LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
lượt xem 197
download
Phật giáo tuy là một hiện tượng văn hóa nước ngoài truyền vào nước ta, đã được nhân dân tiếp thu và vận dung vào đời sống dân tộc và đóng một vai trò lịch sử nhất định trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Cho nên nghiên cứu lịch sử dân tộc không thể không nghiên cứu lịch sử Phật giáo. Lịch sử Phật giáo Việt Nam đã trở thành một bộ môn của lịch sử dân tộc. Kể từ ngày tác giả Phật giáo nam lai khảo và Trần văn Giáp cho công bố những thành quả nghiên cứu...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
- MrKiênhx Copyright of this doccument LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM Từ khởi nguyên đến thời Lý Nam Đế Tiến sĩ Lê Mạnh Thát Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Thành Phố Huế thực hiện Nhà Xuất Bản Thuận Hóa Huế 1999 --o0o-- Lời giới thiệu [^] Phật giáo tuy là một hiện tượng văn hóa nước ngoài truyền vào nước ta, đã được nhân dân tiếp thu và vận dung vào đời sống dân tộc và đóng m ột vai trò l ịch s ử nh ất định trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Cho nên nghiên c ứu l ịch sử dân tộc không thể không nghiên cứu lịch sử Phật giáo. Lịch sử Phật giáo Vi ệt Nam đã trở thành một bộ môn của lịch sử dân tộc. Kể từ ngày tác giả Phật giáo nam lai khảo và Trần văn Giáp cho công b ố nh ững thành quả nghiên cứu đầu tiên về lịch sử Phật giáo Vi ệt Nam, b ộ môn l ịch s ử Ph ật giáo Việt Nam dần dần được nhiều người chú ý và để tâm tra khảo_1. K ết qu ả là sự ra đời cuốn sử đầu tiên Việt Nam Phật giáo sử lược trình bày lịch sử Phật giáo từ kh ởi nguyên cho đến những năm đầu của thập niên 1940_2. Nó th ể hi ện m ột n ổ l ực t ổng hợp tất cả tư liệu Phật giáo cho tới thời ấy. Tuy nhiên, do nh ững hạn chế l ịch s ử v ề quan niệm và phương pháp luận nghiên cứu, tác giả sách này chưa triển khai hết những ưu điểm của các tư liệu và dữ kiện mà ông sở hữu. Hơn ba mươi năm qua, dẫu có một số phát hiện_1 đầy khởi sắc đã được công bố, vẫn chưa có một nổ lực tổng kết sơ bộ về tình hình tư li ệu c ủa m ột giai đo ạn Ph ật giáo nhất định, trong giai đoạn đó. Trước năm 1975, m ột số sách xu ất bản v ề l ịch s ử Phật giáo Việt Nam đã ra đời_2 với những mục đích khác nhau, nhưng tất c ả chúng phần lớn ít có giá trị sử liệu khoa học, chỉ lập lại chủ yếu những gì mà các công trình nghiên cứu trước đã xuất bản. Thậm chí, đôi khi những tư li ệu bất xác và nh ững đánh giá sai lầm vẫn tiếp tục được sử dụng, làm cho những gì đã sai càng sai thêm. Đ ương nhiên, thỉnh thoảng cũng có một vài đóng góp đạt đến trình đ ộ khoa h ọc nào đó, song ưu điểm ấy chưa được khai thác hết. Trước tình hình nghiên cứu trên, việc tiến hành biên tập một bộ lịch sử Phật giáo Việt nam trở nên cần thiết cho việc tìm hiểu lịch sử dân tộc ta. Để biên tập, chúng ta cần phải giải quyết một số vấn đề liên hệ đến vấn đề lập trường và phương pháp luận nghiên cứu lịch sử dân tộc, từ đó coi lịch sử Phật giáo như m ột b ộ ph ận không thể tách rời lịch sử dân tộc Việt Nam. Chúng ta nghiên cứu lịch sử dân tộc qua những phương diện có liên hệ với Phật giáo Việt Nam. Cho nên, phương pháp c ủa chúng tôi 1
- MrKiênhx Copyright of this doccument là phương pháp lịch sử tổng hợp, sử dụng tư liệu từ nhiều bộ môn khoa h ọc khác nhau. Trên cơ sở lý luận đó, chúng tôi khởi sự biên soạn bộ Lịch sử Phật giáo Vi ệt Nam, từ năm 1972. Theo chúng tôi, lịch sử Phật giáo Vi ệt Nam có th ể chia làm ba th ời kỳ lớn: Thời kỳ thứ nhất, từ khởi nguyên cho đến khi Lý Bôn xưng đ ế lập nên Nhà nước Vạn Xuân. Thời kỳ thứ hai, bắt đầu từ lúc dòng thi ền Pháp Vân ra đ ời cho đ ến cuối đời Trần. Thời kỳ thứ ba, từ đầu đời Lê tới cận đ ại. M ỗi m ột giai đo ạn có m ỗi nét đặc trưng và một quá trình phát triển tất yếu của nó. Thời kỳ đầu này đánh dấu sự xuất hiện Phật giáo trên đất n ước ta, cách th ức ti ếp thu tư tưởng và nhận thức Phật giáo của nhân dân ta. Nó sẽ cho chúng ta th ấy Ph ật giáo đối với dân tộc ta là gì, đã có những đóng góp vào sự nghi ệp đ ấu tranh gi ải phóng đất nước và duy trì bản sắc truyền thống văn hóa Việt Nam như thế nào. Nh ững vấn đề này chưa được những người nghiên cứu chú ý tra khảo đúng m ức. Hy v ọng t ập sách này bổ khuyết một phần nào những thiếu sót mà những công trình nghiên c ứu trước để lại. Mùa Phật đản Phật Lịch 2543-1999 Lê Mạnh Thát. Phàm Lệ [^] 1. Tư liệu sử dụng trong tác phẩm này chủ yếu lấy từ các ngu ồn vi ết b ằng ch ữ Hán. Cho nên, để người đọc tiện theo dõi, chúng tôi có một số qui định sau: 2. Về phía Phật giáo, chúng được trích dẫn từ bản in Đ ại chính tân tu đại t ạng kinh viết tắt ĐTK. Bản này được in đi in lại nhiều lần, nh ưng số quyển s ố trang s ố dòng vẫn thống nhất với nhau. Sau chữ viết tắt ĐTK có con số La mã là ch ỉ s ố c ủa một tác phẩm trong một quyển. Thí dụ quyển 3 của ĐTK có Lục đ ộ tập kinh, T ạp thí dụ kinh, soạn tập bách duyên kinh v.v... Cho nên, khi ghi ĐTK 152 là ch ỉ Lục đ ộ t ập kinh, còn ĐTK 200 là chi Soạn tập bách duyên kinh. 3. Về phía tư liệu Trung Quốc, chúng tôi sử dụng bản in c ủa b ộ T ứ B ộ b ị y ếu, trừ những trường hợp có ghi khác đi. 4. Về số từ, sách chữ Hán mỗi tờ thưòng có 2 m ặt a và b, trong khi ĐTK m ỗi t ờ lại có ba cột ngang a, b và c. Số đi trước các mặt a, b hay c là chi số, số đi sau là ch ỉ s ố dòng. 5. Về các tư liệu bằng chữ Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật và ti ếng Hán hi ện đ ại, chúng tôi có ghi đầy đủ xuất xứ. 6. Về các tư liệu tiếng Phạn và Pali, chúng tôi sử dụng cách đánh s ố tiêu chu ẩn của loại tư liệu này. Nghĩa là theo chương hồi và số câu thơ, hoặc van xuôi thì theo s ố trang. Thí dụ, khi trích dẫn Mahabharata, chúng tôi ghi 1. 1. 35 là chỉ câu thơ 35 của hồi thứ nhất thuộc chương thứ nhất. 7. Về các tư liệu Hán Nôm nước ta, chúng tôi ghi rõ xuất xứ. 2
- MrKiênhx Copyright of this doccument Mục lục [^] Lời giới thiệu [^]............................................................................................1 Phàm Lệ [^]....................................................................................................2 Mục lục [^].....................................................................................................3 Chương I.........................................................................................................8 Phật Giáo Thời Hùng Vương........................................................................ 8 Sư Phật Quang & di tích đầu tiên của Phật Giáo VN [^].......................8 Về nhà sư Phật Quang ............................................................................ 11 Chữ Đồng Tử, người Phật tử Việt Nam đầu tiên .................................12 Uất Kim Hương, hoa cúng Phật.............................................................. 14 Thành Nê Lê và đoàn thuyền đạo thời Vua A Dục ...............................15 Bối cảnh văn hóa Tín ngưỡng thời Hùng Vương...................................17 Bài Việt ca và ngôn ngữ việt thời Hùng Vương ....................................18 Lục Độ tập kinh ......................................................................................21 Ngôn ngữ Việt ........................................................................................22 Quan niệm về chữ hiếu của dân tộc Việt Nam [^]...............................23 Quan niệm chữ Nhân [^]..........................................................................25 Tín ngưỡng [^]..........................................................................................26 Lịch Pháp Việt Nam [^]............................................................................28 Tư tưởng quyền năng [^].........................................................................32 Chương II..................................................................................................... 34 Phật Giáo sau thời Hai Bà Trưng.................................................................34 Quan niệm về hạnh [^]............................................................................36 Lý tưởng Bồ Tát [^]................................................................................. 37 Phê phán nho giáo [^]................................................................................37 Về nguyên nhân mất nước [^].................................................................38 Về việc thành lập Lục Bộ tập kinh [^]...................................................42 Về Cựu tạp thí dụ kinh [^]...................................................................... 43 3
- MrKiênhx Copyright of this doccument Cựu tạp thí dụ kinh và văn học Việt Nam [^].........................................49 Tạp thí dụ kinh [^]....................................................................................51 Vấn đề niên đại, ngôn ngữ trong Tạp Thí Dụ Kinh [^].........................55 Chương III.................................................................................................... 58 Khâu Đà La Man Nương và Đức Phật Pháp Vân........................................58 Việc xuất hiện của Phật Pháp Vân [^]................................................... 58 Phật Pháp Vân của Cổ Châu Lục [^]...................................................... 59 Truyện Man Nương của Lĩnh Nam Trích Quái [^].................................61 Dị biệt của hai truyền bản [^]................................................................. 62 Niên đại Khâu Đà La [^].......................................................................... 64 Phép tu đứng một chân [^]....................................................................... 65 Co 半 Châu Lục và Lý Tế Xuyên [^]......................................................... 65 Pháp Vân Cổ Tự Bi Ký [^].......................................................................66 Viên Thái và Đức Hật Pháp Vân thời Lê [^]........................................... 66 Cơ chế bản địa hóa [^].............................................................................69 Chương IV....................................................................................................73 Mâu Tử và Lý hoặc Luận............................................................................ 73 Sự xuất hiện của Mâu Tử Lý hoặc Luận trong các thư tịch [^]............73 Các quan điểm hiện đại về Mâu Tử lý hoặc luận [^]............................76 1. Quan điểm của Lương Khải Siêu_1 [^]..........................................76 2. Quan điểm của Tokiwa Daijo (Thường Bàn Đại Định) [^]............77 3. Quan điểm của Matsumoto Bunzaro (Tùng Bản Văn Tam Lang) [^] ...............................................................................................................78 4. Quan điểm của H. Maspéro, Fukui Kojun và E. Zũrcher [^]...........80 5. Quan điểm của Pelliot, Chu Thúc Ca, Hồ Thích và Dư Gia Tích [^] ...............................................................................................................81 Về Niên đại của Lý hoặc luận [^].......................................................... 81 Chương IVb..................................................................................................90 Mâu Tử và Lý hoặc Luận............................................................................ 90 Cuộc đời và tên tuổi Mâu Tử...................................................................90 Nội dung Lý hoặc luận.......................................................................... 120 4
- MrKiênhx Copyright of this doccument Chương V................................................................................................... 126 Khương Tăng Hội...................................................................................... 126 Khương Tăng Hội ở Việt Nam [^]........................................................130 Khương Tăng Hội ở Trung Quốc [^].................................................... 139 Sư半 nghiệp phiên dịch và trước tác [^]..................................................146 Chương VI..................................................................................................155 Đạo Thanh, Chi Cương Lương Tiếp........................................................ 155 và Pháp Hoa Tam Muội Kinh.....................................................................155 Thủy hưng lục và Trúc Đạo Tổ [^].......................................................156 Tình hình chính trị [^]............................................................................156 Về Đạo Thanh [^]................................................................................. 159 Về Đào Hoàng [^]..................................................................................160 Về Cương Lương Tiếp [^]....................................................................161 Nội dung Pháp Hoa tam muội [^]...........................................................162 Chương VII.................................................................................................164 Tình trạng Phật giáo Việt Nam thế kỷ thứ IV..........................................164 Về Vu Pháp Lan và Vu Đạo Thúy [^]................................................... 164 Về Kỳ Vực [^].......................................................................................167 Quan hệ giữa Kỳ Vực Vu Pháp Lan và Vu Đạo Thúy [^]....................170 Xu hướng Phật Giáo quyền năng [^].....................................................172 Chương VIII............................................................................................... 173 Sáu lá thư và cuộc khủng hoảng............................................................... 173 của nền Phật giao thế kỷ thứ V................................................................173 ́ Sáu lá thư [^]...........................................................................................175 Lá thư thứ nhất:..................................................................................175 Lý Miễu của Giao Châu viết cho Cao pháp sư................................. 175 Lá thư thứ hai:.................................................................................... 175 Đáp lại thư của Lý Giao Châu........................................................... 175 Lá thư thứ ba:......................................................................................176 Thư của Lý Miễu viết cho Pháp sư Đạo Cao...................................176 Lá thư thứ tư:......................................................................................177 Lại đáp thư của Lý Giao Châu...........................................................177 Lá thư thứ năm:.................................................................................. 178 5
- MrKiênhx Copyright of this doccument Thư của Lý Miễu viết cho Pháp sư Đạo Cao...................................178 Lá thư thứ sáu:....................................................................................178 Đáp lại thư của Lý ở Giao Châu........................................................178 Nguồn gốc Việt Nam về mặt điển cố lịch sử [^]................................ 180 Nguồn gốc Việt Nam về mặt điển cố thư tịch [^]...............................187 Ve͊ tác giả và soạn niên của Sáu lá thư [^]...........................................197 Về Thích Đạo Cao [^]........................................................................197 Về Pháp Minh [^]............................................................................... 206 Về Lý Miễu [^].................................................................................. 208 Chương VIII-B........................................................................................... 214 Sáu lá thư và cuộc khủng hoảng............................................................... 214 của nền Phật gia'o thế kỷ thứ V............................................................... 214 Huệ Lâm và lý do ra đời của sáu lá thư [^]........................................... 214 Niên đại của Đạo cao Pháp Minh và Lý Miễu [^]................................221 Về Hiền pháp sư [^]...............................................................................222 Nội dung cuộc khủng hoảng [^]............................................................225 Những đóng góp của sáu lá thư [^]........................................................240 1. Về nghệ thuật [^]...........................................................................240 2. Về âm nhạc [^]...............................................................................241 3. Về văn học [^]................................................................................249 4. Về lịch sử Phật giáo [^]................................................................. 250 5. Về lịch sử chính trị [^]................................................................... 252 6. Về lịch sử tư tưởng........................................................................255 Chương IX.................................................................................................259 Sơ Thám về Huệ Lâm và Quán Thiện Luận............................................ 259 Về cuộc đời Huệ Lâm [^]......................................................................259 Chương IX-B..............................................................................................281 Sơ Thám về Huệ Lâm và Quán Thiện Luận............................................ 281 Về Quân Thiện Luận [^]....................................................................... 281 Phản ứng trí thức đương thời với Quân thiện luận [^]........................298 Thư Hà viết cho Tôn.............................................................................. 298 Thư đáp Hà Hoạnh Dương.................................................................... 298 Thư đáp Tôn cư sĩ...................................................................................300 6
- MrKiênhx Copyright of this doccument Thư đáp Hà Hoạnh Dương.................................................................... 304 Thư đáp Tôn Cư sĩ..................................................................................307 Như 半 vấn đề tranh cãi [^]......................................................................307 Chương X................................................................................................... 312 Sáu lá thư và cái chết của Đàm Hoàng......................................................312 Cuộc đời Đàm Hoằng [^].......................................................................312 Tiên Sơn và chùa Tiên Sơn [^]...............................................................313 Đàm Hoằng và Quán Thiện Luận [^]....................................................319 Chương XI..................................................................................................321 Những Ngọn đèn Cuối Cùng: Huệ Thắng và Đạo Thiền........................321 Về Huệ Thắng [^]..................................................................................322 Về Đạo Thiền [^]...................................................................................327 Về Nền nghệ thuật tiên sơn [^]............................................................ 332 Chương XII.................................................................................................334 Về Trí Bân và Giải Hàn thực Tán Phương............................................... 334 Về Trí Bân [^].........................................................................................335 Về Hàn Thực Tán Phương [^]............................................................... 338 7
- MrKiênhx Copyright of this doccument Chương I Phật Giáo Thời Hùng Vương Sau khi đức Thế Tôn thành đạo dưới gốc cây Bồ-đề vào năm 533 tdl, t ư trào t ư t ưởng Phật giáo hình thành và phát triển từ Ấn Độ lan dần ra các nước xung quanh và c ả th ế giới. Trong quá trình phát triển và lan dần này, Phật giáo đã đến nước ta, và t ạo nên Phật giáo Việt Nam. Thế thì, Phật giáo đã truyền vào nước ta từ lúc nào? Đây là một câu hỏi, không phải đợi đến thời chúng ta mới đ ặt ra, mà đã xu ất hi ện từ hàng ngàn năm trước. Tối thiểu vào năm 1096, Hoàng thái hậu Ỷ Lan đã nêu lên và được Thông Biện Quốc sư trả lời như sau, dẫn lời của Đàm Thiên, trong Thi ền uyển tập anh tờ 20b7-21a7: [Một phương Giao Châu, đường thông Thiên Trúc, Phật pháp lúc m ới tới, thì Giang Đông chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn hai m ươi ngôi, đ ộ Tăng h ơn 500 người, dịch kinh 15 quyển, vì nó có trước vậy. Vào lúc ấy, thì đã có Khâu ni danh, Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác t ại đó. Nay l ại có Pháp Hiển thượng sĩ, đắc pháp với Tì-ni-đa-lưu-chi, truyền tông phái của tam tố, là người trong làng Bồ-Tát, đang ở chùa Chúng Thiện dạy dỗ học trò. Trong l ớp h ọc đó không dưới 300 người, cùng với Trung Quốc không khác. B ệ hạ là cha lành c ủa thiên h ạ, muốn bố thí một cách bình đẳng, thì chỉ riêng khiến sứ đưa Xá lợi đến, vì n ơi ấy đã có người, không cần đến dạy dỗ. Lại bài tựa truyện pháp của tướng quốc Quyền Đức Dư_1 đời Đ ường, nói: "Sau khi Tào Khê_2 mất đi, thiền sư_3 dùng tâm ấn c ủa Mã Tổ hành hóa ở Ngô, Vi ệt, Vô Ngôn Thông đại sĩ, đem tôn chỉ của Bách Trượng khai ngộ tại Giao Châu". Đó là những chứng cứ vậy]. Cứ câu trả lời này, thì trước khi Phật giáo truyền vào Trung Qu ốc, Vi ệt Nam đã có một nền Phật giáo tương đối hoàn chỉnh, tức bao gồm chùa chi ền, m ột đoàn th ể Tăng sĩ và kinh sách đầy đủ. Theo Thông Bi ện, thì ở n ước ta lúc bấy gi ờ "có chùa h ơn 20 ngôi, độ Tăng hơn 500 người, dịch kinh 15 quyển". Đi ều đáng ti ếc là Thông Bi ện không cho ta nền Phật giáo hoàn chỉnh này, với số chùa chi ền kinh sách và Tăng sĩ nh ư vậy, xuất hiện vào lúc nào. Ông chỉ bằng lòng lập lại lời của Đàm Thiên_1, b ảo rằng đó là vào lúc "Giang Đông chưa có" Phật giáo. Giang Đông ch ưa có Ph ật giáo, thì ngay bản tiểu sử của Khương Tăng Hội (?-280) trong sách Xuất Tam Tạng Ký T ập t ập 13, Đại Tạng Kinh 2145, tờ 96a-97a17 và trong Cao Tăng Truyện quyển I, Đại T ạng Kinh 2059 tờ 325a13-326b13, cũng bảo "bấy giờ Tôn Quyền" xưng đế Giang Tả (năm 222) sdl) mà Phật Giáo chưa lưu hành". Thế cũng có nghĩa ngay vào nh ững năm 220sdl, Phật giáo chưa có mặt ở Giang Đông. Vậy phải chăng n ền Phật giáo hoàn ch ỉnh v ừa chỉ tồn tại vào thế kỷ thứ II-thứ III sdl? Sư Phật Quang & di tích đầu tiên của Phật Giáo VN [^] Trả lời câu hỏi này, ta may mắn có một tài liệu viết gần cùng thời với Thi ện Uyển Tập Anh là Lĩnh Nam Trích Quái. Truyện Nhất Dạ Tr ạch c ủa Lĩnh Nam Trích Quái ghi lại việc Chữ Đồng Tử đã được nhà sư Phật Quang tại núi Quỳnh Viên (cũng có bản viết là Quỳnh Vi) truyền dạy giáo lý Phật giáo. Xưa nay Lĩnh Nam Trích Quái thường được xếp vào loại truyện thần thoại hay huyền sử. Thậm chí bộ Vi ệt Nam Hán văn Tiểu Thuyết Tùng san_1, tập I, mới xuất bản gần đây cũng làm th ế. Tuy nhiên, khi đi sâu vào nghiên cứu n ội dung của Lĩnh Nam Trích Quái, ta m ới th ấy rõ Lĩnh Nam Trích Quái không chỉ đơn thuần là tập hợp những chuyện th ần tho ại, th ậm 8
- MrKiênhx Copyright of this doccument chí những chuyện thần thoại hoang đường. Trái lại, nó chứa đựng nhiều sự ki ện có thực, mà trường hợp núi Quỳnh Viên của chúng ta đây là một thí dụ cụ thể. Núi Quỳnh Viên này, những người chủ biên Thơ văn Lý Tr ần đã chú thích là: "Một quả núi trong truyện thần thoại". Dẫu thế, nếu chịu khó đọc Minh l ương c ẩm tú do Lê Thánh Tông viết về 13 cửa biển của đất nước ta trong khi ti ến quân chinh ph ạt Chiêm Thành vào năm 1470, thì ta gặp bài thơ thứ 7, nói về Nam gi ới hải môn l ữ th ứ, trong đó có 2 câu: Di miếu man truyền kim Vũ Mục Danh sơn do thuyết cổ Quỳnh Viên. Dịch: Di miếu còn truyền nay Vũ Mục. Danh sơn vẫn nhắc cổ Quỳnh Viên Vũ Mục đây tức chỉ tướng Lê Khôi, cháu ruột của Lê Lợi. Năm Thái Hòa th ứ 2 (1444) đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm là Bí Cai, khi tr ở v ề đ ến c ửa bi ển Nam Giới thì mất. Dân thương nhớ, lập đền thờ tại cửa biển này. C ửa bi ển này còn được gọi nôm na là cửa Sót. Còn núi Quỳnh Viên thì nằm ở phía Nam cửa bể này và từ thời Lê Thánh Tôn đã được xác nhận là một danh sơn, tức m ột hòn núi có ti ếng tăm của đất nước. Và tiếng tăm này là có từ xưa, chứ không phải đ ợi đ ến th ời Lê Thánh Tôn, tức từ năm 1460 trở đi mới có. Ngay cả khi ta đồng ý với Lê Quí Tôn trong Toàn Việt thi lục và Bùi Huy Bích trong Hoàng Việt thi tuyển và xếp các bài thơ v ề 13 c ửa biển này vào loại "vô danh thị", thì việc nói "ông Vũ Mục ngày nay" (kim Vũ Mục) và "núi Quỳnh Viên thưở xưa" (cổ Quỳnh Viên) vẫn không đánh m ất ý nghĩa th ời đi ểm của bài thơ. Lý do nằm ở chỗ nếu đã nói Lê Khôi là ông Vũ Mục thời nay, và Lê Khôi mất vào năm 1444, thì rõ ràng tác giả nó cũng phải sống vào th ời c ủa Lê Khôi này, t ức khoảng từ 1444 trở đi hay không lâu sau đó. Nói thẳng ra, vào thế kỷ thứ XV, khi Kiều Phú và Vũ Quỳnh hi ệu đính và cho ra đời hai bản Lĩnh Nam Trích Quái khác nhau, Quỳnh Viên đã th ật s ự là m ột danh s ơn, một ngọn núi nổi tiếng đối với dân ta thời đó và trước kia. Nó d ứt khoát không ph ải là một ngọn núi thần thoại, càng không phải là m ột ngọn núi không có đ ịa đi ểm c ụ th ể tại đất nước ta. Nó quả là một ngọn núi nằm tại cửa Sót. Và trên núi Quỳnh Viên này còn có ngôi chùa cổ. Bản Lĩnh Nam Trích Quái mà ta có ngày nay thì ho ặc do Ki ều Phú kiểu chính lại vào năm 1490, hoặc do Vũ Quỳnh san định vài năm sau đó, vào năm 1493, từ một bản Lĩnh Nam Trích Quái của Trần Thế Pháp đời Trần. Như vậy, n ếu Lĩnh Nam Trích Quái mà ta có ngày nay nói tới núi Quỳnh Viên, thì d ứt khoát núi Quỳnh Viên này phải có một địa chỉ cụ thể. Vì thế, khi Chữ Đồng Tử đã được nhà sư Phật Quang truyền dạy đạo Phật tại núi Quỳnh Viên, ta có th ể chắc chắn s ự vi ệc này đã xảy ra tại cửa biển Nam Giới hay cửa Sót. Ta có thể đặt vấn đề là nếu quả có ngọn núi Quỳnh Viên tại c ửa Sót, thì vi ệc truyền dạy giáo lý của nhà sư Phật Quang cho Chữ Đồng Tử chắc gì đã xảy ra ở đó, bởi vì việc truyền dạy đó xảy ra quá xa cách thời điểm nó ghi lại trong Lĩnh Nam Trích Quái. Nói cụ thể ra, Lĩnh Nam Trích Quái đã ghi lại một sự vi ệc xảy ra cách nó gần tới cả ngàn rưỡi năm. Tất nhiên, trừ phi ta thực hiện m ột cuộc khai quật kh ảo c ổ học tại núi Quỳnh Viên ở cửa Sót và tìm thấy di vật liên hệ với Ch ữ Đ ồng T ử, thì v ấn đề mới được giải quyết một cách dứt điểm. Nhưng trước mắt, nếu chưa làm được, song qua phân tích những truyện khác trong Lĩnh Nam Trích Quái, ta th ấy dù Lĩnh Nam Trích Quái có được Trần Thế Pháp biên tập lại vào hậu bán thế kỷ th ứ 14, thì những dữ kiện trong đó vẫn có một tính cổ sơ đáng muốn. 9
- MrKiênhx Copyright of this doccument Chẳng hạn, khi nghiên cứu về truyền thuyết Trăm ứng trong truyện h ọ Hồng Bàng, ta thấy truyền thuyết này đã xuất hiện trong Lục độ tập kinh 3 ĐTK152 t ờ 14a26-cl8 truỵện 23 do Khương Tăng Hội dịch ra chữ Hán vào khoảng những năm 220-250_1. Cũng một cách, truyện Tây Qua của Lĩnh Nam Trích Quái là m ột d ị b ản của truyện 7 trong Cựu Tạp Thí Dụ Kinh, ĐTK206 tờ 512a16-b7, cũng do Kh ương Tăng Hội phiên dịch v.v... Nói khác đi, dù những truyện do Tr ần Th ế Pháp t ập h ợp l ại trong Lĩnh Nam Trích Quái xảy ra tương đối muộn, nhưng có những d ữ ki ện đã đ ược chứng minh là xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học n ước ta. Do thế, truyền thuyết về Chữ Đồng Tử được nhà sư Phật Quang dạy đạo Phật cũng có kh ả năng xảy ra r ất sớm trong lịch sử dân tộc, chứ không phải vì sự xuất hiện muộn màng trong Lĩnh Nam Trích Quái mà mất đi tính chân thực và cổ sơ của nó. Vậy nhà sư Phật Quang này xuất hiện ở cửa Sót vào thời nào? Qua những ch ứng cớ ngoại tại, gián tiếp vừa kể trên, tối thiểu ta bi ết là nh ững gì Lĩnh Nam Trích Quái ghi lại chưa hẳn là không xảy ra, hay không có từ xưa. C ụ th ể là truyện v ề truy ền thuyết Trăm Trứng. Không kể các dã sử hay những thông tin bên ngoài, c ứ theo chính sử Trung Quốc cũng đã ghi là có các chính quyền phương nam đi thông qua n ước ta đ ể đến phương Bắc, đó là chính quyền nước Hoàng Chi. Bình Đ ế Ký trong Ti ền Hán th ư 12 tờ 3a3 ghi: "Nguyên thủy thứ 2 (năm thứ 2 sdl), mùa xuân, n ước Hoàng Chi dâng tê giác và bò". Rồi đến quyển 28 hạ, Tiền Hán Thư tờ 32b2-3, n ơi chuyện Vương Mãng, cũng ghi: "Trong khoảng Nguyên thủy (1-6sdl) c ủa Bình đ ế, Vương Măng ph ụ chính, muốn làm rạng rỡ uy đức của mình đã gửi biếu hậu hỷ vua Hoànt Chi khi ến cho g ửi sứ cống tê giác và bò sống". Nước Hoàng Chi này, c ứ Tiên Hán th ư 28 h ạ, t ờ 32b5-5, còn ghi tiếp: "Từ Hoàng Chi đi thuyền có thể tám tháng đến Bì Tôn, r ồi đi thuyền hai tháng có thể đến biên giới Tượng Lâm của Nhật Nam. Phía Nam Hoàng Chi có n ước Dĩ Trình Phất. Dịch sứ của Hàn từ đó về" Thế rõ ràng Hoàng Chi là một nước rất xa nước Hán, đi thuyền đ ến m ười tháng mới đến. Ghi nhận đầu tiên của chính sử Trung Quốc về sự liên hệ gi ữa chính quyền Trung Quốc và chính quyền Hoàng Chi là Hoàng Chi ở phía Tây n ước ta và ph ải đi thông qua nước ta mới đến Trung Quốc được. Hoàng Chi là nước nào? Có kh ả năng Hoàng Chi đây là một trong những n ước ở Ấn Độ. Cho nên, nói cách khác, t ừ nh ững năm đầu Dương lịch, quan hệ chính thức giữa Ấn Độ và Trung Qu ốc đã có vè đ ường biển và đã được chính sử Trung Quốc ghi lại. Sau đó, từ thế kỷ thứ hai tr ở đi thì quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã được ghi rất rõ, cho nên khả năng trước khi có quan hệ chính thức trên bình diện chính quyền thì phải có quan hệ nhân dân; tức quan h ệ giữa hai dân tộc phải đi với nhau rồi hai chính quyền mới đi theo, ho ặc đ ể b ảo tr ợ quyền lợi của dân tộc mình hoặc để thiết lập quan hệ liên lạc ngo ại giao. Cho nên khả năng những thương thuyền buôn bán của người Ấn Dộ đã đến Trung Quốc trước thời Vương Mãng từ lâu là một sự thật. Thực tế thì ngay trong Sử ký ta đã tìm thấy những từ tiếng Phạn được phiên âm ra tiếng Trung Quốc, cụ thể là từ lưu ly, vaidurya. Tức là n ước Trung Quốc đã biết n ước Ấn Độ từ lâu. Nói cách khác, từ những thế kỷ đầu Dương lịch, quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã thiết lập và có quan hệ buôn bán gi ữa th ương nhân hai n ước_1. Ti ền Hàn thứ 9, tờ 3a3-6 (truyện Tây nam di, lưỡng Việt Tri ều tiên đã nói t ới vi ệc th ương nhân đất Thục đem vải và gậy trúc Thân độc về Trung Quốc bán vào năm Nguyên thú thứ nhất (120tdl). Và chuyện Vương Mãng ghi vì "Muốn làm rạng r ỡ uy đ ức c ủa mình, [ông] đã hậu hỹ vua nước Hoàng Chi và khiến dâng tê giác và bò sống", có nghĩa 10
- MrKiênhx Copyright of this doccument là hai chính quyền đã có quan hệ bang giao từ lâu. Mà trước khi Vương Mãng bi ết đ ến nước này thì người nước này đã có quan hệ với Trung Quốc rồi, cho nên Vương Mãng mới biết để khiến dâng vật cống với nhau. Nói cách khác là vào nh ững th ế k ỷ tr ước và sau Dương Lịch, đã có những quan hệ giữa Trung Quốc và các nước khác về đường biển thông qua Việt Nam. Cho nên giả thiết sự tồn tại của nhà sư Phật Quang gi ữa thế kỷ thứ III hay thứ II tdl có thể chứng thực được. Về nhà sư Phật Quang Truyện Nhất Dạ Trạch trong Lĩnh Nam Trích Quái kể lại vi ệc Ch ữ Đ ồng T ử h ọc được đạo Phật như sau: "Thương nhân nước ngoài tới lui buôn bán kính thờ Tiên Dung (và) Đ ồng T ử làm chúa. Có một khách buôn lớn đến bảo Tiên Dung rằng: "Quí nhân hãy b ỏ ra m ột d ật vàng năm nay cùng thương nhân ra nước ngoài mua vật quí, đến sang năm đ ược lãi mười dật". Tiên Dung vui mừng bảo Đồng Tử: "Vợ chồng ta là b ởi Tr ời mà nên. Nhưng cái ăn cái mặc là do người làm lấy. Nay nên đem m ột d ật vàng cùng th ương nhân ra nước ngoài mua vật quí để sinh sống". Đồng Tử bèn cùng thương nhân đi buôn án lênh đênh ra khắp nước ngoài. Có núi Quỳnh Viên trên núi có am nh ỏ. Th ương nhân ghé thuyền vào lấy nước. Đồng Tử lên am dạo chơi. Trong am có m ột ti ểu Tăng tên Phật Quang truyền pháp cho Đồng Tử. Đồng Tử ở lại đ ể nghe pháp, đ ưa vàng cho thương nhân đi mua hàng. Đến lúc thương nhân trở về lại tới am đó chở Đồng Tử trở về nhà. Nhà sư bèn tặng cho Đồng Tử một cây gậy và một cái nón, v ừa b ảo: "Các việc linh thông đều ở đó rồi!. Đồng Tử trở về, đem đạo Phật nói h ết v ới Tiên Dung. Tiên Dung giác ngộ, bèn bỏ cả quán chợ nghề buôn để cùng Đồng Tử du ph ương tìm thấy học đạo". Việc Chữ Đồng Tử và Tiên Dung, những người Việt Nam đầu tiên mà ta bi ết tên tiếp thu đạo Phật là như thế. Có hai đặc điểm mà ta cần lưu ý. Thứ nhất, việc tiếp thu này đã xảy ra tại núi Quỳnh Viên. Núi Quỳnh Viên từ th ời Lê Thánh Tôn ta đã bi ết là nằm tại cửa Nam Giới, hay cửa Sót. Ngày nay, tại bờ nam c ủa c ửa Sót, còn có m ột hòn núi gọi là Nam Giới sơn_1. Phải chăng đây là địa đi ểm c ần tìm hi ểu khảo c ổ h ọc để khai quật xem có vết tích gì của Chữ Đồng Tử và Phật Quang chăng? Trước mắt, ít nhất ta đã xác định được là Quỳnh Viên không phải là m ột ngọn núi thần tho ại, mà thật sự là một hòn núi có tên tuổi tại c ửa Sót. Do nh ững dấu v ết c ủa Chiêm Thành còn tồn tại đến ngày nay, ta cũng hiểu thêm từ c ửa Sót v ề nam là mi ền đ ất thu ộc v ương quốc Chiêm Thành. Như thế, đất nước Việt Nam thời Hùng Vương ph ải chăng đã l ấy cửa Sót làm một địa điểm ở miền nam của tổ quốc ta? Cần lưu ý, từ vùng cửa Sót, trở ra miền Bắc, ta không tìm thấy có b ất c ứ di ch ỉ nào liên hệ với nền văn hóa của Chiêm Thành. Ngược lại, t ừ c ửa Sót tr ở v ề nam, c ụ thể là các vùng phía nam tỉnh Nghệ An, tức từ Vinh tr ở v ề Nam và các t ỉnh Hà Tĩnh, Quảng Tĩnh, Quảng Trị và Thừa Thiên, cho đến ngày nay, v ẫn còn nh ững v ết tích c ủa nền văn hóa Chiêm Thành. Nói thế, tức là muốn nói Phật giáo truyền vào n ước ta căn cứ vào Lĩnh Nam Trích Quái là từ phía Nam, qua trung gian nhà s ư Ph ật Quang ở núi Quỳnh Viên, tại Nam Giới hay cửa Sót, giáp gi ới với Chiêm Thành. Nhà s ư này ch ắc hẳn không phải là ngưòi Việt, vì rằng truyện Chữ Đ ồng Tử nói: "Đ ồng T ử linh đinh ra khắp nước ngoài (phù du xuất hải ngoại)". Vùng núi Quỳnh Viên này có kh ả năng vào thời Chữ Đồng Tử chưa thuộc vào bản đồ của nước ta. Nhà sư Phật Quang này có thể là một người Chiêm Thành, hoặc là người Ấn Độ, đang tìm cách truyền bá Ph ật giáo vào Việt Nam. Và Chữ Đồng Tử là ngưòi Việt Nam đầu tiên đã đ ến ti ếp xúc v ới 11
- MrKiênhx Copyright of this doccument ông, để rồi sau đó, trở thành người Phật Sư Vi ệt Nam đầu tiên có tên tu ổi. Truy ện Chữ Đồng Tử này sau đó được Thiên Nam Vân Lục_1 của một tác gi ả vô danh chép lại. Thế thì Chữ Đồng Tử đã tiếp thu đạo Phật như thế nào? Đây là đ ặc đi ểm th ứ hai mà ta cần lưu ý. Truyện Chữ Đồng Tử chỉ nói khi Đồng Tử tr ở v ề quê "Nhà s ư bèn tặng cho Đồng Tử một cây gậy và một cái nón, vừa bảo: mọi vi ệc linh thông đ ều đã ở đấy cả". Nói vậy, Lĩnh Nam Trích Quái báo cho ta biết là truyền th ống Ph ật Giáo mà Chữ Đồng Tử tiếp thu là một truyền thống Phật giáo quyền năng, đ ề cập đ ến những vấn đề linh dị và thần thông (linh thông). Truyền thống Phật giáo này, nh ư ta s ẽ th ấy, xuất hiện trong Mâu Tử cũng như trong Khương Tăng Hội, và tồn t ại cho đ ến th ời một truyền thống Phật giáo mới ra đời, đó là truyền th ống Ph ật giáo Thi ền c ủa Pháp Vân. Cần nhấn mạnh truyền thống Phật giáo quyền năng này cho đ ến th ế k ỷ th ứ VI được bổ sung bởi truyền hưởng cơ bản của nó. Nó vẫn tồn tại như m ột lớp truyền thống Phật giáo mới, bổ sung cho nó qua lịch sử phát tri ển của Ph ật giáo ở Vi ệt Nam. Nhận thức điều này, ta sẽ dễ dàng hiểu được những hiện tượng đặc thù c ủa những truyền thống khác nhau của Phật giáo Việt Nam trong lịch sử. Ta s ẽ đi sâu vào v ấn đ ề này dưới đây. Chữ Đồng Tử, người Phật tử Việt Nam đầu tiên Trước mắt, nếu Chữ Đồng Tử là người Phật tử Việt Nam đầu tiên, thì vấn đ ề người Phật tử đầu tiên này đã sống vào lúc nào? Truyện Nhất Dạ Trạch ch ỉ vi ết m ột câu hết sức mơ hồ, là: "Vua Hùng truyền đến cháu đời thứ 3" (Hùng Vương truyền chí tam thế tôn). Ta biết lịch sử nước ta, tên hiệu Hùng Vương được dùng đ ể gọi cho nhiều đời vua thời cổ đại. Đại Việt sử ký toàn thư ngoại kỷ I, t ờ 2b9-5b, ghi nh ận Hùng Vương là triều đại đầu tiên của họ Hồng Bàng, và bảo: "Họ Hồng Bàng từ Kinh Dương Vương năm Nhâm Tuất thụ phong cùng với Đế Nghi cùng th ời, truyền đ ến đời Hùng Vương cuối cùng gặp năm 257 tdl của Noãn Vương nhà Chu, là năm Quí Mão thì chấm dứt, gồm 2622 năm". Nhưng trong phần phàm lệ, tờ 2a1-2, Ngô Sĩ Liên đã nhận xét: "Hoặc có người nói (Hùng Vương) có 18 đời, sợ chưa phải là thế". Đi sâu vào vấn đề này, ta biết hiện có 3 bản ngọc phả khác nhau liên hệ đến tri ều đại Hùng Vương. Bản thứ nhất là một bản chép c ủa thời Lê Hồng Đ ức bắt đ ầu t ừ năm 1470, rồi được chép lại vào thời Lê Kính Tôn ( ở ngôi 1600-1618), niên đ ại Ho ằng Định. Bản thứ hai là bản chép tay đời Khải Định được bảo là chép l ại t ừ m ột b ản thuộc niên đại Thiên Phúc (980-988) của Lê Đại Hành ( ở ngôi 980-1005). C ả hai b ản này hiện tàng trữ tại đền Hùng ở Vĩnh Phú, Phú Th ọ. B ản th ứ ba hi ện tàng tr ữ t ại chùa Tây Thiên trên núi Tam Đảo, không có ghi ngày tháng. Vấn đ ề văn b ản h ọc c ủa các ngọc phả này ta chưa cần đề cập tới ở đây. Chỉ cứ vào chúng, ta biết tối thiểu mỗi triều đại Hùng Vương có thể có nhiều người cùng mang m ột tên hi ệu. Ch ẳng h ạn, đời Hùng Vương cuối cùng là Hùng Duệ Vương thì ta có Duệ Vương thứ nhất, thứ hai, thứ ba v.v... Vì thế, mười tám đời Hùng Vương trải dài trên hai ngàn năm là có th ể hiểu được. Riêng đối với vấn đề quan tâm cuả chúng ta ở đây là cháu đ ời th ứ ba c ủa Hùng Vương là cháu của đời Hùng Vương nào? Nếu Phật giáo xuất hiện vào năm 528 (hoặc 529?) tdl ở Ấn Độ và bắt đầu truyền bá qua các nước xung quanh vào những năm 247-232tdl vào thời của vua A Dục khi vua này lịnh cho các phái đoàn Tăng lữ đi khắp n ơi để truyền bá đạo Phật, trong đó đặc biệt là phái đoàn Tăng lữ đi khắp nơi để truyền bá đạo Phật, trong đó đặc bi ệt là phái đoàn của Sona đi về vùng Đất vàng (Suvanabhumi). Vùng Đất vàng này có phải là 12
- MrKiênhx Copyright of this doccument vùng Đông Nam Á hay không, có phải là vùng Đông Dương hay không? Đây là m ột vấn đề đang còn tranh cãi. Tuy nhiên cứ vào những sử li ệu cổ sơ c ủa Trung Qu ốc, c ụ thể là Sử Ký và Tiền Hán thư cùng Hậu Hán thư cũng như các di li ệu khảo cổ học, như di liệu khảo cổ học Óc Eo, thì vào những thế kỷ đầu dl, vùng biển phía Nam nước ta đã rộn rịp những thương thuyền không những c ủa các qu ốc gia thu ộc n ền văn minh Ấn Độ, mà cả những quốc gia xa xôi của nền văn minh La-mã. Cho nên, truy ền bá Phật giáo vào những vùng đất này là một sự kiện chắc chắn đã xảy ra. Hơn nữa, vùng đất miền nam nước ta từ phía nam cửa Sót tr ở vào đã mang n ặng những vết tích của nền văn hóa Ấn Độ. Chiếc bia Võ C ảnh tìm th ấy t ại làng Võ C ảnh ở Nha Trang, thường được các nhà nghiên cứu xác định là xuất hiện vào th ế k ỷ II sdl viết bằng Phạn văn. Để cho Phạn văn trở thành một ngôn ngữ đ ược kh ắc trên đá vào thế kỷ ấy, nền văn minh Ấn Độ vào thời điểm ấy chủ đạo là Ph ật giáo, phải truy ền bá tại vùng đất này qua một thời gian tương đối dài, tối thi ểu cũng phải m ất m ột vài ba trăm năm. Nói thẳng ra, văn minh Ấn Độ phải tồn tại ở phía nam n ước ta vào những thế kỷ trước và sau Dương lịch. Cho nên, vị Hùng Vương của thời Chữ Đ ồng Tử ta cũng có thể xác định vào những thế kỷ tđl, có khả năng là Hùng Ngh ị V ương th ứ nh ất hoặc thứ hai, tức khoảng thế kỷ II-III tđl. Đoán định này của ta về niên đại của vi ệc Chữ Đ ồng Tử ti ếp thu Ph ật giáo là hoàn toàn phù hợp với quan điểm của thiền sư Chân Nguyên (1647-1728) trong Thiên Nam Ngữ Lục_1. Sau khi kể chuyện Lữ Gia bị quân của Hán Vũ đế đánh bại, Chân Nguyên viết: "Gia bỏ cửa mốc nhà rêu Hang thần trật lối, hồn phiêu đường nào Nước nên thấy những đồng dao Cõi bờ tất đất vào chầu Hán gia Non Sài tuyệt chẳng vào ra Thấy còn một dấu vườn là Trúc Viên Đìu hiu ngoài cảnh thiền thiên Thuở trưa quyên khóc, thuở đêm hạc sầu" Viết thế, Chân Nguyên muốn nói rằng ngôi chùa Trúc Viên đã có t ừ th ời Lữ Gia, tức khoảng năm 110 tới tại núi Thầy (Sài Sơn), ở Sơn Tây. Đi ều này cũng có nghĩa Phật giáo đã tồn tại ở nước ta vào thế kỷ thứ II tdl. Đây là một điểm khá lôi cuốn. Bởi vì nó cho thấy đã từ lâu lưu hành quan điểm cho rằng Phật giáo đã du nh ập vào n ước ta từ rất sớm. Đến thời An Thiền viết Đạo Giáo Nguyên Lưu_1 vào năm 1845, ở quyển thượng, tờ 9a11-b5 dưới mục Đại Nam thiền học sơ khởi, ông đã để lại truyện tích Chữ Đồng Tử như đã ghi lại trong Lĩnh Nam Trích Quái: "Thời Hùng Vương, núi Quỳnh Vi, có Đồng Tử lên thảo am. Trong am có nhà s ư tên Phật Quang. Đó là người Thiền Trúc, tuổi hơn 40, truyền pháp cho Đ ồng T ử m ột cái nón và một cây gậy, nói rằng: "Linh dị và thần thông ở đây c ả". Đ ồng T ử đem đ ạo Phật truyền cho Tiên Dung. Vợ chồng Tiên Dung bèn h ọc đ ạo. Đ ến bu ổi chi ều ngày trở về, giữa đường cần làm nơi tá túc, bèn dựng gậy che nón, đến canh ba thì thành quách lâu đài, màn gấm màn the, kim đồng ngọc nữ, tướng sĩ th ị v ệ đầy c ả sân chầu..." An Thiền cũng đề ra mục Hùng Vương Phạn Tăng, tức các nhà s ư Ấn Đ ộ th ời Hùng Vương, ở tờ 9b6-9, và kể tên nhà sư Khâu Đà La đến thành Luy Lâu c ủa Sĩ Nhiếp vào thời cuối Hán Linh Đế (168-189 sdl). Xác định Khâu Đà La vào th ời Hán 13
- MrKiênhx Copyright of this doccument Linh đế dĩ nhiên không thể xếp Khâu Đà La vào lo ại các nhà sư vào th ời Hùng V ương được. Ngoài ra, trong các loại thần tích cuả các xã ta bi ết trong số các t ướng tá c ủa Hai Bà Trưng, sau khi bị Mã Viện đánh bại, một số đã mai danh ẩn tích trong các giáo đoàn Phật giáo. Một trong những vị này được biết tên là Bát Nàn phu nhơn đã xu ất gia. Nh ư sẽ thấy, chính những vị này cùng người kế nghiệp họ đã tập hợp những văn b ản kinh điển Phật giáo lưu hành lúc ấy, những bộ kinh đầu tiên hiện còn và được biết mà sau này Khương Tăng Hội đã dịch thành Hán văn dưới nhan đề Lục độ tập kinh và C ựu Tạp Thí Dụ Kinh. Uất Kim Hương, hoa cúng Phật Như vậy, qua lịch sử nước ta đã tồn tại và lưu hành tương đối phổ biến trong giới sử học Phật giáo Việt Nam một quan điểm cho rằng Phật giáo đã truyền vào n ước ta từ thời Hùng Vương. Vấn đề bây giờ là thử xem xét quan điểm này có m ột giá trị hay không. Ta phải xem xét, bởi vì tất cả các sử liệu đề c ập đến vấn đ ề này đ ều xu ất hiện khá muộn màng, cách xa sự việc được ghi lại tới cả hàng nghìn năm, từ Thiền Uyển Tập Anh, Lĩnh Nam Trích Quái,Thiên Nam Vân Lục cho đ ến Thiên Nam Ng ữ Lục và Đạo Giáo Nguyên Lưu, những văn bản này đều ra đời vào thế kỷ thứ VIV tr ở về sau. Vậy, ta có thể tìm ra những chứng c ứ nào xuất hi ện trong những văn b ản s ớm hơn, gần gũi hơn, với những sự kiện đã xảy ra hay không? Trả lời câu h ỏi này, ta hi ện có tối thiểu hai cứ liệu. Thứ nhất, là một câu trích dẫn của Lý Thời Trân (1518-1593) trong Bản Thảo Cương Mục 14, tờ 69b4-5 dưới mục Uất Kim Hương: "Dương Phù Nam Châu Dị vật ký vân: Uất kim xuất Quyết Tân quốc, nhận chủng chi, tiên hoàng, d ự phù dung hoa lý nộn liên giả tương tự, khả dĩ hương tửu" (Nam Châu dị vật chí của Dương Phù nói: Uất Kim đến từ nước Quyết Tân, người ta trồng trước đ ể cúng Phật, vài ngày thì héo, sau đó giữ lại, màu nó vàng rộm, cùng với nhụy hoa phù dung và sen non t ương t ự, có thể dùng để ướp rượu). Dương Phù, cứ Quảng Châu tiên hiền chí, của Hoàng Tá (1490-1560) và Bách Việt tiên hiền chí do Âu Đại Nhiệm viết năm 1554, ghi rằng: "(Dương Phù) tên t ự Hiểu Nguyên, người Nam Hải. Triều vua Chương đế tìm người tài gi ỏi, ông đ ối đáp trúng cách, nên phong làm Nghị ăn Hòa Đế tức vị, dùng quân đánh Hung Nô, Phù tâu rằng: "Gầy dựng cơ nghiệp thì dùng võ, giữ lấy cơ nghiệp thì dùng văn, nên khi nhà Châu thắng nhà Ân thì có việc ca ngợi sự chấm dứt chiến tranh (...), vậy xin bệ hạ hãy noi theo nếp đẹp của tổ tông, đừng khinh dùng việc võ". Năm Vĩnh nguyên thứ 12 (100 sdl) có hạn, vua gọi Phù đến triều đình bàn việc được mất của chính lịnh (...). Lúc bấy giờ, Nam Hải thuộc Giao Chỉ bộ. Thứ sử Hà Tắc đi tuần bộ c ủa mình. Mùa đông T ắc trở về, tâu rằng: Chính quyền trung ương chọn thứ sử không đúng phép, nên h ọ sau đó đã tranh dành nhau tôn thờ việc người khác, dâng tặng đồ trân quí. Phù bèn l ựa nh ững đặc tính của sự vật, chỉ cho hiểu tính khác lạ của chúng; nhằm nói rõ ra, ông vi ết sách Nam Duệ dị vật chi (...). Sau đó ông làm thái thú quận Lâm Hải, l ại làm sách Lâm H ải thủy thổ ký. Người đời phục ông cao thứ và không khinh thường sự dạy dỗ". Bản tiểu sử vừa được dịch là lấy từ Bách việt tiên hiền chí, quyển 2, tờ 5b9- 6b10. Nhưng tất cả các cuốn sử về nhà Hậu Hán như Hậu Hán ký của Viên Ho ằng (328-376) và Hậu Hán thư của Phạm Việp (398-445) đều không thấy nhắc tới tên Dương Phù. Chỉ đến Lệ Đạo Nguyên viết Thủy kinh chú trước năm 529, quyển 36 tờ 30a6 và quyển 37 tờ 6a8 mới dẫn một Dương thị Nam Duệ dị vật chí. Rồi đến Tùy 14
- MrKiênhx Copyright of this doccument thư kinh tịch chí 33 tờ 133a4-5 mới ghi tên Dương Phù so ạn "Giao Châu d ị vật chí" một quyển và "Hán nghị lang Dương Phù soạn "Dị vật chí" một quyển. Sau đó, Ngh ệ văn loại tụ do Âu Dương Tuần soạn năm 624, quyển 84 và quyển 95 và S ơ h ọc ký do Từ Kiên chủ biên năm 659, quyển 9, cũng như Thái bình ngự lãm quyển 395, quyển 890, v.v... do Lý Phưởng (926-996) biên soạn, mới bắt đầu trích dẫn Nam Châu d ị vật chí hay Nam Duệ dị vật chí và Giao Châu dị vật chí. Như vậy Nam Châu, Nam Duệ hoặc Giao Châu đều chỉ chung cho một vùng đất thuộc mi ền bắc n ước ta hi ện nay. Vì thế, nếu Nam Châu dị vật chí của Dương Phù bảo rằng "người ta" tr ồng U ất Kim hương để cúng Phật, thì "người ta" đây chính là người n ước ta. Đây là ch ứng c ớ đ ầu tiên, xuất hiện tương đối sớm nhất, tức khoảng năm 100 sdl, xác nhận có m ột b ộ phận ngưòi Việt đã theo Phật giáo, đã bi ết trồng hoa U ất kim h ương đ ể cúng Ph ật, thì "người ta" đây chính là người nước ta. Đây là chứng c ớ đầu tiên, xuất hiện tương đ ối sớm nhất, tức khoảng năm 100 adl, xác nhận có một bộ phận người Vi ệt đã theo Ph ật giáo, đã biết trồng hoa Uất kim hương để cúng Phật. Thành Nê Lê và đoàn thuyền đạo thời Vua A Dục Thứ hai, là một câu viết của Lưu Hân Kỳ trong Giao Châu ký, nói rằng: "Thành Nê Lê ở phía đông nam huyện Định An, cách sông bảy d ặom, tháp và gi ảng đ ường do vua A Dục dựng vẫn còn. Những người đốn hái c ủi gọi là Kim t ượng (Nê Lê thành t ại Định An huyện, đồng nam cách thủy thất lý, A Dục v ương s ở t ạo tháp gi ảng đ ường thượng tại hữu, thái tân giả vân thị kim tượng). Thế thì thành Nê Lê của Định An huyện nằm ở đâu? Tài li ệu sớm nhất t ới thành này là Thủy kinh chú quyển 37 tờ 6b4-6 của Lệ Đạo Nguyên: "B ến đò Quan T ắc xu ất phát từ đó, song nó từ phía đông huyện đi qua huyện An Đ ịnh và Tr ường Giang c ủa Bắc Đái. Trong sông, có nơi vua Việt vương đúc thuyền đồng. Khi n ước tri ều rút, người ta còn thấy dấu vết. Sông lại chảy về phía đông, cách sông có thành Nê Lê, người ta bảo là do "vua A Dục dựng" (Độ Định huyện Bắc Đái Tr ường Giang. Giang trung hữu Việt Vương sở đào đồng thuyền, tri ều thủy th ối th ời, nhân h ữu ki ến chi dã. Kỳ thủy hựu đông lưu, cách thủy hữu Nê Lê thành, ngôn A Dục vương sở trúc dã). Tên huyện An Định xuất hiện sớm nhất trong Tiền Hán chư 28 hạ, tờ 10b9- 11a25; ở đấy nó là một trong mười huyện thuộc quận Giao Ch ỉ mà ngoài nó ra, g ồm có Luy Lâu, Liên Lâu, Phú Lầu, Mê Linh, Khúc Dương, Khúc B ắc Đái, Kh ể T ừ, Tây Vu, Long Biên và Chu Diên. Nhưng đến khi Tư Mã Bưu vi ết Hậu Hán chí vào gi ữa những năm 245 đến 305, và Lưu Chiếu chú thích đầu thế kỷ VI sdl thì ta không bi ết vì lý do gì mà huyện An Định lại trở thành huyện Định An trong Hậu Hán th ư 33 t ờ 21a8-b5. Danh xưng Định An đến thời Tam Quốc vẫn còn được dùng nh ư Hồng Lượng Cát đã ghi nhận trong Tam Quốc cương vức chí quyển h ạ t ờ 33a6. Đến đ ời Tấn thì tên An Định lại được dùng như trong Tấn thư 15 tờ 8b13-9a2. Qua đ ời Lưu Tống, An Định lại được đổi thành Định An mà chứng cớ có th ể th ấy trong T ống th ư 38 tờ 40b1. Vậy trong vòng 5 thế kỷ, danh xưng Đ ịnh An hay An Đ ịnh c ứ thay đ ổi nhau để chỉ cho một vùng đất, một huyện của Giao Chỉ. Thế thì vùng đ ất này n ằm ở đâu tại miền Bắc nước ta hiện nay? Trước đây, Claude Madrolle_1 căn cứ vào tên thanh Nê Lê, tức thành bùn đen, đ ể giả thiết thành Nê Lê ở chính vùng Đồ Sơn ủa thành phố Hải Phòng. Nê Lê hi ểu nh ư nghĩa bùn đen tất nhiên không phù hợp với văn phạm chữ Hán. Bởi vì n ếu hi ểu Nê là bùn, và Lê là màu đeen, thì thành này phải có tên là Lê Nê, ch ứ không ph ải là Nê Lê. Hơn nữa, cụm từ Nê Lê trong Hán văn thường được dùng như m ột phiên âm c ủa ch ữ 15
- MrKiênhx Copyright of this doccument Naraka của tiếng Phạn. Và Naraka lại có nghĩa là Địa ngục. Tại vùng núi Tam Đ ảo có ba ngọn cao nhất là Thạch Bàn, Phù Nghĩa và Thiên Kỳ; trong đó, gi ữa chân ng ọn Thạch Bàn, tại làng Sơn Đình, có ngôi chùa Tây Thiên. Chùa này t ương truy ền là liên hệ với vua Hùng và có một bản ngọc phả về vua Hùng thờ tại đây. Đi ểm lôi cu ốn là chùa Tây Thiên này lại có tên nôm na là chùa Đ ịa Ngục. Đã là chùa thì thi ếu gì tên t ại sao lại có tên Địa Ngục, phải chăng là do từ ch ữ Naraka mà ra? Huy ện An Đ ịnh do th ế có khả năng nằm tại vùng núi Tam Đảo này chăng? Muốn tr ả l ời d ứt khoát câu h ỏi này, ta phải đợi một cuộc điều tra khảo cổ thực địa. Trước mắt, chùa Địa Ngục mà cũng gọi là chùa Tây Thiên này đã ám ch ỉ ít nhi ều đến thành Nê Lê của huyện An Định. Cần lưu ý huyện An Định ở quanh vùng núi Tam Đảo, vì cũng chính tại đây, đã có thành Cổ Loa xưa, mà vi ệc khai qu ật đ ược những mũi tên đồng đã biểu hiện ít nhiều tính c ổ sở của huyện này. Nói th ẳng ra, nh ững di liệu khảo cổ học như thế chứng tỏ vùng đất này từ thời Hùng Vương đã t ừng là trung tâm chính trị quân sự của chính quyền Lạc Việt. Xác định thành Nê Lê vào vùng này, do đó hoàn toàn phù hợp với việc đặt thành Nê Lê vào huyện Tống Bình c ủa Nh ạc S ử trong Thái bình hoàn vũ ký 170 tờ 7a2-4. Nếu vậy, Lưu Hán Kỳ và Giao Châu ký xuất hiện vào lúc nào? Tăng Chiêu vào năm Đạo Quang thứ nhât (1820) đã cố gắng tái thi ết Giao Châu Ký t ừ nh ững đo ạn phiến trích dẫn rải rác trong các tác phẩm Trung Quốc như Hậu Hán th ư, Thúy kinh chú, Tế dân yếu thuật, Bắc Đường thư sao, Nghệ văn loại tụ Sơ học ký, Thái bình ngự lãm v.v... Trong lời bạt cho quyển Giao Chaâu ký tái kiến này, Tăng Chiêu đã vạch ra là Kinh tịch chí của Tuỳ thư cũng như Cựu Đường th ư và Ngh ệ văn chí c ủa Tân Đường thư đều không có mục nào về Giao Châu ký c ủa Lưu Hân Kỳ hết. Ngay c ả Thái Bình ngự lãm kinh sử đồ thư cương mục cũng không có m ục nào gi ữa h ơn m ột ngàn bảy trăm mục dành cho những quyển sách mà Lý Ph ường đã d ẫn trong Thái bình ngự lãm. Tuy vậy, Thái bình ngự lãm đã dẫn ít nhât 32 đo ạn phi ến d ưới tên Giao Châu ký và 1 dưới tên Giao Châu tập ký. Sự im lặng ấy tạo ra không ít nh ững khó khăn trong việc xác định một niên đại phải chăng cho Lưu Hân Kỳ và tác phẩm c ủa ông. Dẫu thế, với những dẫn chứng cuả Lệ Đạo Nguyên, m ột người m ất năm 529, trong Thủy Kính chú, của Giả Tư Hiệp trong Tế dân yếu thuật, Lưu Chi ếu trong Hậu Hán thư, Lý Thiện trong Ngô Đô phú chú của Văn tuyển, v.v... thì rõ ràng Giao Châu ký c ủa Lưu Hân Kỳ đã ra đời trước thế kỷ thứ VI sdl. Không những th ế, nh ờ vào vi ệc phân tích những bằng cớ nội tại của chính Giao Châu ký tái thiết trên, Tăng Chiêu có th ể đẩy niên đại giả thiết về một thế kỷ sớm hơn. Trước hết, Thái Bình ngự lâm quyển 947 có một câu trích từ Giao Châu ký của Lưu Hán Kỳ nói rằng: "Trong niên hiệu Thái Hòa có ngưòi đến hang Vũ Linh trong đó có con kiến càng rất lớn" (Thái Hòa trung, hữu nhân chi Vũ Lĩnh huyệt, trung h ữu đ ại tư phù thậm đại). Thái hòa là niên hiệu củ Ngụy Minh đế bắt đầu từ năm 227 ho ặc c ủa Tây Hải công nhà Đông Tấn giữa những năm 366-371. Niên đại đ ầu có th ể lo ại ra m ột cách d ễ dàng, bởi vì Thái bình ngự lãm quyển 49 tờ 10b có nhắc đ ến vi ệc Lý T ốn đánh Châu Nhai, mà việc này đã xảy ra vào mùa đông tháng 10 năm Thái nguyên th ứ 5 (380) c ủa nhà Tấn, như Tư trị thông giám quyển 104 tờ 3247 đã liệt Nghệ văn loại tụ quyển 95 từ 1659 dẫn chuyện "Chuột tre giống như chó con, ăn gốc tre, sinh sản ở huyện Phong Khê" và bảo trích từ Giao Châu ký c ủ Lưu Hân Kỳ, Phong Khê không được liệt ra như một địa danh trong phần Đ ịa lý chí c ủa T ống th ư. 16
- MrKiênhx Copyright of this doccument Do đó nhà Lưu Tống chắc đã bỏ tên này. Nhưng Tấn thư quyển 14 t ờ 9a l ại có đ ịa danh ấy như một huyện của quận Vũ Bình. Nhà Lưu Tống thành lập 420. Chuyện chuột tre như vậy phải được ghi lại trước niên đại đó, tức ph ải vào đ ời Đông T ấn (308-420). Bằng vào những dữ kiện nội tại này, Tăng Chiêu đã kết luận là Giao Châu ký viết vào thời nhà Tấn và Lưu Hân kỳ phải sống và viết vào những năm 360-420. Cách xác định niên đại này của Tăng Chiêu kể ra khá lôi cuốn. Đi ều c ần ghi là vì những bằng cớ vừa kể tuy ít ỏi, đã thoả mãn cả cả điều kiện c ần cũng như đ ủ nên niên đại vừa nêu là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, b ản Giao Châu ký do Tăng Chiêu tái lập không phải đã thu thập hết những đoạn phiến đã được trích dẫn c ủa Lưu Hân Kỳ. Chẳng hạn, Ngũ Sùng Diệu vào năm 1840 đã viết trong lời bạt cho Giao Châu ký tái lập của Tăng Chiêu cho rằng Chiêu đã không thu th ập chính câu mà chúng ta trích dẫn ở đây, do Nhạc Sử (930-1007) dẫn trong Thái bình hoàn vũ ký quyển 170, t ờ 7a2-4. Vậy, cho tới ít nhất những năm 380 đến 420 những người đi hái củi ở nước ta còn thấy được Chùa và Tháp do vua A Dục dựng tại thành Nê Lê ở huyện An Đ ịnh. K ết luận này có thể đáng tin đến mức độ nào? Có thật có Tháp do vua A Dục ở thành Nê Lê của nước ta hay không? Tất nhiên đây là những câu hỏi chính đáng. Đ ặc bi ệt khi ta nghiên cứu tư liệu lịch sử Phật giáo Trung Quốc, ta thấy vao khoảng hai thế kỷ thứ IV và V sdl, tức gần cùng thời với niên đại của Lưu Hân Kỳ, n ổi bật m ột phong trào đi tìm chùa vua A Dục ở Trung Quốc. Thí dụ, việc tìm vua A Dục ở Bành Thành, Th ạch Lặc và Thạch Hổ đào chùa vua A Dục ở Lâm Trì và Đào Khản tìm cách nghinh t ượng Phật của vua A Dục từ chùa Hàn Khê v.v... Cả một thời đại đi tìm chùa vua A Duc ở Trung Quốc như thế, ắt không thể nào không ảnh hưởng đến việc tìm chùa vua A Dục ở nước ta. Dẫu thế, cũng cần lưu ý việc đề cập đến sự có m ặt c ủa Chùa Tháp liên h ệ đến vua A Dục tại Việt Nam có thể coi là một trong những thông tin s ớm nh ất thu ộc loại ấy ở vùng Đông Nam Á. Nó ít nhiều có thể ám ch ỉ đ ến phái đoàn truy ền giáo c ủa Sona do vua A Dục phái đi. Vì vậy, không phải hoàn toàn vô lý khi Lĩnh Nam Trích Quái ghi lại việc Chữ Đồng Tử được nhà sư Phạt Quang truyền đạo Phật cho. Nói khác đi, những truyền thuyết về sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam vào th ời Hùng Vương, tuy ghi chép tương đối chậm vào đầu thiên niên kỷ thứ 2 trở đi, không phải không có chứng cớ xuất hiện tương đối sớm trong các tư liệu Trung Qu ốc. Trong khi chờ đợi khai quật được những di vật khảo cổ học tại cửa Nam Gi ới và núi Tam Đảo, ta có thể có một số ý niệm khá chính xác về sự hi ện di ện c ủa Phật giáo t ại n ước ta vào những thế kỷ tdl. Bối cảnh văn hóa Tín ngưỡng thời Hùng Vương Hai vấn đề tiếp theo là nếu Phật giáo truyền vào n ước ta vào thời đi ểm đó, t ức vào những thế kỷ trướoc tây lịch, tình trạng văn hóa tín ngưỡng của dân tộc ta vào thời ấy như thế nào và những kinh điển gì của Phật giáo được dân tộc ta tiếp thu? Về vấn đề thứ nhất, ta biết nền văn hóa Hùng Vương đã đạt được một số thành tựu rực rỡ. Trước tiên, nền văn hóa này đã xây dựng được m ột bộ máy công quyền dựa trên luật pháp, để bảo vệ biên cương và đi ều hành đ ất n ước. D ấu v ết c ụ th ể là bộ Việt Luật, mà vào năm 43sdl sau khi đánh bại được đế chế Hai Bà Trưng, Mã Viện đã phải điều tấu: "Hơn mười điều của Việt Luật khác với Hán Luật", nh ư Hậu Hán thư 54 tờ 9a8-10 đã ghi. Sự kiện "điều tấu" này về Việt Luật đối lập với Hán Luật xác định cho ta một số điểm. Thứ nhất, việc Lưu Tú sai Mã Vi ện dẫn quân đánh Hai Bà Trưng vào năm Kiến Vũ thứ 18 (42 sdl) thực chất không phải là m ột đàn áp kh ởi 17
- MrKiênhx Copyright of this doccument nghĩa đơn thuần, mà là một cuộc xâm lược đối với một đất n ước có chủ quyền d ưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng trên cơ sở luật pháp của bộ Việt Luật. Bộ Vi ệt Lu ật này ngày nay đã mất, giống như số phận của Hán Luật. Tuy nhiên chỉ m ột vi ệc đặt Việt Luật ngang với Hán Luật. Tuy nhiên chỉ m ột việc đặt Vi ệt Lu ật ngang v ới Hán Luật cho phép ta giả thiết nó là một bộ luận hoàn chỉnh với các qui định và điều khoản được ghi chép rõ ràng, để cho Mã Viện đem so sánh với Hán Luật và phát hiện có "hơn mưòi việc" sai khác. Với một bộ luật như thế tồn tại, tất nhiên m ột chính quyền kh ởi nghĩa của Hai Bà Trưng không thể có đủ thời gian để thi ết lập. M ột khi đã v ậy, Vi ệt Luật là một điểm chỉ chắc chắn về sự tồn tại của m ột chính quyền Hùng V ương đ ộc lập năm 110 tdl cho đến 43 sdl. Chỉ một tồn tại liên tục lâu dài c ỡ đó m ới cho phép ra đời một bộ luật hoàn chỉnh và có tác động rộng rãi trong xã h ội. Chính vì tác đ ộng rộng rãi này mà Mã Viện bắt buộc phải bắt tay ngay vào vi ệc điều ch ỉnh các đi ều khoản của Việt Luật cho phù hợp với Hán Luật, như đã thấy. Hai là, để có một bộ máy công quyền quản lý bằng luật pháp, xã hội Vi ệt Nam thời Hùng Vương phải có một bước phát triển cao, một cơ cấu tổ chức phức tạp cần quản lý bằng luật pháp. Nếu căn cứ vào truyện 87, tức Ma Đi ệu Vương Kinh, c ủa Lục độ tập kinh 8, ĐTK 152 tờ 49a 10-12 ta có thể thấy m ột ph ần nào cách qu ản lý bằng luật pháp này: "Có kẻ không thuận hóa thì tăng n ặng thuế và việc công ích, đem một nhà máy này sống giữa năm nhà người hiền, khiến năm nhà này dạy m ột nhà kia, người thuận theo trước thì thưởng. Bề tôi giúp việc thì dùng người hi ền, mà không dùng dòng dõi quí phái" (hữu bất thuận hóa giả trùng dao dịch chi, dĩ kỳ nhất gia xử vu hiền giả. Ngữ gia chi gian lệnh ngũ hóa nhất gia, tiên thu ận gi ả th ưởng. Ph ụ th ần dĩ hiền, bất dĩ quí tộc). Ba là để duy trì cho một cơ cấu xã hội phức tạp như vậy, tất nhiên đòi h ỏi ph ải có một nền kinh tế phát triển đa dạng, năng động, một nền văn hóa có b ản s ắc đ ặc tính riêng. Và cuối cùng, để có một bộ luật như Vi ệt Lu ật, ngôn ng ữ ti ếng Vi ệt th ời Hùng Vương quyết đã đạt đến một trình độ phát triển chính xác, đ ủ đ ể phát bi ểu những qui định thành một văn bản pháp quy. Và để ghi những văn bản pháp quy đó, tiếng Việt phải có một hệ thống chữ viết riêng, mà dấu tích ngày nay ta có th ể th ấy qua bài "Việt ca"_1 ghi trong Thuyết uyển 11 tờ 6a11-4a4. Bài Việt ca và ngôn ngữ việt thời Hùng Vương Thuyết Uyển là bộ sách duy nhất đã chép lại nguyên văn m ột tác phẩm văn h ọc khác với tiếng Trung Quốc, đó là bài Việt ca mà có khả năng là Lưu H ương (77-6tdl) đã rút tư liệu từ bí phủ nhà Hán. Khi mới lên ngôi năm 33tdl, Hán Thành đế đã giao cho Lưu Hương giữ chức Hiệu trung ngũ kinh bí thư, như Ti ền Hán thơ 36 t ờ 5b4-10 đã ghi. Văn nghệ chí trung Tiền Hán thư 36 tờ 1a 11-b7 cũng chép: "Đ ến đ ời H ữu Vũ (140-86tdl), Thi thiếu, Thư rơi, Lễ nát, Nhạc đỗ. Thánh thượng bùi ngùi nói: Tr ẫm r ất đau xót". Do thế, đưa ra chính sách cất sách, đặt quan chép sách, dưới tới truyền thuyết các nhà đều sung bí phủ. Đến đời Thành đế (32-6 tdl) cho là sách đã tán vong nhiều, bèn sai yết giả Trần Nông tìm sách sót ở thiên hạ, ra chi ếu quang l ục đ ại phu Lưu Hướng hiệu đính kinh truyện chư tử thi phú [...]. Mỗi một sách xong, Hưóng bèn xếp đặt thiên mục, tóm tắt đại ý, chép ra tâu vua". Cũng Ti ền Hán th ư 36 t ờ 22a7: "Hướng thu tập truyện ký hành sự viết Tân tự, Thuyết uyển gồm 50 thiên, tâu vua". Bản thân Lưu Hương trong lời tâu dâng sách Thuyết uyển ở Thuyết uyển t ự t ờ 2a 13- b6 cũng nói: "Bề tôi Hướng nói Thuyết uyển tạp sự của Trung thư_1, do [Hướng] hiệu đính (...) sự loại lắm nhiều, chương cứ hỗn tạp...". Riêng Tăng Củng, khi vi ết về 18
- MrKiênhx Copyright of this doccument Thuyết uyển, trong Thuyết Uyển tự tờ 1a5-7, cũng đề cập xa gần tới bài Vi ệt ca: "[Lưu] Hướng lựa cọn sự tích hành trạng do truyện ký trăm nhà chép l ại, để làm ra sách Thuyết uyển tâu lên, muốn lấy làm phép răn". Thuyết uyển được viết vào những năm 18-12 tdl. Về m ột bài ca c ủa người Vi ệt gọi là Việt ca, Thuyết Uyển 11 tờ 6a11-7a4 ghi thế này: "Tương Thanh Quân bắt đầu ngày được phong mặc aó thúy, đeo kiếm ngọc, đi giày the, đứng trên sông Du. Quan đại phu ôm dùi chuông, huyện lịnh cầm dùi trống, ra lệnh b ảo: "Ai có th ể đ ưa vua qua sông?" Quan đại phu nước Sở là Trang Tân đi qua nói chuyện. Bèn đ ến gi ả b ộ vái ra mắt, đứng lên nói: Thần xin cầm tay vua, được không?" Tương Thành Quân giận, đổi sắc mà không nói gì. "Trang Tân né chiếu, chấp tay nói: "Chắc có mình ngài không nghe vi ệc Ngạc quân Tử Tích thả thuyền chơi trong giòng Tân ba, cỡi thuyền Thanh hàn rất l ộng l ẫy, trương lộng thúy, cầm đuôi tê, trải chiếu vạt đẹp. Khi ti ếng chuông tr ống xong, thì chèo thuyền. Người Việt ôm mái chèo ca. Lời ca nói: Lạm hề biện thảo Lạm dư xương hộ Trạch dư xương châu Châu khán châu Yên hồ tần tư Tư mạn dư Hồ chiêu thiền tần dũ Sấm thật tùy hà hồ. Ngạc quân Tử Tích nói: "Ta không biết lời ca Vi ệt. Ông th ử vì ta nói b ằng ti ếng Sở". Lúc đó mới gọi Việt dịch, bèn nói tiếng Sở rằng: Kim tịch hà tịch hề khiền trung châu lưu Kim nhật hà nhật hề đắc dự vương tử đồng chu Mông tu bị hảo hề bất tí cấu sĩ Tâm cơ ngoan nhi bất tuyệt hề tri đắc vương tử Sơn hữu mộc hề mộc hữu chi Tâm duyệt quân hề quân bất tri. Dịch: Chiều nay chiều nào hề nhổ dòng trung châu Ngày nay ngày nào hề được cùng thuyền với vua Được ăn mặc đẹp hề không trácn nhục hổ Lòng từng ngang mà không dứt hề biết được vương tử. Núi có cây hề cây có cành Lòng thích vua hề vua chẳng rằng. "Lúc đó, Ngạc quân Tử Tích dơ tay áo dài đi mà che, đ ưa m ền gấm mà ph ủ. Ng ạc quân Tử Tích là em mẹ vua Sở Thần, làm quan đến lịnh doãn, tước là chấp khuê. M ột lần chèo thuyền, mà người Việt còn được vui hết ý. Nay ngài sao vượt hơn Ngạc quân Tử Tích, bề tôi sao riêng không b ằng ng ười chèo thuyền? Xin cầm tay ngài, sao lại không được?". "Tương Thành Quân bèn đưa tay mà đi lên, nói: "Ta thu ở nh ỏ cũng th ường n ổi tiếng sang trọng về đối đáp, chưa từng bỗng bị nhục nhã như thế. Từ nay v ề sau, xin lấy lễ lớn nhỏ, kính cẩn nhận lệnh". 19
- MrKiênhx Copyright of this doccument Thông tin về bài Việt ca này, được ghi trong truyện Nguyên Hậu trong Ti ền Hán thư 98 tờ 8b4-6 như sau: "Nguyên trước Thành đô hầu Thương thường bệnh, mu ốn tránh nóng, theo vua, mượn cung Minh Quang, sau lại đục thành Trường An dẫn n ước sông Phong đổ vào hồ lớn trong nhà mình, để đi thuyền, d ựng l ọng lông chim, tr ướng màn vây khắp, chèo thuyền hát lối Việt" (trấp dịch Việt ca). Thành đô hầu Thương túc Vương Thương (?-14tdl) làm đại tu mã đại tướng quân, phụ chính cho Hán Thành đế những năm 17-14 tdl. Việc Thương lấy thuyền cho d ựng lọng lông chim gợi cho ta hình ảnh các thuyền với người m ặc áo mũ lông chim trên những hoa văn trống đồng Ngọc Lũ, một trống đồng có niên đại gần gũi v ới V ương Thương. Không những thế, Thương lại cho người cầm chèo hát bài hát tiếng Vi ệt mà từ đây ta gọi là bài Việt ca. Thương lại la đồng đại cuả Lưu Hướng (77-6 tdl) ng ười Việt Thuyết Uyển và đầu tiên chép trọn bài Vi ệt ca b ằng ti ếng Vi ệt và d ịch ra ti ếng Sở như ta đọc ở trên. Một người tầm cỡ như Vương Thương làm đại tư mã đại tướng quân từ năm 17-14 tdl tất không thể nào Hướng không bi ết tới. Cho nên, n ếu Th ương đã đục cả "thành vua" (đế thành) dễ dẫn nước sông vào hồ minh cho người ta "chèo thuyền hát Việt ca", thì những bài "Việt ca" naỳ không thể không lôi cu ốn s ự chú ý của Hướng, một người "chuyên dồn lòng vào kinh thuật, ngày đọc sách truyện, đêm xem trăng sao, có khi không ngủ đến sáng" Như thế, bài "Vi ệt ca", mà L ưu H ướng chép luôn cả nguyên văn chữ Việt của nó vào Thuyết uyển, dù có xuất phát từ bí ph ủ đi nữa, thì ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng của lối hát Vi ệt ca th ịnh hành t ại kinh đô Trường An nhà Hán trong các gia đình quyền quí thời đó, trong đó có Vương Thương. Bài Việt ca này không thể xuất hiện chậm hơn năm 16tdl, năm Lưu Hương hoàn thành Thuyết Uyển. Ta biết Trang Tân và Tương Thành Quân là nh ững nhân v ật th ế kỷ thứ IV tdl, còn Ngạc quân Tử Tích là con thứ tư của Sở Cung vương, và t ự sát lúc Bình Vương lên ngôi. Sở cung vương trị vì gi ữa những năm 590-560 tdl, còn S ở Bình Vương lên ngôi năm 528 tdl_1. Việc lưu hành của bài Việt ca do thế, phải xảy ra vào thế kỷ thứ VI-V tdl, nếu không sớm hơon, để cho chuyện Trang Tân và Tương Thành Quân ghi lại và được nghe đến. Và tiếng Vi ệt như thế không ch ỉ hi ện di ện nh ư m ột ngôn ngữ của giống người Việt, mà còn như một ngôn ngữ có chữ viết tương đ ối hoàn chỉnh, để cho Lưu Hương có thể chép lại nguyên văn cùng bản d ịch "ti ếng S ở" của nó có từ một bản văn nào đó trong bí phủ c ủa hoàng cung nhà Hán. S ự ki ện Vi ệt ca được chép cả nguyên bản lẫn dịch bản chứng tỏ người viết bản gốc ấy tương đ ối thông thuộc cả hai ngôn ngữ cùng hệ thống chữ viết của chúng. Và người này t ối thiểu phải sống trước thời Lưu Hướng, để cho tác phẩm cuả ông ta có đ ủ th ời gian đi vào "bí phủ" và "trung thư" của nhà Hán. Bài Việt ca này, có thể đọc, chấm câu và cắt nghĩa như sau: Cách đọc tiếng Việt theo đề nghị của chúng tôi: Lắm buổi điên đảo Lắm giờ chung gọ Nước giờ chung đuốc Đuốc cành đuốc Yên dạ gìn vua Vua vẫn cờ Dạ sao thân gìn vua Xiêm thực vị há hổ. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tập 1: Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Lịch sử Phật giáo Việt Nam thời Trịnh - Nguyễn phân tranh: Phần 1
513 p | 250 | 57
-
Tập 1: Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Lịch sử Phật giáo Việt Nam thời Trịnh - Nguyễn phân tranh: Phần 2
490 p | 219 | 54
-
lịch sử phật giáo - phần 1
194 p | 162 | 32
-
lịch sử phật giáo - phần 2
192 p | 119 | 28
-
Bài thuyết trình Một vài nét về lịch sử Phật Giáo – Nguyễn Hữu Khánh
33 p | 138 | 23
-
Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam dưới góc nhìn tôn giáo học: 25 năm nhìn lại (1991-2016)
31 p | 78 | 16
-
Vài nét về tịnh độ tông và tư tưởng tịnh độ trong lịch sử Phật giáo Việt Nam
20 p | 110 | 11
-
Nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam: Phần 2
243 p | 20 | 9
-
Phật giáo Việt Nam với vai trò dẫn dắt tinh thần xã hội trong lịch sử và hiện tại
6 p | 55 | 8
-
Ni giới trong lịch sử phật giáo Việt Nam
5 p | 70 | 8
-
Lịch sử Việt Nam: Một số chuyên đề (Tập 2) - Phần 2
190 p | 29 | 6
-
Bàn thêm về thời điểm Phật giáo và pháp tu thiền truyền vào Việt Nam
10 p | 92 | 5
-
Tiến trình phong trào chấn hưng Phật giáo miền Trung Việt Nam: Giai đoạn 1932-1951
20 p | 56 | 4
-
Ý nghĩa lịch sử “ngọn lửa” Thích Quảng Đức qua một số tài liệu trong nước và quốc tế
12 p | 32 | 2
-
Lịch sử hình thành, phát triển và thực trạng Phật giáo Việt Nam ở Lào
22 p | 16 | 2
-
Khảo về tác phẩm Ngũ Tông yếu lược của Thanh Lãng thiền sư
8 p | 4 | 1
-
Hội nhập và phát triển của Phật giáo Việt Nam hiện nay là tất yếu
16 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn