Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Mười Một: Triết Học Cổ Điển Đức - Nội dung khái niệm của triết học Kant
lượt xem 62
download
Giai đoạn «tiền phê phán» ở thời tuổi trẻ của Kant là một giai đoạn ngắn, có hướng duy vật. Trong quyển sách nổi tiếng «Lịch sử phổ cập của tự nhiên và lý thuyết về bầu trời»[1] (1755), lần đầu tiên được trình bày một quan niệm duy vật có tính cách lịch sử về tư tưởng. Kant quan niệm bầu trời với những tinh tú, mặt trời, quả đất, đều là kết quả của một quá trình lịch sử tự nhiên. + Giai đoạn «phê phán», khi Kant đặt vấn đề về triết học căn bản tức là...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Mười Một: Triết Học Cổ Điển Đức - Nội dung khái niệm của triết học Kant
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx Phần Mười Một: Triết Học Cổ Điển Đức - Nội dung khái niệm của triết học Kant I - NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC KANT + Giai đoạn «tiền phê phán» ở thời tuổi trẻ của Kant là một giai đoạn ngắn, có hướng duy vật. Trong quyển sách nổi tiếng «Lịch sử phổ cập của tự nhiên và lý thuyết về bầu trời»[1] (1755), lần đầu tiên được trình bày một quan niệm duy vật có tính cách lịch sử về tư tưởng. Kant quan niệm bầu trời với những tinh tú, mặt trời, quả đất, đều là kết quả của một quá trình lịch sử tự nhiên. + Giai đoạn «phê phán», khi Kant đặt vấn đề về triết học căn bản tức là vấn đề quan hệ giữa tư tưởng và thực tại, thì Kant lại chuyển sang duy tâm. Năm 1781, ông viết cuốn «Phê phán lý tính thuần túy», tiếp theo đó là những cuốn «Phê phán lý tính thực tiễn» (1788) và «Phê phán năng tính nhận xét» (1790)[2] . + Cách đặt vấn đề của Kant. Kant đặt vấn đề triết học trên lập trường phê phán. Đó là một mặt thay đổi mới so với hướng huyền học. Hướng huyền học đặt vấn đề: thực tại là gì? Trái lại, Kant đặt vấn đề: chúng ta hiểu biết đối tượng khách quan thế nào, làm thế nào mà hiểu biết được thực tế khách quan - Do chỗ phê phán năng lực hiểu biết mà quy định được đối tượng thực tế.
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx Kant quan niệm cách đặt vấn đề như vậy là cách mạng, giống như Copenic[3] đã đảo lộn vũ trụ quan cũ bằng cách chủ trương rằng quả đất chạy chung quanh mặt trời, trái hẳn với quan niệm cũ là mặt trời xoay quanh quả đất. Trước kia, người ta quan niệm lý tính hướng theo thực tại, người ta cải thiện lý tính theo thực tại. Kant cho rằng đặt vấn đề như vậy thì không giải quyết được, vì chúng ta chưa biết thực tại là gì. Do đó Kant đặt vấn đề: chúng ta hiểu biết thực lại bằng cách thế nào? Nhưng cách mạng của Copernic đi từ chủ quan sang khách quan, trái lại cách mạng của Kant đi từ khách quan vào chủ quan, cho lý tính quy định thực tại chứ không phải thực tại quy định lý tính như trước nữa. «Cách mạng» của Kant là một «cách mạng duy tâm». Sự đảo ngược đó thực hiện thế nào? Thực hiện bằng cách phê phán chủ quan của ta xem nó đạt được đến đâu. + Cách phê phán của Kant. Kant phê phán chủ quan theo 3 hướng: 1 - Phê phán lý tính thuần túy. [Kant] chứng minh rằng lý tính thuần túy không đạt được đối tượng, mà thực tế nó cũng không có đối tượng, nên nó không đạt được chân lý - muốn có đối tượng thì phải có kinh nghiệm. Ở chỗ này, Kant có phần tiến bộ vì đã chống lại hướng
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx huyền học cũ (huyền học đòi đặt đối tượng là tinh thần và Thượng đế bằng lý tính thuần túy. Kant cho lý tính thuần túy không có đối tượng, tức là không có khoa học nào nắm được Thượng đế, chỉ có khoa học tự nhiên. Vấn đề Thượng đế không thể đặt ra được trên cơ sở lý luận). b - Phê phán lý tính thực tiễn. Trong hoạt động thực tiễn, chúng ta thường bám vào sự việc trước mắt. Đó là chủ quan của sự hoạt động. Trong chủ quan nghiên cứu, chúng ta có hướng bỏ quên kinh nghiệm, nhưng trong hành động thực tiễn, chúng ta lại hay quên mục đích cao xa, quên quy luật phổ cập. Kant phê phán luân lý kinh nghiệm chủ nghĩa, tức là luân lý linh báo dựa vào Giáo hội của chế độ cũ, luân lý dựa vào tình cảm. Ông nói hoạt động thực tiễn của ta cần phải nhằm một mục đích cao xa là thực hiện một lý tưởng phổ cập của nhân loại hoạt động theo lý tính (có nghĩa là lý tính thuần túy), chứ không để cho cảm tính làm chủ, không theo điều kiện sự việc vụn vặt trước mắt. Phần thực hiện nhằm ngó lên trời. c - Phê phán năng 1ực phán đoán (tính nhận xét)
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx Thống nhất hai điểm mâu thuẫn trên như thế nào? Lý tính và kinh nghiệm, lý tưởng và thực tế sẽ phối hợp làm sao? Kant cho rằng có thể tìm giải pháp trong vấn đề năng lực của sự nhận xét. Trong những nhận xét của chúng ta, có hai hạng nhận xét độc lập, tự túc, không dựa vào cái gì hết, chỉ dựa vào nội dung của nó, đó là nhận xét thẩm mỹ và nhận xét về mục đích trong tự nhiên. Nhận xét mỹ thuật là cái này đẹp, cái kia đẹp; nhận xét mục đích tự nhiên là vật này có mục đích của nó. Nội dung của những nhận xét ấy bao hàm một sự điều hòa căn bản giữa lý tính và kinh nghiệm, lý tưởng và thực tế. Trong hai hạng nhận xét trên, hạng nhận xét thẩm mỹ là quan trọng hơn cả. Kant là người đầu tiên sáng lập khoa thẩm mỹ học, sau đó có hai quan niệm thẩm mỹ nữa của Hegel và Marx. Kant nhận định sở dĩ chúng ta nhận xét một vật đẹp, mà nhận xét đúng, là vì tư tưởng về vật chất ấy thống nhất được những điểm đối lập về 4 mặt: - Nhận xét thẩm mỹ bao hàm phổ cập không khái niệm: nó là nhận xét phổ cập về một cá thể, nhằm tính chất cá thể. - Nó bao hàm một cái lý thú vô tư, không dựa vào cảm giác khoái lạc. - Nó có tính chất mục đích tuy không nhằm một mục đích cụ thể.
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Chân lý thẩm mỹ không nhằm một thực tế khách quan. Tóm lại, triết học Kant bộc lộ một nhân sinh quan đòi hỏi [con] người thực hiện mọi giá trị nhân bản trong đời sống thực tế: đấy là phần tiến bộ. Nhưng khi nêu ra vấn đề làm việc theo cách nào, thì Kant lại không xuất phát từ thực tế. Ông cho quy luật của mục đích đời sống người ta, tiêu chuẩn quy định mục đích ấy là ở lý tính xa rời kinh nghiệm, xa rời thực tế. Về điểm này, Kant lại còn lạc hậu hơn cả nhà duy vật thế kỷ XVIII. Các nhà triết học thế kỷ XVIII còn cho mục đích của đời sống, tiêu chuẩn sự hoạt động là ở trong thực tế, nguyên lý khoa học và luân lý đều xuất phát từ thực tế. II - CƠ SỞ XÃ HỘI ĐỨC CUỐI THẾ KỶ XVIII PHẢN ÁNH TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC KANT Xã hội Đức cuối thế kỷ XVIII còn là một nước lạc hậu so với các nước Tây Âu chung quanh. Tập đoàn phong kiến Đức đang thống trị vững mạnh. Giai cấp tư sản Đức còn yếu đuối, nhỏ mọn, chưa có điều kiện lên nắm chính quyền. Giai cấp tư sản chưa đòi thực hiện nhân sinh quan của nó trong thực tế khách quan, trong xã hội thực tại; mà trong thực tế khách quan là thực tế xã hội phong kiến Đức, tư sản không thể tìm tiêu chuẩn để hoạt động được.
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx Trong khi đó, ảnh hưởng cách mạng tư sản các nước xung quanh, nhất là cách mạng tư sản Pháp, đã vang dội mạnh vào tư tưởng của giai cấp tư sản Đức; giai cấp tư sản Đức cũng đặt vấn đề cách mạng, nh ưng trong tư tưởng thôi, chứ không phải là trong thực tế. Lý tưởng đó thực hiện như thế nào, cái gì bảo đảm cho lý tưởng đó có thể thực hiện được? Kant chỉ nêu ra nhận xét là có lý tưởng đã thực hiện được, như có tác phẩm mỹ thuật hay trước tác tự nhiên có giá trị, thành công, thì sao trong thực tế xã hội lại không thực hiện được. Chẳng qua những tác phẩm mỹ thuật thống nhất được lý tính và cảm giác, lý tưởng và thực tế chỉ là một sự gặp gỡ ngẫu nhiên, không có một nguyên lý gì làm cơ sở cho sự thành công chắc chắn cả. Kant còn cho nó nguồn gốc của sự điều hòa đó là Thượng đế. Sau khi đã phê phán mọi mặt hoạt động chủ quan của người ta, sau khi đã chứng minh không thể để hoạt động của người ta ngoài thực tế (phủ định huyền học), thì Kant lại trở lại tôn giáo, không có cách gì thực hiện khác. Sự bất lực trong tư tưởng của Kant phản ánh sự bất lực của giai cấp tư sản Đức nằm trong một hệ thống Châu Âu đã tiến bộ nhiều, đã hoặc đang làm cách mạng tư sản. Tính chất bất lực ấy phản ánh trong quan niệm bị động về nhận xét thẩm mỹ, cho nó l à sự gặp gỡ giữa lý tính và cảm giác, có mục đích mà không tiến tới mục đích. III - ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC KANT Giai cấp tư sản Âu Tây sau khi làm cách mạng thành công, sau khi đã nắm chính quyền thì nó hết vai trò của nó. Lực lượng kinh tế của nó đã được thỏa mãn, đồng
