LIÊN KẾT TẾ BÀO
lượt xem 50
download
Liên kết tế bào (cell junction) là những cấu trúc chuyên biệt ở màng bào tương có chức năng gắn kết các tế bào với nhau hoặc gắn kết tế bào với chất nền ngoại bào. Liên kết tế bào có thể được chia thành ba nhóm là liên kết nghẽn, liên kết neo và liên kết liên thông. Tên gọi của ba nhóm liên kết này phản ánh chức năng khác nhau của chúng, đồng thời mỗi nhóm còn gồm nhiều loại riêng biệt có cấu tạo khác nhau. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LIÊN KẾT TẾ BÀO
- LIÊN KẾT TẾ BÀO Liên kết tế bào (cell junction) là những cấu trúc chuyên biệt ở màng bào tương có chức năng gắn kết các tế bào với nhau hoặc gắn kết tế bào với chất nền ngoại bào. Liên kết tế bào có thể được chia thành ba nhóm là liên kết nghẽn, liên kết neo và liên kết liên thông. Tên gọi của ba nhóm liên kết này phản ánh chức năng khác nhau của chúng, đồng thời mỗi nhóm còn gồm nhiều loại riêng biệt có cấu tạo khác nhau. I. LIÊN KẾT NGHẼN: Giữa các tế bào của biểu mô có một khoảng gian bào mà các phân tử có thể khuếch tán vào. Liên kết nghẽn có chức năng ngăn chặn sự thẩm thấu qua khoảng gian
- bào và vì vậy có vai trò như là một hàng rào có tính thấm chọn lọc của biểu mô nhằm ngăn cách hai môi trường có các thành phần hóa học khác nhau. Liên kết vòng bịt: là một loại liên kết thuộc nhóm liên kết nghẽn có vai trò giúp cho biểu mô tránh được sự khuyếch tán của một số phân tử nhất định từ phía ngoài vào trong biểu mô và ngược lại từ trong biểu mô ra phía ngoài. Ví dụ : đối với biểu mô của ruột non, các liên kết vòng bịt ngăn cản sự khuếch tán trực tiếp của glucose từ lòng ruột non vào khoang gian bào và sự khuếch tán ngược lại từ khoang gian bào ra lòng ruột của glucose.Tuy nhiên, liên kết vòng bịt chỉ ngăn được hoàn toàn đối với các phân tử lớn. Các phân tử nhỏ và ion vẫn có thể lọt qua được với mức độ nhất định. II. LIÊN KẾT NEO: Là các cấu trúc liên kết giữa các tế bào lân cận nhau, hoặc liên
- kết tế bào với chất nền ngoại bào một cách chắc chắn (như dây neo) nhờ vào các sợi protein thuộc bộ xương tế bào. Chính vì vậy nhóm liên kết này phân bố rộng khắp trong các mô động vật, đặc biệt là các mô chịu lực kéo dãn thường xuyên như mô cơ tim, biểu bì của da. Dựa vào cấu trúc và chức năng, liên kết neo được phân biệt làm ba dạng khác nhau: liên kết dính, desmosomes và hemidesmosomes. Liên kết dính là nơi gắn kết của các siêu sợi actin, trong khi đó các desmosomes và hemidesmosomes lại là nơi gắn kết của các siêu sợi trung gian. Trong biểu mô, liên kết dính thường tạo nên cấu trúc liên kết bao quanh mặt ngoài màng tế bào, do đó được gọi là liên kết vòng. Liên kết vòng được tìm thấy ở gần cực đỉnh của tế bào và ngay phía dưới liên kết vòng bịt. Các siêu sợi actin của các tế bào kế cận nhau trong biểu mô kết nối với nhau qua trung gian một loại protein xuyên màng, gọi là Cadherins. Desmosome là một thể liên kết bao gồm nhiều phức hợp protein khác Tấm bào nhau: tương, cadherin và các siêu sợi trung
- gian. Tấm bào tương là một phức hợp các protein nội bào tập trung rất dầy đặc tạo thành một tấm dẹt hình tròn khá lớn, nằm ở mặt trong của màng tế bào và phân bố đối diện với tấm bào tương của tế bào cạnh nhau. Mặt ngoài của tấm bào tương được liên kết với các phân tử protein xuyên màng Cadherin có một đầu còn lại nhô ra khoảng gian bào để liên kết với cadherin của tế bào cạnh bên. Mặt trong của tấm bào tương là nơi gắn kết với mặt bên của các siêu sợi trung gian mà cụ thể là các siêu sợi keratin. Hemidesmosome giống với desmosome về mặt hình thái nhưng lại rất khác về mặt chức năng và cấu trúc hóa học. Hemidesmosom gắn kết cực đáy màng tế bào của biểu mô vào lamina đáy, là một lớp đệm đặc biệt thuộc mô liên kết. Mặt khác, nếu như ở desmosom các siêu sợi keratin gắn kết vào tấm bào tương bằng mặt bên thì ở hemidesmosom, các siêu sợi keratin lại gắn kết với tấm bào tương bằng đầu tận cùng của chúng. Các protein xuyên màng của hemidesmosome là những protein thuộc họ integrin. III. LIÊN KẾT LIÊN THÔNG: Các tế bào giống nhau, nằm cạnh nhau và cùng thực hiện chung chức năng có thể có hiện tượng hợp tác chuyển hóa với nhau, trong đó các phân tử có trọng lượng nhỏ (
- Tại vùng có liên kết khe, giữa hai màng bào tương của hai tế bào cạnh nhau chỉ là một khe hẹp có khoảng cách vào khoảng 2 - 4nm. Liên kết khe là những phức hợp protein xuyên màng gọi là Connexon phân bố trên một vùng tập trung. Mỗi connexon gồm có 6 chuổi polypeptid giống nhau gọi là connexin ghép lại với nhau để tạo thành một kênh ưa nước có đ ường kính khoảng 1,5nm. Hai connexon của hai màng tế bào đối diện nhau xếp đồng trục, nhờ vậy các ion và phân tử nhỏ qua lại dễ dàng. Tuy nhiên kênh của liên kết khe có thể được điều khiển đóng hay mở nhờ vào một số tác nhân truyền tin như hormon, ion Ca++, AMP vòng, v.v… Khi một tế bào nào Các connexon tại Liên kết khe và các phân tử có vai trò như tác nhân truyền tin như: ions, AMP vòng, proteins đó bị chết, bơm ATPase ngừng hoạt động dẫn đến nồng độ của Ca++, Na+ nội bào gia tăng (trong khi K+ của bào tương cùng với một số chất chuyển hóa khác bị mất ra ngoài). Ca++ trong bào tương tăng cao sẽ làm cho liên kết khe bị đóng lại, nhờ đó tế bào chết được cô lập với các tế bào xung quanh.
- CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ: 1. Desmosom là một phức hợp gồm có các thành phần sau đây, TRỪ MỘT: A. Lamina đáy B. Tấm bào tương dày C. Các siêu sợi keratin D. Các protein xuyên màng thuộc Cadherin E. Màng tế bào Ghép cặp thích hợp, sử dụng các lựa chọn sau: A. Liên kết nghẽn B. Liên kết neo
- C. Liên kết liên thông D. Cả 3 loại liên kết kể trên E. Không loại liên kết nào kể trên 2. Chứa nhiều connexon: ………………………………………….. 3. Có thể điều khiển đóng hay mở nhờ hormon, Ca++, AMP vòng: ………………… 4. Có bản chất là protein: ………………………………………….. 5. Có khả năng chịu lực cơ học cao: …………………………………………..
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Mô liên kết - ThS. Nguyễn Thanh Hoa
82 p | 344 | 40
-
Bài giảng y học: Mô liên kết
20 p | 194 | 25
-
Bài giảng: Mô liên kết
26 p | 150 | 20
-
Bài giảng Mô phôi: Mô liên kết
9 p | 120 | 11
-
U liên kết
5 p | 94 | 6
-
Nghiên cứu cấu trúc và tính chất liên kết trong phức chất của kẽm với 4,4’-Diacetylcurcumin
11 p | 17 | 5
-
Kết cục điều trị u tế bào mầm ác tính ngoài sọ tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 và các yếu tố liên quan
6 p | 9 | 3
-
Kháng thể kháng nhân và kiểu lắng đọng huỳnh quang trên tế bào hep 2 ở bệnh nhân mắc bệnh mô liên kết tự miễn
8 p | 49 | 2
-
Nghiên cứu liên quan giữa hình ảnh siêu âm và tế bào học nhân giáp nhỏ tại Bệnh viện Thống Nhất
8 p | 2 | 2
-
Đánh giá kết quả và một số yếu tố liên quan đến hóa trị dẫn đầu ung thư biểu mô tế bào gai vùng đầu cổ giai đoạn III - IV bằng phác đồ DCF tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ năm 2023-2024
7 p | 4 | 2
-
Mối liên quan giữa đột biến vùng khởi động gen TERT C228T trong máu ngoại vi với giai đoạn bệnh theo TNM ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan nhiễm virus viêm gan B
5 p | 5 | 2
-
Một số yếu tố liên quan đến kết quả ghép tế bào gốc đồng loài từ máu dây rốn điều trị lơxêmi cấp tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương (2015-2020)
5 p | 6 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh HRCT lồng ngực ở bệnh nhân bệnh phổi kẽ do một số bệnh mô liên kết
5 p | 4 | 1
-
Biểu hiện của dấu ấn tế bào gốc ung thư (EPCAM) trong ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng
5 p | 2 | 1
-
Mối liên quan giữa biểu hiện PD-L1 và các týp mô học trong ung thư phổi không tế bào nhỏ
8 p | 6 | 1
-
Đánh giá kết quả điều trị của phác đồ R-GDP và R-DHAP ở bệnh nhân u lympho tế bào B lớn lan tỏa tái phát tại Viện Huyết học - Truyền máu TW giai đoạn 2016 – 2019
10 p | 4 | 1
-
Đánh giá các yếu tố nguy cơ liên quan đến hiệu quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp tắc mạch hóa dầu và tắc mạch hóa chất sử dụng hạt vi cầu DC-Beads
5 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn