intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Liệu pháp tế bào gốc - Hy vọng của tương lai

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

90
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 2004, một sự kiện chấn động về y học xuất phát từ Ấn Độ đã được tờ New Scientist nhận định: "Những gì đã diễn ra tại Bệnh viện Bombay, với bệnh nhân đang chờ chết đã được cứu sống thì đấy là phép màu nhiệm! Việc này có thể sánh với việc Alexandre Fleming phát minh ra thuốc kháng sinh". Đó là chuyện: Bệnh nhân Sajnay, 25 tuổi, chữa trị tại Bệnh viện Bombay trong tình thế tuyệt vọng vì mắc bệnh thiếu máu ác tính nhưng nhờ biện pháp tế bào gốc (TBG) ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Liệu pháp tế bào gốc - Hy vọng của tương lai

  1. Liệu pháp tế bào gốc - Hy vọng của tương lai Năm 2004, một sự kiện chấn động về y học xuất phát từ Ấn Độ đã được tờ New Scientist nhận định: "Những gì đã diễn ra tại Bệnh viện Bombay, với bệnh nhân đang chờ chết đã được cứu sống thì đấy là phép màu nhiệm! Việc này có thể sánh với việc Alexandre Fleming phát minh ra thuốc kháng sinh". Đó là chuyện: Bệnh nhân Sajnay, 25 tuổi, chữa trị tại Bệnh viện Bombay trong tình thế tuyệt vọng vì mắc bệnh thiếu máu ác tính nhưng nhờ biện pháp tế bào gốc (TBG) đã được thoát hiểm, trở về cuộc sống bình thường. Vài nét lịch sử về TBG Các nhà khoa học đã nhận thấy một số loài động vật có khả năng tái tạo lại bộ phận cơ thể bị hủy hoại như đuôi thằn lằn đứt sẽ mọc lại sau ít ngày, đầu con thủy tức bị cắt sẽ có lại 3 ngày sau, cua mọc càng đã bị gãy, sa giông mọc lại chân đã bị đứt, đỉa mọc lại phần thân bị mất... Qua nghiên cứu, phát hiện các loài động vật đó đều sử dụng TBG để kích thích cơ quan đã mất mọc lại. Vào năm 1963, hai nhà nghiên cứu Canada: Ernest Mc Cullôch và Janes Till lần đầu tiên chứng minh sự tồn tại của TBG trong máu. Năm 1998, James Thomson lần đầu tiên cô lập được TBG từ phôi người tại phòng thí nghiệm của Trường đại học Wisconsin (Hoa Kỳ). Giới chuyên môn bắt đầu hình dung việc thay thế tế bào hư hỏng do bệnh bằng tế bào khỏe mới. Năm 1998, nhà khoa học Fred Gage làm việc ở Viện nghiên cứu Jalk tại La Jolia (California - Mỹ) đã nuôi TBG thần kinh trong môi trường dinh dưỡng
  2. thích hợp và sau đó tạo được một mạng chức năng thần kinh mang lại một tia hy vọng mới. Năm 2007, ba nhà khoa học Mario Capeechi, Martin Evans và Oliver Smithies được trao giải thưởng Nobel vì những công trình khoa học có liên quan mật thiết với lĩnh vực TBG. Với nhận định TBG là những viên gạch đặt nền móng tạo nên cơ thể con người, khác với tế bào thường, TBG có thể thực hiện rất nhiều chức năng khác nhau, có thể phát triển thành hầu hết trong số 220 loại tế bào trong cơ thể và có thể tự nhân bản không ngừng. Dùng liệu pháp tế bào gốc có thể chữa được nhiều bệnh. TBG lấy từ đâu? TBG có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau: - Thai nhi bị loại bỏ từ 1-12 tuần tuổi. - Tế bào cuống rốn (TBCR) của trẻ sơ sinh hoặc nhau thai. - Trong cơ thể người trưởng thành có thể chiết xuất từ tủy sống.
  3. Theo một số nhà khoa học Nga, TBG còn có ở trong các lớp mỡ nhưng giả thuyết này chưa được đông đảo chấp nhận. TBG lấy từ phôi thai hiệu quả hơn TBG lấy từ người trưởng thành nhưng vì vi phạ m đạo đức nên có xu hướng dùng từ phôi sinh sản đơn tính. TBG phôi thai hết sức linh hoạt và nhân bản gần như không có giới hạn, có khả năng tạo ra những dạng mô cụ thể tùy thuộc vào khu vực hiện diện: có mặt ở tim tạo ra tế bào cơ tim; ở não tạo ra những tế bào thần kinh, ưu điểm nổi bật là khi cấy ghép, nguy cơ bị đào thải ở mức tối thiểu. TBG lấy từ máu cuống rốn cũng có tính năng tương tự. Thử nghiệm TBG trên động vật, các nhà nghiên cứu của Nhật Bản đã tạo ra nhãn cầu, tim ghép cho ếch và hoạt động được khoảng 1 tháng. Các nhà sinh học thần kinh ở Boston (Mỹ) đã ghép thành công TBG phôi thai cho chuột, chúng bị mắc một dạng bệnh thoái hóa thần kinh giống như bệnh Parkinson ở người già và đạt kết quả đáng khích lệ. Qua nhiều thử nghiệm, các nhà khoa học đã đặt nhiều tin tưởng vào tương lai tốt đẹp mà liệu pháp TBG sẽ mang lại và đã từng tạo ra cơn sốt về phương pháp này ở một số nước. Những kết quả đáng kinh ngạc Bé Dallas Hextell, 2 tuổi, sinh ra với hội chứng bại não, chưa biết đứng, cử động tay yếu ớt nhưng nhờ đã lưu giữ cuống rốn nên chỉ 5 ngày sau khi truyền TBG được phân lập, bé đã bắt đầu biết vỗ tay và thời gian ngắn sau tập đi. Các bác sĩ đã thực hiện cách điều trị này khẳng định sau 5 năm nữa bé sẽ không còn chịu ảnh hưởng nào các chứng bệnh trên. Hai bệnh nhân khiếm thị do màng võng mạc bị chấn thương nặng được chữa trị bằng liệu pháp TBG ở Bệnh viện Prince of Wales (Sydney-Australia). Ba
  4. tuần sau đó cả hai đã vượt qua trót lọt kỳ thi lấy bằng lái xe và qua 18 tháng không có rắc rối gì về thị lực. Liệu pháp TBG mang lại nhiều hy vọng trong điều trị bệnh tiểu đường (thế giới hàng ngày có 150 triệu người mắc bệnh này phải tiêm insulin), thoái hóa điểm vàng (50 triệu người), bị liệt tủy sống, ung thư, những bệnh cần cấy ghép bộ phận... do TBG có thể tái tạo các bộ phận: gan, phổi, khớp gối, bàng quang, tuyến tụy, mắt, tai, da, xương tứ chi, mao mạch... và cả cải lão hoàn đồng cho người cao tuổi... Tổ hợp tập hợp 20 hãng công nghệ sinh học châu Âu đang tích cực nghiên cứu những cấu trúc không gian cần thiết để nuôi cấy nhân tạo các bộ phận cơ thể người từ TBG. Công ty dược của Mỹ Gen Zyme đã chế loại thuốc mozobil có tác dụng giải phóng TBG từ tủy sống vào máu, thuốc này đã được cấp phép lưu hành tại Mỹ và đang được dùng cho 900 bệnh nhân bị ung thư máu để tạo tế bào mới. Các nhà khoa học thuộc Imperial Collega London đã trộn mozobil với các kích thích tố tăng trưởng với các tỷ lệ khác nhau, tiêm cho bệnh nhân để có được nhiều chủng loại TBG khác nhau dùng chữa thống phong phục hồi xương và khớp trong cơ thể bị hủy hoại. Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép cho dùng TBG để chữa trị ở một số đơn vị. Tuy vậy, liệu pháp TBG vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi và có thể phải mất một thời gian lâu dài vài chục năm mới có thể khẳng định TBG có vai trò quan trọng đến đâu trong chữa bệnh. Ứng dụng TBG ở Việt Nam
  5. Ở Việt Nam, sau hơn 30 năm thế giới loan báo tìm ra TBG mới bắt đầu những nghiên cứu đầu tiên và nơi ứng dụng ghép TBG đầu tiên là Bệnh viện truyền máu và huyết học TP. Hồ Chí Minh và ở đây, tháng 8/1999 ra đời Ngân hàng máu cuống rốn sớm nhất nước ta. Sau 10 năm đã có 2.120 đơn vị máu cuống rốn được lưu trữ (miễn phí) và 9 bệnh nhân đã được cấy ghép TBG từ loại này. Tháng 2/2009, Ngân hàng TBG (Mekostem) do Công ty dược Mekophar chủ trì đã chính thức đi vào họat động, quảng bá các dịch vụ lưu giữ TBG máu và TBG mang dây rốn sau khi được Bộ Y tế cấp giấy phép. Muốn lưu giữ TBG cho con, 4 tuần trước khi sinh các bà mẹ phải đến Mekostem hoàn tất việc ký hợp đồng và nộp 8 kết quả xét nghiệm liên quan, nếu một trong số đó không đạt yêu cầu, mẫu sẽ bị từ chối, đồng thời phải nộp một khoản chi phí nhất định. TBG dây rốn được lấy ngay sau khi bé sinh ra và được xử lý, phân lập trước khi đưa vào lưu giữ trong các thùng nitơ lỏng ở nhiệt độ -190oC. Do điều kiện đặc biệt nên việc này mới chỉ áp dụng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, với năng lực thực hiện tách mẫu khoảng 10ca/ngày. Các cặp vợ chồng thực hiện việc lưu giữ TBG từ máu cuống rốn để phòng ngừa chữa trị cho bé sau này nếu gặp rủi ro hoặc dùng TBG từ người con thứ hai với hy vọng dùng nó chữa trị cho con đầu không may mắc bệnh hiểm nghèo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2