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx thời nó đang phải e sợ, chống đối với một lực l ượng xã hội mới đang lên là giai cấp vô sản. Giai cấp tư sản trở thành lạc hậu, phản động. Những mục đích cao xa mà nó đề ra khi đứng lên làm cách mạng như công lý, bình đẳng, bác ái... chỉ còn là lý tính, lý tưởng, không phải là cái để thực hiện nữa. Những mục đích đó chỉ còn được nhớ lại như một lý tưởng, một lý tưởng cần thực hiện và là một lý tưởng có thể thực hiện được. Tư tưởng triết học Kant ở cuối thế kỷ XVIII đã phù hợp với tư tưởng giai cấp tư sản Âu Tây của thế kỷ XIX và sang thế kỷ XX này. Triết học Kant thành tư tưởng thống trị, mang dạy trong các trường học ở Âu châu, đến nỗi sách giáo khoa tư sản Âu Tây phân hai giai đoạn tư tưởng nhân loại về cổ điển và cận đại, lấy Kant làm mốc. Ba cuốn phê phán của Kant tương đương với 3 phần trong Triết học: triết học lý thuyết, triết học thực tiễn, triết học thẩm mỹ; nó nghiên cứu ba vấn đề căn bản: giá trị của Chân lý, Luân lý, Mỹ cảm. IV - TRIẾT HỌC LÝ THUYẾT Phê phán lý tính thuần tuý A - BỐI CẢNH VÀ CÁCH ĐẶT VẤN ĐỀ Cuối thế kỷ XVIII, nước Đức còn ở trình độ rất lạc hậu vì hai lý do:
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx Về địa lý đứng ngoài những đường thương mại quốc tế lớn, chủ yếu bấy giờ đang phát triển ở bờ biển Đại Tây Dương (tư bản phát triển ở Anh, Hà Lan, Pháp), trong tình trạng bấy giờ Đức không có điều kiện phát triển ngoại thương. Trong lịch sử thế kỷ thứ XVI vả XVII, các lực lượng tiến bộ ở Đức đã bị đàn áp và tiêu hủy phần lớn, đặc biệt là trong «Chiến tranh nông dân» là cuộc chiến tranh trong đó cải cách tôn giáo của Luther chống phong kiến. Phong trào Luther lúc đầu lôi cuốn nông dân đi với công thương và tiểu phong kiến chống lại phong kiến và Giáo hội. Nhưng kết quả của nó chỉ là sự thất bại của nông dân, và chỉ đi đến sự xóa bỏ một phần quyền lợi Giáo hội, đề cao quyền lực các ho àng thân (Chúa chư hầu) với cải cách của Luther. Nó chỉ là thắng lợi của chế độ hoàng thân dựa vào tiểu phong kiến và lôi cuốn bọn tư sản và tiểu tư sản đầu hàng, còn nông dân thì bị đàn áp hoàn toàn. Sau đó, những hạng tiểu tư sản và tư sản cũng bị đàn áp không ngóc đầu lên được. Chế độ thắng là chế độ phân quyền, các hoàng thân cát cứ ngăn trở kinh tế tư sản phát triển. Qua nửa đầu thế kỷ XVII, lại có chiến tranh 30 năm với sự can thiệp của hầu hết các cường quốc Âu châu, đã tiêu hao gần hết lực lượng của Đức. Do những nguyên nhân đó, tới thế kỷ XVIII, Đức rất lạc hậu: phong kiến còn phân quyền, nhưng giai cấp tư sản lại được ảnh hưởng tư tưởng giai cấp tư sản Âu Tây nói chung (nhất là Anh, Hà Lan, Pháp). Mức yêu cầu đứng về khái niệm là mức yêu cầu của cách mạng Âu Tây, nhưng lại mâu thuẫn với tình trạng thực tế rất thấp, chỉ đi đến liên minh các chư hầu mở đường cho giai cấp tư sản phát triển phần nào về kinh tế, tham gia hành chính phần nào, nhưng chưa có vấn đề nắm
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx chính quyền. Do đó tư tưởng Đức cuối thế kỷ XVIII, một mặt về nội dung thì rất tiến bộ, đặt vấn đề sâu sắc, nhưng về lập trường thì lại lạc hậu, chỉ quan niệm những khái niệm tiến bộ trên một lập trường duy tâm thôi. Về văn học có phong trào nổi tiếng là Sturm und Drang[4] , một phong trào lãng mạn có tính chất cách mạng tư sản đề cao cá nhân tuyệt đối -- cá nhân đây là những đức tính tự phát của cá nhân -- nhưng lại đầu hàng về chính trị. Về tư tưởng triết học, cái gọi là Cổ điển Đức (danh từ của Marx) có 4 triết gia: Kant, Fichte[5] , Schelling[6] và Hegel. Đặc biệt là tư tưởng Kant và Hegel phản ánh trong phạm vi duy tâm (vì hoàn cảnh nghèo nàn của Đức) những yêu cầu của Cách mạng tư sản Âu châu nói chung, nhất là Cách mạng tư sản Pháp. Lập trường thì duy tâm, nhưng nội dung thì lại có phần sâu sắc hơn những nhà tư tưởng Pháp, Anh, vì những người này hạn chế những vấn đề nghiên cứu trong phạm vi những đòi hỏi thực tế trước mắt. Cụ thể Kant đặt vấn đề: về mặt triết học lý thuyết, phải tiêu diệt những mơ hồ của huyền học và tôn giáo, biện chính khoa học mới. Các nhà tư tưởng tư sản tiến bộ Anh, Pháp đã thực hiện trên nhiệm vụ ấy về hai mặt: xây dựng vũ trụ quan duy vật, và xây dựng lý thuyết kinh nghiệm