vũ Lâm tu hành lập hành cung Vũ Lâm, lập Am Thái Vi ở giữa động Vũ Lâm (một thung lũng rộng chừng 20 mẫu ở phía Tây thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư ngày nay). Tại đây, Trần Thái Tông đã biến khu rừng rậm và vùng đất hoang hóa thành nơi dân cư đông đúc. Thái Thượng Hoàng chiêu dân ra lập làng Văn Lâm, khuyên nhân dân khẩn hoang được 155 mẫu ruộng. Đó cũng là hậu cứ của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 2 (1285) của dân tộc. Công lao của Trần Thái Tông rất lớn. Vì vậy sau khi ông mất, thọ 60 tuổi (1218- 1277) nhân dân đã xây dựng đền thờ Trần Thái Tông, Hiển Từ Hoàng Thái Hậu (tức Hoàng hậu Thuận Thiên) và Trần Thánh Tông tên là "Thái Vi Từ". Gọi là Thái Vi, vì là nơi Hoàng đế nhà Trần xuất gia. Thái Vi Từ được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc" (nghĩa là bên trong chữ công, bên ngoài chữ quốc". Trên hai cột đá hai bên gian giữa của bái đường có trạm khắc câu đối: "Nhất thống sơn hà, Thiên trường phủ vương hầu đệ trạch Thiên thu hương hỏa, Thái Vi cung văn vũ y quan". (Thu phục giang sơn, phủ Thiên Trường dựng vương hầu cung thất Ngàn năm hương hỏa cung Thái Vi quan văn võ đều về chầu). Đền Thái Vi nguy nga trầm mặc giữa cảnh sơn thủy hữu tình thuộc vùng đất Hoa Lư lịch sử. Trước đền có giếng ngọc xây bằng đá xanh. Sau đền là dãy núi Cấm Sơn: "Tiền ngọc tỉnh, hậu Cấm Sơn". Đền nằm ở khu đất thuộc thôn Văn Lâm. Tương truyền đây chính là nơi trước đây Trần Thái Tông đã dựng am Thái Vi. Điều độc đáo ở đền Thái Vi là tất cả các cột đều làm bằng đá
  2. xanh nguyên khối, được chạm khắc rất công phu, tỉ mỉ, đường nét uyển chuyển, tao nhã như chạm gỗ và có phần còn sắc sảo tinh túy hơn. Những người thợ đá đã làm cho các cột đá có hồn, mang tính nghệ thuật cao, thể hiện đặc điểm kiến trúc ở Ninh Bình. Từ xa xưa, hàng năm cứ đến ngày 14 tháng 3 (âm lịch) lễ hội đền Thái Vi tổ chức được gọi là quốc lễ, liệt vào hàng "quốc gia tế lễ" ngang với Đền Hùng ở Vĩnh Phú, đền Đinh ở xã Trường Yên (Hoa Lư)... Ngày nay, lễ hội đền Thái Vi trở thành hội làng, được mở từ ngày 14-3 đến 17-3 âm lịch. Đây là một dịp để nhân dân Ninh Bình và nhân dân cả nước tưởng nhớ công lao của các vua Trần, những người có công lớn với dân với nước, trên tinh thần "uống nước nhớ nguồn". Khác với lễ hội đền Đinh tổ chức rước nước, lễ hội đền Thái Vi tổ chức rước kiệu. Nghi lễ của một đoàn rước kiệu đi đầu là một chiếc chống cái do hai người khiêng và một người mặc áo thụng đi hia, đội mũ cánh én (mặc thẩm phục) làm thủ hiệu trống, rồi đến 5 người cầm 5 lá cờ ngũ hành, tiếp đó đến kiệu bát cống (8 người khiêng) trên đặt bài vị các vua Trần hoặc Hoàng hậu, hay công chúa đời Trần, hương hoa lễ vật. Kiệu có lọng cắm, màu đỏ đung đưa trông rất đẹp mắt. Tiếp đó là kiệu 4 người khiêng bày lễ vật là hương hoa, oản quả. Sau đó là phường bát âm, rồi tới ban tế do ông chủ tế dẫn đầu đi hàng hai. Tất cả đều mặc thẩm phục. Rước kiệu ở đền Thái Vi không chỉ có một đoàn, mà là trên dưới 30 đoàn rước kiệu của các xã trong huyện Hoa Lư và trong tỉnh Ninh Bình. Sáng ngày 14 -3 kiệu từ các nẻo đường trong huyện, trong tỉnh rước về đền Thái Vi trong không khí tưng bừng, náo nhiệt, vui tươi của ngày hội. Các cỗ kiệu đèu được sơn son thếp vàng lộng lẫy do các trai thanh nữ tú ăn mặc theo phong tục lễ hội xưa, duyên dáng rược kiệu trang nghiêm, thành kính. Kiệu tiến, kiệu lùi, bước đi nhịp nhàng, khoan thai, tạo nên không khí náo nhiệt, sinh động. Sau phần rước kiệu là phần tế. Tế là nghi lễ quan trọng, tổ chức ở trước đền. Ban tế gồm từ 15 đến 20 người, gồm một ông chủ tế (thường là người cao tuổi có uy tín nhất trong làng) hai ông bồi tế (giúp cho ông chủ tế trong khi hành lễ), một ông đọc văn
