intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử Nhà nước & Pháp luật thế giới

Chia sẻ: Hoàng Phong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

684
lượt xem
283
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

so sánh cơ sở hình thành nhà nước ở phương đông và phương tây

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử Nhà nước & Pháp luật thế giới

  1. 1. Sự giống nhau a. Sự ra đời Sự ra đời của Nhà nước cổ đại ở phương Đông và phương Tây đều tuân theo một quy luật chung, đó là sự hình thành trên cơ sở những mâu thuẫn giai cấp đối kháng không thể điều hòa được. Quy luật (quá trình hình thành Nhà nước) ấy được diễn ra cụ thể như sau: Trải qua hàng triệu năm sống thành bầy, con người đã bước vào xã hội có tổ chức cao hơn là công xã nguyên thủy, cách đây khoảng 40.000 năm. Th ị t ộc, bào tộc, bộ lạc và cao hơn là liên minh bộ lạc là nh ững hình th ức t ổ ch ức xã h ội v ừa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vừa có vai trò và tổ chức quản lí khác nhau. Trong phạm vi từng cộng đồng, mọi thành viên đều có nghĩa vụ và quy ền lợi như nhau, kể cả như các thủ lĩnh. Việc thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi dựa trên cơ sở sự tự nguyện và áp lực của cộng đồng. Quyền hạn của các thủ lĩnh, do cộng đồng trao cho, mang tính xã hội và chưa phải là quyền lực chính trị. Sự phát triển của lực lượng sản xuất với sự ra đời của công cụ sản xuất bằng kim loại đã tạo ra những chuyển biến lớn về sự phát triển kinh tế - xã hội. Khoảng thiên niên kỉ thứ IV - TCN, cư dân Lưỡng Hà, Ai C ập đã dùng nhi ều công cụ đồng trong sản xuất và đời sống. Nghề luyện sắt và công cụ sắt đã xuất hiện vào khoảng nửa cuối thiên niên kỉ thứ II - TCN ở Tây Nam Á và Ai C ập. Cùng với kinh nghiệm sản xuất của con người, sự ra đời của công cụ sản xuất mới đã tạo nên bước nhảy vọt về trồng trọt và nghề thủ công. Ở một số vùng tại Bắc Phi và Châu Á, cư dân còn biết làm những công trình th ủy l ợi đ ể t ưới tiêu nước. Trồng trọt phát triển đã thúc đẩy ngh ề chăn nuôi. Do v ậy d ẫn đ ến s ự phân công lao động trong xã hội lần thứ nhất: nghề trồng trọt và ngh ề chăn nuôi Hoangphong.hlu@gmail.com
  2. tách rời nhau, có những bộ lạc chuyên về chăn nuôi và những b ộ lạc chuyên nghề trồng trọt. Các nghề thủ công phát triển mạnh dẫn đến sự hình thành những nhóm người chuyên làm nghề thủ công. Từ đó thủ công tách kh ỏi nông nghiệp. Sự chuyên môn hóa của các ngành sản xuất làm xuất hiện và phát tri ển việc trao đổi sản phẩm giữa các bộ lạc, giữa các vùng từ Bắc Phi sang châu Á, từ phương Đông sang phương Tây. Ngay trong một công xã cũng có sự trao đổi sản phẩm. Hệ quả là: - Xuất hiện tài sản tư hữu : Năng suất lao động đ ược nâng cao làm cho s ản phẩm xã hội tăng nhanh, dẫn tới dư thừa sản phẩm. Trong các cộng đồng, những người có địa vị chiếm được nhiều của cải dư thừa của tập thể. Các gia đình nhỏ một vợ một chồng hình thành. Mỗi gia đình là m ột đ ơn vị kinh t ế có tài sản riêng như công cụ sản xuất, tư liệu lao động và những thứ đó được truyền lại cho con cái từ đời này qua đời khác, củng cố thêm ch ế độ tư hữu. Bên c ạnh đó, của cải và tù binh trong chiến tranh cũng là một nguồn tài sản quan tr ọng b ị những người có địa vị trong bộ lạc thắng trận chiếm đoạt thành của riêng mình. - Công xã nông thôn xuất hiện thay thế công xã thị tộc phụ hệ đang dần tan rã. Sự phân hóa tài sản và địa vị giàu nghèo trong xã hội đã dẫn đến tình trạng những người giàu có muốn từ bỏ bà con thân thuộc túng thiếu nhằm trốn tránh nghĩa vụ với họ hàng mình, tránh ảnh hưởng đến việc tích lũy. Nh ững ng ười nghèo khó phải di dời đến vùng khác để sinh sống, đa số họ không th ể tồn tại được. Mối quan hệ huyết thống gắn kết các thành viên trong th ị tộc bộ lạc bị phá vỡ, ranh giới của thị tộc bộ lạc bị xáo trộn, phá vỡ và thay vào đó, hình thành một hình thức tổ chức cộng đồng mới. Đó là cộng đ ồng công xã láng gi ềng bao gồm những người ở chung một vùng đất, có cùng một số lợi ích chung về kinh tế, có mối quan hệ láng giềng là chủ yếu. Như thế, công xã nông thôn là hình Hoangphong.hlu@gmail.com
  3. thái tổ chức cuối cùng của công xã nguyên thủy, nó vừa có chế độ tư hữu tài sản (công cụ sản xuất, vật nuôi, nhà ở…) vừa có chế độ sở h ữu chung của công xã (phần lớn ruộng đất, rừng núi, sông ngòi ..) Quá trình phát triển của chế độ tư hữu diễn ra mạnh dẫn đến sự phân hóa tất yếu: Xã hội hình thành ba giai cấp: giai cấp chủ nô (gồm các quý tộc thị tộc trong công xã, bộ lạc, liên minh bộ lạc; những thương nhân tích lũy được nhiều của cải và bắt người sản xuất phải phụ thuộc họ về kinh tế; nh ững tăng lữ n ắm c ả vận mệnh tinh thần và vật chất của cư dân; một số ít là nông dân, bình dân ho ặc một số ít thợ thủ công do tích lũy được nhiều kinh nghi ệm sản xu ất đã d ần d ần giàu lên); giai cấp nông dân, thị dân nghèo, họ có chút ít tài sản; giai cấp nô lệ (tù binh chiến tranh và nông dân, thị dân nghèo bị phá sản). Những lợi ích căn bản giữa chủ nô và nô lệ đối lập nhau, vì th ế mâu thu ẫn giai cấp hết sức gay gắt tới mức không thể điều hòa được., đấu tranh giai cấp di ễn ra quyết liệt. Các hình thức tổ chức xã hội trong xã hội nguyên thủy không th ể giải quyết được thực trạng đó và nó không còn phù hợp để tồn tại. Giai c ấp ch ủ nô cần phải có một tổ chức mới để củng cố và tăng cường đ ịa v ị c ủa mình. Đó là bộ máy bạo lực, gồm các quan chức hành chính, tòa án, nhà tù, quân đội, cảnh sát…để đàn áp người lao động. Tổ chức đó gọi là Nhà nước. b. Cơ sở Kinh tế - xã hội, bản chất, đặc trưng và chức năng của Nhà nước: - Cơ sở Kinh tế của NNCHNL là nền kinh tế được đ ặc trưng bởi ch ế đ ộ chi ếm hữu của chủ nô đối với toàn bộ tư liệu sản xuất và người lao động là nô l ệ. C ơ sở xã hội của NNCHNL là một kết cấu giai cấp ph ức tạp trong đó có hai giai cấp cơ bản và đặc trưng là giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Giai c ấp ch ủ nô tuy là thiểu số dân cư trong xã hội nhưng chiếm toàn bộ tư li ệu s ản xu ất và c ả Hoangphong.hlu@gmail.com
  4. người lao động – nô lệ, do đó giữ vai trò chi ph ối toàn bộ đ ời s ống. Giai c ấp nô lệ là bộ phận quan trọng của xã hội nhưng không có tư li ệu s ản xu ất, không có tài sản và vì vậy phải phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nô cả về th ể xác l ẫn tinh thần, bị coi như thứ tài sản biết nói của chủ nô, có thể đem bán, cho tặng hoặc giết. Ngoài hai giai cấp trên là những thành phần khác cùng thuộc một giai cấp như nông dân tư hữu, các thành viên công xã nông thôn, th ợ th ủ công, nh ững người làm các nghề tự do,… Họ có thân phận gần như nô lệ, tuy ở ch ừng mực nào đó họ vẫn được tự do