intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Liên kết tạo động lực phát triển du lịch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Liên kết tạo động lực phát triển du lịch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung" tập trung nghiên cứu những quan điểm mới, phân tích thực trạng, đánh giá nguyên nhân và kiến nghị giải pháp phù hợp trong liên kết để tạo ra động lực phát triển du lịch vùng KTTĐMT nhanh và hiệu quả trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Liên kết tạo động lực phát triển du lịch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

  1. LIÊN KẾT TẠO ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG PGS. TS. Nguyễn Đình Hiền1, ThS. Hồ Thị Minh Phương2 (1),(2) Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Liên kết vùng là một chính sách đang được chú trọng ở nước ta nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trong phát triển kinh tế. Hiện nay nhiều địa phương đã thực hiện liên kết vùng trên các lĩnh vực kinh tế, trong đó có liên kết phát triển du lịch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT). Nhờ đó, du lịch của Vùng đã có bước phát triển đáng kể và đóng góp tích cực vào nền kinh tế, tuy nhiên chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Vùng, bài viết tập trung nghiên cứu những quan điểm mới, phân tích thực trạng, đánh giá nguyên nhân và kiến nghị giải pháp phù hợp trong liên kết để tạo ra động lực phát triển du lịch vùng KTTĐMT nhanh và hiệu quả trong bối cảnh cuộc cáh mạng 4.0 (CM 4.0). Từ khóa: Liên kết kinh tế, liên kết vùng, phát triển du lịch, vùng kinh tế trọng điểm 1. Quan điểm về liên kết kinh tế tạo động lực phát triển du lịch Qua nghiên cứu cho thấy, nhiều quan điểm thống nhất: Liên kết kinh tế là sự liên kết giữa các chủ thể kinh tế khác nhau trong một vùng, dựa trên lợi ích kinh tế là chính, nhằm phát huy lợi thế so sánh, tạo ra tính cạnh tranh kinh tế cao hơn cho một vùng. Các hình thức liên kết kinh tế có thể trên các khía cạnh không gian kinh tế theo lãnh thổ, chuỗi ngành hàng, tổ chức sản xuất. Trong lý thuyết phát triển, thuật ngữ liên kết được sử dụng đầu tiên trong các công trình của Perroux (1955) trong tác phẩm "Những nguyên lý kinh tế học". Ông cho rằng một số vùng có tiềm năng lợi thế so sánh sẽ thúc đẩy hình thành và phát triển không gian kinh tế, tạo ra sự liên kết nội vùng, từ đó hình thành lợi thế so sánh toàn vùng. Jacques Raoul Boudeville (1966), trong tác phẩm "Problem of regional Economic planing" đã phân tích các vấn đề quy hoạch phát triển vùng dựa trên nguyên lý phân tích các lợi thế phát triển. Ronal E. Miller thì nêu rõ: các quan hệ liên kết trong một vùng phải tối ưu hóa giá trị gia tăng cho vùng. John Friedmann (1966) với mô hình trung tâm - ngoại vi nhấn mạnh về tổ chức không gian vùng với các liên kết sản xuất và thương mại trong một trung tâm có sự dồi dào về các nguồn lực, trong đó có nguồn lực con người có chất lượng tay nghề cao. GS Hirschman (1958) đã đưa ra khái niệm liên kết ngược và liên kết xuôi để nghiên cứu các mối quan hệ ngành và liên ngành trong vùng. Nghiên cứu về các điều kiện để thực thi liên kết kinh tế vùng bền vững, nhiều nhà khoa học cho rằng: Lợi thế so sánh của vùng có vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống liên kết nội ngành và liên ngành kinh tế và do đó hình thành mối liên kết nội vùng và liên vùng. Sự thống nhất về thể chế và sự đồng thuận của các nhóm xã hội trong một vùng, sẽ thúc đẩy liên kết giữa các địa phương, giữa các nhóm xã hội và các ngành kinh tế, đảm bảo sự chia sẻ lợi ích chung, trong đó có lợi ích phát triển riêng của địa phương. Có thể khái quát liên kết kinh tế vùng bao gồm: liên kết giữa các chủ thể nhà nước, liên kết giữa các tác nhân kinh tế và liên kết giữa các cộng đồng nghề nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh mới hiện nay liên kết cần phải gắn với thành tựu của cuộc CMCN 4.0 và được thể hiện ở các ngành, các lĩnh vực, trong đó có ngành du lịch. Trong bối cảnh CMCN 4.0, xu hướng phát triển của ngành du lịch là: Sự phát triển của công nghệ thông tin làm thay đổi phương thức tiếp cận và chia sẻ thông tin của khách du lịch, đặc biệt là ảnh hưởng của mạng xã hội và các ứng dụng trên internet, điện thoại di động ngày càng phổ biến, đòi hỏi cơ quan quản lý các điểm đến phải thay đổi phương thức xúc tiến quảng bá và định hướng thị trường; khách đi du lịch ngoài mục đích thăm viếng, sức khỏe, 28