  3. tế, hai ông xướng tế và mỗi bên tả hữu có từ 5 đến 10 ông để thực hiện việc tiến hương, tiến tửu. Ông đọc văn tế đọc khúc văn tế ca ngời công đức của vua Trần Thái Tông được trình bày qua nghệ thuật diễn xướng. Sau mỗi khúc tế, lại có hai người phường trò, người nam chơi đàn, người nữ dẫn giải bằng lối ca trù. Phần hội đền Thái Vi thực sự là phần vui chơi giải trí của nhân dân và những người đến dự hội. Đó là các trò múa lân, múa rồng, đánh cờ người, đấu vật, bơi thuyền ngoạn mục. Đến dự lễ hội đền Thái Vi là dịp chúng ta đi thăm các danh thắng cảnh nổi tiếng của Ninh Bình. Đó là đền Thái Vi, Tam Cốc, Bích Động, Động Tiên, Xuyên Thuỷ động, đều đẹp mê hồn, huyền diệu. Cảnh núi non mây bể bao la được ngắm nhìn từ đây, chúng ta sẽ thả bay trong gió những lo toan trần tục để hướng về cội nguồn, cõi lòng lắng xuống, thảnh thơi thánh thiện. Lễ hội đền Thượng Ðền Thượng nằm trên đồi Hỏa Hiệu (đồi Mai Lĩnh) thuộc địa phận phường Lào Cai - thành phố Lào Cai - tỉnh Lào Cai, nơi hợp thủy giữa sông Hồng và sông Nậm Thi. Ðền Thượng thờ Quốc Công Tiết Chế Trần Hưng Ðạo - tướng lừng danh, năm 1257 đã chỉ huy quân đội Ðại Việt phòng thủ ở Lào Cai, người đã giữ yên bờ cõi giành lại hòa bình cho dân tộc. Nhớ công ơn to lớn của người, nhân dân đã lập đền thờ trên đồi Hỏa Hiệu và đền có tên là Ðền Thượng. Gần đền Thượng là đền Mẫu, thờ bà Chúa Thượng ngàn cùng các vị thánh mẫu. Ðền Thượng, đền Mẫu, chùa Lê Lợi và đền Cấm tạo thành một quần thể di tích. Qua bao cơn binh lửa, tuy đã được trùng tu nhưưng đền Thượng vẫn mang phong cách kiến trúc cổ xưa với hệ thống "Tam quan ngoại" "Tam quan nội", "Hậu cung" và các nhà "Tả vu", "Hữu vu". Hậu cung là nhà "phương đình" có 8 con rồng chầu, nổi
  4. bật giữa phương đình có tấm bia đá khắc sự tích thờ Ðức Thánh Trần. Tô điểm cho quần thể kiến trúc là cây đa cổ thụ sum suê mấy trăm tuổi nhưng vẫn xanh cao với núi sông. Ðền Thượng, đền Mẫu, đền Cấm và chùa Lê Lợi là chứng tích văn hóa truyền thống của người Việt trên vùng biên giới. Du khách thập phương từ trong và ngoài nước, khi đến Lào Cai dù bận mấy, vội mấy, ai ai cũng đều lên thắp nén nhang tưởng nhớ những người anh hùng dân tộc và chụp tấm hình kỷ niệm bên gốc đa cổ thụ bề thế, uy nghi với mong muốn sẽ có sức trẻ, khỏe, hưng thịnh và hạnh phúc. Hàng năm cứ vào dịp ngày rằm tháng giêng là lễ hội Ðền Thượng lại được tổ chức để nhân dân và khách thập phương tới thăm quan và lễ. Xuân Tân Tỵ này, đưược Ban chỉ đạo du lịch quốc gia, Tổng cục Du lịch giúp đỡ, tỉnh Lào Cai mở lễ hội Ðền Thượng đón chào thiên niên kỷ mới với quy mô lớn. UBND thị xã Lào Cai cùng ngành Thương mại - Du lịch và ngành Văn hóa - Thông tin và thể thao được giao phối hợp tổ chức lễ hội này. Lễ hội năm này có nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn trong 2 ngày 15, 16 tháng giêng (tức là ngày 7, 8/2/200. Phần lễ bao gồm có khai hội, rước kiệu vong linh, đọc văn tế, dâng hương. Phần hội là những màn trình diễn văn nghệ, vũ hội dân gian mang đậm phong cách dân tộc, cùng các tiết mục nghệ thuật của đoàn văn nghệ Quốc tế Hà Khẩu tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Các môn thể thao truyền thống như: vật, kéo co, ném còn, đẩy gậy, cờ người, cầu lông, bóng bàn... Ðặc biệt mỗi huyện thị đều có trích đoạn các lễ hội tiêu biểu và trưng bày những sản vật thủ công mỹ nghệ cùng nền văn hóa ẩm thực với các món ăn truyền thống của đồng bào vùng cao với du khách. Lễ hội Ðền Thượng là nét đẹp văn hóa của các dân tộc Lào Cai đã và đang đưược bảo lưu và phát triển. Khách đến không những được tỏ lòng thành kính với ngưười anh hùng dân tộc, thăm quan vãn cảnh đền, cầu chúc cho năm mới may mắn tốt lành, mà còn đưược thưởng thức không khí vui tươi, nhộn nhịp của các hoạt động lễ hội. Hội xuân Ðền Thượng chắc chắn sẽ tạo nên một ấn tượng tốt đẹp, góp phần quảng bá cho hình ảnh của du lịch Lào Cai là điểm đến của du khách trong thiên niên kỷ mới. Hội đền Trèm (Chèm) Nằm ở vị trí bên tả ngạn sông Hồng, ngay trên con đê thuộc xã Thuỵ Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Đền Trèm (từ trèm, biến âm của từ việt cổ T.lem, T.rem -
  5. Trèm) đã chứng kiến bao mùa đổi dòng thay hướng của con sông Hồng vừa hiền hoà vừa dữ dằn mỗi mùa con nước. Đây chính là nơi thờ Lý Ông Trọng. Câu chuyện về tài năng, đức độ cũng như oai linh của ông cả khi sống lẫn khi đã chết, cả khi còn trong nước lẫn khi ở nước ngoài (Trung Quốc) đã trở thành biểu tượng của sức mạnh và chính nghĩa. Nhưng với dân làng Thuỵ Phương ông vẫn tồn tại như một phúc thần bảo hộ cho dân làng, tượng ông cùng phu nhân được thờ phối hưởng trong đền và tôn kính gọi là Đức ông, Đức Bà. Hằng năm hội đền Trèm mở 3 ngày (từ 14-16/4) để tưởng niệm Lý Ông Trọng. Mở đầu là lễ rước nước sáng sớm ngày 15. Nước được lấy ở giữa dòng sông để phục vụ cho lễ tắm tượng. Sau đó là lễ rước văn (rước bài văn tế từ nhà người trưởng văn ra đình), cuối cùng là lễ tụng kinh cầu siêu do thầy chùa phụ trách tiến hành trong đêm Rằm. Khi các nghi lễ tiến hành xong cũng là thời điểm dân làng và khách thập phương chung vui không khí hội hè: thả chim bồ câu, chèo thuyền, đánh cờ, đấu vật... Trong đó hấp dẫn nhất vẫn là hội thi thả chim và chèo thuyền. Với sự tham dự của nhiều chủ chim có khi tới dăm chục thậm chí hàng trăm đàn chim chờ đợi mở lồng tung cánh, đua tài cao thấp trong ngày hội càng làm cho không khí hội đền Trèm thêm náo nhiệt. Từ những nghi thức và tập tục: rước nước, tắm tượng, chèo thuyền, thả chim... là hình ảnh mờ nhạt của các lễ nghi nông nghiệp xa xưa, qua đắp đổi của thời gian và các dòng văn hoá cho đến nay chỉ còn hiện diện như một thú chơi tao nhã và tinh thần thượng võ. Tất cả tạo nên sự hấp dẫn riêng của một làng quê nông nghiệp ven đô. Độc đáo lễ hội đình Châm Khê Thôn Châm Khê, xưa kia có tên chữ Bùi Xá, tên nôm làng Bùi, vốn là một làng Việt cổ nằm bên bờ nam sông Ngũ Huyện Khê (nay thuộc xã Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) từng nổi tiếng với ngôi đình cổ kính hàng trăm năm tuổi và lễ hội “tắm phỗng”. Đình Châm Khê toạ trên một khu đất cao, rộng, ngay cạnh và hướng mặt ra sông Ngũ Huyện Khê. Đình được khởi dựng từ lâu đời, đến thời Lê Trung Hưng được tu dựng với quy mô lớn, sang thời Nguyễn (Năm Tự Đức thứ 5- 1852) lại được trùng tu. Dấu ấn trên kiến trúc từ đó đến nay vẫn giữ được khá nguyên vẹn. Đó là tòa Đại đình hình chữ đinh gồm: 5 gian Tiền tế, 3 gian
  6. Hậu cung, bộ khung gỗ lim to khoẻ, vững chắc; toà Tiền tế bốn mái to rộng, các góc đao cong vút tạo vẻ uyển chuyển, duyên dáng. Cũng tại toà Tiền tế tập trung các mảng chạm khắc hoa lá cách điệu trên cống, con rường, bẩy... khá công phu. Cùng với giá trị kiến trúc điêu khắc, đình Châm Khê còn nổi tiếng với lễ hội truyền thống vào mồng 4 tháng 8 (âm lịch) hàng năm với nhiều tục trò, đặc biệt là tục “tắm phỗng” và hát Quan họ giao lưu, còn để lại câu ca: “... Mồng một tắm phỗng Mồng hai phỗng khô Mồng ba phong cờ Mồng bốn nhập tịch...”. Theo tục lệ, vào những ngày đình đám thì ngay từ mồng một, làng Châm Khê đã tổ chức “rước nước” để thờ và “tắm phỗng”. Theo thần phả, sắc phong đình Châm Khê thờ Thánh Tam Giang (Trương Hống, Trương Hát) là những danh tướng của Triệu Quang Phục có công đánh giặc Lương vào thế kỷ thứ VI. Nhưng khác với nhiều làng khác thờ Thánh Tam Giang, ở Châm Khê có tới hai ngôi nghè được dựng ở trên bãi soi (dân gọi bãi Sấm) giữa dòng sông để thờ và mỗi khi đình đám hội hè sẽ rước về hội sở tại đình làng để tế lễ và mở hội. Để rước nước và tắm phỗng, làng cử ra đội rước gồm: một ông Bồi trưởng và bốn thanh niên trai tráng khoẻ mạnh, chưa vợ, gia đình yên ấm. Ông Bồi trưởng mặc quần áo đỏ, tay cầm trống khẩu điều khiển đám rước. Còn bốn thanh niên rước kiệu cũng mặc quần áo, thắt lưng, khăn chít đầu đỏ. Buổi sáng mồng 1, đám rước nước từ giếng cổ trước cửa nghè trên bãi Sấm, mang vào đình để thờ Thành hoàng. Tiếp đó rước phỗng từ trong đình ra bãi Sấm để tắm phỗng, sau lại rước vào đình để thờ. Hai tượng phỗng có dáng “phỗng Chàm”: cao khoảng 0,70m, mặt gồ ghề, cởi trần đóng khố, hai tay giơ ngang ngực, đầu có hai búi tóc xoắn ốc hai bên, luôn được thờ trên hương án ngoài Tiền tế. Việc thờ phụng phỗng Chàm có ở một số di tích ở Bắc Ninh như đình Diềm, đình Hồi Quan, Đền Đô...; song việc rước và tắm phỗng thì hẳn chỉ có ở đình Châm Khê. ẩn sâu của tín ngưỡng này là “thờ Nước” của cư dân Việt cổ làm nông nghiệp, mà làng Châm Khê là một điển hình. Sáng ngày mồng 4 là chính hội, dân làng tổ chức rước sắc phong của Thánh từ hai nghè trong và ngoài về đình để tế lễ và mở hội. Sau khi sắc phong được rước vào đình, quan đám và các giáp lần lượt vào lễ. Sau phần lễ là phần hội hát Quan họ giao lưu bằng thuyền trên sông. Tham gia vào hát Quan họ, không những có các bọn Quan họ nam và nữ của làng Châm Khê và các làng chạ, mà còn rất nhiều các làng Quan họ khác trong vùng. Các thuyền Quan họ nam và nữ từng cặp một, bơi quanh bãi soi để hát đối đáp giao duyên. Những liền anh, liền chị bồng bềnh trên những chiếc thuyền rồng, hát nhiều làn điệu và lời ca ngọt ngào, tha thiết. Cứ thế cho đến khi chiều tà trăng lên mới thôi. Hai bên bờ sông, dân làng và khách thập phương xem đông nghịt.
  7. Đình Châm Khê với lễ hội truyền thống có các tục cổ như tắm phỗng, phong cờ, rước nước, hát Quan họ, phản ánh bề dày lịch sử, văn hoá của làng quê này, góp phần làm nên văn hiến xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2