chủ nghĩa về quá trình hiểu biết của người ta (Locke, Condillac[7] , Diderot, Helvétius[8] ...). Kant cũng đặt vấn đề phê phán huyền học, phê phán khoa học giả dối chứng minh bằng lý tính những cái mơ hồ như tồn tại của Thượng đế, bất diệt của Linh hồn, tuyệt đối của Tự do. Chúng ta hiểu biết thế nào mà dám chứng minh những vấn đề lớn lao như thế? Đặt vấn đề phê phán lý tính thuần túy, Kant có điều kiện đi sâu vào cơ cấu sự hiểu biết. Nhưng mặt khác, yêu cầu lại hữu hạn, không triệt để: Kant không trực tiếp phê phán tôn giáo và huyền học mà phê phán những nhận thức có tính chất trước kinh nghiệm. Trong ấy, Kant lại đặt một số vấn đề về những khoa học m à Kant cho là thực tế có trước kinh nghiệm và có giá trị chân chính. Cạnh huyền học, Kant nhận thấy có hai khoa học có trước kinh nghiệm và chân chính: toán pháp thuần túy và vật lý học thuần túy (toán học đi từ những nguyên lý không phụ thuộc vào kinh nghiệm; về vật lý, Kant lấy một số nguyên lý mà người ta bấy giờ cho là thuần
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx túy: nguyên lý hoả lực, thăng bằng giữa động lực và phản lực, v.v..., vì bấy giờ khoa học còn chịu nhiều ảnh hưởng của huyền học). Sự phê phán lý tính thuần túy của Kant không triệt để ở chỗ phá bỏ huyền học có tính chất tôn giáo, nhưng lại biện chính cho toán học và vật lý học thuần túy, như thế Kant đã giữ lại một phần những thành kiến huyền học mà không cho đó là những thành kiến huyền học. Vì duy trì nó nên phải tìm cho nó một nguyên lý triết học có tính chất huyền học. (Sau này, Kant viết «Nguyên lý huyền học của khoa học tự nhiên» (1786) và «Nguyên lý huyền học về pháp lý» (1785)[9], và đều cho là chân chính). Đó là phần hữu hạn của phê phán luận của Kant. Sở dĩ hữu hạn như thế, vì với mức độ khả năng thực tế của giai cấp tư sản Đức bấy giờ, chỉ có thể đặt vấn đề phê phán những khái niệm huyền học có tính chất tôn giáo, và sự phê phán ấy ăn khớp với cuộc đấu tranh thực tế chống uy quyền chính trị của Giáo hội liên minh với bọn đại phong kiến, nhưng những khái niệm huyền học có tính chất vật lý hay pháp lý thì chưa thể giải phóng được. Chưa thể nhận thức được nguồn gốc của nó, vì những kinh nghiệm vật lý phản ánh sự cấu kết giữa tư sản và phong kiến về phương diện sản xuất, phương diện kinh tế và pháp lý, ở đây chỉ có vấn đề dàn xếp thôi. Vấn đề tư hữu, đối với tư sản Đức, chỉ thực hiện với sự bảo hộ của nhà vua thôi, chứ chưa thể độc lập được. Một số vấn đề mà tư sản Đức chưa thể yêu cầu một cách thực tế và triệt để được thì vẫn nằm trong phạm vi huyền học, và Kant cho nó là chân chính. Kết quả là trong phạm vi tư tưởng, Kant chỉ có thể phê phán lý tính thuần túy trên một lập trường duy tâm, nếu không thì không thể biện chính được những mệnh đề có phần tiến bộ và lạc hậu ấy, phản ánh ảnh hưởng tư tưởng Cách mạng tư sản Âu Tây trong hoàn cảnh lạc hậu của nước Đức.
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx B - TRIẾT HỌC LÝ THUYẾT CỦA KANT I - CẢM GIÁC LUẬN TIÊN NGHIỆM (Esthétique transcendantale) Cái hình thức huyền học mà Kant trực tiếp phê phán là Leibnitz bấy giờ đang thống trị tư tưởng Đức. Lập luận căn bản của Leibnitz để phát triển huyền học là liên hệ chặt chẽ bằng cách lẫn lộn cảm giác và nhận thức. Ông cho căn bản hai cái là một, và chỉ phân biệt ở chỗ cảm giác có tính chất mập mờ và nhận thức thì rõ rệt. Ví dụ: cùng trong bản nhạc, nếu ta tiếp thu bằng cảm tính thì ta chỉ nắm một cách mập mờ những quan hệ toán lý mà nhà toán học có thể phân tích rõ rệt bằng lý tính - những quan hệ thẩm mỹ mà ta nắm mập mờ bằng cảm tính cũng chính là những quan hệ mà toán lý phân tích được một cách rõ rệt bằng lý tính. Nếu căn bản hai cái là một, thì nhà lý luận thuần túy có thể nhận định về thực tế khách quan mà không cần kinh nghiệm, do đó dùng lý luận thuần túy mà biện chính những mệnh đề của huyền học. Kant phê phán điểm căn bản là sự lẫn lộn cảm thức và nhận thức. Sự khác nhau không chỉ ở chỗ mập mờ và rõ rệt, mà trong cảm thức thì đối tượng xuất hiện trước chúng ta, còn nhận thức là sự nhận xét, nhận định về đối tượng, do đó cảm thức phải đi trước, như thế không thể nào với lý luận thuần túy mà nắm được đối tượng. Đó là phần tiến bộ trong cảm giác luận tiên nghiệm.
