intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LIÊN KIỀU (Kỳ 1)

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

82
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên khác: Vị thuốc Liên kiều còn gọi Dị Kiều (Nhĩ Nhã), Đại liên tử (Đường Bản Thảo), Tam Liêm Trúc Căn (Biệt Lục), Hạn Liên Tử (Dược Tính Luận), Tam Liên, Lan Hoa, Chiết Căn, Liên Kiều Tâm, Liên Thảo, Đới Tâm Liên Kiều, Hốt Đồ Liên Kiều, Tỉnh Liên Kiều, Châu Liên Kiều, Liên Kiều Xác, Tỳ Liên, Dịch Ách Tiền, Đại Kiều, Hoàng Thiều, Liên Dị, Giản Hoa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Không Kiều, Không xác (Trung Dược Chí), Lạc kiều (Tân Hoa Bản Thảo Cương Yếu). Tác dụng: + Thông lợi ngũ lâm, tiểu tiện bất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LIÊN KIỀU (Kỳ 1)

  1. LIÊN KIỀU (Kỳ 1) Tên khác: Vị thuốc Liên kiều còn gọi Dị Kiều (Nhĩ Nhã), Đại liên tử (Đường Bản Thảo), Tam Liêm Trúc Căn (Biệt Lục), Hạn Liên Tử (Dược Tính Luận), Tam Liên, Lan Hoa, Chiết Căn, Liên Kiều Tâm, Liên Thảo, Đới Tâm Liên Kiều, Hốt Đồ Liên Kiều, Tỉnh Liên Kiều, Châu Liên Kiều, Liên Kiều Xác, Tỳ Liên, Dịch Ách Tiền, Đại Kiều, Hoàng Thiều, Liên Dị, Giản Hoa (Trung Quốc D ược Học
  2. Đại Từ Điển), Không Kiều, Không xác (Trung D ược Chí), Lạc kiều (Tân Hoa Bản Thảo Cương Yếu). Tác dụng: + Thông lợi ngũ lâm, tiểu tiện bất thông, trừ nhiệt ở Tâm (Dược Tính Luận). +Thanh nhiệt, giải độc, giải phong nhiệt ở biểu (Trung Dược Học). +Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tan mủ (Đông Dược Học Thiết Yếu). Chủ trị: Trị ôn nhiệt, đơn độc, ban chẩn, ung nhọt thủng độc, lao hạch, tiểu bí, tiểu buốt (Trung Dược Đại Từ Điển). Kiêng kỵ: + Chỉ mát mà không bổ, bệnh ung nhọt đã vỡ mủ thì không dùng. Hỏa nhiệt thuộc hư cũng kiêng dùng. Tỳ Vị hư yếu, phân lỏng: cẩn thận đừng dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu). + Người thuộc âm hư nội nhiệt và ung nhọt đã vỡ: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Tỳ hư, tiêu chảy: không dùng (Trung Dược Học). + Sốt kèm khí hư: không dùng (Trung Dược Học).
  3. + Mụn nhọt thể âm, mụn nhọt đã lở loét: không dùng (Trung Dược Học). Liều dùng: 12 – 20g. Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị lao hạch, loa lịch không tiêu: Liên kiều, Quỷ tiễn vũ, Cù mạch, Chích thảo. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước cơm, ngày 2 lần (Liên Kiều Tán – Dương Thị Gia Tàng). + Trị thái âm ôn bệnh mới phát, tà khí ở Phế vệ, sốt mà không sợ lạnh, sáng sớm khát nước: Liên kiều 40g, Ngân hoa 40gKhổ cát cánh 24g, Bạc hà 24gTrúc diệp 16g, Cam thảo (sống) 20g, Kinh giới tuệ 16g, Đạm đậu xị 20g, Ngưu bàng tử 24g. Tán thành bột. Mỗi làn dùng 24g uống với nước sắc Vi căn tươi (Ngân Kiều Tán – Ôn Bệnh Điều Biện). + Trị trẻ nhỏ mới bị nhiệt: Liên kiều, Phòng phong, Chích thảo, Sơn chi tử. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần dùng 8g, sắc với 1 chén nước, còn 7 phân, bỏ bã, uống ấm (Liên Kiều Ẩm – Loại Chứng Hoạt Nhân Thư). + Trị xích du đơn độc: Liên kiều, sắc uống (Ngọc Chủy Tật Lệnh). + Trị vú đau, vú có hạch: Liên kiều, Hùng thử phân, Bồ công anh, Xuyên bối mẫu, đều 8g, sắc uống (Ngọc Chủy Tật Lệnh).
  4. +Trị lao hạch, loa lịch: Liên kiều, Hạ khô thảo, Huyền sâm mỗi thứ 12g, Mẫu lệ 20g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). +Trị lao hạch, loa lịch: Liên kiều, Mè đen, mỗi thứ 100-150g, tán bột mịn, trộn đều. Mỗi lần uống 4-8g, ngày 2 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). +Trị mụn nhọt, đơn độc, ban chẩn: Liên kiều, Bồ công anh, mỗi thứ 12g, Dã Cúc hoa 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). +Trị tràng nhạc và viêm hạch ở nách: Liên kiều + Mè đen, 2 vị bằng nhau, tán nhỏ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g (Dược Liệu Việt Nam). +Trị vú sưng: Liên kiều 16g, Bồ công anh 12g, Kim ngân hoa 5g, Bồ kết thích 4g. Sắc với 500ml nước còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày (Dược Liệu Việt Nam). +Trị cầu thận viêm cấp, lao thận: Mỗi ngày dùng Liên kiều 30g, cho nước vừa đủ, sắc nhỏ lửa còn 150ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống trước bữa ăn, trẻ em giảm liều. Liên tục 5-10 ngày. Kiêng ăn cay và mặn (Giang Tây Y Dược Tạp Chí 1961, 7:18). +Trị ban xuất huyết do giảm tiểu cầu: Liên kiều 30g, thêm nước vừa đủ, sắc còn 150ml, chia 3 lần uống trong ngày, trước bữa ăn (Quảng Đông Trung Y Tạp Chí 1960, 10: 469).
  5. Tên khoa học: Forsythia suspensa Vahl. Họ Nhài (Oleaceae).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2