hơn. - Cùng mang bản chất là Nhà nước chủ nô: “ Nhà nước chủ nô là công cụ bạo lực để thực hiện nền chuyên chính của giai cấp chủ nô ” (V.I. Lênin) nhằm duy trì sự thống trị mọi mặt của chủ nô, duy trì tình trạng bất bình đ ẳng trong xã h ội và để đàn áp bóc lột nô lệ cùng những người lao động khác. Nhận xét về tính chất giai cấp ấy, V.I. Lênin nhấn mạnh : “ NNCHNL bao giờ cũng là một bộ máy đem lại cho chủ nô quyền lực và khả năng cai trị tất cả nh ững người nô lệ… là bộ máy để duy trì những người nô lệ trong địa vị phụ thu ộc và cho phép một bộ phận này của xã hội (giai cấp chủ nô ) cưỡng bức và đàn áp bộ ph ận kia (giai cấp nô lệ)”. Nhà nước trong khi phục vụ cho một giai cấp đồng thời cũng bắt buộc phải phục vụ toàn xã hội để có thể tồn tại, đây là bản ch ất (vai trò) xã hội c ủa nước. Nhà - Đặc trưng của Nhà nước: + Thống trị dân cư theo khu vực hành chính, đập tan cơ sở huyết th ống của xã hội thị tộc. + Hình thành bộ máy quyền lực công cộng, một bộ máy quan liêu ở trung ương và ở địa phương, một lực lượng quân sự to lớn để trấn áp nhân dân và ti ến hành chiến tranh xâm lược hoặc chống xâm lược. Hoangphong.hlu@gmail.com
  5. - Các chức năng của Nhà nước: Gồm 2 chức năng cơ bản: + Chức năng đối nội: Chức năng bảo vệ, củng cố chế độ sở hữu của ch ủ nô đối với tư li ệu s ản xu ất và nô lệ: Chế độ sở hữu của chủ nô không những đối với tư liệu sản xuất mà cả đối với nô lệ - là cơ sở tồn tại của xã hội CHNL. Vì vậy, đây là ch ức năng đặc trưng, thể hiện rõ nhất bản chất giai cấp của Nhà nước chủ nô. Nhà nước thừa nhận ở mọi lúc mọi nơi quyền sở hữu tuyệt đối của chủ nô và tình trạng vô quyền của nô lệ, công khai sử dụng mọi biện pháp để bảo v ệ và hoàn thi ện chế độ sở hữu này. Nhà nước thông qua pháp luật để “chính thức hóa” quyền lực vô hạn của chủ nô đối với nô lệ và gia đình của họ. Chức năng trấn áp nô lệ và các tầng lớp bị bóc lột khác : Mọi s ự ph ản kháng của nô lệ và dân nghèo đều bị NNCHNL đàn áp bằng các biện pháp b ạo l ực, đây là một hoạt động cơ bản và thường xuyên nhất của các NNCHNL. Nhà n ước s ử dụng rộng rãi bộ máy quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù… để đàn áp dã man những cuộc khởi nghĩa của nô lệ cũng như mọi sự phản kháng. Bên cạnh trấn áp bằng bạo lực, NNCHNL còn trấn áp cả về tinh thần đ ối v ới nô l ệ và dân nghèo bằng công cụ Thần quyền. Chức năng kinh tế - xã hội : NNCHNL đứng ra giải quyết một số vấn đề kinh tế - xã hội thiết yếu như xây dựngđường sá, cầu cống, phân chia đất đai, điều chỉnh giá cả thị trường, đề ra các chính sách kinh tế, ngoại giao, xây dựng và quản lí các công trình thủy lợi ( ở phương Đông )… + Chức năng đối ngoại: Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược : Chiến tranh là ph ương ti ện t ốt nh ất để thực hiện mục đích của giai cấp chủ nô là làm giàu nhanh chóng b ằng tài s ản cướp bóc được và bằng việc biến các tù binh thành nô lệ. Vì vậy đây là ch ức Hoangphong.hlu@gmail.com