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx Phần lạc hậu của nó là ở chỗ Kant nói thêm rằng, sở dĩ cảm giác có giá trị độc lập như thế mà không thể thay thế bằng lý luận thuần túy, là nó có điều kiện căn bản là những hình thức của cảm giác có trước kinh nghiệm, đó là không gian và thời gian. Một vật không thể nào xuất hiện trong cảm thức nếu không xuất hiện trong không gian và thời gian, đó là điều kiện của đối tượng, và nó có trước đối tượng. Nếu nó có trước kinh nghiệm ấy, và nó có một giá trị không phụ thuộc kinh nghiệm, đó là toán pháp thuần túy nghiên cứu không gian và thời gian. Tại sao nó có trước kinh nghiệm? Kant cho nó là điều kiện của kinh nghiệm không phụ thuộc vào thực thể tự tại, vì nếu phụ thuộc vào thực tại thì nó không thể có trước kinh nghiệm. Nó là điều kiện phổ cập và tất yếu nhưng lại chủ quan, nó là hình thức trước kinh nghiệm (à priori) của kinh nghiệm. Kant có đề cao giá trị độc lập của cảm thức đối với nhận thức, và do đó gây cơ sở phê phán huyền học, nhưng một mặt muốn bảo vệ tính chất thuần túy của những kỳ vọng của toán pháp thuần túy, nên lại tuyệt đối hóa hình thức của cảm giác - không gian và thời gian -, biến những hình thức ấy thành hoàn toàn chủ quan, do đó tách rời đối tượng xuất hiện trong kinh nghiệm và vật tự tại. Kant đề cao kinh nghiệm, nhưng lại cho nó căn bản là chủ quan, không phản ánh thực tại, nên học thuyết của Kant là duy tâm tiên nghiệm. Nó đối lập với duy tâm kinh nghiệm chủ nghĩa, cả hai đều lấy chủ quan làm xuất phát điểm, nhưng chủ quan của Kant có tính chất phổ cập và tất yếu, nó là điều kiện tiên thiên của tất cả các cảm giác chủ quan có tính chất phổ cập và tất yếu, nó là điều kiện của đối tượng thực tại tương đối trong kinh nghiệm, tuy không phải là thực tại tuyệt đối, không phải là tự tại (ta không biết được tự tại mà chỉ biết được thực tại trong không gian và thời gian). Kant có phê phán huyền học, nhưng lại hạ thấp giá trị của khoa học cho là không nắm được thực tại tuyệt đối, và như thế đã mở hé cửa cho sau này trở lại tôn giáo. Đó là hai mặt của lý thuyết, phản ánh thực trạng xã hội và tình trạng giai cấp tư
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx sản Đức: trong khi đả phá cái thuần tuý của huyền học, Kant lại bảo vệ một thứ thuần túy khác gần kinh nghiệm hơn -- thuần túy Toán lý. Kant chưa công nhận thế giới vật chất quan niệm theo cơ lý là thực tại tuyệt đối. Giai cấp tư sản Đức đã thấy cái hình thức thực tại xuất hiện trong cuộc Cách mạng tư sản, nhưng chưa đi tới chỗ thấy được chỉ có thực tại ấy mà thôi. Chỗ tiến bộ của nó là công nhận giá trị của cảm thức, không cho nó là lý luận mập mờ như Leibnitz. Do đó, sau này triết học Kant ảnh hưởng rất nhiều trong tư tưởng tư sản Âu Tây, biến thành một học thuyết giáo khoa xem nh ư học thuyết mở đầu cho một thời kỳ mới. Thực ra, nó chỉ xây dựng một cơ sở duy tâm, để một mặt thì hoạt động trong kinh nghiệm thực tế, nhưng một mặt khác thì lại chống lại lập trường duy vật của phong trào xã hội chủ nghĩa, và một phần nào hé cửa để đến lúc cần trở lại tôn giáo. Điểm tiến bộ nữa là nó sẽ mở đường cho sự phân tích những hiện tượng tinh thần. Sự nghiên cứu quan hệ giữa cảm thức và nhận thức sẽ mở đường cho sự nghiên cứu quá trình tiến triển của ý thức của Hégel, cung cấp điều kiện để phát triển chủ nghĩa duy vật về sự hiểu biết của người ta từ thực tế lên lý luận. Đó là công trình lớn nhất của Triết học Cổ điển Đức. II - PHÂN TÍCH LUẬN TIÊN NGHIỆM (Analytique transcendantale) Phân tích những khái niệm căn bản vận dụng trong nhận thức, đó là đối tượng của phần này. Mục đích của nó cũng giống phần tr ên, là một mặt phê phán huyền học, một mặt biện chính vật lý học thuần túy của vật lý học. Kant ph ê phán huyền học có tính chất tôn giáo đứng về mặt nhận thức. Nhận thức không phải là một cảm thức được phân tích, mà chỉ là tổng hợp cảm giác và chỉ tổng hợp thôi, vậy nếu