  2. tham quan, nghỉ dưỡng…còn chú trọng nhu cầu trải nghiệm hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi); chính sách mở cửa quốc tế, đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh là xu hướng chung trên thế giới; chú trọng phát triển du lịch bền vững, xây dựng hệ sinh thái du lịch; sự tăng trưởng cao của du lịch Châu Á – Thái Bình Dương trong những năm vừa qua đồng nghĩa với việc du lịch khu vực cần có trách nhiệm lớn hơn đối với mục tiêu phát triển toàn cầu... Với xu hướng trên, việc liên kết phát triển du lịch đang trở thành phổ biến trên thế giới. Các quốc gia đều nhận thức được rằng, liên kết phát triển du lịch là việc phối hợp nhiều hoạt động khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu trọn gói cho khách du lịch như đi lại, tham quan, giải trí, ăn uống, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, trải nghiệm…Liên kết là cách thức tốt nhất để kết nối các chuỗi giá trị, các khâu, các mắt xích của các tiềm năng, thế mạnh tự nhiên, văn hóa thành các tour, các dịch vụ du lịch tốt cho du khách. Mặt khác, việc tổ chức liên kết còn mang lại lợi thế cạnh tranh lâu dài, hiệu quả kinh doanh và quan trọng hơn là phát triển bền vững ngành du lịch. Đồng thời thông qua quá trình liên kết sẽ giúp cho các thành viên phối hợp, bổ sung cho nhau nhằm tăng thêm thế mạnh, ưu điểm nổi trội của mình, theo đó tạo điều kiện tốt hơn cho toàn bộ hoạt động du lịch. Với quan điểm nêu trên có thể vận dụng vào nghiên cứu, đánh giá và đưa ra những giải pháp để liên kết phát triển du lịch vùng KTTĐMT trong thời gian tới và tầm nhìn đến năm 2030. Liên kết phát triển ngành du lịch các tỉnh vùng KTTĐMT (Vùng), bao gồm: 5 tỉnh, thành (Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) là một trong những vấn đề quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của miền Trung hiện nay. Vùng KTTĐMT có diện tích 27.884km2, dân số hơn 6,2 triệu người, dự báo đến 2025 là 8,15 triệu người, trong đó có hơn 6 triệu người trong độ tuổi lao động. Vùng có các nguồn lực du lịch tự nhiên và xã hội phong phú, đa dạng, có chuỗi đô thị nằm trải dài trên 600 km bờ biển: Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn và các khu kinh tế lớn như: Chân Mây - Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội. Vùng KTTĐMT là mặt tiền của Việt Nam, nhìn ra biển Đông, có vị thế kinh tế thuận lợi, có ý nghĩa chiến lược về giao lưu kinh tế Bắc – Nam, Đông – Tây; có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và Myanmar, là cửa ngõ ra biển của các tuyến hành lang Đông Tây, nối với đường hàng hải quốc tế. Với nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, nhiều tiềm năng nổi trội về biển, đảo, vịnh nước sâu, đất, rừng, di sản văn hóa lịch sử... có lợi thế để phát triển 4 lĩnh vực chủ yếu của kinh tế biển là: (1) Ngư nghiệp, nhất là đánh bắt xa bờ; (2) Cảng biển và dịch vụ hàng hải; (3) Khu kinh tế, khu công nghiệp gắn liền với lợi thế cảng biển và (4) Du lịch biển đảo, gắn với văn hóa, lịch sử. Có thể nói phát triển du lịch là một thế mạnh của Vùng vừa là tất yếu phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế, vừa thực hiện chính sách của nhà nước coi du lịch ngành kinh tế là mũi nhọn. Đối với Vùng thực hiện liên kết là để tạo ra động lực cho phát triển kinh tế du lịch. 2. Thực trạng liên kết trong hoạt động kinh tế du lịch ở vùng KTTĐMT Kinh tế du lịch ở các tỉnh vùng KTTĐMT trong những năm qua có những bước phát triển đột phá. Năm 2016 vùng KTTĐMT đã đón được 17.224.916 lượt khách, phục vụ trên 17 triệu khách, doanh thu đạt 24.476,623 tỷ đồng, kết quả đạt được đó có sự đóng góp của hoạt động liên kết- như một động lực quan trọng trong phát triển du lịch, thể hiện trên các mặt sau: 2.1. Liên kết trong việc xác lập các tour du lịch Kinh tế du lịch (KTDL) là ngành kinh tế mang tính tổng hợp, đa ngành, liên vùng và mang tính xã hội hóa cao. Sự phụ thuộc và lan tỏa trong hoạt động của KTDL giữa các quốc gia trên thế giới, trong khu vực, các địa phương trong nước, đặc biệt là các địa phương trong Vùng là một tất yếu. Để thúc đẩy KTDL của địa phương nói riêng và của toàn Vùng nói 29
  3. chung phát triển, thu hút khách du lịch đến Vùng góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội, các tỉnh trong Vùng đã đẩy mạnh công tác xây dựng sản phẩm du lịch liên vùng, hình thành và xác lập các tuor du lịch liên vùng. Cụ thể, ba Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng đã kí kết văn bản hợp tác liên kết phát triển KTDL với các chuỗi sự kiện: “Đà Nẵng biển gọi”- Đà nẵng, “Hành trình di sản”- Quảng Nam. “ Lăng cô huyền thoại biển”- Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã liên kết với nhau thành các chuổi sản phẩm du lịch kéo dài qua nhiều tỉnh, thành của Vùng như: phát triển sản phẩm du lịch biển đảo gắn liền với việc tìm hiểu văn hóa vùng biển đảo như: Thuận an (Thừa Thiên- Huế), bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), đảo Lý Sơn (Quảng ngãi), đảo Cù Lao Xanh (Quy Nhơn), bán đảo Phương Mai (Quy Nhơn),… các sản phẩn DL văn hóa lịch sử gắn với các di tích như: Các di sản văn hóa Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), quần thể Tháp (Bình Định),… các sản phẩm du lịch (DL) sinh thái như: miền sơn cước A Lưới (Thừa Thiên- Huế), Bà Nà (Đà Nẵng), Hồ Phú Ninh (Quảng Nam), Lũng Ò Ba Tơ (Quãng Ngãi), Hầm Hô (Bình Định),… đặc biệt, việc liên kết cũng sẽ tập trung vào xây dựng bộ nhận diện chung cho DL các địa phương (logo, slogan, ấn phẩm, vật phẩm, tập gấp chương trình,…). Năm 2016, các địa phương trong Vùng mà cụ thể Thừa Thiên Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam sẽ đẩy mạnh liên kết để xúc tiến du lich thông qua việc tham gia các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế như: hội chợ ITB Berlin 2016 và tổ chức roadshow giới thiệu du lịch 3 địa phương tại CHLB Đức (9 – 13/3); hội chợ du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2016 (tháng 4); hội chợ du lịch quốc tế ITE TP. Hồ Chí Minh 2016 (tháng 9); hội chợ JATA Nhật Bản 2016 (tháng 9); tham gia xây ấn phẩm “khám phá du lịch vùng duyên hải miền Trung” trong đó giới thiệu các sản phẩm du lịch đặc trưng của Vùng,… Du lịch của các tỉnh trong Vùng đang nâng cao tính chuyên nghiệp của sự liên kết, hướng đến phát triển du lịch một cách bền vững. Trong xu thế chung đó, du lịch Đà Nẵng được xem là đầu tàu trong việc liên kết xác lập các tour du lịch của Vùng, tiếp tục duy trì con đường di sản miền Trung và nối dài tới không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, chủ động kết nối du lịch miền Trung-Tây Nguyên với những điểm đến nổi tiếng của ba nước Đông Dương và tuyến hành lang kinh tế Đông -Tây mở ra những cơ hội mới cho du lịch của Vùng. Thừa Thiên Huế xem là điểm dừng chân quan trọng trong việc liên kết, xác lập các tour du lịch của Vùng. Đặc biệt, khai thông con đường Xuyên Á trên tuyến hành lang Đông - Tây với các chương trình du lịch “Ba quốc gia-Một điểm đến”, “Một ngày ăn cơ ba nước”, “Hành trình kinh đô Việt cổ”,… là những minh chứng cho thành quả của việc liên kết, hợp tác xây dựng sản phẩm du lịch và các tour du lịch Thừa Thiên Huế nói riêng và toàn vùng nói chung. Năm 2007 thành phố Huế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng trở thành phố Fetival của Việt Nam. Hiện nay, thành phố tổ chức chuyên nghiệp Fetival hai năm một lần, đây là điều kiện to lớn của sự liên kết nhằm khai thác tiềm năng phát triển KTDL của các tỉnh trong Vùng, xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch liên vùng, khai thác các loại hình sản phẩm du lịch của Vùng,… Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định luôn quan tâm tới sự liên kết vùng, xem đó là một trong những giải pháp cho phát triển của chính mình, các địa phương trong Vùng phối hợp với nhau để đón các đoàn Famtrip, kết hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến tại các thị trường trong nước và ngoài nước, tăng cường phối hợp tổ chức các sự kiện du lịch để tránh trùng lặp về thời gian, hỗ trợ cho nhau trong công tác tổ chức và quảng bá cho các sự kiện du lịch ở mỗi địa phương một cách thiết thực, tạo điều kiện cho các công ty lữ hành trong việc đặt văn phòng, chi nhánh, vận chuyển khách giữa các địa phương trong Vùng. Ngoài ra, còn có liên kết các tỉnh trong Vùng với những tỉnh khác như: Quảng Ngãi-Bình Định-Kon Tum- Gia Lai; Đà Nẵng- Lâm Đồng; Bình Đinh-Phú Yên-Khánh Hòa,… 2.2. Liên kết trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Với sự bùng nổ về thông tin truyền thông, tiếp thị của các hãng lữ hành trong và ngoài nước, khách DL ngày càng nhiều lựa chọn cho điểm đến của mình đồng thời việc cạnh tranh 30
  4. giữa các điểm đến trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Vì vậy, DL Việt Nam nói chung và vùng KTTĐMT nói riêng muốn thu hút khách DL đến Vùng đòi hỏi phải có sự liên kết trong quản lý và marketing. Trong thời gian qua, các địa phương trong Vùng đã nỗ lực tổ chức các sự kiện, các chương trình quảng bá cho chủ đề điểm đến của mình, như các festival, các lễ hội, các sự kiện lớn: lễ hội Sóng nước Tam Giang, lễ hội Vật làng Sình… của Thừa Thiên Huế, chương trình du lịch Đà Nẵng-Điểm hẹn mùa hè, năm du lịch Quốc gia Quảng Nam, chương trình “Tháng du lịch Hội An-cảm xúc mùa hè”, Lễ hội kỷ niệm 220 năm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa và festival Tây Sơn-Bình Định,… Các địa phương trong Vùng cũng đã tập trung thu hút du khách thông qua các sự kiện lớn như hội nghị APEC, hành lang kinh tế Đông-Tây, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, cuộc thi hoa hậu Việt Nam, hoa hậu các dân tộc Việt Nam,…những hoạt động này là cơ hội để thu hút số lượng lớn du khách, khắc phục tính mùa vụ của du lịch, đồng thời tăng khả năng quảng bá hình ảnh điểm đến của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước. Theo kết quả thống kê cho thấy, thông qua các lễ hội festival đã thu hút thêm 100.000 lượt khách đến các địa phương tổ chức sự kiện trong Vùng. Các tỉnh vùng KTTĐMT thời gian qua đã tích cực tham gia được nhiều đợt roadshow giới thiệu du lịch của Vùng tại Trung Quốc, Thái Lan, Nga, Singapore, Malaysia, Hong Kong, Lào, Nhật Bản,… Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng đã tham gia cuộc đua thuyền buồm Clipper 2015-2016 nhằm tạo cơ hội lớn để quảng bá thành phố nói riêng và vùng KTTĐMT nói chung. Thông qua các sự kiện này, Vùng được biết đến như một điểm đến hấp dẫn đối với du khách và là một thị trường mới đối với các doanh nghiệp. Các Sở văn hóa thể thao và du lịch, Sở Du lịch các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đã liên kết hợp tác tham gia các sự kiện như: Hội chợ Travex Lào, hội chợ Kotfa Hàn Quốc, hội chợ du lịch tại Nhật Bản, Thượng Hải, Liên Bang Nga, đặc biệt hội chợ quốc tế biển Nha Trang và hội chợ quốc tế Hồ Chí Minh các tỉnh trong vùng đều tham gia trừ Quảng Ngãi,… Trong các hoạt động quảng bá thường xuyên, các trung tâm Xúc tiến du lịch và các doanh nghiệp du lịch đã tiến hành khá công phu việc in ấn và phát hành tập gấp, bản đồ du lịch, brochure, bản đồ du lịch. Trung tâm Xúc tiến du lịch Đà Nẵng đã tổ chức các quầy thông tin du lịch tại sân bay, góc thông tin du lịch Đà Nẵng tại Hàn Quốc, có văn phòng đại diện tại Nhật Bản. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Quảng Ngãi cũng đã tích cực in ấn tài liệu giới thiệu về tài nguyên du lịch của mình. Tất cả các địa phương trong Vùng đã thường xuyên đưa tin, bài lên các báo, tạp chí du lịch, các kênh truyền hình địa phương, VTV1, VTV2, VTV3, VTV4,… Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của các địa phương trong vùng KTTĐMT thời gian qua cũng đã có sự nỗ lực hết sức to lớn trong xúc tiến quảng bá du lịch. Khai thác kênh truyền thông qua internet, tất cả các sở du lịch đều xây dựng website cung cấp những thông tin cập nhật nhất và khá cần thiết nhất cho du khách, góp phần tạo nên sự phát triển nhanh chóng KTDL của Vùng trong thời gian qua. 2.3. Liên kết trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực Sự phát triển của KTDL ở vùng KTTĐMT trong những năm qua đã kéo theo nhu cầu về lao động trong ngành du lịch tăng lên, đặc biệt là nhu cầu nhân lực qua đào tạo với trình độ ngoại ngữ, và kỹ năng nghiệp vụ cao. Cụ thể nhu cầu lao động qua dạy nghề khách sạn, nhà hàng (hướng dẫn viên, tiếp thị, lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, bảo dưỡng, bảo vệ,…) cần khoảng 21.000 lao động trong đó trình độ cao đẳng: 1.500 lao động, trung cấp nghề: 6.900, sơ cấp: 12.600. Nhu cầu lao động qua dạy nghề ngành thương mại (thương mại điện tử, chợ, siêu thị, quản lý thị trường, kinh tế đối ngoại, xúc tiến thương mại, bán hàng,…) cần khoảng 7.200 lao dộng, trong đó trình độ cao đẳng nghề 400 lao động, trung cấp nghề 1.760 lao động, sơ cấp nghề 9.040 lao động. Nhu cầu về dạy nghề dịch vụ vận tải (vận tải đường bộ, đường sông, đường biển,…) cần khoảng 16.000 lao động, trong đó cao đẳng nghề 2.000 lao động, trung cấp nghề 4000 lao động, sơ cấp nghề 2.500 lao động. Nhu cầu lao động qua dạy 31
  5. nghề dịch vụ bưu chính viễn thông (nhân viên bưu phẩm, bưu kiện, chuyển phát nhanh, điện hoa, internet,…) cần khoảng 16.800 lao động, trong đó cao đẳng nghề 8.000 lao động, trung cấp nghề 4.000 lao động, sơ cấp nghề 4.800 lao động. Để thực hiện được mục tiêu này thì liên kết trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho KTDL của Vùng là một tất yếu. Hiện nay, toàn Vùng có 69 cơ sở đào tạo và 109 cơ sở dạy nghề, trong đó nhiều trường Đại học của Vùng có khoa du lịch và thương mại du lịch như Đại học Đà Nẵng, Đại học Duy Tân, Đại học Đông Á, có hai trường cao đẳng du lịch ở Huế và Đà Nẵng…ngoài ra, hơn 50% các các trường cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp nghề có khoa đào tạo nghiệp vụ du lịch, đào tạo nghề buồng, bàn, lễ tân, hướng dẫn viên,… Trong đó trường Đại học kinh tế Đà Nẵng là trường đầu tiên đào tào nguồn nhân lực quản lý cho ngành du lịch tại miền Trung-Tây Nguyên. Từ những năm 1990 đến nay, mỗi năm trường có khoảng 80 cử nhân quản trị du lịch tốt nghiệp. Tuy nhiên, số lượng sinh viên ra làm đúng chuyên ngành không cao. Vì vậy, bên cạnh đổi mới phương pháp giảng giảng dạy, đa dạng hóa loại hình đào tạo, liên kết hợp tác trong giáo dục với các doanh nghiệp du lịch, các Sở Du lịch của các địa phương đang là định hướng lớn của trường về đào tạo trong thời gian tới. Trường Cao đẳng nghề du lịch Huế tiền thân là trường Trung học nghiệp vụ du lịch Huế được thành lập năm 1999, trực thuộc Tổng cục du lịch Việt Nam (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Đến nay đào tạo 10 nghề ở trình độ Cao đẳng (06 nghề có từ đầu là Quản trị Khách sạn, Quản trị khu Resort, Quản trị nhà hàng, Kỹ thuật Chế biến món ăn, Hướng du lịch, Quản trị Lữ hành và 4 nghề mới là Quản trị du lịch Mice, Tiếng Anh du lịch, Kế toán Doanh nghiệp, Marketing du lịch); 5 nghề trình độ Trung cấp (Nghiệp vụ Lễ tân, Nghiệp vụ Lưu trú, Nghiệp vụ Nhà hàng, Kỹ thuật Chế biến món ăn, Kế toán Doanh nghiệp) và hơn 10 nghề ở trình độ Sơ cấp (Nghiệp vụ Lễ tân, Nghiệp vụ Buồng, Nghiệp vụ Nhà hàng, Pha chế đồ uống, Chế biến món ăn Huế, Chế biến món ăn Việt Nam, Chế biến món ăn Âu, Chế biến bánh và món tráng miệng, Cắt tỉa, trang trí, Quản lý Nhà hàng,…). Năm 2016, Trường được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho phép thí điểm chương trình đào tạo tiên tiến được chuyển giao từ Học viện Chilsholm (Australia) gồm 2 nghề Quản trị khu resort, Hướng dẫn du lịch ở trình độ cao đẳng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp được cấp bằng Quốc tế. Hiện hằng năm có hơn 3.000 sinh viên ra trường dưới nhiều hình thức đào tạo khác nhau, chất lượng đào tạo được nâng lên, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu sử dụng của các tập đoàn khách sạn danh tiếng, các Doanh nghiệp DL, Khách sạn chất lượng cao cho các tỉnh trong Vùng như: Laguna Lăng Cô, InterContinental Đà Nẵng Sun Peninsula Resort, Crowne Plaza Đà Nẵng tiếp nhận sinh viên thực tập và tuyển dụng. Đặc biệt năm 2016, số sinh viên tốt nghiệp của trường không đủ đáp ứng nhu cầu hơn 970 vị trí việc làm từ 32 doanh nghiệp tuyển dụng . Trường Cao đẳng Nghề du lịch Đà Nẵng từ những năm 2010 đến nay mỗi năm trường đào tạo được trên 1.200 học sinh, sinh viên trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, 1.200 học viên trình độ sơ cấp nghề; 900 học viên bồi dưỡng ngắn hạn theo nhu cầu của các doanh nghiệp, khách sạn 4, 5 sao như khách sạn Mường Thanh, Fusion Maia, Vinpearl, Olalani Resort, Hyatt Rengency Da Nang,… Nhà trường thường xuyên liên kết với các DN để học viên được thực hành nhiều hơn; cùng với đó là cải tiến chương trình đào tạo, thường xuyên cử giáo viên đi học các nước tiên tiến như Malaysia, Úc, Thái Lan,…; tổ chức các hội thi tay nghề để các sinh viên có cơ hội được trải nghiệm và học hỏi nâng cao nghiệp vụ của mình. Trường trung cấp nghề Việt Úc cũng là một trong những cơ sở đào tào nguồn nhân lực du lịch cho các tỉnh trong Vùng. Hiện nay, trường có trên 1.000 sinh viên theo học các khóa trung cấp của trường: nghiệp vụ Lễ tân, nghiệp vụ Quản trị Lưu trú, nghiệp vụ Nhà hàng, nghiệp vụ Quản trị Nhà hàng, nghiệp vụ Lữ hành, Kĩ thuật chế biến các món ăn. Ngoài ra, trường đang tổ chức các khóa học ngắn hạn, tập trung vào đối tượng đang cung cấp các dịch vụ liên quan trong ngành du lịch. Ngoài ra các Trung tâm xúc tiến du lịch của các tỉnh trong 32
  6. Vùng đã liên kết với các trường đại học, cao đẳng trong Vùng và cả nước tổ chức nhiều khóa học ngắn hạn như: Lễ tân, nấu ăn, buồng, bàn, bar,… đặc biệt tham gia những khóa học này có các đối tượng miến phí như dân cư ở những vùng giải tỏa di dời phục vụ cho phát triển KTDL nhằm tạo điều kiện cho họ tìm một việc làm phù hợp trong ngành du lịch. 2.4. Liên kết trong xây dựng, khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật Để vùng KTTĐMT phát triển về kinh tế - xã hội nói chung và KTDL nói riêng thì việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật là điều không thể thiếu. Tính đến nay toàn Vùng hoàn thành các dự án lớn như QL1A được nâng cấp, mở rộng trung bình từ 15 đến 25m, riêng đoạn qua các thành phố, thị xã mặt đường đã mở rộng từ 30 đến 35m, hiện nay có khoảng 10.000 đến 15.000 lượt xe/ngày đêm qua các tỉnh trong Vùng. Đường mòn Hồ Chí Minh đã cơ bản hoàn thành với quy mô 2 làn xe. Hầm đường bộ Hải Vân hoàn thành đưa vào khai thác đã tạo điểm nhấn cho phát triển KTDL của Vùng, tạo thuận lợi trong liên kết phát triển KTDL giữa Thừa Thiên- Huế với các tỉnh trong Vùng. Ngoài ra, Vùng xây dựng một số tuyến đường tránh qua các thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng, Vĩnh Điện, Quảng Ngãi, Đức Phổ, Bình Định. Đồng thời các tỉnh trong Vùng đã quyết tâm mở thêm các tuyến đường bộ chạy dọc ven biển và đi qua nhiều điểm DL hấp dẫn của các tỉnh trong Vùng nên đã thu hút được nhiều khách du lịch. Đà nẵng là địa phương đầu tiên hoàn thành tuyến đường ven biển trên địa bàn kết nối với hai địa phương giáp ranh là Thừa Thiên-Huế và Quảng Nam, với trục đường ven biển Nguyễn Tất Thành-Cầu Thuận Phước-Trường Sa-Hoàng Sa- Điện Ngọc-Cửa Đại. Tỉnh Thừa Thiên-Huế đã xây dựng tuyến đường biển nối từ Lăng Cô đến Chân Mây vượt qua từ Hiền men theo bờ biển kéo dài đến cửa Thuận An, thành phố Huế. Tỉnh Quảng Nam, hoàn thành cầu Cửa Đại nối đường ven biển từ Đà Nẵng đến Chu Lai. Tỉnh Quảng Ngãi mở tuyến đường ven biển Dung Quất-Sa Huỳnh. Tỉnh Bình Định hoàn thành tuyến đường ven biển Quy Nhơn-Sông Cầu, đường ven biển Nhơn Hội-Tam Quan,…. Hệ thống cảng hàng không trong Vùng cũng không ngừng được nâng cấp hoàn thiện để đạt tiêu chuẩn hiện đại, tăng số chuyến bay, chất lượng phục vụ, an ninh, phí visa,… để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt là hai cảng hàng không quốc tế của Vùng là Phú Bài và Đà Nẵng. Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam qua đường biển ngày một tăng, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với đường hàng không và đường bộ. Mặt khác, do loại hình vận tải hành khách bằng đường biển thường là các du thuyền có trọng tải lớn từ 700 đến hơn 1.000 hành khách cho nên chỉ có hai cảng trong Vùng đáp ứng được đó là cảng Chân Mây và cảng Đà Nẵng. Từ năm 2010 đến nay, ngành đường sắt đã tập trung đầu tư cải tạo và sửa chữa lớn hệ thống các nhà ga chính, ngoài việc thay đổi bộ mặt nhà ga, hệ thống ánh sáng bảng biểu hướng dẫn hiện đại đã được đưa vào sử dụng, còn tăng các chuyến tàu có chất lượng mang tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch đã thu hút và phần nào đáp ứng nhu cầu của du khách. 3. Đánh giá liên kết kết trong phát triển du lịch của vùng Liên kết trong du lịch vừa mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia, vừa tiết kiệm đầu tư của mỗi thành viên, trong khi sản phẩm du lịch sẽ được tái sử dụng. Ngoài ra, việc hợp tác, liên kết sẽ góp phần giải quyết thực trạng phát triển nhỏ lẻ, manh mún, không chuyên nghiệp, cũng như bổ sung, hỗ trợ các nguồn lực để phát triển du lịch ở các địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế của toàn Vùng tạo sức cạch tranh và phát triển bền vững cho du lịch, đặc biệt trong xu thế hội nhập hiện nay. Với tiềm năng lợi thế cho phát triển du lịch có sẵn, cùng với đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, thị trường khách du lịch …làm cho việc liên kết giữa các địa phương trong Vùng dễ dàng hơn, nhưng đồng thời cũng là điểm khó và thách thức cho quá trình liên kết Vùng trong phát triển du lịch. Cho đến hiện nay, giữa các tỉnh trong vùng KTTĐMT đã có liên kết, hợp tác, xúc tiến trong phát triển du lịch. Tuy nhiên, hoạt động liên kết mới chỉ dừng lại ở tổ chức sự kiện cụ thể. Việc liên kết phát triển sản phẩm du lịch và xúc tiến du lịch chủ yếu chỉ dừng lại ở 33
  7. nguyên tắc, hình thức và chưa phát huy được nhiều trong thực tế. Trong những năm gần đây, việc liên kiết mới chỉ thực sự diễn ở một số tỉnh trong Vùng cụ thể: liên kết trong hoạt động du lich của ba tỉnh Huế-Đà Nẵng-Quảng Nam, còn Quảng Ngãi và Bình Định vẫn đang nằm ngoài chuỗi liên kết đó. Chính vì vậy, những lợi thế so sánh của vùng KTTĐMT cũng như các tỉnh trong Vùng để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Vùng chưa có để qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh phát triển KTDL của vùng KTTĐMT và các tỉnh trong Vùng. Những hoạt động xúc tiến du lịch mang tính Vùng trong thời gian qua vẫn chưa thật sự tập trung vào sản phẩm chung của Vùng, chưa làm nổi bật hình ảnh điểm đến miền Trung hay nói cách khác là chưa phát triển được thương hiệu du lịch Vùng để thu hút khách đến với Vùng. Việc liên kết phát triển KTDL của Vùng vẫn mang tính tự phát. Các mối liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với chính quyền, doanh nghiệp với doanh nghiệp khác lĩnh vực và doanh nghiệp với cộng đồng có lẽ là “việc riêng” của mỗi doanh nghiệp. Việc liên kết mới chỉ dừng lại ở kết nối các điểm điến trong Vùng chưa tạo ra được sự liên kết một cách tự giác, toàn diện trong phát triển KTDL như: Quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch; Xây dựng các phẩm du lịch đặc trưng của Vùng; Đào tạo cung ứng nguồn nhân lực du lịch cho Vùng; Điều tiết cung ứng các sản phẩm, dịch vụ du lịch…Sở dĩ như vậy vì những nguyên nhân sau: Một là: Nhận thức của các chủ thể hoạt động du lịch như nhà quản lý và người kinh doanh du lịch về ý nhĩa và tầm quan trọng của sự liên kết trong phát triển du lịch vẫn còn hạn chế và mang nặng tính hình thức. Hai là: Các tỉnh trong Vùng vẫn thiếu một cơ chế liên kết hiệu quả đó là: chưa có một Ban chỉ đạo chung cho phát triển du lịch, đại diện cho tiếng nói của các doanh nghiệp du lịch là cầu nối liên kết các doanh nghiệp với nhau; chưa có nguồn kinh phí chung để đầu tư huy động các nguồn lực phát triển du lịch Vùng; chưa có dự án phát triển chung và chưa có bộ máy chuyên trách trong hoạt động du lịch của Vùng… Ba là: Chưa có đầu tư nghiên cứu quy hoạch vùng, quy hoạch các điểm, tuyến du lịch của mỗi tỉnh và toàn Vùng để từ đó xác định lợi thế so sánh của từng địa phương trong vùng làm căn cứ “phân vai” gắn với trách nhiệm và lợi ích trong hoạt động liên kết phát triển du lịch của Vùng. 4. Một số giải pháp liên kết chủ yếu để phát triển du lịch trong bối cảnh mới 4.1. Tăng cường liên kết, hợp tác phát triển kinh tế du lịch giữa cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương Thứ nhất, nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành về vai trò của phát triển KTDL, về sự cần thiết phát triển KTDL của Vùng, thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển KTDL của các địa phương; nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong phát triển KTDL, thực hiện kết nối, xây dựng các chuỗi giá trị du lịch quy mô lớn kết nối các địa phương trong vùng và ngoài vùng. Thứ hai, trên cơ sở Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn tới, chính quyền địa phương xây dựng và ban hành Chiến lược phát triển KTDL của Vùng, thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển KTDL; tránh hiện tượng các cấp chính quyền địa phương “phát triển KTDL” khép kín trong hoạch định và định hướng chính sách phát triển DL của từng địa phương. Thứ ba, có sự liên kết trong phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển DL, chính quyền các địa phương trong Vùng cần nghiên cứu đưa ra chính sách và cơ chế chung nhằm thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, trước mắt là tuyến DL ven biển, sau đó là đường bộ cao tốc nối từ tỉnh Thừa Thiên- Huế đến tỉnh Bình Định; triển khai thêm các đường bay nội Vùng nối các đô thị lớn; đa dạng hóa các hình thức khai thác vận chuyển khách của đường sắt hiện có; phối hợp trong chính sách khuyến khích đầu tư các khu vui chơi, giải trí, các khu mua sắm đặc trưng và chất lượng cao… Thứ tư, liên kết trong quy hoạch, đầu tư KTDL giữa cơ quan nhà nước, chính quyền 34
  8. địa phương và cơ quan xúc tiến đầu tư của các tỉnh trong Vùng nhằm tạo ra sự đồng bộ trong quy hoạch tuyến điểm, đồng bộ trong hệ thống dịch vụ phục vụ khách, khai thác được lợi thế của từng địa phương; xây dựng không gian KTDL Vùng thống nhất trên cơ sở kết nối các tour, tuyến, điểm, nhằm phát triển đa dạng các loại hình DL (biển, văn hóa, sinh thái, MICE). Thứ năm, liên kết trong công tác quảng bá, xúc tiến điểm đến và xây dựng thương hiệu du lịch Vùng, thay vì công tác xúc tiến quảng bá riêng lẻ của từng địa phương như trước đây, các địa phương cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhau và liên kết với các công ty lữ hành du lịch để tạo sức mạnh trong công tác quảng bá điểm đến, tập trung được nguồn lực để thâm nhập vào các thị trường xa, những thị trường tiềm năng như Nga, Mỹ, Bắc Âu,…bằng các hình thức kết nối các sự kiện, lễ hội riêng của từng tỉnh, thành phố để tạo ra một chuỗi sự kiện du lịch Vùng; thống nhất sử dụng một website của Vùng về du lịch. Thứ sáu, thành lập một Ủy ban liên kết du lịch Vùng, thành lập Hiệp hội DL vùng KTTĐMT để làm cầu nối liên kết các doanh nghiệp du lịch trong Vùng. Thành lập Quỹ phát triển KTDL vùng, thường xuyên tổ chức các Hội nghị về liên kết phát triển KTDL Vùng, để trao đổi thông tin, chia sẽ kinh nghiệm, tổng kết đánh giá để có những biện pháp kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cũng như đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy KTDL Vùng phát triển. Đồng thời liên kết trong kiểm tra, giám sát, thực thi chính sách, quy định về liên kết kinh tế Vùng. 4.2. Tăng cường liên kết, hợp tác phát triển kinh tế du lịch của các doanh nghiệp Thứ nhất, liên kết trong đa dạng hóa các sản phẩm du lịch theo hướng giao thoa giữa văn hóa vật thể (đền, đình, chùa, nhà cổ, đền tháp, điện, lăng tẩm, hang động…) đến văn hóa phi vật thể (làng nghề truyền thống, văn hóa lễ hội, văn hóa ẩm thực, âm nhạc dân tộc, trò chơi dân gian,..). Liên kết trong sáng tạo các loại hình du lịch như: lễ hội, làng nghề, nhà vườn, biển-đảo, sông nước, cộng đồng, Homestay… Thứ hai, kết nối các tour, tuyến, khu du lịch bằng cách liên kết xóa bỏ sự chia cắt theo địa giới hành chính, tạo sự liên kết dịch vụ khép kín các sản phẩm du lịch lẫn các dịch vụ du lịch như vận chuyển khách, lưu trú, ăn uống, tham quan,…tạo sự liên kết các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các ngành dịch vụ khác như: Thương mại, ngân hàng, viễn thông, y tế,… nhằm kết nối các nguồn khách, tiết kiệm chi phí, tăng tính cạnh tranh cho du lịch của Vùng. Thứ ba, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải có sự liên kết trong khai thác khách du lịch, cụ thể các công ty lữ hành, các đơn vị cung ứng dịch vụ (đặc biệt là các khu nghĩ dưỡng biển, giải trí cao cấp) phải phối hợp với các hãng hàng không để nhanh chóng mở rộng đường bay trực tiếp từ các tỉnh trong vùng đến các thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Nga,… để đẩy nhanh lượng khách du lịch quốc tế đến vùng KTTĐMT, Thứ tư, liên kết trong đầu tư phát triển giao thông, hạ tầng cơ sở, hạ tầng dịch vụ và các di tích, danh lam, danh thắng, các dự án đầu tư lớn, những khu vui chơi giải trí đẳng cấp để có những tác động lan tỏa nhất định đối với phát triển KTDL của Vùng. Liên kết xây dựng các trạm dịch vụ cho khách du lich bên đường (bãi đỗ xe, bảo dưỡng xe, kết hợp với ăn nhanh, giải khát, vệ sinh cho khách, bán các sản phẩm lưu niệm,…) 4.3. Tăng cường liên kết, hợp tác phát triển kinh tế du lịch của cộng đồng dân cư địa phương Cộng đồng dân cư phải ý thức được sự phát triển của KTDL là nhân tố quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đem lại thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho họ. Để từ đó họ có trách nhiệm trong liên kết hợp tác để phát triển KTDL cụ thể: Thứ nhất, cộng đồng dân cư tham gia tích cực, đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển du lịch. Việc làm này giúp các nhà chuyên môn, những người quản lý có quy hoạch và lựa chọn phương án quy hoạch tối ưu nhất vừa đảm bảo được mục tiêu kinh tế mà không có tác động tiêu cực đến đời sống của người dân. Thứ hai, cộng đồng dân cư cung cấp nhân lực, vật lực cho doanh nghiệp DL, đồng 35
  9. thời liên kết với các ban quản lý các khu du lịch, công ty lữ hành, chính quyền địa phương để tham gia quản lý các cơ sở lưu trú trên địa bàn, tham gia đón khách, phục vụ nhu cầu lưu trú của khách, cung cấp thêm nhiều dịch vụ cho khách du lịch như: ăn uống, bán hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm đặc trưng của địa phương,…cung cấp các dịch vụ vận chuyển khách du lịch, khuân vác hàng hóa cho khách từ trung tâm đến các khu điểm, hoặc trong nội vùng khu điểm du lịch đó. Thứ ba, cộng đồng dân cư thực hiện nếp sống văn minh du lịch, có thái độ lịch sự, thân thiện, mến khách trong đón tiếp, giao tiếp với khách du lịch. Tăng cường phát huy các giá trị văn hóa truyền thống như lễ hội, ca nhạc,…để phục vụ du lịch. Giữ gìn sự đa dạng và phong phú của bãi biển miền Trung, tránh sự trùng lắp và đơn điệu của các bãi biển, đa dạng hóa các loại hình vui chơi giải trí gắn với biển, đặc biệt là các khu điểm du lịch có khả năng thu hút lượng khách lớn và phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Thứ tư, cộng đồng dân cư tham gia giám sát việc thực hiện đầu tư phát triển KTDL của doanh nghiệp du lịch theo quy định của pháp luật, chủ trương của chính quyền địa phương và các thông lệ của cộng đồng. Cần có đại diện của cộng đồng dân cư địa phương trong Ban quản lý dự án đầu tư phát triển du lịch. 4.4.Từng bước ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vào liên kết phát triển du lịch Vùng Hiện nay cuộc CMCN 4.0 đang tác động mạnh trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực liên kết kinh tế vùng. Do đó, về lĩnh vực phát triển du lịch Vùng cần phái ứng dụng những công nghệ mới như: kết nối Internet, công nghệ in 3D, ứng dụng GIS…để liên kết vùng và hội nhập quốc tế làm tăng tính hiệu quả kinh tế. Du lịch là ngành dịch vụ có khả năng và điều kiện thuận lợi để ứng dụng cuộc CMCN 4.0. Để làm tốt nội dung này, về phía nhà nước cần ban hành cơ chế, chính sách và các quy định ưu đãi, khuyến khích đối với các doang nghiệp và người dân hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Ngược lại các chủ thể kinh doanh du lịch cần có chiến lược, kế hoạch và lộ trình sớm ứng dụng thành tựu mới của cuộc CMCN 4.0 này. Để tiếp cận CMCN 4.0 ngành du lịch cần nâng cao năng lực, đặc biệt là năng lực cạnh tranh trong việc đưa ra bộ các kế hoạch chiến lược phù hợp. Trên cơ sở các kế hoạch chiến lược này, ứng dụng Công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả, tạo môi trường du lịch thông minh, trong đó bắt đầu từ việc cơ bản nhất là số hóa dữ liệu. 5. Kết luận Liên kết kinh tế là một nội dung quan trọng, là động lực trong phát triển ngành du lịch của vùng KTTĐMT. Trên thực tế chính quyền và nhân dân trong Vùng đã chủ động khai thác mọi tiềm năng, lợi thế, liên kết sử dụng các nguồn lực, từng bước ứng dụng cơ hội của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển ngành du lịch. Hiện nay du lịch của Vùng có bước phát triển đáng kể và có những đóng góp tích cực vào nền kinh tế, tuy nhiên có thể nói chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Vùng. Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Vùng, các địa phương cần tập trung thực hiện nhiều giải pháp, trong đó cần quán triệt tốt về mặt quan điểm, nâng cao nhận thức và hành động, đồng thời triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp liên kết vùng nêu trên./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Kinh tế TW, Đề án Kinh tế vùng, Liên kết vùng, đề xuất, kiến nghị, HN, 10/2015 2. PGS.TS. Nguyễn Đình Hiền, Phát triển du lịch các tỉnh Duyên hải miền Trung. Kỷ yếu Hội thảo 4/2014 3. Hồ Thị Minh Phương, Phát triển kinh tế du lịch vùng kinh tế trọng điểm miền trung trong điều kiện hội nhập quốc tế, CĐTS, Hà Nội 2017 4. TS. Hà Văn Siêu, Quy hoạch phát triển du lịch các tỉnh DHMT trong phát triển bền vững. Kỷ yếu Hội thảo 12/2011 5. Ketls C., Lindqvist G., Sovell O. 2006. “Cluster initiatives in developping and transition economies” Center for strategy and Competitiveness. Stockholm. 6. OECD.2007.“CompetitiveRregional Clusters. National Policy Approaches”. Paris 36
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0