TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015<br />
<br />
LIÊN QUAN GIỮA ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI VỚI MỘT SỐ<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN<br />
BỆNH THẬN MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN IV, V<br />
Bùi Văn Tuấn*; Lê Việt Thắng*<br />
Nguyễn Tiến Dũng*; Lê Xuân Bách**; Lê Kiên***<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nghiên cứu mối liên quan giữa áp lực động mạch phổi (ALĐMP) với một số đặc<br />
điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở 96 bệnh nhân (BN) bệnh thận mạn tính giai đoạn IV, V.<br />
Phương pháp: đánh giá mối liên quan giữa ALĐMP với huyết áp, giai đoạn bệnh thận, albumin,<br />
hs-CRP, hemoglobin và lipid máu. Kết quả: tăng ALĐMP liên quan đến tăng huyết áp (OR = 6,2),<br />
giảm albumin máu (OR = 2,2), tăng hs-CRP máu (OR = 2,8) với p < 0,05. ALĐMP tương quan<br />
nghịch mức độ vừa với nồng độ hemoglobin máu với r = -0,33 và p < 0,05. Tăng ALĐMP liên<br />
quan đến giai đoạn bệnh thận mạn tính: tỷ lệ tăng ALĐMP ở giai đoạn V cao hơn giai đoạn IV<br />
có ý nghĩa, p < 0,05.<br />
* Từ khóa: Áp lực động mạch phổi; Thiếu máu; hs-CRP; Bệnh thận mạn tính.<br />
<br />
Relationship between Pulmonary Artery Pressure with Clinical,<br />
Laboratory Characteristics in Patients with Chronic Kidney Disease<br />
Stage IV, V<br />
Summary<br />
Purpose: Study the relationship between pulmonary artery pressure (PAP) with clinical characteristics<br />
and laboratory data in 96 patients with chronic kidney disease (CKD) stages IV and V. Method:<br />
Assesment of the relationship between pulmonary artery pressure with bloods pressure, stage<br />
of chronic kidney disease, albumin, hs-CRP, lipide. Results: Pulmonary artery pressure related<br />
to hypertension (OR = 6.2), hypoalbuminemia (OR = 2.2), serum hs-CRP (OR = 2.8), p < 0.05.<br />
Pulmonary artery pressure was negatively correlated with blood hemoglobin concentration with<br />
r = -0.33 and p < 0.05. Pulmonary artery pressure also related to stage of chronic kidney<br />
disease: rate of pulmonary artery pressure in stage V of CKD was higher than of stage IV of<br />
CKD, p < 0.05 .<br />
* Key words: Pulmonary artery pressure; Anemia; hs-CRP; Chronic kidney disease.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
** Bệnh viện Quân y 7<br />
*** Viện Y học Dự phòng Quân đội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Bùi Văn Tuấn (btuan.nt21@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 03/03/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/03/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 31/03/2015<br />
<br />
103<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tăng ALĐMP có đặc trưng là tăng tiến<br />
triển kháng trở mạch phổi dẫn đến tăng<br />
hậu gánh của thất phải, từ đó làm tăng<br />
sức co bóp của thất phải, cuối cùng gây<br />
giãn, dày và suy thất phải. Tăng ALĐMP<br />
có thể gặp nguyên phát hoặc thứ phát, do<br />
hậu quả của nhiều loại bệnh khác nhau,<br />
trong đó có bệnh thận mạn tính chưa và<br />
đã lọc máu chu kỳ. Một số nghiên cứu<br />
trên thế giới đưa ra tỷ lệ tăng ALĐMP ở<br />
BN suy thận mạn tính giai đoạn cuối từ<br />
30 - 50%. Mức độ tăng ALĐMP ở nhóm<br />
BN này liên quan đến tình trạng rối loạn<br />
chức năng thất trái, quá tải dịch, tình trạng<br />
huyết áp, mức độ thiếu máu, rối loạn lipid<br />
máu và tình trạng viêm. Ở nhóm BN suy<br />
thận mạn tính lọc máu chu kỳ, tỷ lệ tăng<br />
ALĐMP trong các nghiên cứu cao hơn<br />
BN suy thận mạn tính giai đoạn cuối chưa<br />
lọc máu (18,8 - 68,8%) do nhóm BN này<br />
tăng ALĐMP còn liên quan đến cầu tay,<br />
tình trạng tăng cân giữa hai lần lọc máu<br />
liên tiếp và tình trạng viêm [3, 4, 5]. Ở<br />
Việt Nam, nghiên cứu về vấn đề này còn<br />
hạn chế, xuất phát từ vấn đề trên chúng<br />
tôi tiến hành đề tài nhằm: Nghiên cứu mối<br />
liên quan giữa ALĐMP với một số đặc điểm<br />
lâm sàng và cận lâm sàng ở BN bệnh<br />
thận mạn tính giai đoạn IV, V do viêm cầu<br />
thận và viêm bể thận mạn tính.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
96 BN bệnh thận mạn tính giai đoạn<br />
IV, V do viêm cầu thận mạn tính và viêm<br />
thận bể thận mạn tính, điều trị tại Khoa<br />
104<br />
<br />
Thận - Lọc máu, Bệnh viện Quân y 103,<br />
từ tháng 01 - 2013 đến 05 - 2014.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn BN:<br />
BN bệnh thận mạn tính giai đoạn IV, V<br />
do viêm cầu thận mạn tính và viêm thận<br />
bể thận mạn tính.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
BN bệnh thận mạn tính giai đoạn IV, V<br />
không phải do viêm cầu thận mạn và<br />
viêm thận bể thận mạn tính.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang so sánh<br />
nội nhóm.<br />
- BN được khám lâm sàng và chỉ định<br />
xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để xác<br />
định giai đoạn bệnh thận mạn tính và<br />
nguyên nhân suy thận mạn tính, tiến hành<br />
siêu âm Doppler tim bằng đầu dò 3,5 MHz,<br />
xác định ALĐMP qua phổ hở van ba lá.<br />
Theo phương trình Bernouli: ALĐMP = 4V²<br />
hở ba lá + áp lực nhĩ phải. Giá trị bình<br />
thường: 15 - 30 mmHg, tăng ALĐMP khi<br />
ALĐMP ≥ 35 mmHg.<br />
* Xử lý số liệu: theo phương pháp thống<br />
kê y học, sử dụng phần mềm Epi.info 6.04.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm lâm sàng.<br />
Nhóm BN có tuổi trung bình 41,3 ± 13,6,<br />
tỷ lệ nam/nữ là 2,84, tỷ lệ BN viêm cầu<br />
thận 86,5%, viêm thận bể thận mạn tính<br />
13,5%. BN bệnh thận mạn tính giai đoạn<br />
IV 36,5%, giai đoạn V 63,5%. Tỷ lệ tăng<br />
huyết áp 60,4%, thiếu máu 91,7%, rối loạn<br />
ít nhất một thành phần lipid máu 54,2%.<br />
Tỷ lệ tăng ALĐMP 42,7%.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015<br />
<br />
Bảng 1: Liên quan tăng ALĐMP với huyết áp và tình trạng thiếu máu (n = 96).<br />
ALĐMP<br />
<br />
TĂNG<br />
<br />
HUYẾT ÁP<br />
<br />
KHÔNG TĂNG<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Tăng (n = 58)<br />
<br />
34<br />
<br />
82,9<br />
<br />
24<br />
<br />
43,6<br />
<br />
Không tăng (n = 38)<br />
<br />
7<br />
<br />
17,1<br />
<br />
31<br />
<br />
56,4<br />
<br />
OR = 6,3; p < 0,05<br />
ALĐMP<br />
<br />
Tăng<br />
<br />
Không tăng<br />
<br />
Hemoglobin<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Thiếu máu (n = 88)<br />
<br />
41<br />
<br />
100<br />
<br />
47<br />
<br />
85,5<br />
<br />
Bình thường (n = 8)<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
8<br />
<br />
14,5<br />
<br />
p < 0,05<br />
<br />
ALĐMP liên quan đến tăng huyết áp và thiếu máu, ở nhóm BN tăng huyết áp và<br />
thiếu máu, tỷ lệ tăng ALĐMP cao hơn so với nhóm bình thường (p < 0,05), phù hợp<br />
với Jawad K và CS (2009) [2].<br />
<br />
Áp lực DDMP<br />
(mmHg)<br />
<br />
Mối tương quan giữa ALĐMP với nồng độ Hemoglobin<br />
y = - 0.118x + 45.19<br />
r = -0,33<br />
<br />
Nồng độ Hemoglobin (g/l)<br />
Đồ thị 1: Tương quan giữa ALĐMP với nồng độ hemoglobin (n = 96).<br />
Hemoglobin tương quan nghịch với ALĐMP, có nghĩa nồng độ hemoglobin càng thấp<br />
thì ALĐMP càng cao với r = -0,33; p < 0,05, phù hợp với Jawad K và CS (2009) [2].<br />
Bảng 2: Liên quan tăng ALĐMP với rối loạn lipid máu và hs-CRP máu (n = 96).<br />
ALĐMP<br />
LIPID MÁU<br />
<br />
TĂNG<br />
<br />
n<br />
<br />
KHÔNG TĂNG<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Rối loạn (n = 52)<br />
<br />
24<br />
<br />
58,5<br />
<br />
28<br />
<br />
50,9<br />
<br />
Bình thường (n = 44)<br />
<br />
17<br />
<br />
41,5<br />
<br />
27<br />
<br />
49,1<br />
<br />
OR = 1,3; p > 0,05<br />
T¨ng<br />
<br />
kh«ng t¨ng<br />
<br />
Hs-CRP<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Tăng (n = 28)<br />
<br />
17<br />
<br />
41,5<br />
<br />
11<br />
<br />
20<br />
<br />
Bình thường (n = 68)<br />
<br />
24<br />
<br />
58,5<br />
<br />
44<br />
<br />
80<br />
<br />
OR = 2,8; p < 0,05<br />
<br />
105<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015<br />
<br />
ALĐMP không phụ thuộc vào rối loạn lipid, nhóm BN rối loạn lipid máu tỷ lệ tăng<br />
ALĐMP là 58,5 %, nhóm không rối loạn 50,9%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê<br />
(p > 0,05). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Tarrass F và CS (2007) [6].<br />
ALĐMP phụ thuộc vào tình trạng viêm của BN. Tỷ lệ tăng ALĐMP ở nhóm tăng nồng<br />
độ hs-CRP cao hơn ở nhóm không tăng với OR = 2,8 và p < 0,05, phù hợp với Yu và<br />
CS (2009) [7].<br />
Bảng 3: Liên quan giữa ALĐMP với nồng độ albumin máu (n = 96).<br />
ALĐMP<br />
Albumin<br />
<br />
TĂNG<br />
<br />
KHÔNG TĂNG<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Giảm (n = 38)<br />
<br />
21<br />
<br />
51,2<br />
<br />
17<br />
<br />
30,9<br />
<br />
Bình thường (n = 58)<br />
<br />
20<br />
<br />
48,8<br />
<br />
38<br />
<br />
69,1<br />
<br />
OR = 2,3; p < 0,05<br />
<br />
ALĐMP liên quan đến nồng độ albumin máu, tỷ lệ tăng ALĐMP ở nhóm giảm nồng<br />
độ albumin cao hơn nhóm bình thường với OR = 2,3 và p < 0,05, phù hợp với Jawad K<br />
và CS (2009) [2].<br />
Bảng 4: Liên quan giữa ALĐMP với giai đoạn bệnh thận mạn tính.<br />
ALĐMP<br />
TĂNG<br />
<br />
GIAI ĐOẠN<br />
<br />
KHÔNG TĂNG<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Giai đoạn IV (n = 35)<br />
<br />
10<br />
<br />
24,4<br />
<br />
25<br />
<br />
45,5<br />
<br />
Giai đoạn V (n = 61)<br />
<br />
31<br />
<br />
75,6<br />
<br />
30<br />
<br />
54,5<br />
<br />
p < 0,05<br />
<br />
ALĐMP phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh thận mạn tính, giai đoạn càng nặng, tỷ lệ<br />
tăng ALĐMP càng cao. Tỷ lệ tăng ALĐMP ở bệnh thận giai đoạn V (75,6%), cao hơn ở<br />
bệnh thận giai đoạn IV (24,4%) với OR = 2,6, p < 0,05, phù hợp với Pabst S và CS<br />
(2012) [8].<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu mối liên quan giữa ALĐMP<br />
với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm<br />
sàng ở 96 BN bệnh thận mạn tính giai<br />
đoạn IV, V, chúng tôi có một số nhận xét:<br />
+ Tăng ALĐMP liên quan đến tăng<br />
huyết áp (OR = 6,2), giảm albumin máu<br />
106<br />
<br />
(OR = 2,2), tăng hs-CRP máu (OR = 2,8),<br />
p < 0,05. ALĐMP tương quan nghịch,<br />
mức độ vừa với nồng độ hemoglobin máu<br />
với r = -0,33 và p < 0,05.<br />
+ Tăng ALĐMP liên quan đến giai đoạn<br />
bệnh thận mạn tính: tỷ lệ tăng ALĐMP ở<br />
giai đoạn V cao hơn giai đoạn IV có ý nghĩa<br />
với p < 0,05.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Anh Vũ. Siêu âm tim cập nhật<br />
chẩn đoán. 2010, tr.30-50.<br />
2. Jawad K. Pulmonary hypertension in<br />
patients with chronic renal failure. IRAQI J<br />
MED SCI. 2011, 5 (7), pp.104-108.<br />
3. Fabbian F, S Cantelli, C Molino, M Pala,<br />
C Longhini, F Portaluppi. Pulmonary hypertension<br />
in dialysis patients: a cross-sectional Italian<br />
study. Int J Nephrol. 2011, pp.283-475.<br />
4. Havlucu Y, S Kursat, C Ekmekci,<br />
P Celik, S Serter, O Bayturan, G Dinc.<br />
Pulmonary hypertension in patients with<br />
chronic renal failure. Respiration. 2007, 74 (5),<br />
pp.503-510.<br />
5. Kawar B, T Ellam, C Jackson, DG Kiely.<br />
Pulmonary hypertension in renal disease:<br />
epidemiology, potential mechanisms and<br />
<br />
107<br />
<br />
implications. Am J Nephrol. 2013, 37 (3),<br />
pp.281-290.<br />
6. Tarrass F, M Benjelloun, G Medkouri, K<br />
Hachim, MG Benghanem, B Ramdani. Doppler<br />
echocardiograph evaluation of pulmonary<br />
hypertension in patients undergoing hemodialysis.<br />
Hemodial Int. 2006, 10 (4), pp.356-359.<br />
7. Yu M, YH Chen, JY Hsu, CS Sun, YW<br />
Chuang, CH Chen, MJ Wu, CH Cheng, KH Shu.<br />
Systemic inflammation is associated with<br />
pulmonary hypertension in patients undergoing<br />
haemodialysis. Nephrol Dial Transplant. 2009,<br />
24 (6), pp.1946-1951.<br />
8. Pabst S, C Hammerstingl, F Hundt,<br />
T Gerhardt, C Grohe, G Nickenig, R Woitas,<br />
D Skowasch. Pulmonary hypertension in patients<br />
with chronic kidney disease on dialysis and<br />
without dialysis: results of the PEPPER-study.<br />
PLoS One. 2012, 7 (4), e35310.<br />
<br />