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx không có cảm giác thì nó cũng bất lực, như thế không thể có huyền học. Ở đây, Kant đi rất sâu vào vai trò tổng hợp cảm giác của nhận thức, nhận thức có tính chất khách quan nhờ thông qua cảm giác. Ví dụ, khi ta nói một đối t ượng là khách quan là khi ta có khả năng nhận thấy tính chất đồng nhất của vật lý qua những cảm giác mà nó gây trong ý thức, những cảm giác ấy phải thống nhất trong một khái niệm, không phải thống nhất của vật ấy qua những cảm giác mà nó gây trong ý thức, không phải thống nhất một cách máy móc. Trong kinh nghiệm, phải có một nguyên lý thống nhất các cảm giác trong một khái niệm, và thông qua nó ta mới nhận thức tính chất đồng nhất của đối tượng. Cái gì cho ta phân biệt các cảm giác thâu nhận trong kinh nghiệm thực tế và cảm giác trong mơ mộng? Kant cho cái phân biệt đó là: trong kinh nghiệm thực tế, những cảm giác liên kết với nhau theo quy luật phổ cập và tất nhiên, còn trong mơ mộng sự liên kết ấy không theo quy luật. Vậy sự phân biệt là khái niệm quy định sự liên kết các cảm giác: nếu có sự liên kết phổ cập tất nhiên thì đối tượng có tồn tại khách quan. Trong số 12 phạm trù mà Kant gọi là phạm trù của trí tuệ có ứng dụng tất nhiên trong hiện tượng khách quan, thì có hai phạm trù chủ yếu là: - Phạm trù số lượng. - Phạm trù nhân quả. Những hiện tượng thế giới khách quan đều có số lượng quy định một cách khách quan, và đều theo quy luật nhân quả, hiện tượng trước liên kết với hiện tượng sau một cách tất nhiên. Những quy luật ấy là do sự ứng dụng tất nhiên của những
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx phạm trù của trí tuệ vào hiện tượng. Phạm trù số lượng ứng dụng vào hiện tượng thì đẻ ra quy luật số lượng. Phạm trù nhân quả ứng dụng vào hiện tượng thì đẻ ra quy luật nhân quả. Phạm trù là khái niệm căn bản quy định tính chất khách quan của bất kỳ đối tượng nào. Vật này và vật nọ có thể khác nhau về số lượng, hiện tượng này và hiện tượng nọ có thể khác nhau và nguyên nhân, nhưng tất cả đều phụ thuộc vào phạm trù số lượng và nhân quả. Cái gì chứng minh rằng những hiện tượng khách quan đều phụ thuộc vào những phạm trù của trí tuệ? Phần phân tích tiên nghiệm sẽ chứng minh điều đó. Sự chứng minh xuất phát từ phân tích cái ý thức nhằm vào đối tượng, giải thích thế nào là tri giác được một đối tượng khách quan? Ví dụ: cái cây là một thực thể khách quan. Điều kiện của một thực thể khách quan, như khi trông thấy cây, là do chỗ một số cảm giác được liên kết trong ý thức một cách nhất định. Không phải trông thấy màu xanh mà đã trông thấy một cây xanh, vì trong lúc mơ mộng cũng có thể có cảm giác màu xanh nhưng chỉ là một cảm giác. Hai bên khác nhau ở chỗ màu xanh không phải tự nhiên xuất hiện bất cứ lúc nào, mà nó phải xuất hiện theo quy luật khách quan tất yếu và phổ cập, tức là chắc chắn rằng đứng theo một phương diện nào đó thì sẽ có một cảm giác nào đấy. Những cảm giác kế tiếp trong ý thức một cách tất yếu, phổ cập, có giá trị với tất cả mọi người. Có nắm cảm giác theo quy luật ấy, thì mới nói được rằng qua cảm giác kế tiếp nhau lung tung nên không nhằm đối tượng của thế giới khách quan. Tính chất khách quan của thế giới, theo Kant, là quy luật tính của luồng cảm giác kế tiếp nhau trong ý thức. Ví dụ nước sông chảy xuôi tức là cảm giác của ta lúc trông thấy sông phải kế tiếp theo một trật tự nhất định, từ ngược về xuôi. Chỉ có theo quy luật khách quan ta mới nhận định được đối tượng.
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx Nhưng tại sao cảm giác lại sắp xếp một cách tất yếu và phổ cập? Tại sao quy luật tất yếu, phổ cập đó lại thiết lập tính chất khách quan của thế giới? Kant trả lời rằng: vì nó ở trong cùng một tư tưởng. Nếu nó không liên kết một cách tất yếu và phổ cập, thì ý thức của ta cũng không thống nhất, không phải một ý thức nhất định, mà mỗi lúc một ý thức khác, do đó sẽ không thành một ý thức nữa. Đã không có quy luật nào để liên kết những cảm giác, thì sẽ không thể nói tới tư tưởng, không có bản ngã nữa. Nhưng thực tế thì mọi người đều có bản ngã, có ý thức tư tưởng, mà ý thức thì là một. Được thế, vì những cảm giác được liên kết theo những phạm trù nhất định của trí tuệ. Ví dụ, khi trông thấy một cái nh à, con mắt có thể liếc từ trên xuống dưới, rồi từ dưới lên trên, nhưng trong lúc đi lại như thế vẫn nắm được cùng một chiều của cái nhà. Ý thức dù đi từ trên xuống hoặc từ dưới lên trên thì cũng chỉ là một ý thức, vì những cảm giác kế tiếp nhau phải liên kết với nhau theo quy luật số lượng, nghĩa là nắm một chiều nhất định của cái nhà. Nếu không liên kết cảm giác như thế, thì chỉ có một số cảm giác lung tung chứ không thành một ý thức. Cái chứng minh giá trị của phạm trù trí tuệ (số lượng và nhân quả) là tính chất căn bản của đối tượng khách quan, và tính chất căn bản của đối tượng khách quan dựa vào sự thống nhất của bản ngã trong luồng ý thức. Nếu ý thức không nắm đối tượng theo quy luật nhất định, phổ cập thì không thành ý thức nữa, mà thực tế ta có ý thức thống nhất. Do lý lẽ trên mà Kant kết luận rằng những phạm trù của trí tuệ có giá trị khách quan. Phạm trù chính của trí tuệ là số lượng, nhân quả. Dựa vào những phạm trù đó có thể xây dựng được một vật lý học thuần túy, trong đó phát triển phần thuần túy của vật lý học. Nh ư nguyên lý thăng bằng giữa động lực và phản động lực, và nguyên lý hỏa lực. Đứng trên lập trường duy tâm, Kant không cho rằng thế giới mà ta gọi là khách quan là tuyệt đối, mà căn bản nó chỉ có ở trong ý thức. Ý thức có tính chất thống nhất thực, nh ưng không thống nhất trong ý thức thực sự áp dụng những phạm trù của trí tuệ vào
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx cảm giác, trong lúc liên kết những cảm giác thành đối tượng khách quan. Nó chỉ có trong hoạt động thực sự của trí tuệ để liên kết những cảm giác, chứ nó không phải là một thực thể có thể nắm được như một thực thể trong vũ trụ. Nhà huyền học cũ đã biến tính chất thống nhất trong hoạt động thực sự của trí tuệ th ành một thực thể là linh hồn bất diệt. Làm như thế là không đúng. Chúng ta không có quyền biến hoạt động của trí tuệ thành một vật có tính chất thực thể. Sở dĩ những nhà huyền học cũ đã biến hoạt động thực sự của trí tuệ thành một thực thể tinh thần, là vì họ đã đi quá phạm vi chân chính của trí tuệ là hoạt động sắp xếp những hiện tượng khách quan, tức là xây dựng vũ trụ quan khoa học. Do đó, các nhà huyền học cũ đã đi đến một thực thể thống nhất vô điều kiện, tức là đi ra ngoài phạm vi chân chính của tính chất thống nhất của ý thức. Sai lầm của huyền học về vũ trụ quan cũng xuất phát từ sai lầm tương tự như trên. 1 - Phê phán lý thuyết về vũ trụ quan. Nhà huyền học cũ cũng đòi hỏi một điều kiện vô điều kiện, vận dụng phạm trù của trí tuệ một cách tuyệt đối, ngoài phạm vi kinh nghiệm, do đó mà trong lý thuyết về vũ trụ quan, họ đã tất nhiên phải gặp những mâu thuẫn. Có 4 mâu thuẫn: a - Về mặt số lượng: Có thể nói thế giới là vô hạn trong không gian và thời gian, nhưng cũng có thế nói thế giới là có hạn trong không gian và thời gian. Vì nếu không có lúc nào là lúc
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx đầu tiên thì cũng không có lúc nào là lúc bây giờ. Nếu là vô hạn thì sẽ không nắm được thế giới. Thế giới đã có. Có là vì có hạn. Đã có thế giới thì có thể quy định được chiều của nó tức là có hạn trong không gian rồi. Nhưng cũng có thể nói sau một khu lại có một khu khác, vậy thế giới là vô hạn. b - Về mặt chất lượng: Thực thể có thể phân chia một cách vô hạn, vì nhỏ bao nhiêu thì cũng có thể phân chia được nữa. Nhưng cũng có thể nói, đến một lúc nào đó có những yếu tố đơn giản thuần túy không thể phân chia được, vì nếu không có yếu tố đơn giản thuần túy thì không thể thành thế giới được. Cả hai mặt đều có lý cả. c - Về quan hệ nhân quả: Có thể nói những quan hệ nhân quả kế tiếp một cách vô hạn. Tr ước một hiện tượng thì có một hiện tượng làm nguyên nhân, trước hiện tượng làm nguyên nhân này lại có một hiện tượng khác làm nguyên nhân cho nó. Hiện tượng nào cũng có nguyên nhân. Cứ thế, dây chuyền nguyên nhân này sang nguyên nhân kia tuyệt đối đầu tiên, vì nếu chúng ta cứ đi mãi từ nguyên nhân này đến nguyên nhân trước thì rốt cuộc không bao giờ nắm được một nguyên nhân nào hết, tức là không có sự việc bao giờ hết.
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx d - Về phương thức tồn tại: Có thể nói mọi hiện tượng đều có tính chất có điều kiện, nghĩa là không có thực thể nào tuyệt đối vô điều kiện (nghĩa là không có Thượng đế). Nhưng mặt khác, cũng có thể nói có thực thể tất nhiên tuyệt đối, vì nếu không thì những điều kiện không biết dựa vào cái gì. Phải có một cái gì tuyệt đối để mọi vật dựa vào. Đó là 4 mâu thuẫn trong vũ trụ quan cũ. Theo Kant, sở dĩ những mâu thuẫn ấy xuất hiện và thành nội dung của những cuộc tranh luận liên miên giữa những nhà huyền học cũ, vì ở đây lý tính đã sử dụng trí tuệ ngoài phạm vi kinh nghiệm thực sự. Ví dụ thế giới quan khoa học vô hạn đã đi ra ngoài kinh nghiệm thực sự. Do đó, không thể đặt vấn đề là hữu hạn hay vô hạn. Kant cho rằng mâu thuẫn này xuất phát từ cách đặt vấn đề sai lầm, đáng lẽ chỉ sử dụng những phạm trù của lý tính trong phạm vi kinh nghiệm, nhưng ở đây đã đặt vấn đề sử dụng trong toàn bộ. Thực tế, trong kinh nghiệm không bao giờ nắm được toàn bộ. Đó là những mâu thuẫn của lý tính thuần túy. 2 - Phê phán lý thuyết về Thượng đế. Cuối cùng, nếu xét đến khái niệm Th ượng đế tức phần cuối cùng của huyền học cũ, thì chúng ta cũng thấy khái niệm Thượng đế xuất phát từ sự sử dụng bất chính một phạm trù của trí tuệ. Phạm trù ấy có ý nghĩa trong thực tế kinh n ghiệm. Đó là phạm trù hỗ tương tác dụng. Mọi vật tác dụng lẫn nhau thì đó là đúng, nhưng nhà
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx huyền học vận dụng phạm trù ấy ra ngoài kinh nghiệm, đặt vấn đề hỗ tương tác dụng trong toàn hộ tức là vấn đề thực thể tuyệt đối. Khái niệm Thượng đế là do một phạm trù chân chính của trí tuệ nhưng bị sử dụng một cách bất chính. Căn cứ vào đấy, Kant phê phán tất cả những cái trước kia gọi là dẫn chứng của sự tồn tại của Thượng đế. Có 3 dẫn chứng: - Dẫn chứng thực thể chủ nghĩa; - Dẫn chứng vũ trụ quan chủ nghĩa; - Dẫn chứng mục đích chủ nghĩa. a - Dẫn chứng thực thể chủ nghĩa. Nói rằng khái niệm Thượng đế là khái niệm của toàn bộ tất cả cái gì có thể có được. Toàn bộ tất cả cái gì có thể có được tất nhiên là có, vì trong khái niệm ấy đã có sự tồn tại. Kant cho rằng nói như thế không được, vì nói Thượng đế là thực thể tuyệt đối nhưng không có cái gì chứng minh là cái đó có thực, mà nó chỉ là một định nghĩa có tính cách danh từ. Chúng ta có thể xây dựng khái niệm với bất kỳ thuộc tính gì, nhưng trong thuộc tính không thể để sự tồn tại, nghĩa là không thể xây dựng cái tồn tại bằng khái niệm. Sở dĩ chuyển từ danh từ sang thực tại, vì căn bản đã sử dựng phạm trù một cách toàn bộ ngoài kinh nghiệm thực sự, đặt một thực thể toàn bộ tuyệt đối mà không đặt những điều kiện kinh nghiệm. Nắm như
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Mười Hai: Triết Học Cổ Điển Đức từ Kant đền Hegel
86 p | 192 | 70
-
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Năm (B): Tư tưởng triết học Hy Lạp trong thế kỷ IV và III tr. CN
79 p | 173 | 47
-
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần 1
21 p | 197 | 44
-
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Năm: Tư tưởng triết học Hy Lạp
78 p | 142 | 44
-
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Tám: Văn Hoá Phục Hưng và Cải cách Tôn Giáo
17 p | 180 | 35
-
Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử triết học trước Marx
19 p | 245 | 35
-
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Ba: Tư tưởng nguyên thủy - Vần đề nhận thức của loài người trong xã hội nguyên thủy
41 p | 147 | 31
-
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Chín: Thế kỷ XVII & XVIII
42 p | 133 | 30
-
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Bốn: Ý nghĩa của khái niệm thần trong xã hội chiếm hữu nô lệ
40 p | 154 | 28
-
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Hai: Biện chứng pháp cuả tiền sử tư tưởng
38 p | 145 | 28
-
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Bảy: Xã hội Trung Cổ
18 p | 139 | 24
-
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Mười: Triết học duy vật Pháp thế kỷ XVIII
18 p | 125 | 23
-
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Tư tưởng cổ đại Trung Hoa
15 p | 99 | 21
-
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Sáu: Nguồn gốc đạo Gia Tô
14 p | 149 | 21
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn