lịch sử tư tưởng kinh tế: phần 2
lượt xem 18
download
(nb)mời các bạn tham khảo lịch sử tư tưởng kinh tế: phần 2 sau đây để nắm bắt những kiến thức về tư tưởng kinh tế thời kỳ tư bản chủ nghĩa; các tư tưởng kinh tế về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên xã hội mới. mời các bạn tham khảo sách để nắm bắt nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: lịch sử tư tưởng kinh tế: phần 2
- PHẦN THỨ BA TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI KỲ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Chương VI HỌC THUYẾT KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN Kinh tế chính trị tư sản cổ điển là tư tưởng kinh tế của giai cấp tư sản trong giai đoạn chống chế độ phong kiến và thiết lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đây là trường phái kinh tế khoa học đã đi vào nghiên cứu bản chất bên trong của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Về thế giới quan, kinh tế chính trị tư sản cổ điển cho rằng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tồn tại tự nhiên, vĩnh viễn. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển ở Anh bắt đầu từ W. Petty đến David Ricardo, ở Pháp từ Boisguillebert đến Sismondi. I- SỰ TAN RÃ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN. Vào cuối thế kỷ XVII, chủ nghĩa trọng thương bắt đầu tan rã, đầu tiên là ở Anh, sau ở Pháp. + Ở Anh: Do sự phát triển của công trường thủ công làm cho lợi nhuận công nghiệp cao hơn và ổn định hơn lợi nhuận thương nghiệp. Giai cấp tư sản Anh lớn mạnh, đòi tự do hóa kinh tế và các cuộc cách mạng tư sản ở Anh và Hà Lan càng đẩy chủ nghĩa trọng thương mau tan rã. + Ở Pháp: do sự phá sản của chủ nghĩa trọng thương Pháp thể hiện qua sự bế tắc của chủ nghĩa Colbert làm cho kinh tế nông nghiệp bị suy sụp. II- TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA WILLIAM PETTY (1623-1687). 1. Sơ lược tiểu sử: Xuất thân gia đình thợ thủ công, làm thủy thủ, tham gia các hoạt động tích lũy nguyên thủy, sau trở thành thầy thuốc có tài, tiến sỹ vật lý, phát minh ra máy đánh chữ, sáng lập môn thống kê và môn kinh tế chính trị tư sản cổ điển. Là nhà kinh tế học người Anh, tư tưởng kinh tế của ông phản ánh sự tan rã của chủ nghĩa trọng thương và sự ra đời của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển nên ông có hai thế giới quan và hai phương pháp của hai trường phái khác nhau. Ông vừa là đại địa chủ, vừa là đại tư sản nên lập trường giai cấp không triệt để. Về thế giới quan: theo chủ nghĩa duy vật tự phát, kế tục Becon. Về phương pháp : dùng phương pháp phân tích có sự trợ giúp của thống kê. Xuất phát từ hiện tượng kinh tế cụ thể, phức tạp để đi đến các phạm trừ trù tượng. Chuyển dần trọng tâm nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang sản xuất. 2. Các tác phẩm: “Bàn về thuế khóa và lệ phí” (1667), “Giải phẩu chính trị Ireland” (1672), “Số học chính trị” (1676), “Bàn về tiền tệ” (1682).
- 3. Nội dung các lý thuyết kinh tế chủ yếu: a) Lý thuyết giá trị - lao động: Trong tác phẩm “Bàn về thuế khóa và lệ phí” Petty đưa ra ba phạm trù : giá cả tự nhiên, giá cả nhân tạo, giá cả chính trị. Qua các phân tích của mình, Petty cho rằng: + Giá cả tự nhiên là giá trị hàng hóa. Nó do hao phí lao động tạo ra. Lượng của giá cả tự nhiên hay giá trị tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác bạc. + Giá cả nhân tạo chính là giá cả thị trường. Theo ông, giá cả nhân tạo thay đổi phụ thuộc giá cả tự nhiên và quan hệ cung - cầu về hàng hóa trên thị trường. + Giá cả chính trị là loại đặc biệt của giá cả tự nhiên, nó do hao phí lao động tạo ra hàng hóa quyết định trong điều kiện chính trị không thuận lợi. Do vậy, hao phí lao động trong giá cả chính trị phụ thuộc nhiều hiện tượng ngẫu nhiên nên khó hiểu và thường cao hơn so với hao phí lao động trong giá cả tự nhiên. Như vậy, Petty là người đầu tiên trong lịch sử trình bày lý luận giá trị - lao động một cách khá chặt chẽ: ông đã phát hiện ra thực chất của giá trị và đã đi vào tìm hiểu mặt lượng của giá trị. Tuy nhiên, lý thuyết giá trị lao động của ông chứa nhiều hạn chế: + Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thương khi cho rằng giá trị của hàng hóa phụ thuộc giá trị của tiền, của hao phí lao động làm ra tiền. Mặt khác ông còn chưa khẳng định dứt khoát nguồn gốc của giá trị là do lao động tạo ra hay do đất đai sinh ra vì ông đã đưa ra luận điểm “lao động là cha và đất đai là mẹ của nó”. Ở đây, Petty đã lẫn lộn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng, giữa giá trị và giá trị sử dụng. + Xác định giá trị của hàng hóa không do lao động tạo ra mà do tiền lương. Ông viết : “Thước đo thông thường của giá trị là thức ăn trung bình hàng ngày của một người lớn, chứ không phải lao động của người đó”. b) Lý thuyết tiền lương: Petty cho rằng tiền lương là giá cả của lao động, nó có giới hạn cao nhất chính là mức tư liệu sinh hoạt tối thiểu. Giữa tiền lương và giá cả tư liệu sinh hoạt có quan hệ tỷ lệ nghịch và Petty cho rằng khi giá cả tư liệu sinh hoạt rẻ thì khó kiếm được công nhân và lao động của người nghèo sẽ đắt lên. Người nghèo sẽ tích cực làm việc khi miếng ăn của họ bị đe dọa. Lập luận của Petty đã đặt nền móng cho lý thuyết “Quy luật sắt về tiền lương” và cũng là lý luận mầm móng cho sự phân tích quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa sau này. c) Lý luận về nguồn gốc đầu tiên của các thu nhập tư bản chủ nghĩa: Đặt mầm móng cho việc nghiên cứu nguồn gốc các thu nhập tư bản chủ nghĩa nhưng lại hạn chế trong hai hình thức là địa tô và lợi tức. Theo ông, địa tô là số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm và chi phí sản xuất (gồm chi phí về giống và tiền lương). Ở đây, Petty đã nhìn thấy thực chất của địa tô là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư, nhưng tiếc là ông đã không đi sâu phân tích. Ông chỉ đi nghiên cứu chi tiết địa tô chênh lệch và bỏ qua địa tô tuyệt đối. Về lợi tức, Petty cho đó là tô bằng tiền và cho rằng người có tiền có hai cách để có thu nhập. Cách thứ nhất là dùng tiền mua đất đai để có địa tô, cách thứ hai là mang gởi vào ngân hàng để thu lợi tức, đó là số tiền thưởng cho sự tiết chế, tiền thưởng bảo hiểm, nó phụ thuộc mức địa tô, tức là phụ thuộc điều kiện sản xuất nông nghiệp. Gắn với vấn đề địa tô, Petty đã nhìn thấy mối quan hệ đúng đắn giữa giá cả ruộng đất với địa tô, nhưng khi xây
- dựng công thức tính toán ông lại làm không đúng khi chủ quan cho rằng giá cả ruộng đất bằng địa tô x 20. d) Lý luận về tiền tệ: Quan điểm về tiền tệ của Petty đã chuyển dần từ chủ nghĩa trọng thương sang trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển. Trong tác phẩm “Số học chính trị” (1676) ông viết: “Thành quả to lớn của thương nghiệp là tích lũy, sự giàu có biểu hiện dưới hình thức vàng, bạc là sự giàu có muôn đời, vĩnh viễn”. Nhưng trong tác phẩm “bàn về tiền tệ” (1682) ông đã viết “tiền không phải lúc nào cũng là tiêu chuẩn của sự giàu có, tiền tệ chỉ là 1% của sự giàu có” do vậy đánh giá quá cao tiền là sai lầm. Xác định đúng vai trò của tiền, Petty đã đi vào phê phán chế độ song bản vị và trở thành người đầu tiên đưa ra quy luật lưu thông tiền tệ, trong đó ông cho rằng thời hạn thanh toán càng dài thì số lượng tiền cần cho lưu thông tăng. Tóm lại, với tư cách là nhà kinh tế học thời kỳ quá độ từ giai đoạn tích lũy nguyên thủy sang giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, William Petty đã có nhiều đóng góp quan trọng cho việc xây dựng các nguyên lý khoa học của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển sau này. III- CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG. 1. Hoàn cảnh ra đời và vấn đề phải giải quyết: ( Do sự phá sản của chính sách kinh tế của Colbert. ( Do mâu thuẫn gay gắt trong nông nghiệp Pháp. Vấn đề cần phải giải quyết là giải phóng nông dân khỏi quan hệ phong kiến, vạch rõ sự cần thiết phải chuyển nông nghiệp sang phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa, tạo chỗ dựa cho sự phát triển công thương nghiệp. 2. Đặc điểm của chủ nghĩa trọng nông: ( Coi nông nghiệp là nguồn gốc của mọi của cải. ( Chuyển đối tượng nghiên cứu kinh tế chính trị sang lĩnh vực sản xuất. ( Mô tả quá trình phát triển xã hội mới tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến nên bề ngoài là phong kiến song bản chất lý luận là bênh vực phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. 3. Pierre le Pesant sieur de Boisguillebert (1646-1714): Ông là nhà kinh tế học người Pháp, tiền bối của phái trọng nông, người sáng lập khoa kinh tế chính trị tư sản cổ điển Pháp. Các tác phẩm của ông: “Phân tích nước Pháp” (1695); “Nghiên cứu về bản chất sự giàu có, về tiền và về thuế” (1707). Các quan điểm kinh tế : Kêu gọi mọi người phải tuân thủ theo trật tự tự nhiên và cho rằng chỉ có tự nhiên mới có quyền điều tiết trật tự kinh tế. Bảo vệ lợi ích của nông dân, phê phán chủ nghĩa trọng thương và cho rằng “của cải quốc gia không nằm ở tiền mà ở trong sản phẩm chủ yếu là nông sản phẩm”. Điên cuồng chống lại tiền, không nhìn thấy vai trò tích cực của tiền trong nền sản xuất hàng hóa. Phân biệt giá trị chân chính là thời gian lao động của các cá nhân mà sự tự do cạnh tranh đã phân phối một cách tỷ lệ vào các ngành sản xuất khác nhau. Với quan điểm này,
- ông được coi là môït trong những người sáng lập học thuyết giá trị - lao động vì ông đã coi thời gian lao động là thước đo đại lượng giá trị hàng hóa, nhưng ông lại lẫn lộn giữa “lao động đã vật hóa” với “lao động tự nhiên” của các cá nhân. 4. Francois Quesnay (1694-1774): a) Tiểu sử: Con của chủ ruộng nhỏ, là người có năng lực phi thường. Năm 1718 nhận được học vị phẩu thuật gia, năm 1749 trở thành quan ngự y ở trong điện Verseille và năm 1752 được phong tước vị quý tộc và từ đó ông bắt đầu nghiên cưú các vấn đề kinh tế. Năm 1756 đăng bài trong bộ “Bách khoa” nổi tiếng của Pháp. Năm 1757 trình bày học thuyết của mình cho hầu tước Mirabeau, được ông này tin phục và lôi kéo được một số người đi theo học thuyết của mình, tạo thành trường phái trọng nông. b) Các tác phẩm: “Bàn về thương nghiệp” (1760); “Biểu kinh tế” (1766); “Đối thoại về công nghiệp - nông nghiệp” (1766); “Nhận xét về lợi ích của Tiền” (1766); “Nhận xét về chế độ chuyên chế ở Trung Quốc” (1767). c) Nội dung lý luận kinh tế chủ yếu của F.Quesnay: * Lý luận về trật tự tự nhiên: Nếu phái trọng thương không thừa nhận quy luật thì phái trọng nông lại thừa nhận có hai loại quy luật: quy luật vật lý tác động trong lĩnh vực tự nhiên và quy luật luân lý tác động trong lĩnh vực xã hội. Nhưng phái trọng nông lại coi trật tự tư bản chủ nghĩa là trật tự tự nhiên. Đồng ý với quan điểm này, F.Quesnay đã phát triển lý luận về trật tự tự nhiên theo đó: Thừa nhận quyền tự do hoạt động của cá nhân, coi đó là luật tự nhiên của con người. Chống lại tổ chức phường, hội đòi thực hiện sự tự do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hóa, kêu gọi nhà nước không cần can thiệp vào kinh tế. Đòi thực hiện quyền bất khả xâm phạm đối với chế độ tư hữu (tài sản, ruộng đất). Rõ ràng qua lập luận của mình F.Quesnay muốn dung hòa giữa chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh với chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ. * Phê phán lập luận của chủ nghĩa trọng thương: F.Quesnay dựa vào nguyên tắc trao đổi ngang giá và quá trình tái sản xuất để phê phán chủ nghĩa trọng thương. Theo ông, thương mại chỉ đơn thuần là “việc đổi những giá trị này lấy những giá trị khác ngang như thế”. Còn tiền lãi của thương nhân không phải là lợi nhuận đối với nhà nước, mọi hành vi mua ở nước này đều giả định phải có hành vi bán ở nước khác, nếu tái sản xuất ở nước đó bị đình chỉ thì hoạt động thương mại sẽ bị ảnh hưởng. Nước này không thể làm giàu trên lưng nước khác, nhưng cạnh tranh giữa các nước lại có ích vì thúc đẩy tái sản xuất. Sự phê phán chủ nghĩa trọng thương của F.Quesnay có tính chất hợp lý của nó, nhưng tiếc rằng ông lại phủ định hoàn toàn vai trò tiến bộ của chủ nghĩa trọng thương trong việc phản ánh yêu cầu của xã hội trong giai đoạn tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản, trong việc giải quyết yêu cầu nóng bỏng của lịch sử lúc bấy giờ: tích lũy tiền cho sự ra đời của sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa. * Lý luận giá trị lao động:
- F. Quesnay đã bỏ qua phát hiện thiên tài của William Petty nên không phát triển lý luận giá trị - lao động mà ngược lại còn đi thụt lùi so với Petty vì ông đã lẫn lộn giá trị hàng hóa với chi phí sản xuất. Theo F.Quesnay, nguyên nhân chủ yếu hình thành giá cả thị trường của các sản phẩm là do sản phẩm hiếm hoi hay phong phú và do sự cạnh tranh nhiều hay ít giữa người mua và người bán. Giá trị của sản phẩm là giá trị bán ra của vật liệu ban đầu và của những tư liệu sinh hoạt mà công nhân tiêu dùng lúc anh ta làm việc. * Lý luận về sản phẩm ròng: Trong tác phẩm “Nền chuyên chế của Trung Quốc” (1767) F.Quesnay cho rằng sản phẩm ròng là số sản phẩm thừa còn lại sau khi trừ đi chi phí sản xuất. Số sản phẩm này được tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp và chính nó cấu thành các loại thu nhập của quốc gia. Theo quan niệm của trường phái trọng nông, sản phẩm ròng chỉ có trong lĩnh vực nông nghiệp nhờ sự tác động của tự nhiên, còn trong công nghiệp và thương nghiệp quá trình tạo ra sản phẩm chỉ là quá trình kết hợp giản đơn những chất cũ, không có sự tăng thêm về chất mới. Trong nông nghiệp nhờ quyền lực của tự nhiên mà có sự tăng thêm về chất mới trong sản phẩm. Từ lý thuyết sản phẩm ròng, F.Quesnay đưa ra quan niệm mới về lao động sản xuất và về giai cấp. Về lao động sản xuất, F.Quesnay cho rằng chỉ có lao động nào tạo ra sản phẩm ròng mới là lao động sản xuất còn lao động không tạo ra sản phẩm ròng là lao động không sinh lợi. Về giai cấp, F.Quesnay cho rằng xã hội có ba giai cấp : giai cấp địa chủ, giai cấp sản xuất ra sản phẩm ròng (giai cấp sản xuất nông nghiệp); giai cấp không sản xuất (giai cấp công nghiệp). Để tìm hiểu việc lưu thông và phân phối sản phẩm ròng giữa các giai cấp như thế nào, F.Quesnay đưa ra lý luận về tái sản xuất. * Lý luận về tái sản xuất: Dựa vào lý luận về sản phẩm ròng và việc phân chia xã hội thành ba giai cấp, F.Quesnay trình bày lý luận tái sản xuất từ điểm xuất phát là việc phân phối tổng sản phẩm xã hội sau khi thu hoạch mùa màng. Lý luận này được Ông trình bày trong tác phẩm “Biểu kinh tế” (1758) và tám năm sau được trình bày kỷ hơn trong tác phẩm: “Phân tích biểu kinh tế”. Nội dung lý luận có thể tóm tắt như sau: ( Dựa vào số liệu thống kê năm 1758, F.Quesnay khẳng định tổng sản phẩm xã hội là 7 tỷ (gồm 5 tỷ NSF và 2tỷ CNF) và số lượng tiền đưa vào lưu thông là 2 tỷ (biểu hiện của sản phẩm ròng năm trước mà gia cấp sản xuất nông nghiệp trả cho địa chủ). ( Giai cấp sản xuất nông nghiệp (người Fecmiê) đưa ra khoản ứng trước ban đầu là 10 tỷ và khoản ứng trước hàng năm là 2 tỷ. Hàng năm họ thu về 5 tỷ NSF phân phối như sau: ( 2 tỷ NSF trao đổi nội bộ để bù khoản ứng trước hàng năm. ( 3 tỷ NSF đưa vào trao đổi để bù đắp khoản ứng trước ban đầu (1tỷ) và phục vụ nhu cầu giai cấp địa chủ và giai cấp không sản xuất (2 tỷ sản phẩm ròng). ( Giai cấp không sản xuất hàng năm thu về 2 tỷ CNF và đưa cả vào trao đổi để bù đắp tư liệu sinh hoạt (1 tỷ) và bù đắp nguyên liệu đã hao phí (1tỷ).
