Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
LIÊN QUAN MỨC ĐƯỜNG HUYẾT 24 GIỜ ĐẦU <br />
SAU MỔ VỚI NHIỄM TRÙNG SAU MỔ TIM TRẺ EM. <br />
Huỳnh Khiêm Huy*, Nguyễn Thị Quý**, Lê Trung Hiếu* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mở đầu: Tình trạng tăng đường huyết sau mổ tim trẻ em rất phổ biến. Thời điểm 24 giờ đầu sau mổ <br />
thường có mức đường huyết tăng cao nhất và có liên quan với nhiều biến chứng. Hiện chưa có nghiên cứu nào <br />
thực hiện tại Việt Nam về vấn đề này. Mục Tiêu: tìm mối liên quan giữa mức đường huyết 24 giờ đầu sau mổ <br />
tim với nhiễm trùng sau mổ. <br />
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu. Thu thập thông tin trước, trong và <br />
sau mổ bệnh án trẻ từ 1 tháng đến 14 tuổi mổ tim. Các đặc điểm bệnh nhân gồm tuổi, giới, cân nặng, chiều cao. <br />
Đặc điểm bệnh lý: tím, RACHS‐1 (Risk Adjustment For Congenital Heart Surgery: chỉ số nguy cơ phẫu thuật <br />
tim bẩm sinh hiệu chỉnh) , kiểu phẫu thuật. Các yếu tố kiểm soát: thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể, hạ thân nhiệt, <br />
dùng corticoid, truyền máu, thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức và điều trị thay thế thận. Đo đường huyết <br />
24 giờ đầu sau mổ. Tìm mối liên quan giữa mức đường huyết 24 giờ đầu sau mổ với nhiễm trùng bằng tỉ số <br />
nguy cơ RR (risk ratio), khoảng tin cậy 95%. <br />
Kết quả: Có 265 bệnh nhân và 3732 mẫu đường huyết được thu thập tại giường. Mức đường huyết trung <br />
bình 24 giờ đầu sau mổ là 11,2 ± 4,1 mmol/l. Có 56 bệnh nhân nhiễm trùng chiếm tỉ lệ 21%. Mối liên quan mức <br />
đường huyết 24 giờ đầu với tỉ lệ nhiễm trùng RR = 1,03 (0,98 – 1,08), P=0,3. <br />
Kết luận: Không có mối liên quan giữa mức đường huyết 24 giờ đầu sau mổ tim trẻ em với nhiễm trùng <br />
sau mổ theo nghiên cứu này. <br />
Từ khoá: Đường huyết, nhiễm trùng sau mổ, phẫu thuật tim ở trẻ em <br />
<br />
SUMMARY <br />
ASSOCIATION BETWEEN FIRST 24 HOURS MEAN BLOOD GLUCOSE LEVEL <br />
AND POSTOPERATIVE INFECTION IN PEDIATRIC CARDIAC SURGERY <br />
Huynh Khiem Huy, Nguyen Thi Quy, Le Trung Hieu <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 540 ‐ 544 <br />
Background –Objectives: Hyperglycemia commonly occurs after pediatric cardiac surgery. High blood <br />
glucose is the most common in first 24 hours after surgery. There are limited data regarding the relation of <br />
first 24 hours glycemic profiles in children after cardiac operations in Viet Nam. The aim of this study was to <br />
evaluate the association of first 24 hours mean blood glucose level on postoperative infection in children <br />
undergoing cardiac surgery. <br />
Method: Prospective cohort study. Pediatric cardiac surgery from 1 month to 14 years old were accepted in <br />
study. All serum glucose values during the first 24 postoperative hours were documented. Patients characteristic <br />
include: age, sex, weight, height. Characteristics of disease: cyanose, RACHS‐1, operating methods. Factor <br />
controlling: cadiopulmonary bypass time, hypothermia, corticoids using, transfusion, ventilation time, intensive <br />
care unit length of stay and dialysis. Multivariate Poisson regression model were used to determine relationships <br />
between first 24 hours blood glucose level and postoperative infection. <br />
* Bệnh viện tim Tâm Đức – TP.Hồ Chí Minh <br />
** Viện Tim – TP.Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc: Bs Huỳnh Khiêm Huy, ĐT: 0938787220, <br />
Email: huynhkhiemhuy@gmail.com <br />
<br />
540<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Results: There are 265 patients admitted to surgical intensive care unit during study. First 24 mean blood <br />
glucose postoperative was 11.2 ± 4.1 mmol/L. Fifty‐Six patients were confirmed infection (21%). When <br />
controlling for perioperative factors, risk ratio between blood glucose and infection is 1.03 (0.98‐1.09); P=0.3 <br />
Conclusion: In children undergoing congenital heart surgery, hyperglycemia in first 24 hours does not have <br />
an association with postoperative infection. <br />
Keywords: Blood glucose, postoperative infection, pediatric cardiac surgery <br />
nhân được chuyển qua hồi sức tới khi rút ống <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
nội khí quản. <br />
Rất nhiều yếu tố có thể gây tăng đường <br />
huyết sau mổ. Tùy theo đối tượng bệnh nhân <br />
và định nghĩa tăng đường huyết, tỉ lệ tăng <br />
đường huyết sau mổ có thể dao động từ 16,7 <br />
đến 86,7%(1,2). Đối với trẻ em mổ tim, tăng <br />
đường huyết 24 giờ đầu sau mổ có liên quan <br />
với tỉ lệ nhiễm trùng và các biến chứng <br />
khác(3,12). Tuy nhiên, các nghiên cứu khác lại <br />
cho rằng không có mối liên quan này(2,10). <br />
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm <br />
khảo sát tình trạng tăng đường huyết sau mổ, <br />
đồng thời xác định xem liệu có mối liên quan <br />
giữa mức đường huyết 24 giờ đầu sau mổ với <br />
nhiễm trùng sau mổ tim trẻ em. <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
Tìm mối liên quan giữa mức đường huyết <br />
24 giờ đầu sau mổ tim với tỉ lệ nhiễm trùng <br />
sau mổ. <br />
<br />
BỆNH NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP <br />
Tiêu chí chọn bệnh: tất cả các bệnh nhi từ 1 <br />
tháng đến 14 tuổi được phẫu thuật tim bẩm sinh <br />
tại bệnh viện tim Tâm Đức trong thời gian từ <br />
7/2102 đến tháng 3/2013. <br />
<br />
Tiêu chí loại <br />
Có tiền căn đái tháo đường. <br />
Được chẩn đoán nhiễm trùng trước mổ <br />
Được truyền dung dịch glucose hoặc có <br />
dùng corticoid trước mổ <br />
Bệnh nhân có thở máy trước mổ, hoặc bệnh <br />
nhân đã nằm tại khoa hồi sức trước mổ. <br />
Là bệnh mổ lại của khoa hồi sức và đã tham <br />
gia vào nghiên cứu này trước đây <br />
Bệnh nhân sau khi chuyển sang hồi sức. Tất <br />
cả đều được thở máy và cai máy khi đủ tiêu <br />
chuẩn. Thời gian thở máy được tính từ lúc bệnh <br />
<br />
Ngoại Nhi<br />
<br />
Cung cấp dịch chủ yếu là glucose 10% với <br />
liều lượng 2 ml/kg/giờ trong 24 giờ đầu, sau đó <br />
tăng lên 3‐ 4 ml/kg/giờ trong những ngày tiếp <br />
theo. Tăng đường huyết được xác định khi bệnh <br />
nhân có ít nhất hai lần đo bất kỳ ≥ 7,8 mmol/l <br />
(140 mg/dl) trong thời gian nằm hồi sức. Trong <br />
trường hợp đường huyết tăng cao >20 mmol/l, <br />
bệnh nhân được kiểm soát đường huyết bằng <br />
cách tạm ngưng truyền glucose và thay thế dịch <br />
bằng lactate ringer. Nếu sau 4 giờ thử lại đường <br />
huyết không giảm, dùng insulin. Đường huyết <br />
24 giờ đầu được xác định bằng cách tính mức <br />
đường huyết trung bình cộng trong 24 giờ đầu <br />
sau mổ. Những trường hợp bệnh nhân bị hạ <br />
đường huyết (