  6. năng đối ngoại cơ bản của nhà nước CHNL. Điển hình của việc thực hiện chính sách đối ngoại hiếu chiến là nhà nước La Mã cổ đại. Từ th ế k ỉ V đ ến th ế k ỉ III TCN nhà nước La Mã không ngừng tiến hành các cuộc chiến tranh qui mô lớn thôn tính và cướp bóc các quốc gia khác, kết quả là La Mã trở thành đ ế ch ế hùng mạnh nhất châu Âu thời bấy giờ. Chiến tranh xâm lược làm cho quan h ệ gi ữa các nhà nước chủ nô luôn trong tình trạng căng thẳng và là nhân tố làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giai cấp trong xã hội, là nguyên nhân bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa trong nội bộ đất nước. Chức năng phòng thủ, bảo vệ đất nước và tiến hành các hoạt động ngoại giao, buôn bán với các quốc gia khác: Đồng thời với tiến hành chiến tranh xâm lược các nhà nước chủ nô cũng phải tổ chức phòng thủ bảo v ệ đất n ước, th ể hi ện ở hàng loạt các hoạt động như xây dựng quân đội mạnh, xây dựng các pháo đài thành lũy, chuẩn bị cơ sở vật chất, tiến hành các hoạt đ ộng quân s ự khi c ần thiết…. c. Trình độ văn minh: Trong thời kì của mình, NNCHNL phương Đông và phương Tây đã đ ạt đ ược những thành tựu lớn về văn minh. Đó là những thành tựu về khoa h ọc tự nhiên, khoa học xã hội, nghệ thuật…mà cho đến nay vẫn gi ữ m ột vai trò h ết s ức quan trọng nền loại trong văn minh nhân nói chung. 2. Sự khác nhau a. Thời gian và con đường hình thành: Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi (nằm gần lưu vực các con sông l ớn v ới lượng phù sa dồi dào màu mỡ, có nhiều đồng bằng lớn ), các quốc gia c ổ đ ại phương Đông đã sớm phát triển một nền kinh tế nông nghiệp trồng trọt, đ ặc Hoangphong.hlu@gmail.com
  7. biệt là trồng lúa nước. Trong quá trình phát triển đó, trị th ủy là một nhi ệm v ụ quan trọng và bức thiết nên Nhà nước ra đời sớm để đôn đ ốc, ch ỉ đ ạo nhân dân thực hiện NNCHNL phương Đông ra đời sớm hơn ( khoảng 4000-3000 năm TCN) so với phương Tây (khoảng thế kỉ VIII – thế kỉ VI. TCN). Do ở mỗi vùng có những đặc điểm về địa lý, kinh tế hay ngoại cảnh khác nhau mà s ự xu ất hi ện nhà nước diễn ra không hoàn toàn giống nhau.: - Ở phương Đông các nhà nước được hình thành ở lưu vực các con sông l ớn. Điều kiện thiên nhiên không chỉ tạo ra những thuận lợi mà còn sẵn có những thử thách. Bất cứ cộng đồng dân cư nào cũng phải tiến hành công cuộc trị th ủy và thủy lợi. Do tính cấp bách thường xuyên và yêu cầu quy mô lớn của công cuộc trị thủy, thủy lợi nên công xã nông thôn với chế độ sở hữu chung về ruộng đất được bảo tồn rất bền vững. Chế độ tư hữu về ruộng đất lúc đầu hầu như không có và sau đó hình thành, phát triển rất ch ậm ch ạp. “Trong hình th ức Á châu (ít ra cũng trong hình thức chiếm ưu thế), không có sở hữu mà chỉ có việc chiếm dụng của cá nhân riêng lẻ, kẻ sở hữu thực tế, thực sự là công xã, do đó sở hữu chỉ tồn tại với tư cách là sở hữu chung về ruộng đất mà thôi ”( Các Mác – Bàn về xã hội tiền tư bản ). Như vậy, nguyên nhân của thực tế lịch sử ở phương Đông đó là việc không có chế độ tư hữu ruộng đất: sự phân chia xã h ội thành kẻ giàu người nghèo diễn ra rất chậm chạp, ch ưa thật sâu s ắc và m ức đ ộ phân hóa chưa cao lắm so với lịch sử quá trình hình thành nhà nước ở ph ương Tây. Bởi vậy ở phương Đông, quá trình hình thành, định tính và định hình của các giai cấp cũng diễn ra chậm chạp và không sắc nét, mâu thuẫn đối kháng ch ưa phát triển đến mức gay gắt không thể điều hòa được. Nh ưng dù trong hoàn c ảnh như vậy, nhà nước vẫn phải ra đời bởi chính công cuộc trị thủy - Th ủy l ợi, không chỉ duy trì chế độ công hữu về ruộng đất mà còn là yếu tố thúc đẩy nhà Hoangphong.hlu@gmail.com
  8. nước ra đời sớm. Bên cạnh đó còn có một số tác nhân khác, ví dụ nhu c ầu tự v ệ. Có thể khẳng định rằng nhân tố trị thủy - thủy lợi và tự vệ tuy bản thân chúng không thể sản sinh ra nhà nước nhưng có thể thúc đẩy quá trình hình thành nhà nước trên cơ sở phân hóa xã hội đã ở một mức độ nhất định. - Ở phương Tây, Ăngghen đã chỉ ra ba hình thức cơ bản của sự xuất hiện nhà nước : Một là, nhà nước Aten – hình thức thuần túy và cổ điển nh ất – ra đ ời hoàn toàn do những nguyên nhân nội tại của xã hội. Nhà nước Aten là kết quả trực tiếp của sự phân hóa tài sản và phân chia giai c ấp rõ nét, đòi h ỏi nh ất thi ết phải có thay thế cơ quan thị tộc giàu có. Hai là, nhà nước Giéc-manh – hình thức được thiết lập sau chiến thắng của người Giéc-manh đối với đế chế La Mã cổ đại – ra đời dưới ảnh hưởng của văn minh La Mã và do nhu c ầu ph ải th ực hi ện cai trị trên đất La Mã, chứ không phải do đòi hỏi bức thiết của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội Giécmanh. Khi nhà nước thành lập, dấu hiệu của sự phân hóa giai cấp còn mờ nhạt. Cùng với quá trình củng cố và hoàn thi ện b ộ máy nhà nước thì xã hội Giecmanh mới chuyển sang xã hội có giai cấp. Ba là, nhà nước Rôma cổ đại. Ở đây, quá trình xuất hiện của nhà nước được thúc đ ẩy bởi cuộc đấu tranh của những người bình dân sống ngoài các thị tộc Rôma chống l ại giới quý tộc của các thị tộc Rôma. b. Cơ sở kinh tế - xã hội - Cơ sở kinh tế : Kinh tế phương Đông cổ đại là nền kinh tế nông nghiệp. Ở các quốc gia CHNL phương Đông, do Nhà nước xuất hiện sớm khi lực lượng sản xuất và kinh tế phát triển chưa cao nên ruộng đất – thứ tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội – vẫn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước mà thực chất là của nhà vua. Giai cấp chủ nô trong xã hội chiếm hữu nô lệ phương Đông chi ếm h ữu tư liệu sản xuất và nô lệ đồng thời thực hiện s ự bóc lột kinh t ế đ ối v ới xã h ội Hoangphong.hlu@gmail.com
  9. dưới danh nghĩa nhà nước. Còn tại các quốc gia cổ đại ph ương Tây, n ền kinh t ế phát triển theo hướng thương nghiệp thị trường, nhà nước được hình thành muộn hơn trên cơ sở chế độ tư hữu phát triển triệt để nên các chủ nô trực ti ếp chiếm hữu những điền trang lớn, những xưởng thủ công, những đoàn th ương thuyền và đông đảo những người nô lệ. Sự ra đời sớm và phát tri ển tri ệt đ ể c ủa chế độ tư hữu đã phá vỡ nhanh chóng các công xã nông thôn, thúc đẩy kinh t ế công thương nghiệp phát triển, các yếu tố kinh tế hàng hóa cũng được xác l ập ở những mức độ nhất định. Như vậy, có thể th ấy ch ế độ công h ữu chi ếm ưu th ế hơn ở phương Đông, còn ở phương Tây, chế độ tư hữu chiếm ưu thế hơn. - Cơ sở xã hội: + Ở các quốc gia cổ đại phương Tây (điển hình như các quốc gia thành bang của Hi Lạp, La Mã cổ đại), nô lệ là lực lượng chính trong việc sản xuất ra của c ải vật chất của xã hội. Những biểu hiện của quyền sở h ữu nô l ệ và mâu thu ẫn giữa chủ nô và nô lệ hết sức rõ rệt. Nó là tài sản riêng c ủa ch ủ nô, m ối quan h ệ bóc lột diễn ra chủ yếu giữa chủ nô và nô lệ. Trong mỗi điền trang nông nghiệp, chủ nô đã sử dụng hàng nghìn nô lệ lao động; trong các xưởng thủ công, trong các gia đình chủ nô, quan lại, trong cung đình đều sử dụng nô lệ. Các-mác gọi đó là chế độ nô lệ điển hình. Trong khi đó, ở các quốc gia cổ đại phương Đông, giai cấp chủ nô gồm chủ yếu là chủ nô quý tộc giữ vai trò chủ đạo trong đời sống chính trị, tầng lớp chủ nô công thương ra đời muộn với số lượng ít ỏi. Nô lệ ở phương Đông không phải là lực lượng lao động tạo ra của cải cho xã h ội mà chủ yếu được sử dụng vào những công việc phi sản xuất như xây dựng đền đài, lăng tẩm, hầu hạ trong các gia đình chủ nô... Lực lượng tiến hành các hoạt đ ộng lao động sản xuất chủ yếu của xã hội là các thành viên công xã nông thôn. Chính vì vậy quan hệ giai cấp và bóc lột trong xã hội chiếm hữu nô lệ ph ương Đông Hoangphong.hlu@gmail.com
  10. diễn ra giữa giai cấp chủ nô và nông dân – thành viên công xã nông thôn. Ch ế đ ộ nô lệ ở phương Đông cổ đại, do vậy, được gọi là chế độ nô lệ gia trưởng. + Chủ nô phương Đông chỉ có một tầng lớp là chủ nô nông nghiệp. Còn ở phương Tây, có hai tầng lớp: chủ nô nông nghiệp và chủ nô công th ương. T ầng lớp chủ nô nông nghiệp xuất thân từ các quan chức của xã hội nguyên thủy nên còn được gọi là quí tộc thị tộc. Tầng lớp chủ nô công th ương do s ản xu ất, buôn bán mà giàu có nên được gọi là quí tộc mới. Chủ nô nông nghiệp có xu h ướng chính trị thiết lập nhà nước quân chủ. Chủ nô công thương có xu hướng thi ết lập nước cộng nhà hòa. c. Thiết chế chính trị - Các quốc gia chiếm hữu nô lệ phương Đông từ đầu đã xây d ựng được nhà nước Quân chủ chuyên chế tập quyền. Sở dĩ như vậy bởi vua các nước này nắm được quyền sở hữu ruộng đất tối cao trong toàn quốc, do đó nhà vua có th ể ràng buộc thần dân và nắm trọn quyền chính trị. Phương Đông còn có các con sông lớn, vì vậy một trong những chức năng của các nhà nước là phải trị thủy, đắp đê phòng lụt, bảo vệ mùa màng. Muốn như vậy, phải tập trung quyền lực vào trung ương để huy động nhân lực vật lực. Điều này cũng góp phần t ạo nên chính th ể quân chủ chuyên chế tập quyền. Đặc điểm của chính thể này đó là tính tập trung quyền lực rất cao. Đứng đầu nhà nước là vua ( thiên tử, patêxi, pharaon …) – đấng thiêng liêng bất khả xâm phạm có quyền lực vô hạn và được truy ền t ừ đ ời này sang đời khác ( thế tập ). Hệ thống quan lại quan liêu được tổ chức thành bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương về nguyên tắc chỉ là bộ máy giúp việc thuần túy của nhà vua, chịu sự điều hành trực tiếp của nhà vua đ ể th ực thi các hoạt động của nhà nước theo ba hướng chính : tiến hành các ho ạt đ ộng quân sự để đàn áp sự phản kháng của dân chúng và xâm chiếm lãnh th ổ m ới; ti ến Hoangphong.hlu@gmail.com
  11. hành các hoạt động bóc lột kinh tế đối với nhân dân trong n ước và nhân dân các nước bị nô dịch; giải quyết những công việc chung xuất phát từ điều kiện sử dụng đất, nước chung cho những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. - Ở phương Tây, có hai tầng lớp chủ nô với hai xu h ướng chính tr ị đ ối l ập nhau nên ở Hi Lạp và La Mã diễn ra cuộc đấu tranh giữa một bên là ch ủ nô công thương được bầu bình dân ủng hộ với bên kia là quí tộc th ị t ộc đ ể thi ết l ập ch ế độ cộng hòa hay quân chủ. Trong cuộc đấu tranh đó, nơi nào mà ch ủ nô công, thương và tầng lớp bình dân thắng lợi triệt để thì thiết lập được nền cộng hòa dân chủ chủ nô (như ở Aten), nơi nào chủ nô công, thương và bình dân th ắng lợi không triệt để thì thiết lập được nền cộng hòa quý t ộc ch ủ nô ( nh ư ở Xpác, La Mã ). Hoangphong.hlu@gmail.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2