- ( Giai cấp địa chủ nắm giữ 2 tỷ tiền mặt là khoản địa tô mà giai cấp sản xuất nông nghiệp phải trả hàng năm (sản phẩm ròng). ( Với giả định là giá cả không thay đổi và không xét đến ngoại thương, quá trình trao đổi giữa các giai cấp diễn ra qua 5 hành vi theo sơ đồ sau: Giai cấp điạ chủ I II III Giai cấp Giai cấp sản xuất IV không Nông nghiệp sản xuất V Hành vi I: Giai cấp địa chủ dùng 1 tỷ tiền mua 1tỷ NSF của giai cấp sản xuất nông nghiệp và hiện có trong tay 1 tỷ tiền còn lại cùng 1tỷ NSF. Giai cấp sản xuất nông nghiệp thực hiện xong 1 tỷ NSF còn lại 2 tỷ NSF và thu 1 tỷ tiền. Hành vi II: Giai cấp địa chủ dùng 1 tỷ tiền còn lại mua 1tỷ CNF và hiện có trong tay 1tỷ NSF, 1tỷ CNF. Giai cấp không sản xuất thực hiện xong 1tỷ CNF còn lại 1tỷ CNF và thu 1tỷ tiền. Hành vi III: Giai cấp không sản xuất dùng 1tỷ tiền mua 1tỷ NSF của giai cấp sản xuất nông nghiệp và hiện có 1tỷ CNF, 1tỷ NSF. Giai cấp sản xuất nông nghiệp thực hiện tiếp 1tỷ NSF, còn lại 1tỷ NSF và thu thêm 1tỷ tiền. Hành vi IV: Giai cấp sản xuất nông nghiệp dùng 1tỷ tiền mua 1tỷ CNF của giai cấp không sản xuất và hiện có 1tỷ tiền, 1tỷ CNF, 1tỷ NSF. Giai cấp không sản xuất thực hiện tiếp 1tỷ còn lại và có 1tỷ tiền, 1tỷ NSF. Hành vi V: Giai cấp không sản xuất dùng 1 tỷ tiền mua 1tỷ NSF của giai cấp sản xuất nông nghiệp và hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu với 2 tỷ NSF (1tỷ lương thực, 1 tỷ nguyên liệu). Giai cấp sản xuất nông nghiệp thực hiện 1tỷ NSF còn lại và có 2 tỷ tiền, 1 tỷ CNF (nông cụ). Nhận xét: Lý luận tái sản xuất của F.Quesnay có ưu điểm và khuyết điểm sau: ( Ưu điểm: đã biết sử dụng phương pháp trừu tượng hóa và nhận thấy được vai trò của tái sản xuất giản đơn, đã phân tích sự lưu thông của tổng sản phẩm xã hội về cả hai mặt hiện vật và giá trị; đã vận dụng đúng đắn quy luật tiền quay trở về điểm xuất phát và qua đó đã đánh đỗ triệt để quan điểm của phái trọng thương cho rằng lưu thông làm cho tiền tăng lên. ( Khuyết điểm: Đã không nhìn thấy vai trò đang lên của ngành công nghiệp và của giai cấp tư sản công nghiệp; không vạch ra việc trao đổi nội bộ của ngành công nghiệp; lô gích bên trong của lý luận vạch rõ giai cấp địa chủ là giai cấp chỉ nhận mà không có gì trả
- lại nhưng khi trình bày quá trình vận động thì hình thức lại bênh vực cho vai trò ăn bám của địa chủ với tư cách là giai cấp thúc đẩy cho toàn bộ sự vận động của tổng sản phẩm, giai cấp đứng ở vị trí khởi đầu cho toàn bộ sự vận động. 5. Anne Robert Jacques Turgot (1727-1781): a) Tiểu sử: Turgot là nhà kinh tế học, nhà chính trị lớn của Pháp trước cách mạng tư sản. Năm 1761 làm Trưởng quan hành chính của Vua; năm 1774 trở thành tổng thanh tra tài chánh. Là nhà tư tưởng tiến bộ, ông gần gũi với các nhà bách khoa và phái trọng nông. Tác phẩm nổi tiếng của ông là “những suy nghĩ về sự hình thành và phân phối của cải” (1766) trong tác phẩm này ông đã kế thừa và phát triển các luận điểm chủ yếu của phái trọng nông. b) Nội dung lý luận kinh tế chủ yếu của Turgot: * Phát triển lý luận sản phẩm ròng: ( Turgot khẳng định: lao động của nhà nông vẫn giữ nguyên cái tầm quan trọng ban đầu và giữ nguyên cái tính ưu việt so với các loại hình lao động khác của các thành viên khác nhau trong xã hội. Đó không phải là vị trí hàng đầu theo ý nghĩa vinh dự hay giá trị, đó là vị trí hàng đầu theo nhu cầu thiết yếu về vật chất. Chỉ có lao động của nông dân mới sản xuất ra một lượng dư thừa vượt quá tiền công lao động. Lượng dư thừa này là sản phẩm ròng. Những ai cất giữ khoản dư thừa so với chi phí cần phải có thì thu được giá trị tích lũy, thu được tư bản. Và Turgot trở thành người đầu tiên định nghĩa tư bản: “Tư bản chẳng qua chỉ là bộ phận của những giá trị do đất đai sản sinh ra và được tích lũy lại”. ( Phân tích sâu hơn lý luận sản phẩm ròng, Turgot lại khẳng định bộ phận sản phẩm dư thừa này chỉ xuất hiện và thuộc về giai cấp địa chủ khi: người làm ruộng sản xuất được sản phẩm thặng dư, và người làm ruộng bị tách khỏi điều kiện lao động và buộc phải hiến số dư này cho địa chủ. Như vậy, qua sự phân tích của Turgot sản phẩm ròng từ nguồn gốc là tặng vật của tự nhiên đã chuyển thành kết quả của lao động thặng dư của người làm thuê. Nhưng do quan điểm trọng nông, ông vẫn đi đến kết luận: “rõ ràng là tư bản, cũng như thu nhập hoàn toàn do đất đai mà có”. * Xây dựng lý luận về các hình thức vận động của tư bản và phân chia giai cấp trong xã hội. Turgot là người đầu tiên có ý định tìm hiểu các hình thức vận động của tư bản bằng cách nghiên cứu năm phương thức rút thu nhập từ các mối quan hệ liên quan đến đất. Trên cơ sở phân tích khả năng đưa ra “các khoản ứng trước” (tức tư bản), quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất và lĩnh vực hoạt động, Turgot chia xã hội thành 5 giai cấp: giai cấp địa chủ, giai cấp tư sản nông nghiệp, giai cấp tư sản công nghiệp, giai cấp công nhân nông nghiệp, giai cấp công nhân công nghiệp. Như vậy, Turgot là người đầu tiên nhận thấy tính chất đối lập giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. * Lý luận giá trị - lao động: Đi thụt lùi so với William Petty. Theo Turgot: giá trị “chỉ do sự thỏa thuận các nguyện vọng quyết định” nghĩa là nó không do lao động quyết định mà do ích lợi của vật phẩm trong việc thỏa mãn nhu cầu quyết định. Và giá cả thị trường hình thành là “do cạnh tranh san bằng các giá cả và đẻ ra
- mức giá cả thị trường mà người bán, người mau đều biết làm căn cứ”. Ở đây, Turgot đã lẫn lộn giữa giá trị, giá cả sản xuất, giá cả thị trường. * Lý luận về tiền lương và lợi nhuận: ( Turgot đi tìm bản chất của tiền công nhưng lầm lẫn giữa giá trị sức lao động với giá trị lao động và trở thành người đầu tiên đề ra “quy luật sắt” của tiền công là “Tiền công của người lao động chỉ hạn chế trong cái cần thiết để anh ta duy trì đời sống của mình”. ( Vượt qua F.Quesnay khi phân biệt sự khác nhau giữa thu nhập của công nhân và nhà tư bản : Turgot qua lập luận của mình đã nhìn thấy lợi nhuận là phần kết quả do lao động thặng dư của công nhân tạo ra. ( Turgot cũng nhìn thấy quy luật bình quân hóa lợi nhuận và quy luật độ màu mỡ của đất đai giảm xuống. 6. Nhận xét về chủ nghĩa trọng nông: a) Mặt tiến bộ: ( Chủ nghĩa trọng nông đã chuyển đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, từ đó đánh đổ triệt để chủ nghĩa trọng thương. ( Đã phân tích các hoạt động kinh doanh, sản xuất theo kiểu tư bản chủ nghĩa dưới tầm nhìn tư sản, qua đó đã có những đóng góp quý giá: đặt cơ sở cho việc nghiên cứu (m), bước đầu đề cập tới các hình thức vận động của tư bản, phát hiện các quy luật của tiền công, của lợi nhuận bình quân, đặt cơ sở cho việc nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội sau này. b) Mặt hạn chế: ( Đánh giá quá cao vai trò của nông nghiệp, không chịu nhìn nhận vai trò của các công trường thủ công trong lòng xã hội phong kiến. ( Nhấn mạnh vai trò của lĩnh vực sản xuất và hầu như phủ nhận vai trò của lưu thông. ( Nhiều quan điểm lý luận còn giản đơn, thô thiển. ( Bỏ qua sự phát hiện thiên tài của William Petty về lý luận giá trị - lao động, có xu hướng ngã theo lý luận giá trị - ích lợi. Vì vậy, sau cách mạng Pháp 1789-1794, nước Pháp cần một học thuyết kinh tế phù hợp với giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản công trường thủ công, điều này đã tạo điều kiện cho học thuyết kinh tế của Adam Smith lan truyền sang Pháp. IV- HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA ADAM SMITH (1723-1790). 1. Hoàn cảnh xuất hiện: Thắng lợi của cuộc cách mạng công nghiệp đã đưa công nghiệp lên vị trí hàng đầu với một tầng lớp giai cấp thống trị mới - giai cấp tư sản công nghiệp Anh. Giai cấp này cần một học thuyết kinh tế mới để bảo vệ lợi ích cho nó và Adam Smith đã trở thành “Nhà tư tưởng tiên tiến của giai cấp tư sản”. 2. Sơ lược tiểu sử: Adam Smith là con một viên quan ngành thuế, theo học đại học Glasgow và đại học Oxford. Tham gia giảng dạy một số môn học. Năm 1765 sang Pháp. ông làm quen với những người trọng nông và khi về nước ông chuyển sang nghiên cứu kinh tế chính trị học. Năm 1776 ông xuất bản cuốn “Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân sự giàu có của các dân tộc”.
- 3. Thế giới quan và phương pháp luận: Ông có quan điểm duy vật máy móc và xa lạ với phép biện chứng; phương pháp luận của ông vừa khoa học lại vừa tầm thường. 4. Phê phán chế độ phong kiến, chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa trọng nông: ( Đứng trên lập trường của giai cấp tư sản công trường thủ công phê phán triệt để chế độ phong kiến nhưng không đòi thủ tiêu chế độ phong kiến châu Âu. ( Phê phán chủ nghĩa trọng nông và cho rằng “tiền chỉ là công cụ trao đổi, là phương tiện kỹ thuật để lưu thông được dễ dàng” và “ngoại thương có góp phần làm giàu cho đất nước do thúc đẩy phân công lao động và kỹ thuật phát triển chứ không phải là ống bơm”. A.Smith khi phê phán chủ nghĩa trọng thương đã không nhìn thấy vai trò lịch sử của nó. ( Phê phán chủ nghĩa trọng thương và cho rằng không phải chỉ có nông nghiệp là ngành sản xuất. Nhưng do ảnh hưởng trọng nông, Adam Smith cũng tin rằng năng suất lao động trong nông nghiệp cao hơn công nghiệp và địa tô là tặng vật của tự nhiên. 5. Lý luận về kinh tế hàng hóa: a) Lý luận về phân công lao động: Trao đổi là thuộc tính của bản chất con người, trao đổi sinh ra phân công và cả hai đều phụ thuộc quy mô thị trường. Phân công là sự phát triển của sức sản xuất của lao động và nó có những ưu điểm lớn: bảo đảm chuyên môn hóa, thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, giảm thời gian trống, tạo dễ dàng cho việc áp dụng máy móc. Tiếc rằng A.Smith chưa phân biệt được phân công lao động xã hội và phân công trong công trường thủ công. b) Lý luận về Tiền: Ông nhận rõ tiền là phương tiện kỹ thuật làm cho việc trao đổi được dễ dàng, thuận tiện. Thấy được số lượng tiền cần cho lưu thông là do giá cả quyết định. Vạch rõ sự cần thiết phải dùng tiền giấy và vai trò phát hành tiền phải do ngân hàng đảm nhiệm. c) Lý luận về hai thuộc tính của hàng hóa: ( Phân biệt rõ giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, thấy được một số đồ vật có thể có giá trị sử dụng rất lớn nhưng giá trị trao đổi rất ít, từ đó ông bác bỏ quan niệm ích lợi tạo ra giá trị. ( Xác định thực thể của giá trị là lao động hao phí. Ông viết: “Lao động chính là thước đo thực tế của giá trị trao đổi của mọi hàng hóa. Lao động là giá cả đầu tiên, là tổng số tiền mua đầu tiên đã trả cho tất cả các vật phẩm, không phải vàng, bạc mà chỉ có lao động mới là cái đầu tiên được dùng để đổi lấy tất cả của cải trên thế giới”. Nhưng A.Smith lại dao động giữa hai định nghĩa về hàng hóa. Định nghĩa 1: Giá trị hàng hoá do hao phí lao động sản xuất ra hàng hóa quyết định. Định nghĩa 2: Giá trị hàng hóa là do lao động mà người ta có thể mua được bằng hàng hóa đó quyết định. Khi áp dụng hai định nghĩa này vào quan hệ trao đổi giữa tư bản và lao động sống thì Smith thấy không còn đúng nữa, vì vậy, ông tuyên bố : trong sản xuất hàng hóa trước chủ nghĩa tư bản thì giá trị của hàng hóa do hao phí lao động quyết định, còn trong sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa thì giá trị của hàng hoá do “tiền công, lợi nhuận, địa tô” quyết định. Rõ ràng ở đây, A.Smith đã lầm lẫn giữa việc hình thành giá trị và việc phân phối giá
- trị. Nhưng ông lại vượt qua được William Petty là ngườu cho rằng chỉ có lao động sản xuất ra bạc mới tạo ra giá trị, với Smith thì mọi lao động đều tạo ra giá trị. d) Lý luận về giá cả: Phân biệt sự khác nhau giữa giá cả thị truờng và giá cả tự nhiên. ( Giá cả thị trường là giá bán thực tế, thông thường của hàng hóa, nhất trí với giá cả tự nhiên khi hàng hóa được đưa ra thị trường với số lượng đủ để thỏa mãn lượng cầu thực tế. ( Giá cả tự nhiên là “giá cả trung tâm”, mọi giá cả của các hàng hóa khác đều thường xuyên hướng về nó. Nhưng các biến động về cung - cầu lại làm cho giá cả thị trường chênh lệch với giá cả trung tâm đó. c) Lý luận về “bàn tay vô hình”: Theo A.Smith, người ta giúp đỡ nhau dựa trên hai cơ sở là tình yêu và tính ích kỷ. Tính ích kỷ mạnh hơn tình yêu và “con người kinh tế” là con người tự hào về tính ích kỷ của mình. Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi cá nhân đều cố gắng bảo vệ sự an toàn và thành quả riêng của mình. Nhưng một bàn tay vô hình buộc anh ta phải theo đuổi một mục đích không nằm trong dự định : “khi theo đuổi lợi ích riêng, anh ta đã thường bảo vệ luôn lợi ích xã hội một cách hữu hiệu hơn ngay cả khi anh ta chủ định làm”. Chính nhờ “bàn tay vô hình” này mà nhà nước không cần phải can thiệp vào nền kinh tế hàng hóa, hãy để cho nó được tự do vận động theo quy luật khách quan. Nhưng đôi khi nhà nước cũng có thể đảm nhận chức năng kinh tế khi các chức năng này vượt khả năng của các doanh nghiệp hoặc lợi ích riêng không cao. 6. Lý luận về kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa: a) Về nguồn gốc giá trị thặng dư: Nhờ có quan điểm đúng về giá trị, A.Smith đã nắm được nguồn gốc thực sự của giá trị thặng dư. Oâng viết “Cái giá trị mà người công nhân thêm vào vật liệu được phân thành hai, một trả công cho công nhân, một trả lợi nhuận cho người kinh doanh theo tổng tư bản ứng trước”. Nhưng tiếc rằng ông lại không vạch ra được mối quan hệ giữa giá trị thặng dư với lợi nhuận, lợi tức, địa tô dù ông hiểu tất cả đều là sản phẩm của lao động. b) Về tư bản: ( Không nhìn thấy tính lịch sử của phạm trù tư bản vì ông cho rằng “Tư bản là bộ phận dự trữ mang lại cho con người nguồn thu nhập” và “bộ phận dự trữ này có được là do kết quả của tiến trình tự nhiên”, cho nên “Tư bản có trong mọi thời đại”. ( Phân biệt được tư bản cá biệt và tư bản xã hội nhưng lại không nhận thấy tư bản là một quan hệ xã hội mặc dù ông đã cảm thấy điều đó khi cho rằng tư bản là những gì mà nhờ nó con người mong nhận được thu nhập. ( Trong quan hệ với tư bản, A.Smith cho rằng chỉ có lao động nào được trao đổi với tư bản mới là lao động sản xuất. Chính lao động sản xuất tạo ra giá trị và lao động sản xuất phải là lao động vật hóa. ( Phân tích tư bản cố định và tư bản lưu động: ( Tư bản lưu động là tư bản không đem lại thu nhập nếu nó vẫn nằm trong tay chủ sở hữu và vẫn giữ hình thái của nó; gồm: tiền, dự trữ lương thực, nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm.
- ( Tư bản cố định là tư bản đem lại lợi nhuận mà không chuyển từ tay chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác; gồm máy móc, công cụ, nhà xưởng, việc cải thiện đất đai, khả năng có ích của dân cư. Tư bản cố định lúc đầu do tư bản lưu động sinh ra và phụ thuộc tư bản lưu động. Bản thân tư bản lưu động được bổ sung từ ba nguồn : sản phẩm từ ruộng đất, hầm mỏ, nghề đánh cá. Như vậy, A.Smith đã nhầm lẫn giữa tư bản lưu thông, tư bản lưu động, giữa tư bản cố định và tư bản lưu động. ( Khác với Turgot đưa ra bốn cách sử dụng tư bản là: khai thác nguyên liệu, vận tải, sản xuất các thành phẩm, thương mại. Nhưng ảnh hưởng trọng nông, Smith lại cho rằng tư bản đầu tư vào nông nghiệp là có lợi hơn cả. c) Về giai cấp và thu nhập: Căn cứ vào sở hữu và các hình thức thu nhập, ông chia xã hội tư bản thành ba giai cấp: giai cấp địa chủ; giai cấp tư sản (hoạt động trong nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp); giai cấp công nhân làm thuê. Các giai cấp này nhận được hình thức thu nhập tương ứng là địa tô, lợi nhuận, tiền công. * Tiền công: “Sản phẩm lao đôïng cấu thành món tiền thưởng tự nhiên cho lao động hay cấu thành tiền công”. + Tiền công cao giúp xã hội phồn thịnh nhưng lại làm tăng dân số. + Vạch rõ các yếu tố ảnh hưởng tới tiền công : đặc điểm nghề nghiệp, trình độ sản xuất, đặc điểm lịch sử của từng dân tộc. + Tiền công tăng làm cho giá cả tăng. Hạn chế của lý luận tiền công: xem tiền công là phạm trù vĩnh viễn, chưa phân biệt tiền công là giá cả lao động hay giá cả sức lao động, lẫn lộn quy luật của tiền công với sự biến động của tiền công theo các điều kiện cụ thể, không thấy có nạn thất nghiệp vì cho rằng “tất cả mọi người đều được hưởng các kết quả của sự tiến bộ kinh tế”. * Lợi nhuận: + Nguồn gốc: vừa cho lợi nhuận là một bộ phận của sản phẩm do công nhân sản xuất ra, vừa cho lợi nhuận là do toàn bộ tư bản sinh ra. + Thấy rõ quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tiền công và lợi nhuận trong tổng thu nhập. + Cho rằng cạnh tranh gây ra xu hướng bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận còn độc quyền thì kìm hãm xu hướng này. Khối lượng tư bản đầu tư tăng lên tạo ra xu hướng giảm sút của tỷ suất lợi nhuận. * Địa tô: Là khoản khấu trừ đầu tiên vào kết quả lao động của người công nhân, mặt khác địa tô còn được coi là món tiền trả cho việc sử dụng đất đai và lệ thuộc vào mức độ màu mỡ của đất. Smith phân biệt tiền tô với địa tô, trong tiền tô có cả địa tô lẫn lợi tức của tư bản chi phí vào việc cải tạo đất đai. d) Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội: A.Smith khi phân tích về tái sản xuất đã lùi một bước so với phái trọng nông vì lý luận của ông không giải thích nổi ngay cả với tái sản xuất giản đơn, nhưng ông lại tiến hơn một bước khi xây dựng và tạo cơ sở cho việc phát hiện thêm một vài phạm trù cần thiết cho phân tích tái sản xuất tư bản xã hội. Ông đã xây dựng lý luận tái sản xuất trên cơ sở cho
- rằng giá trị của hàng hoá gồm tiền công, lợi nhuận, địa tô, bản thân ông cảm thấy còn một bộ phận nữa của giá trị hàng hóa mà theo cách trình bày của ông thì đó chính là giá trị của những tư liệu sản xuất. Vì vậy trong tư bản cá biệt ông tính đến giá trị tư liệu sản xuất, nhưng trong tư bản xã hội thì ông lại cho rằng giá trị tư liệu sản xuất (tức tư bản bất biến) đã phân giải thành các nguồn thu nhập. Khi nghiên cứu sâu hơn ông lại đưa tư bản bất biến vào khái niệm tổng thu nhập và thu nhập thuần tuý: Tổng thu nhập = thu nhập thuần tuý + tư bản không tiêu dùng dưới hình thức thu nhập. Ở đây A.Smith đã lầm lẫn giữa tổng sản phẩm hàng năm,(C+V+M) với thu nhập hàng năm (V+M). Nhưng ông cũng đã gợi ý cho những người đi sau thấy có những ngành chỉ sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tức Smith đã gần đi tới việc chia nền sản xuất thành hai khu vực. Nhận xét chung: Học thuyết kinh tế của A.Smith chiếm một vị trí quan trọng trong kinh tế chính trị tư sản cổ điển: đưa kinh tế chính trị trở thành môn khoa học và là người đã dựa trên nguyên lý giá trị - lao động để tìm ra bản chất bóc lột của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa khi nó vừa xuất hiện trên vũ đài lịch sử. V- HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA DAVID RICARDO (1772-1823). 1. Sơ lược tiểu sử: Ông xuất thân từ giai cấp tư sản, năm 12 tuổi vào trường trung học thương nghiệp hai năm. Ông có địa vị quan trọng trong sở Giao dịch châu Âu, là môït trong những người giàu có nhất nước Anh lúc bấy giờ. Rất ham mê nghiên cứu khoa học, đặc biệt là môn kinh tế chính trị. Từ năm 1809 đến năm 1816 cho in nhiều tác phẩm và tới 1817 nổi tiếng với tác phẩm “Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa”. 2. Thế giới quan, phương pháp luận: Thế giới quan có tính chất duy vật, máy móc, xa rời quan điểm lịch sử, nhưng dựa trên quan điểm sản xuất của chủ nghĩa tư do tư sản. Phương pháp của ông có tính chất siêu hình, nhưng ông lại sử dụng khá rộng rãi phương pháp trừu tượng hóa khoa học để phân tích các hiện tượng kinh tế, quá trình kinh tế cho nên trong sự phân tích bản thân nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, David Ricardo đã chiếm địa vị quan trọng. 3. Vị trí, vai trò: Do sống trong thời kỳ cách mạng công nghiệp kết thúc và chủ nghĩa tư bản giành thắng lợi hoàn toàn đối với phương thức sản xuất cu,õ nhờ sự xuất hiện của đại công nghiệp cơ khí nên khi kế tục A.Smith, David Ricardo đã đưa học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển đạt đỉnh cao nhất của nó. Ở đỉnh cao này, Ricardo đã bảo vệ chủ nghĩa tư bản, nhưng không xuyên tạc, mỵ dân vì tin vào tính ưu việt của chủ nghĩa tư bản, do vậy ông đã không ngại bóc trần những xấu xa trong xã hội tư bản chủ nghĩa, nhờ đó từ học thuyết kinh tế của ông về sau người ta đã rút ra những kết luận xã hội chủ nghĩa. 4. Nội dung lý luận kinh tế chủ yếu: a) Lý luận giá trị - lao động: Kế thừa và phát triển học thuyết giá trị lao động của Smith, phân biệt khá rõ ràng giá trị, giá trị trao đổi, giá trị sử dụng.
- Ông cho rằng có hai nhân tố quyết định giá trị trao đổi: giá trị sử dụng, hay tính chất khan hiếm và số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra vật phẩm. Nhưng thước đo giá trị trao đổi là giá trị và “giá trị do số lượng tương đối của lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó quy định”. Ở đây, Ricardo đã loại bỏ tính chất hai mặt trong định nghĩa giá trị của Adam Smith để khẳng định rằng giá trị của hàng hóa là do hao phí lao động xã hội cần thiết quyết định, nhưng ông lại sai lầm khi cho rằng “lao động trong điều kiện xấu nhất là lao động xã hội”. Và một thiếu xót nữa của ông là ông đã giải thích giá trị một cách siêu hình khi cho rằng giá trị là thuộc tính của mọi vật và rằng giá trị tồn tại vĩnh viễn. Ông cũng hiểu được giá cả hàng hoá là giá trị trao đổi của hàng hóa nhưng chỉ biểu hiện ra bằng tiền. Biết được giá cả thị trường xoay quanh giá cả tự nhiên do quy luật cung - cầu. Về cơ cấu giá trị hàng hóa ông đã xét đến hai yếu tố là chi phí lao động sống và chi phí lao động quá khứ. Tiếc rằng ông chưa nghiên cứu các hình thái của giá trị và tính chất hai mặt của lao động sản xuất ra hàng hóa. Về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa, Ricardo thấy được rằng khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của hàng hóa giảm xuống. So với Adam Smith, lý luận giá trị - lao động của Ricardo hoàn thiện hơn, nhất quán hơn nhưng ông lại không phát hiện tiếp điều vướng mắc của Adam Smith là cảm thấy có cái gì đó làm cho việc trao đổi giữa tư bản và lao động sống không thể giải thích trực tiếp bằng quy luật giá trị. Do đó Ricardo tuy khẳng định quy luật giá trị hoạt động trong cả hai nền sản xuất nhưng không phân biệt được sản xuất hàng hóa giản đơn với sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa. b) Lý luận về tiền: Vào thế kỷ XVIII ở Anh diễn ra việc đổi giấy bạc lấy vàng làm cho số lượng tiền giấy tăng lên dẫn đến nạn lạm phát. Trong ngành ngân hàng diễn ra cuộc tranh luận đòi quay lại chế độ bản vị vàng, tình hình này thúc đẩy Ricardo đưa ra lý thuyết tiền tệ. Lý thuyết này của ông có tính hai mặt. Một mặt dựa vào lý luận giá trị - lao động để vạch ra bản chất hàng hóa của tiền, chức năng thước đo giá trị của tiền, nhưng ông lại không hiểu được nguồn gốc của tiền (vàng) và đã đơn giản hóa chức năng của tiền (vàng). Môït mặt dựa vào thuyết số lượng tiền để khẳng định số lượng tiền (giấy) càng nhiều thì giá trị của tiền tệ càng ít và ngược lại để lý giải sự thay đổi trong quan hệ quốc tế và điều tiết bảng cân đối thanh toán. Bản thân Ricardo không phân biệt quy luật lưu thông tiền giấy và quy luật lưu thông tiền vàng. c) Lý luận về tư bản: Ricardo đồng nhất tư bản với dự trữ sản xuất và quỹ công cụ sản xuất nên không nhìn thấy tư bản là một quan hệ sản xuất nhất định trong lịch sử. Ông phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động tùy theo tốc độ hao mòn và sự cần thiết của tái sản xuất, nhưng ông đã lẫn lộn giữa tư bản bất biến, tư bản khả biến với tư bản lưu động, tư bản cố định. Do vậy, ông đã gặp bế tắc khi nghiên cứu sâu hơn các vấn đề có liên quan. d) Lý luận về các nguồn thu nhập:
- Kế thừa quan điểm của Smith về những thu nhập ban đầu của ba giai cấp và dựa vào lý luận giá trị - lao động, David Ricardo đã làm cho lý luận này chiếm vị trí quan trọng trong học thuyết của mình. * Về tiền công: coi lao động là hàng hóa, ủng hộ “quy luật sắt về tiền công”, ủng hộ quan điểm “nhà nước không can thiệp vào thị trường lao động”, vạch ra các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả lao động. * Về lợi nhuận: Gián tiếp thừa nhận lợi nhuận là kết quả của lao động làm thuê, có quan hệ tỷ lệ nghịch với tiền công. Thấy được quy luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống, nhưng lại cho rằng quy luật này có quan hệ với quy luật độ phì của đất giảm dần. * Về địa tô: dựa trên lý luận giá trị - lao động để giải thích, đó là cống hiến của ông. Theo ông “Giá trị nông sản phẩm là do mức hao phí lao động trên đất đai xấu nhất quyết định và đất đai xấu nhất không thu được địa tô”. Địa tô là việc trả công cho những khả năng thuần túy tự nhiên và điạ tô bao giờ cũng được trả về việc sử dụng ruộng đất tốt hơn. Ở đây Ricardo đã nhìn thấy địa tô chênh lệch I, vạch rõ địa tô phụ thuộc lợi nhuận, nhưng phủ nhận địa tô tuyệt đối và không đụng đến địa tô chênh lệch II. e) Lý luận về tái sản xuất: Tin rằng không có khả năng sản xuất thừa dưới chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tư bản tiến bộ tuyệt đối do phát triển vì lợi nhuận. Chính vì lợi nhuận cao mà tích lũy tư bản được thực hiện, qua đó tăng cầu lao động và thúc đẩy tăng thu nhập tiêu dùng và sức mua. Nhưng do nhìn thấy quy luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm nên ông nhìn nhận có khủng hoảng bộ phận. f) Lý thuyết về lợi thế so sánh: Kế thừa quan điểm của Adam Smith, năm 1817 David Ricardo đưa ra quy luật lợi thế so sánh còn gọi là lý thuyết so sánh tương đối. Lý thuyết này nói rằng một nước có thể nâng cao mức sống và thu nhập của nước mình bằng cách chuyên môn hóa sản xuất những mặt hàng hóa có năng suất cao hơn nước khác và thực hiện phân công lao động quốc tế để trao đổi. Ví dụ: Nếu Mỹ có năng suất lao động cao về lương thực và châu Âu có năng suất lao động cao về quần áo, thì Mỹ sẽ có lợi khi chuyên sản xuất và xuất khẩu lương thực cho châu Aâu, còn châu Âu cũng sẽ có lợi khi chuyên sản xuất và xuất khẩu quần áo cho Mỹ. g) Lý luận về thuế: Ricardo cho rằng thuế là bộ phận sản phẩm của đất đai và của công nghiệp dành cho chính phủ của một nước sử dụng. Bộ phận này được trả theo vốn hay theo thu nhập. Nói chung, thuế vừa làm tăng nguồn thu và chi của chính phủ, nhưng thuế cũng làm giảm khả năng tích lũy tư bản, giảm khả năng tiêu dùng và do vậy làm chậm tốc đôï tăng của cải. Ricardo chỉ ra nhiều loại thuế và tác dụng của nó, đồng thời ông cũng ủng hộ các nguyên tắc đánh thuế do A.Smith đưa ra. ( Các công dân, tùy khả năng và cố gắng tối đa, phải góp phần giúp đỡ ngân sách chính phủ. ( Phần thuế mỗi người phải nộp cần rõ ràng, không được áp đặt đôïc đoán.
- ( Thuế phải thu đúng hạn và với phương thức thuận lợi nhất cho người nộp. ( Thuế phải tính toán sao cho nhân dân đóng góp ít nhất và số tiền này chỉ nằm trong công quỹ thời gian ngắn nhất. Nhận xét: Học thuyết kinh tế của David Ricardo đã đạt tới đỉnh cao của kinh tế chính trị tư sản cổ điển. Nếu Adam Smith có công hệ thống hóa các quan điểm kinh tế có từ trước thì David Ricardo đã xây dựng hệ thống này trên cơ sở lý luận giá trị - lao động. Các nhà kinh tế học tư sản sau này không quan tâm nhiều đến lý luận giá trị- lao động, họ xa rời nguyên tắc này và duy nhất chỉ có Karl Marx kế thừa xuất sắc lý luận giá trị - lao động để đặt nền móng vững chắc cho toàn bôï học thuyết kinh tế của mình.
- Chương VII HỌC THUYẾT KINH TẾ TƯ SẢN TẦM THƯỜNG Học thuyết kinh tế tư sản tầm thường là hệ thống lý luận của những người chỉ xem xét hiện tượng bề ngoài, dựa vào ý kiến của một số đại biểu đi trước để khái quát và hệ thống hóa thành kết luận nhất định nhằm bảo vệ cho chủ nghĩa tư bản và biện hộ cho lợi ích của giai cấp tư sản. Học thuyết kinh tế tư sản tầm thường xuất hiện từ cuối thế kỷ 18 dưới hình thức các yếu tố tầm thường trong lý luận của một số đại biểu và mãi tới thế kỷ 19 phát triển thành học thuyết chính thức do kinh tế chính trị tư sản cổ điển bị lão hóa, suy đồi, biến tướng vì các nguyên nhân sau: ( Sau năm 1825, khủng hoảng về kinh tế có tính chất chu kỳ đã làm cho lý thuyết tái sản xuất của D.Ricardo không còn hiệu nghiệm. ( Trường phái kinh tế chính trị xã hội chủ nghĩa không tưởng xuất hiện và phê phán sâu sắc, nghiêm khắc, gay gắt nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. ( Hạn chế của lý luận giá trị - lao động chưa hoàn chỉnh đã không lý giải được thực tiễn kinh tế lúc bấy giờ. I- LÝ LUẬN KINH TẾ CỦA THOMAS ROBERT MANTHUS (1766-1834). 1. Sơ lược tiểu sử: Xuất thân từ gia đình quý tộc, tốt nghiệp đại học Cambridge năm 1788, trở thành mục sư. Từ năm 1808 làm giáo sư khoa lịch sử hiện đại và kinh tế chính trị. Manthus ủng hộ tầng lớp tư sản kinh doanh ruộng đất và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, phương pháp của ông nặng về phân tích hiện tượng, thay quy luật kinh tế bằng quy luật tự nhiên. Tác phẩm nổi tiếng của ông là “Bàn về quy luật nhân khẩu” (1788) sau đó bổ sung và đổi thành “Những nguyên lý của kinh tế chính trị học” (1820). 2. Nội dung lý luận kinh tế chủ yếu: a) Lý luận giá trị - lao động: Manthus xa rời lý luận giá trị - lao động của A.Smith và David Ricardo; ông lẫn lộn giá trị hàng hóa với chi phí sản xuất. b) Lý luận về thực hiện: Manthus thừa nhận có khủng hoảng sản xuất thừa do tiền lương thấp hơn tổng giá trị hàng hóa một lượng bằng lợi nhuận. để khắc phục sản xuất thừa phải cần đến một giai cấp chỉ tiêu dùng mà không sản xuất, đó là tầng lớp quý tộc, quân đội... c) Lý luận về nhân khẩu: Đây là lý thuyết trung tâm của ông, nó đã gây ra nhiều sự tranh cãi trong giới nghiên cứu. Manthus cho rằng nguồn gốc mọi tệ nạn xã hội là do nguyên nhân tự nhiên, tức là do con người không chế ngự được bản năng, làm cho dân số tăng quá nhanh, khiến cho xã hội đã không thể cải thiện kịp mức sống mà ngược lại còn sinh ra các vấn đề tệ hại khác. Với quan điểm như vậy, ông trình bày lý thuyết nhân khẩu được tóm tắt như sau:
- Theo quy luật sinh học, dân số tăng gấp đôi, trong khi đó tư liệu sinh hoạt tăng chậm theo cấp số cộng do độ màu mỡ của đất đai giảm, năng suất đầu tư bất tương xứng. Minh họa cho lý luận của mình, Manthus đã dùng số liệu dân số tăng lên ở Mỹ và tài liệu của Pháp về tình hình nông sản. Từ sự phân tích của mình, Manthus kết luận rằng sự nghèo nàn của xã hội không phụ thuộc quan hệ quản lý hay quan hệ phân phối mà phụ thuộc sự sinh sôi nảy nở nguy hiểm của dân số, phụ thuộc vào quan hệ sinh sản của con người. Do vậy, để tìm biện pháp khắc phục, Manthus đã đề nghị: ( Các biện pháp hạn chế sinh sôi: cho lao động quá sức, dựa vào ôn dịch, đói kém, chiến tranh, hạn chế kết hôn, hạn chế sinh đẻ. ( Các biện pháp tăng tư liệu sinh hoạt: khuyến khích cải tiến kỹ thuật canh tác, phát triển lưu thông hàng hóa, tự do xuất nhập khẩu lương thực, thực phẩm, đưa dân sang vùng đất mới, trù phú, chưa khai phá. Nhận xét: Một trong những người đầu tiên bám lấy các yếu tố tầm thường trong học thuyết kinh tế của những người đi trước để xây dựng lý luận kinh tế bênh vực chủ nghĩa tư bản và tìm cách hướng sự phát triển của chủ nghĩa tư bản vào con đường có lợi cho giai cấp quý tộc, địa chủ. Bên cạnh đó Manthus cũng đã có công góp phần giải quyết một trong các vấn đề có tính chất toàn cầu: hạn chế sinh sản. II- LÝ LUẬN KINH TẾ CỦA JEAN BAPTISTE SAY (1767-1832). 1. Sơ lược tiểu sử: Xuất thân từ gia đình thương nhân Pháp, học ở Anh, tham gia quản lý xí nghiệp, biên tập viên nhiều báo, giáo sư kinh tế của nhiều trường đại học Pháp. J.B Say bênh vực quyền lợi của giai cấp tư sản, ông sử dụng phương pháp chủ quan, tâm lý, phủ nhận các quy luật kinh tế khách quan, không vận dụng quan điểm lịch sử khi xem xét các phạm trù kinh tế. Các tác phẩm của ông có : “Luận văn kinh tế chính trị học” (1802), “Vấn đáp kinh tế chính trị học” (1817); “Tập bài giảng về kinh tế chính học” (1830). Qua các tác phẩm của mình, ông được một số người cho là kế tục A.Smith, là “hoàng tử của khoa học kinh tế chính trị học”. 2. Nội dung lý luận kinh tế chủ yếu: Lý luận kinh tế của J.B Say được xây dựng trên quan niệm mới của ông về đối tượng của kinh tế chính trị. Trong tác phẩm “Sổ tay kinh tế chính trị” Say đã tách kinh tế khỏi chính trị vì ông không muốn thừa nhận những mâu thuẫn vốn có của xã hội tư bản. Say định nghĩa : “Kinh tế chính trị là khoa học về sản xuất, phân phối và tiêu dùng của cải”. Ông muốn biến kinh tế chính trị học thành một khoa học thực hành, ông chia kinh tế chính trị học thành ba bộ phận: sản xuất, phân phối, tiêu dùng. Cả ba bộ phận này tồn tại độc lập, không phụ thuộc, ràng buộc nhau. Đây là bước lùi của Say so với kinh tế chính trị tư sản cổ điển, do vậy trong học thuyết kinh tế của ông chứa các yếu tố nông cạn, tầm thường. a) Lý thuyết giá trị - ích lợi: J.B Say đã xa rời lý luận giá trị - lao động để ủng hộ lý luận giá trị - ích lợi hay giá trị - chủ quan. Theo ông, sản xuất tạo ra tính hữu dụng (tính ích lợi), còn ích lợi làm cho vật có giá trị. Giá trị của một vật càng cao thì ích lợi của nó càng lớn. Quan điểm này của ông hoàn toàn khác so với quan điểm của D.Ricardo cho nên qua tranh cãi với Ricardo về giá trị hàng hóa, Say phải nhượng bộ và cho rằng có hai loại lợi ích : loại không mất tiền mua (có
- sẵn) thì không quyết định giá trị còn loại ích lợi phải mất tiền mua (cần chi phí sản xuất) thì tạo ra giá trị. Từ đó Say đưa ra định nghĩa thứ hai về giá trị: Giá trị của những sự phục vụ có tính chất sản xuất, chẳng qua chỉ là giá trị của cái hàng hóa vốn là kết quả của những sự phục vụ ấy. Thực chất của định nghĩa này là đã dùng giá trị để định nghĩa giá trị. Để làm sáng tỏ hơn, Say đưa ra định nghĩa thứ ba về giá trị: Giá trị chỉ được xác định trong trao đổi, thước đo giá trị các đồ vật là số lượng các vật mà những người khác đồng ý đưa ra để đổi lấy đồ vật nói trên. Với quan niệm như vậy thì Say lại lẫn lộn vì cho rằng chính số lượng tiền ( vật ngang giá) và quan hệ cung - cầu quyết định giá trị. b) Lý luận về ba nhân tố sản xuất và các thu nhập: Dựa trên lý luận giá trị - ích lợi, Say giải thích nguồn gốc các thu nhập trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Theo Say có ba nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất là tư bản, lao động, ruộng đất. Mỗi nhân tố đều có ích lợi riêng và tạo ra các bộ phận giá trị tương ứng : ích lợi của ruộng đất tạo ra địa tô, ích lợi của tư bản tạo ra lợi nhuận, ích lợi của lao động tạo ra tiền lương. c) Lý luận bồi thường: Trước tình cảnh thất nghiệp của công nhân do thành tựu của cách mạng công nghiệp, Say đã tìm cách bao che cho chủ nghĩa tư bản bằng cách lập luận rằng chỉ có ở thời kỳ đầu việc sử dụng máy móc mới gây ra điều tệ hại là sa thải công nhân, làm cho họ thất nghiệp, nhưng cuối cùng do việc sử dụng máy móc làm cho sức sản xuất phát triển, hàng hóa rẻ đi và việc làm mới lại tăng lên nên công nhân lại được lợi. Quan điểm này của Say rõ ràng không nhận thấy tác dụng của quy luật tích lũy dưới chủ nghĩa tư bản. d) Lý luận thực hiện hay lý thuyết tiêu thụ: J.B Say đưa ra lý luận này để chứng minh sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa phát triển cân đối, không có sản xuất thừa. Cơ sở lý luận của ông là dựa trên quan điểm cho rằng có sự thăng bằng tự nhiên giữa người mua và người bán, giữa sản xuất và tiêu dùng. Từ đó ông đưa ra quy luật thị trường có nội dung được tóm tắt: Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, cái người ta cần không phải là giá trị trao đổi mà là giá trị sử dụng, do vậy lợi ích chủ yếu của người sản xuất là ở chỗ trao đổi sản phẩm lấy sản phẩm, tiền chỉ là vật trung gian. Mỗi người bán đồng thời cũng là người mua nên sản phẩm được sản xuất ra không những tạo ra lượng cung mà còn tạo ra lượng cầu và mở ra thị trường cho sản phẩm khác. Xét trên toàn xã hội tổng cung bằng tổng cầu nên không có khả năng tổng sản xuất thừa và khủng hoảng. Nhưng Say thừa nhận có sản xuất thừa bộ phận và để khắc phục ông đề nghị mở rộng sản xuất ở những ngành khác để tạo sức tiêu thụ đối với sản phẩm của ngành gặp khủng hoảng sản xuất thừa. Lập luận này của Say đã kêu gọi phát triển lực lượng sản xuất vô hạn và phủ nhận khủng hoảng sản xuất thừa. Đây là sai lầm của Say và thực tế sản xuất tư bản chủ nghĩa đã bác bỏ lý luận này của ông. Nhận xét: Lý luận của J.B Say có tính chất tán dương, biện hộ cho nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và ông đã không phân biệt được sản xuất hàng hóa giản đơn với sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, ông chỉ nghiên cứu những quan hệ bề ngoài của sản xuất. *******
- Chương VIII HỌC THUYẾT KINH TẾ TIỂU TƯ SẢN Học thuyết kinh tế tiểu tư sản là hệ thống lý luận của những người tiểu tư sản phản ánh ảo tưởng muốn ngăn cản sự phát triển của chủ nghĩa tư bản để quay về sản xuất hàng hóa giản đơn. Học thuyết kinh tế tiểu tư sản thù địch chế độ tư bản, vạch trần một cách quyết liệt, rõ ràng những mâu thuẫn của chế độ tư bản. Nhưng nó không phân tích những mâu thuẫn ấy một cách khoa học: không vạch ra nguồn gốc, không vạch ra được xu hướng phát triển tất yếu của các mâu thuẫn ấy, ngược lại nó tìm cách lý tưởng hoá chế độ tư hưũ nhỏ, đề ra các dự kiến không tưởng nhằm duy trì vĩnh viễn chế độ tư hưũ nhỏ, không nhìn thấy sản xuất hàng hóa nhỏ là cơ sở sinh ra chủ nghĩa tư bản. Đầu thế kỷ 19, nước Pháp và Thụy Sĩ là các nước có đông người sản xuất nhỏ và bước đầu tiến hành cách mạng công nghiệp nên đã trở thành quê hương của kinh tế chính trị tiểu tư sản. I- LÝ LUẬN KINH TẾ CƠ BẢN CỦA JEAN - CHARLES LÉONARD SIMONDE DE SISMONDI (1773-1842). 1. Sơ lược tiểu sử: Sismondi thuộc dòng dõi quý tộc, là một trong các nhà sử học lớn nhất nước Pháp và là môït trong những đại biểu nổi bật của kinh tế chính trị tiểu tư sản. Ông bảo vệ lợi ích của giai cấp tiểu tư sản, phê phán sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Trong các tác phẩm, ông sử dụng phương pháp chủ quan và phê phán việc sử dụng phương pháp trừu tượng hóa của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển. 2. Các tác phẩm: Trong lãnh vực lịch sử ông có cuốn “Lịch sử người Pháp” gồm 31 cuốn; “Lịch sử các nước cộng hòa Ý”. Trong lĩnh vực kinh tế ông có cuốn “Về sự giàu có của thương nghiệp” (1803); “Những nguyên lý mới của khoa kinh tế chính trị” (1819); “Nghiên cứu về khoa kinh tế chính trị” (1837). Trong các tác phẩm kinh tế của mình, lúc đầu ông ủng hộ Adam Smith, nhưng từ năm 1815 ông có những quan điểm trái ngược Smith. 3. Nội dung lý luận kinh tế chủ yếu: Lý luận kinh tế của Sismondi được xây dựng trên quan điểm riêng của ông về đối tượng kinh tế chính trị học. Theo ông “Kinh tế chính trị trước hết là khoa học đạo đức. Chỉ khi nào nó chú ý đến tình cảm, nhu cầu và những ý muốn của nọi người thì nó mới có thể đạt đến mục đích của nó” và ông nhấn mạnh “khoa kinh tế chính trị không phải là những nguyên lý chính sách tự do mậu dịch mà là phúc lợi vật chất của con người do nhà nước quyết định”. Do đó, ông đã chú ý đến quan hệ giữa kinh tế học và chính sách của nhà nước mà coi thường việc nghiên cứu hiện tượng kinh tế khách quan cùng tính quy luật của sự phát triển. a) Lý luận giá trị - lao động:
- Sismondi thấy được mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng. Thừa nhận lý luận giá trị - lao động và lấy nó làm cở sở để giải quyết các vấn đề kinh tế khác. Kế tục quan điểm của A. Smith, ông đưa ra khái niệm “siêu giá trị” với các bộ phận hợp thành là lợi nhuận, địa tô và tiền lương. Ông vẫn lẫn lộn giữa việc xác định thực thể của giá trị với việc thực hiện giá trị. b) Lý luận về tiền tệ: Tiền là sản phẩm của lao động, được dùng làm thước đo chung của giá trị và giúp trao đổi được dễ dàng. Nhưng ông không phân tích được nguồn gốc, bản chất và chức năng của tiền một cách có hệ thống. c) Lý luận về tiền lương, lợi nhuận, địa tô: Theo Sismondi, công nhân là người tạo ra của cải vật chất, cho nên tiền lương phải bằng toàn bộ giá trị sản phẩm lao động của người công nhân. Lợi nhuận của nhà tư bản là bộ phận của sản phẩm lao động và do đó là kết quả của sự cướp bóc công nhân. Địa tô cũng là kết quả của sự cướp bóc công nhân, và dù đất xấu cũng phải nộp địa tô do độc quyền sở hữu ruộng đất, nhưng mặc khác ông lại cho rằng địa tô là quà tặng của tự nhiên. d) Lý luận về tư bản: “Tư bản là một giá trị không ngừng sinh sôi, nảy nở” và quá trình tích tụ tư bản làm cho giai cấp công nhân bị bần cùng hóa còn giai cấp tư sản thì ngày càng giàu có. Như vậy, Sismondi là người đầu tiên vạch rõ những mâu thuẫn,hạn chế của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, thừa nhận trong xã hội tư bản chủ nghĩa có khủng hoảng, thất nghiệp. e) Lý luận thực hiện và khủng hoảng kinh tế: Theo Sismondi, điều kiện để thực hiện sản phẩm là sản xuất phải phù hợp với tiêu dùng. Nếu sản xuất vượt quá tiêu dùng tức “tiêu dùng không đầy đủ” thì có một bộ phận sản xuất thừa ra và dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, thị trường trong nước bị thu hẹp thường xuyên do công nhân bị thất nghiệp, thu nhập giảm sút còn bản thân nhà tư bản lại tích lũy một phần thu nhập. Ngay người sản xuất nhỏ bị phá sản cũng mất khả năng tiêu dùng. Con đường giải quyết nạn khủng hoảng kinh tế là củng cố lại sản xuất hàng hóa nhỏ của giai cấp tiểu tư sản. f) Lý luận về vai trò kinh tế của nhà nước: Cho rằng nhà nước tư sản biểu hiện lợi ích của tất cả các giai cấp, do đó nhà nước phải can thiệp vào kinh tế để bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ quyền lợi của người sản xuất hàng hóa nhỏ. Nhận xét: Sismondi là nhà lý luận của giai cấp tiểu tư sản, nghi ngờ sự tồn tại vĩnh viễn của sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và đòi quay trở lại sản xuất nhỏ. Lý luận của ông chứa đựng một số yếu tố khoa học, hợp lý : vạch rõ mâu thuẫn của xã hội tư bản chủ nghĩa, tìm hiểu căn nguyên khủng hoảng kinh tế nằm ở sự bần cùng của giai cấp công nhân. II- LÝ LUẬN KINH TẾ CỦA PIERRE JOSEPH PROUDHON (1809-1865). 1. Sơ lược tiểu sử: Proudhon xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, tự học. Là nhà chính luận người Pháp, nhà kinh tế học, xã hội học, tư tưởng gia của giai cấp tiểu tư sản. Ông viết nhiều tác
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sách hướng dẫn Lịch sử các học thuyết Kinh tế - Phụ lục
16 p | 500 | 163
-
Đề tài: Lịch sử các học thuyết kinh tế
36 p | 561 | 128
-
Các học thuyết kinh tế - Lịch sử: Phần 1
285 p | 373 | 118
-
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - PGS.TS Trần Bình Trọng
173 p | 379 | 89
-
Môn học: Lịch sử tư tưởng và các học thuyết quản lý
244 p | 682 | 59
-
tư tưởng kinh tế kể từ keynes: phần 1
231 p | 160 | 42
-
Chương 1: Nhập môn lịch sử tư tưởng quản lý
107 p | 182 | 24
-
lịch sử tư tưởng kinh tế: phần 1
16 p | 182 | 17
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 2 - TS. Nguyễn Tấn Phát
25 p | 193 | 17
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 5 - TS. Nguyễn Tấn Phát
25 p | 180 | 14
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 2: Các tư tưởng kinh tế thời kỳ Cổ đại và Trung cổ
25 p | 268 | 14
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 2 - Nguyễn Văn Vũ An
25 p | 139 | 10
-
Lịch sử các tư tưởng kinh tế: Phần 1
283 p | 33 | 7
-
Lịch sử tư tưởng về công lý và quan điểm về công lý của nhà triết học John Rawl
8 p | 61 | 6
-
Tư tưởng kinh tế kể từ Lý thuyết tổng quát của Keynes: Phần 1
231 p | 16 | 5
-
Lịch sử các tư tưởng kinh tế: Phần 2
373 p | 23 | 4
-
Tư tưởng cải cách, đổi mới kinh tế ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm trong điều kiện hiện nay
5 p | 23 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn