Liên hệ bảo vệ môi trường vào trong dạy học Vật lý
lượt xem 22
download
Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái đã là vấn đề quan tâm chung của nhân loại. Vì vậy, người ta coi vấn đề môi trường là một trong các "vấn đề toàn cầu". Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đã được xác định chủ yếu là do các hoạt động của con người: phá rừng, sản xuất công, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt, dân số tăng nhanh…
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Liên hệ bảo vệ môi trường vào trong dạy học Vật lý
- Liên hệ bảo vệ môi trường vào trong dạy học Vật lý TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái đã là vấn đề quan tâm chung của nhân loại. Vì vậy, người ta coi vấn đề môi trường là một trong các "vấn đề toàn cầu". Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đã được xác định chủ yếu là do các hoạt động của con người: phá rừng, sản xuất công, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt, dân số tăng nhanh… Trong bối cảnh phát triển của xã hội loài người, bài toán:"phát triển bền vững" đã được đặt ra để giải quyết. Phương châm của phát triển bền vững được nêu lên là: "Sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu trong hiện tại không làm xâm phạm đến khả năng làm thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai". Một số định hướng nội dung GDMT khi dạy học vật lý ở trường THPT:
- Theo định nghĩa về môi trường của Chương trình môi trường Liên Hiệp quốc (United Nation Enviroment Program (UNEP)): "Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng". Việc phân tích cấu trúc môi trường theo khoa học môi trường cho thấy các yếu tố vật lý có vai trò rất quan trọng. Như vậy, môn vật lý ở trường phổ thông có thể khai thác nhiều cơ hội để tích hợp các nội dung GDMT, có thể nêu ra một số trường hợp như: + Khai thác từ nội dung môn học vật lý; + Tích hợp các nội dung của các môn học khác như: hóa học, sinh học,... (vì nhiều quá trình hóa học, sinh học,... chịu tác động của yếu tố vật lý). Để định hướng cho việc lựa chọn nội dung GDMT phù hợp, có thể nêu lên một số vấn đề môi trường dang được quan tâm hiện nay có liên quan trực tiếp tới các quá trình vật lý; 1. Tài nguyên rừng bị suy giảm: - Trước hết phải làm rõ được vai trò của rừng đối với cuộc sống con người:
- + Rừng - nguồn gien quý giá (động, thực vật); + Cung cấp lâm thổ sản; + Điều hòa lượng nước trên mặt đất; + Rừng ="lá phổi xanh"; + Rừng ( chống xói mòn đất,... Dưới góc độ khoa học vật lý, có thể nêu lên các quá trình vật lý như: hiện tượng mao dẫn của đất, quá trình quang hợp, thế năng, động năng dòng chảy của nước gây ra sự bào mòn đất... - Các giải pháp bảo vệ rừng, phát triển rừng nhìn từ góc độ vật lý (chống sói mòn đất, hạn chế khí nhà kính…); 2. Ô nhiễm nước: Vai trò của nước đối với sự sống trên Trái Đất, các quá trình lý hóa khi nước bị ô nhiễm,... các biện pháp bảo vệ nước, chu trình nước trong tự nhiên ( liên quan tới các hiện tượng chuyển thể của nước…) 3. Suy thái và ô nhiễm đất 4. Ô nhiễm không khí: khí quyển, quá trình suy giảm tầng ôzôn, chất phóng xạ, hóa chất;
- 5. Ô nhiễm tiếng ồn: liên quan trực tiếp tới các quá trình vật lý như sóng âm: * Khái niệm: ô nhiễm môi trường do tiếng ồn (tập hợp những âm thanh tạp loạn có tần số và chu kỳ khác nhau, nói cách khác : là những âm thanh chói tai, gây những tác động không mong muốn, có hại cho sức khỏe con người,, cơ thể sống. * Các nguồn ô nhiễm: tiéng máy bay, xe cộ, karaokê quá giới hạn cho phép,... , (âm thanh ( 80 dB). 6 - Ô nhiễm ánh sáng: sự chiếu sáng gây tác hại đến con người và sinh vật. 7. Sản xuất , truyền tải và sử dụng điện năng nhìn nhận dưới góc độ bảo vệ môi trường. 8. Ô nhiễm phóng xạ: Các tia phóng xạ, an toàn hạt nhân,… - Về phương tiện dạy học: Phương tiện dạy học có ý nghĩa quan trọng nâng cao chất lượng dạy học nói chung, chất lượng GDMT nói riêng. Ví vậy trong các bài học có tích hợp các nội dung GDMT giáo
- viên nên tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là các phương tiện nghe nhìn Chẳng hạn, sử dụng các video clip (từ 3 - 5 phút) để giới thiệu về các yếu tố môi trường và sử dụng hợp lý năng lượng, như: cọn nước, cối giã gạo nước, trạm thủy điện nhỏ, trạm pin mặt trời (năng lượng sạch), ô nhiễm không khí và tiếng ồn giao thông ; từ trường trái đất, năng lượng nguyên tử, ... Để khai thác và cập nhật các tư liệu phục vụ GDMT, giáo viên có thể chủ động sử dụng phương tiện internet khai thác các Website về môi trường và GDMT bổ ích. 3. Hai kiểu triển khai GDMT: a./ Kiểu 1: thông qua dạy học các bộ môn ở phổ thông: ở đây có 2 dạng bài học có thể khai thác cho GDMT: Dạng 1: nội dung chủ yếu của bài học, hoặc có nội dung môn học trùng hợp với nội dung môi trường ( hình thức lồng ghép).
- Dạng 2: một số nội dung của bài học có liên quan với nội dung GDMT song không nêu rõ trong sách giáo khoa (hình thức liên hệ). Khi khai thác cơ hội GDMT dù theo hình thức nào cũng cần tuân theo 3 nguyên tắc sau: 1./ . Không làm mất tính đặc trưng của môn học. Không biến bài học bộ môn thành bài học môi trường; 2./. Khai thác nội dung chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tùy tiện; 3./. Phát huy tích cưc nhận thức của HS, khai thác kinh nghiệm thực tế của HS, tận dụng cơ hội để HS tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Có thể nêu lên một số cách thức tổ chức hoạt động GDMT qua dạy học bộ môn như sau: . Phân tích vấn đề môi trường liên quan nội dung môn học; . Khai thác thực trạng môi trường làm nội dung GDMT; . Xây dựng bài tập môn học từ thực tế môi trường địa phương;
- . Sử dụng phương tiện dạy học hỗ trợ GDMT; . Sử dụng tài liệu tham khảo (tranh, ảnh, sách, báo...) . Thực hiện bài học tại thực địa. - Các hoạt động của GV khi xác định nội dung GDMT và xây dựng giáo án khai thác GDMT Các hoạt động của GV khi định hướng tổ chức quá trình dạy học tích hợp GDMT, theo chúng tôi sẽ bao gồm: Hoạt động 1: Nghiên cứu chương trình, SGK để xây dựng mục tiêu dạy học, trong đó có các mục tiêu GDMT. Việc nghiên cứu chương trình, nội dung SGK cho phép GV xây dựng kế họach dạy học phù hợp cho toàn bộ chương trình bộ môn, cho từng phần của môn học, từng chương cũng như từng bài học. Nhờ việc phân tích chương trình, SGK GV có được cái nhìn tổng thể về các đơn vị kiến thức, kĩ năng, thấy được mối liên hệ giữa chúng và dễ phát hiện các cơ hội tích hợp nội dung GDMT vào từng đơn vị kiến thức một cách hợp lí, từ đó lập kế hoạch khai thác các nội dung GDMT trong suốt quá trình dạy học mà không sa vào tình huống ngẫu nhiên, tuỳ tiện làm quá tảI bài học, hoặc trùng lặp, hoặc không đưa ra được các tình huống GDMT thực sự
- có ý nghĩa thuyết phục. Kết thúc quá trình này GV có thể đưa ra một sơ đồ lôgic xây dựng kiến thức một cách phù hợp. Việc làm này sẽ cho cái nhìn trực quan về mối liên hệ giữa các kiến thức, cho phép xác định hợp lí các tình huống sử dụng phương pháp và phương tiện dạy học thích hợp. Nó cũng cho phép xác định hợp lí các cơ hội tích hợp nội dung GDMT vào bài học. Hoạt động 2: Xác định các nội dung GDMT cần tích hợp: Căn cứ vào mối liên hệ giữa kiến thức bộ môn và nội dung GDMT, GV cần làm rõ sẽ tích hợp nội dung GDMT nào là hợp lí, thời lượng dành cho nó là bao nhiêu. Theo các nguyên tắc chung về GDMT thì các nội dung môi trường càng gần với kinh nghiệm sống của HS thì càng tốt, đặc biệt có ý nghĩa là các nội dung đề cập tới vấn đề môi trường sinh thái của địa phương. Vì vậy, với cùng một nội dung tri thức vật lí trong SGK, song khi dạy cho HS ở các vùng miền khác nhau, GV cần có cách khai thác nội dung GDMT khác nhau. Nói một cách khác, căn cứ vào đối tượng HS khác nhau, GV sẽ xây dựng các tình huống tích hợp nội dung GDMT khác nhau.
- Hoạt động 5: Lựa chọn và vận dụng các phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp: ở đây, trứơc hết phải vận dụng các phương pháp dạy học tích cực . Hoạt động 4: Xây dựng tiến trình dạy học dạy học cụ thể: ở hoạt động này GV thiết kế cụ thể các yêu cầu đối với HS, các hoạt động trợ giúp của GV đối với HS và phối hợp các hoạt động đó để đạt được mục đích dạy học. Sưu tầm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Bảo vệ môi trường
322 p | 566 | 154
-
Bảo vệ môi trường với sự phát triển bền vững du lịch ở Hà Tây.
29 p | 359 | 141
-
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀTHỰC TẾ ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THÔNG KÊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
5 p | 225 | 76
-
Phân tích hệ thống môi trường - Bài 4
42 p | 204 | 52
-
Mười bước để có được một sự hoàn hảo về môi trường
12 p | 151 | 46
-
Bài giảng Mối liên hệ giữa môi trường và sức khỏe
419 p | 371 | 32
-
Tiêu chuẩn môi trường là gì?
2 p | 261 | 31
-
Hoạch định không gian phát triển kinh tế với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực Dung Quất - thành phố Quảng Ngãi - huyện đảo Lý Sơn
15 p | 81 | 5
-
Bài giảng Quản lý môi trường: Chương 6 - ThS. Trương Thị Diệu Hiền
17 p | 17 | 5
-
Đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý môi trường và mức độ thực hiện các giải pháp liên quan đến kinh tế tuần hoàn của một số doanh nghiệp thuộc ngành nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội
11 p | 12 | 5
-
Căn cứ pháp lý và các quy định chung về hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu môi trường
16 p | 24 | 5
-
Bài thuyết trình Thuế bảo vệ môi trường
33 p | 78 | 4
-
Thực trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất giải pháp theo hướng 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc
4 p | 60 | 4
-
Đánh giá hiệu quả giảm phát thải đối với một số giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động của hệ thống xe buýt tại Hà Nội
10 p | 48 | 3
-
Giáo trình Sinh thái học và bảo vệ môi trường (Ngành: Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
75 p | 10 | 3
-
Đánh giá hiệu quả quy định pháp luật bảo vệ môi trường trong thúc đẩy tăng trưởng xanh tại các làng nghề ở Việt Nam
8 p | 9 | 2
-
Cần sớm thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển để triển khai phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo
3 p | 51 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn