Lịch sử lớp 10: CÁC NƯỚC ĐỀ QUỐC ĐỨC, MĨ VÀ SỰ BÀNH TRƯỚNG THUỘC ĐỊA (Tiếp)
lượt xem 6
download
Sau khi thống nhất đất nước tháng 1 - 1871 kinh tế nước Đức phát triển với kinh tế mau lẹ Đức đã vượt qua Pháp đuổi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lịch sử lớp 10: CÁC NƯỚC ĐỀ QUỐC ĐỨC, MĨ VÀ SỰ BÀNH TRƯỚNG THUỘC ĐỊA (Tiếp)
- Sử 10 -BÀI 35:CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ VÀSỰ BÀNH TRƯỚNG THUỘC ĐỊA (Tiếp) Sử 10 -BÀI 35:CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ VÀ SỰ BÀNH TRƯỚNG THUỘC ĐỊA (Tiếp) Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc B. ĐỨC VÀ MĨ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX I.NƯỚC ĐỨC a.Tình hình kinh tế : - Sau khi thống nhất đất nước tháng 1- 1871, kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ Đức đã vượt Pháp và đuổi kịp Anh ,vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới. Sau khi thống nhất đất nước tháng 1 - 1871, nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ. Từ 1870 - 1900 sản xuất than tăng 4 lần, gang tăng 6 lần, độ dài đường sắt tăng gấp đôi. Đức đã vượt Pháp và đuổi kịp Anh. Trong những ngành công nghiệp mới như kĩ nghệ điện, hóa chất... Đức đạt thành tựu đáng kể. Năm 1883, công nghiệp hóa chất của Đức đã sản xuất 2/3 lượng thuốc nhuộm trên thế giới.
- Đến đầu năm 1900, Đức đã vượt Anh về sản xuất thép. Về tổng sản lượng công nghiệp Đức dẫn đầu châu Âu thứ hai trên thế giới chỉ đứng sau Mĩ. - Nguyên nhân: Thị trường dân tộc thống nhất, giàu tài nguyên, nhờ tiền bồi thường chiến tranh của Pháp, tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại của những nước đi trước, có nguồn nhân lực dồi dào. - Tác động xã hội: Thay đổi cơ cấu dân cư giữa thành thị và nông thôn. Nhiều thành phố mới, nhiều trung tâm thương nghiệp, bến cảng xuất hiện. Từ năm 1871 - 1901 dân cư thành thị tăng từ 36% đến 54,3% . Nhiều thành phố mới, nhiều trung tâm thương nghiệp bến cảng xuất hiện. - Quá trình tập trung sản xuất và hình thành các công ty độc quyền diễn ra mạnh mẽ và sớm hơn các nước khác ở châu Âu. Với hình thức độc quyền là Cácten và Xanh-đi-ca. Không đầy 1% xí nghiệp sử dụng hơn 3/4 tổng số điện lực, trong khi 91% là xí nghiệp nhỏ chỉ nhận có 7% thôi; số lượng Các-ten tăng lên nhanh chóng: năm 1905 có 835, đến năm 1911 có tới 550 - 600. - Quá trình tập trung Ngân hàng cũng diễn ra cao độ. Tư bản công nghiệp kết hợp với tư bản ngân hàng thành tư bản tài chính. - Nông nghiệp Đức có tiến bộ song chậm chạp. Việc tiến hành cách mạng không triệt để, phần lớn ruộng đất nằm trong tay quí tộc và địa chủ; phương pháp canh tác vẫn còn tàn dư của chế độ phong kiến. Hậu quả của sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho nông dân Đức càng phân hóa sâu sắc. Phần lớn nông dân bị phá sản phải đi làm thuê cho địa chủ, phú nông hoặc đi kiếm ăn ở các cơ sở công nghiệp. b. Tình hình chính trị: * Đối nội : -Đức là một Liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến, Hoàng đế là người đứng đầu có quyền lực tối cao. - Chế độ chính trị ở Đức không phải là đại nghị tư sản , thực chất là chế độ bán chuyên chế phục vụ giai cấp tư sản và quí tộc hóa tư sản, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân.
- Hiến pháp 1871 qui định nước Đức là một Liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, theo chế độ quân chủ lập hiến. Hoàng đế là người đứng đầu có quyền lực tối cao như tổng chỉ huy quân đội, bổ nhiệm và cách chức Thủ tướng, triệu tập và giải tán Quốc hội. Quyền lập pháp trong tay hai viện: Thượng viện và Hạ viện nhưng quyền lực bị thu hẹp, các bang vẫn giữ hình thức vương quốc tức có cả vua, chính phủ và quốc hội. Phổ là bang lớn nhất trong Liên bang Đức, vai trò của Phổ trong liên bang rất lớn: Hoàng đế Đức là vua Phổ, Thủ tướng Đức là Thủ tướng Phổ. Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc hóa tư sản, đây là lực lượng đã lãnh đạo cuộc thống nhất đtn bằng con đường vũ lực có vị thế chính trị, kinh tế và giữ vai trò quan trọng khi Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Mặc dù có Hiến pháp và Quốc hội nhưng chế độ chính trị ở Đức không phải là đại nghị tư sản mà thực chất là chế độ bán chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức. * Chính sách đối ngoại: + Công khai đòi chia lại thị trường và thuộc đìa thế giới. + Ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị gây chiến, dẫn đến mâu thuẫn giữa Đức với Anh và Pháp càng sâu sắc. - Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức: là chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến.
- Lược đồ hệ thống thuộc địa Đúc II. NƯỚC MĨ a. Tình hình kinh tế. *Cuối thế kỉ XIX nền kinh tế phát triển nhanh chóng vươn lên hàng thứ nhất thế giới, sản lượng công nghiệp bằng 1/2 tổng sản lượng công nghiệp các nước Tây Âu và gấp 2 lần Anh. Cuối thế kỷ XIX nền kinh tế phát triển nhanh chóng vươn lên hàng thứ nhất trên thế giới. Về sản lượng công nghiệp bằng 1/2 tổng sản lượng công nghiệp các nước Tây Âu và gấp 2 lần Anh, sản xuất thép và máy móc đứng đầu thế giới. Năm 1913 sản lượng gang, thép của Mĩ vượt Đức hai lần, vượt Anh 4 lần, than gấp hai lần Anh và Pháp gộp lại. * Nguyên nhân: + Mĩ giàu tài nguyên , có nguồn nhân lực dồi dào. + Phát triển sau nên áp dụng được những thành tựu khoa học và kinh nghiệm của các nước đi trước. + Có thị trường rộng lớn. * Nông nghiệp: Nông nghiệp Mĩ đạt thành tựu đáng kể, Mĩ trở thành vựa lúa và nơi cung cấp thực phẩm cho châu Âu.
- * Quá trình tập trung sản xuất và ra đời các công ty độc quyền diễn ra nhanh chóng, hình thức là Tờ-rớt với những ông vua dầu lửa, vua ô-tô, vua thép chi phối mọi hoạt động kinh tế, chính trị nước Mĩ. Quá trình tập trung sản xuất và ra đời các công ty độc quyền diễn ra nhanh chóng, hình thức chủ yếu là Tờ-rớt với những ông vua dầu lửa, vua ô-tô, vua thép chi phối mọi hoạt động kinh tế, chính trị nước Mĩ. Mĩ không chỉ phát triển kinh tế ở trong nước mà còn vươn lên phát triển ngoại thương và xuất cảng tư bản. Thị trường đầu tư và buôn bán của Mĩ là Can-na-đa, các nước vùng Ca-ri-bê, Trung Mĩ và một số nước châu Á khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc. b. Tình hình chính trị * Đối nội : - Chế độ chính trị ở Mĩ là nơi điển hình của chế độ hai đảng, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền, song đều bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản. - Thống nhất việc củng cố quyền lực của giai cấp tư sản, trong việc đối xử phân biệt với người lao động, cũng như đường lối bành trướng ra bên ngoài *Chính sách đối ngoại: + Mĩ mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương.( Đây là thời kì Mĩ đẩy mạnh việc thôn tính những đất đai rộng lớn ở miền Trung và Tây của thổ dân In-đi-an, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương.) + Bành trướng khu vực Mĩ-La tinh gây chiến với Tây Ban Nha để tranh giành Ha-oai, Cu Ba và Phi-líp-pin... Xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
- Hình : Tranh đương thời nói về quyền lực của các tổ chức độc quyền ở Mỹ (chữ trên hình mãng xà monopoly- độc quyền ) Mô tả : con mãng xà khổng lồ , có đuôi rất dài quấn chặt và Nhà Trắng ( trụ sở chính quyền ), há to mồm đe dọa , nuốt sống người dân .Điều này thể hiện vai trò quyền lực của các công ty độc quyền Mỹ , cấu kết chặt chẽ và chi phối nhà nước tư sản để thống trị và khống chế cuộc sống nhân dân. Tham khảo: Vua dầu mỏ Rockefeller Rockefeller là người sáng lập tập đoàn Standard Oil. Lịch sử nước Mỹ từng có một nhà công nghiệp vừa được kính nể và khâm phục bởi tài làm giàu nhanh chóng, nhưng cũng vừa bị khiếp sợ bởi những tham vọng khôn cùng. Đó chính là John Davidson Rockefeller, được mệnh danh là người giàu nhất trong những người giàu nhất. Rockefeller có tham vọng chi phối cả nước Mỹ, chi phối cả chính trị, xã hội thông qua tiềm lực và ảnh hưởng kinh tế có một không hai của mình. Từ những đồng đôla đầu tiên, sau 50
- năm kinh doanh, Rockefeller đã tạo cho mình một tài sản trên 900 triệu USD (tính đến thời điểm những năm cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, tức cách đây đã 100 năm). Số tiền đó tương đương với 190 tỷ USD bây giờ, một con số kỷ lục, hơn tất cả tài sản của 10 tỷ phú lớn nhất hiện nay cộng lại. Rockefeller vốn xuất thân từ một gia đình công nhân Do Thái di cư sang Mỹ. Ngay từ nhỏ, ông đã phải vừa học vừa kiếm tiền thêm bằng nghề khuân vác và rửa bát thuê. Ông đã học cách chắt chiu, tiết kiệm từ bé. Trong hồi ký của mình, Rockefeller kể lại ông ghi chép sổ sách rất cẩn thận từng đồng một khi bỏ ống tiết kiệm và say sưa theo dõi số tài sản nhỏ mọn ấy lớn dần qua ngày tháng thế nào. Rockefeller thể hiện khả năng nhạy bén với tài chính của mình như một dấu hiệu bẩm sinh. Ông kể lại, khi mới 12 tuổi đã biết "mổ lợn" và đem 50 USD tiết kiệm được cho một người hàng xóm vay với lãi suất 7%/năm. Sau một năm khi nhận lại từ người hàng xóm cả vốn lẫn tiền lãi thì ông bắt đầu thực sự bộc lộ ham mê làm giàu, kiếm tiền để rồi tiền phải sinh lãi, lãi mẹ phải đẻ lãi con, càng nhiều càng tốt. John Davidson Rockefeller Hai cha con Rockefeller Năm 16 tuổi, Rockefeller phải bỏ học để tập làm nghề kế toán. Khi làm việc, ông được những người quản lý và ông chủ đánh giá cao về tính thẳng thắn, cẩn thận và chắc chắn của mình. Lớn lên trong một môi trường gia đình theo đạo Do Thái rất nghiêm ngặt, Rockefeller có một cuộc sống giản dị đến khắc khổ từ thuở hàn vi. Do đó, dù mức lương kế toán chỉ có 25 USD mỗi tháng những ông vẫn dành dụm được phần lớn tiền lương của mình với một quyết tâm được nung nấu là có vốn để kinh doanh. Năm 1859, khi mới 19 tuổi và với vẻn vẹn 1.000 USD tiết kiệm được cùng với 1.000 USD vay của cha, ông đã cùng với Clark - người bạn hàng xóm - lập nên Công ty Clark & Rockefeller chuyên buôn bán ngũ cốc, rau quả, thực phẩm và thức ăn gia súc. Mỗi người góp vốn 2.000 USD. Với tài năng quản lý tài chính cộng với bản năng chăm chỉ, cần mẫn và biết tiết kiệm, Công ty của Rockefeller đã nhanh chóng ăn nên làm ra ngay từ thời mới thành lập.
- Ngay trong năm đầu tiên, công ty của ông đã đạt 4.400 USD lợi nhuận và năm thứ hai đạt 17.000 USD lợi nhuận. Đây là những con số rất đáng nể, thậm chí là một kỳ tích đối với một công ty nhỏ vào thời điểm lúc bấy giờ. Có một điểm rất đáng chú ý mà mãi về sau khi Rockefeller là một đại gia công nghiệp thì người ta mới có dịp nhìn lại. Từ lúc mới bước chân vào thương trường, Rockefeller đã sớm có tư tưởng chinh phục và thống lĩnh thị trường. Ông đã chấp nhận mức chênh lệch thương mại nhỏ để cạnh tranh và dẫn đầu về doanh thu ngay trong năm đầu tiên với 450.000 USD, mặc dù lợi nhuận tính trên doanh số là khá thấp. Năm 1863, khi mới nhận được một vài hợp đồng là nhà thầu phụ liên quan đến lĩnh vực dầu mỏ, Rockefeller đã nhanh nhạy phát hiện và khẳng định đây sẽ là một miếng đất màu mỡ để có thể nhanh chóng kiếm tiền. Để cho việc kinh doanh được hoàn toàn theo ý mình, trước hết ông mua lại công ty ban đầu do ông thành lập chung với Clark và sau này là một số người bạn nữa với giá 72.500 USD. Khi đã trở thành người chủ duy nhất, ông bắt đầu lao vào cuộc giành giật những hợp đồng dầu mỏ dù là nhỏ nhất. Mong muốn làm giàu không chưa đủ, Rockefeller còn nung nấu quyết tâm phải có trong tay một cái gì đó thật độc đáo để cạnh tranh và đè bẹp các đối thủ. Năm 1865, Rockefeller tìm cách lôi kéo bằng được Samuel Andrew về làm cho công ty mình. Đó là người đang sở hữu một số bằng sáng chế phát minh chế biến dầu thô thành xăng chất lượng cao. Từ một doanh nhân buôn bán, Rockefeller trở thành một nhà công nghiệp trong lĩnh vực dầu mỏ với Công ty Rockefeller & Andrrew. Độc quyền về công nghệ chế biến dầu thô, ông tiếp tục thành lập công ty dầu mỏ "Standard Oil Company" năm 1870 với số vốn ban đầu là 1 triệu USD. Do nắm giữ được bí quyết công nghệ, khả năng cạnh tranh của công ty dầu mỏ thuộc quyền Rockefeller rất lớn và đã đe dọa loại khỏi cuộc chơi không ít doanh nghiệp cùng ngành. Có thể nói đây là thành công lớn nhất của Rockefeller trong kinh doanh trên cơ sở biết đầu tư và nắm giữ vào bí quyết công nghệ, phán đoán chính xác vai trò và tầm quan trọng sống còn của dầu mỏ với quá trình công nghiệp hóa của nền kinh tế. Những thành công nhanh chóng của Rockefeller trong ngành công nghiệp dầu mỏ còn non trẻ đã làm cho con người kinh doanh của ông ngày càng trở nên tự tin hơn, đồng thời tham vọng của ông ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn bao giờ hết. Rockefeller đã vạch ra cho mình một chiến lược phát triển mang tính bành trướng quyết liệt để đạt tham vọng dần chi phối và độc quyền trong lĩnh vực chế biến dầu mỏ. Không chỉ là nhà chiến lược có khả năng phán đoán tài tình, là nhà lãnh đạo quyết đoán có khả năng quản lý tài chính hoàn hảo và có khả năng lãnh đạo, dùng người một cách tối ưu, Rockefeller còn có một tính cách mạnh mẽ và quyết liệt, đặc biệt trong cạnh tranh để loại trừ các đối thủ của mình. Cho đến nay cũng đã có không ít ý kiến nói Rockefeller đã dùng cả những thủ đoạn, chiến thuật khó hiểu để đánh gục đối thủ bằng mọi giá. Thậm chí để có thể kiểm soát và tiến tới thống trị thị trường dầu mỏ đồng thời tránh bị cản trở từ mọi phía, đặc biệt trong công luận và chính quyền, ông đã kỳ công lên những kế hoạch "cạnh tranh và gặm dần" hay "thâu tóm từng phần thị trường". Rockefeller từng đạo diễn, lên kế hoạch để cho một số công ty nhỏ tự
- sáp nhập vào nhau trước khi bị ông mua lại. Làm thế là ông đã tránh sự chú ý của dư luận và chính quyền so với trường hợp phải lần lượt đàm phán mua lại tìm công ty một. Sau 8 năm liên tục phát triển, bành trướng với một động cơ rất quyết liệt là gây ảnh hưởng và chi phối ngành công nghiệp dầu lửa, Rockefeller đã loại trừ và mua gần hết các đối thủ cạnh tranh. Có thể nói chính Rockefeller là người đầu tiên có tham vọng và ý tưởng về những tập đoàn khổng lồ, đa quốc gia cho từng lĩnh vực ngành nghề. Năm 1882, tất cả các công ty dầu mỏ mà Rockefeller nắm giữ được hợp nhất thành một tổ hợp công nghiệp dầu mỏ khổng lồ nhất trong lịch sử. Đó là Tập đoàn Standard Oil Trust với số vốn điều lệ 70 triệu USD. Với chừng ấy tiền vào thời điểm đó, Rockefeller đã là người giàu nhất nước Mỹ. Và ở bang nào của nước Mỹ cũng có mặt "Standard Oil Trust" - công ty chế biến dầu mỏ gần như duy nhất. Khoảng hơn 90% thị phần đã nằm gọn trong tay của Rockefeller, ông được gọi là "vua dầu mỏ" từ đấy. Lo ngại những ảnh hưởng của Rockefeller ngày càng lớn, nhiều hoạt động chính trị xã hội có thể bị tác động bởi vua dầu lửa thông qua ảnh hưởng của ông đến các ngành công nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, năm 1890, chính quyền bang Ohio - nơi đặt trụ sở chính của Tập đoàn Standard Oil Trust - đã ra một sắc lệnh gọi là "sắc lệnh Trust" bắt chia nhỏ tập đoàn này thành nhiều tập đoàn độc lập, không được liên kết để độc quyền và kiểm soát thị trường. Nhưng Rockefeller với những quan hệ gắn bó với nhiều cá nhân, chính khách đã tìm cách lách được sắc lệnh trên. Ông cho chuyển trụ sở tập đoàn sang bang New Jersey, nơi sắc lệnh này không có hiệu lực và đổi tên tập đoàn thành "Standard Oil New Jersey". Thế là Rockefeller lại vẫn tiếp tục đứng đầu tập đoàn công nghiệp dầu mỏ có vị thế độc quyền và có khả năng chi phối nền kinh tế và cả xã hội Mỹ. Mãi cho đến năm 1911, khi Rockefeller đã 72 tuổi, thôi không trực tiếp điều hành tập đoàn và rút về hậu trường thì Tòa án hiến pháp Mỹ mới lại ra được quyết đinh chia nhỏ tổ hợp cộng nghiệp dầu mỏ của Rockefeller thành 38 công ty độc lập. Môi trường cạnh tranh thật sự lúc này mới được thiết lập lại trong thị trường dầu mỏ tại Mỹ. Sau khi nghỉ làm, Rockefeller đã để lại rất nhiều tiếng tốt về mình trong xã hội. Hàng chục quỹ từ thiện do ông bỏ tiền đã được thành lập để cứu trợ người nghèo, phòng dịch bệnh, thiên tai trên thế giới. Nhiều trường học, viện nghiên cứu, quỹ bảo trợ đào tạo do ông lập và tài trợ đến nay vẫn được duy trì hoạt động. Ở New York có Trung tâm thương mại Rockefeller nổi tiếng... Dù các đánh giá về ông có khác nhau thế nào đi chăng nữa, Rockefeller vẫn được khẳng định là một doanh nhân, một nhà công nghiệp lớn. Tên tuổi ông đến nay vẫn là một trong những biểu tượng tiêu biểu của nền kinh tế Mỹ thời kỳ công nghiệp hóa. (Theo Thời Báo Kinh Tế Việt Nam)
- Henry Ford - Vua xe Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và biên tập
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lịch sử lớp 10 - Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
29 p | 53 | 6
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 14
4 p | 68 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Giang
2 p | 7 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Thị xã Quảng Trị
2 p | 47 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Bắc Thăng Long
8 p | 6 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Quang Trung, Quảng Nam
11 p | 3 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp
2 p | 2 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam
3 p | 6 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam
3 p | 7 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thế Vinh, Quảng Nam
3 p | 7 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam
2 p | 1 | 1
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Văn Dư, Quảng Nam
2 p | 4 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam
3 p | 2 | 1
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Bố Hạ, Bắc Giang
5 p | 4 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam
3 p | 7 | 1
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
1 p | 11 | 1
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa
3 p | 6 | 1
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam
3 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn