Lister (1827 – 1912): Người mở đường cho phẫu thuật vô khuẩn
lượt xem 4
download
(1827 – 1912): Người mở đường cho phẫu thuật vô khuẩn Lister ra đời ngày 5 tháng 4 năm 1827 tại miền quê Essex, cách xa London chừng hai mươi cây số về phía đông bắc, trong một gia đình khá giả. Ông bố, Joseph Jackson Lister (1786 – 1869), vừa là chủ hãng buôn rượu vừa là người say mê nghiên cứu quang học và đã chế tạo nhiều thấu kính, dụng cụ quan sát. Điều này đã ảnh hưởng và kích thích trí tò mò của cậu Lister, một chú bé nhút nhát, trầm lặng. Năm 25 tuổi, Lister...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lister (1827 – 1912): Người mở đường cho phẫu thuật vô khuẩn
- Lister (1827 – 1912): Người mở đường cho phẫu thuật vô khuẩn Lister ra đời ngày 5 tháng 4 năm 1827 tại miền quê Essex, cách xa London chừng hai mươi cây số về phía đông bắc, trong một gia đình khá giả. Ông bố, Joseph Jackson Lister (1786 – 1869), vừa là chủ hãng buôn rượu vừa là người say mê nghiên cứu quang học và đã chế tạo nhiều thấu kính, dụng cụ quan sát. Điều này đã ảnh hưởng và kích thích trí tò mò của cậu Lister, một chú bé nhút nhát, trầm lặng. Năm 25 tuổi, Lister tốt nghiệp Đại học London và làm trợ lý cho William Sharpey (1802 – 1880), một giáo sư suốt gần 40 năm phụ trách môn sinh lý học. Chịu ảnh hưởng của thầy dạy nên anh đã có những công trình nghiên cứu về các bó cơ (giãn và co) đồng tử, bó cơ dựng lông ở da. Trong thời gian học Y khoa, anh có dịp dự buổi phẫu thuật vô cảm của Robert Liston (1794 – 1847) thực hiện lần đầu tiên tại London, điều này tác động mạnh đến Lister nên anh ngỏ ý muốn trở thành phẫu thuật viên. Thầy Sharpey khuyên và giới thiệu anh đến Edinburgh theo học James Syme (1799 – 1870). Là giáo sư khoa ngoại lâm sàng tại Đại học Edinburgh, Syme đã có nhiều đóng góp về bệnh phồng mạch, về đoạn khớp cổ chân, đặc biệt cuốn luận văn của ông “Về phương pháp cắt rạch các khớp bệnh” đã giúp thêm nhiều hiểu biết để tránh khỏi việc đoạn chi người bệnh. Niềm say mê kiên nhẫn học tập của chàng thanh niên Lister đã làm giáo sư Syme chú ý và quý mến anh. Năm 29 tuổi, Lister thành hôn với Ines, con gái lớn của Syme, sau này Ines không chỉ là người bạn đời mà còn là người giúp việc đắc lực cho Lister trong những công việc phẫu thuật, nghiên cứu hằng ngày. Trong thời gian
- làm việc tại Edinburgh, Lister công bố tài liệu nghiên cứu “Về các giai đoạn đầu tiên của viêm” trong đó ông nhấn mạnh đến hai hiện tượng: 1. Các động mạch đều giãn rộng dưới tác động của hệ thần kinh. 2. Những yếu tố gây bệnh làm tổn thương mô với hiện tượng kết dính hồng cầu, bạch cầu vào vách mạch, vì vậy dòng máu ngưng chậm và dễ bị lấp tắt. Thời đó, trong bệnh viện không mấy ai có ý thức đầy đủ về công việc phẫu thuật: người bệnh đến mổ không cần được chuẩn bị sạch sẽ, nhiều khi không tắm trước, họ nằm trên chiếc bàn gỗ trần trụi, phẫu thuật viên đứng bên cạnh, vẫn mặc quần áo bình thường như lúc dạo chơi ngoài phố, riêng chiếc áo khoác thì được cởi bỏ để tránh máu bắn bẩn, vài người cẩn thận thì mang thêm chiếc áo choàng cũ còn đầy vết máu nâu đen. Nếu lỡ vô ý đánh rơi con dao, cái kéo xuống đất thì người phụ tá cúi xuống nhặt rồi trao lại cho ông thầy mổ, hoặc cẩn thận mài sắc con dao mổ trên một mảnh da bò giống hệt bác thợ cạo râu lành nghề. Tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ thường rất cao, vết thương nào cũng có mủ, nhưng chẳng ai để tâm đến chuyện đó, vốn từ xưa vẫn là chuyện thường ngày xảy ra. Tỷ lệ tử vong sau mổ cũng không thấp, James Young Simpson (1811 – 1870) đã nhận xét “Bệnh nhân lên bàn mổ có nhiều nguy cơ chết hơn là binh lính ra chiến trận.” :o Tình trạng bệnh viện Glasgow cũng tương tự như vậy khi Joseph Lister, 33 tuổi, đến phụ trách khoa ngoại lâm sàng. Nhiều bệnh nhân sau mổ bị nhiễm trùng nặng, chảng ai hiểu nguyên nhân vì sao, càng không biết phương cách nào để
- phòng chống hiện trạng bi đát n ày. Lister để tâm chú ý và nhận thấy các vết thương gãy xương kín , mặc dù bị bầm giập nhiều nhưng vẫn dễ lành khỏi. Trái lại những vết thương hở có rách da thường dễ bị nhiễm trùng nặng, khó chữa khỏi và nguy hại cho tính mạng người bệnh. Vì sao thế nhỉ? Do vết thương có tiếp xúc với không khí ư? Có yếu tố gây nhiễm trùng luôn tồn tại trong không khí chăng? Lister suy nghĩ nhưng chưa tìm được câu trả lời. Năm 1865, trong một cuộc thảo luận về vấn đề nhiễm trùng với Thomas Anderson, một giáo sư hóa học, Lister được giới thiệu cuốn sách có nhan đề “Nghiên cứu về hiện tượng thối rữa” của nhà hoá học người Pháp Louis Pasteur, Lister thật ngạc nhiên và chú ý đến luận điểm của Pasteur cho rằng trong không khí những mầm vi sinh vật, đây chính là nguyên nhân gây hiện tượng lên men lên men và thối rữa. Phải chăng ở nơi phòng mổ, không khí cũng chứa đầy những mầm đó? Chúng bám vaò bàn mổ, dao mổ, quần áo thầy thuốc mổ và khi lưỡi dao rạch trên da bệnh nhân cũng chính là lúc các mầm vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể người bệnh, có thật như vậy không? Lister suy nghĩ và ông quyết định phải loại bỏ các mầm vi sinh vật đó, nhưng bằng cách nào nhỉ? Theo Pasteur, có thể dùng phương pháp đun sôi để sát trùng, nhưng tại bệnh viện thì thật khó áp dụng như vậy. Một buổi chiều, trong khi dạo chơi, Lister dừng lại trước một bể lớn chứa nước cống của thành phố. Nước đục đen ngòm, trên bề mặt phủ một chất nhầy đặc quánh. Lister cất công tìm hỏi nhiều người, hỏi cả vị giáo sư hóa học và được biết
- đó là chất acid carbolic, được dùng để thanh khiết, sát trùng. Tháng 3 năm 1865, Lister quyết định thử nghiệm phương pháp sát trùng bằng acid carbolic cho một trường hợp gãy xương đùi hở. Bệnh nhân là một người thợ gầy yếu, chắc khó sống được nếu phải cắt đoạn chi và cũng không thoát chết do nhiễm trùng. Lister bôi đắp acid carboxyluc và nắn vùng xương gãy nhưng bệnh nhân chết ngay vì choáng: cuộc thử nghiệm đầu tiên không đạt kết quả mong muốn. Hai tháng sau, Lister lại thử nghiệm một lần nữa trên một bệnh nhi 11 tuổi, bị xe cán gãy chân, xương lòi ở ngoài da. Ông nắn vùng xương gãy , dùng băng tẩm ướt với acid carbolic và thường xuyên thay băng. Vào ngày thứ tư, vốn là thời điểm dễ có nhiễm trùng vết thương, Lister nhẹ nhàng cẩn thận mở băng: Ông ngạc nhiên khi thấy không có chút mủ nào, vết thương khô sạch. Kết quả tốt đẹp này khích lệ Lister. Trong suốt 18 tháng liền sau đó, ông tiếp tục dùng phương pháp sát trùng để điều trị thêm 11 bệnh nhân nữa, kết quả: 8 người khỏi hoàn toàn, 1 người bị hoại thư rồi cũng khỏi, người phải cắt chi, chỉ có 1 người chết. Tháng 3 năm 1867, trên tờ Lancet, nội san của giới khoa học Anh, Lister thông báo: “Một phương pháp mới để điều trị gãy xương có biến chứng” với 12 trường hợp đều khỏi (trừ 2 bị chết ngay) trong đó có 7 bị rách da nặng. V ài tháng sau ông cho xuất bản chuyên đề “Về nguyên tắc sát trùng trong phẫu thuật” để xác nhận những điểm cơ bản của phương pháp mới là hủy diệt các mầm bệnh không cho xâm nhập vào các vết thương hở bằng cách sát trùng.
- Trong những năm sau, nhiều thầy thuốc áp dụng phương pháp mới đó nhưng rồi người ta nhận thấy acid carbolic là một chất độc và phải pha loãng tới 1/10 hoặc 1/20, trong phòng mổ đầy mùi hăng hắc, còn ở người bệnh thì nước tiểu đổi màu xanh lam, có thể rét run vì nhiễm độc. Lúc này, chính bản thân Lister cũng chưa hiểu rõ quá trình nhiễm trùng, chưa hiểu acid carbolic chỉ có tác dụng bảo vệ những vết thương sớm nhưng kém hiệu quả đối với vết thương muộn. Thời đó người ta cũng chưa biết rằng ngoài những vi trùng ái khí (cần có không khí để phát triển) thường hiện diện tại vết thương hở, lại có những vi trùng yếm khí (không cần không khí) vẫn hoạt động nảy sinh trong vết thương kín. Vì vậy sự phổ biến phương pháp sát trùng có nhiều khó khăn. Tại nước Anh, chỉ có 2 bệnh viện Liverpool và Manchester có những kết quả tốt nhờ cách sát trùng: trước kia thời gian lành vết thương là 6 tháng nay giảm còn 6 tuần lễ, tỷ lệ tử vong cũng hạ thấp: chỉ 10 % các trường hợp cắt đoạn chi bị chết do nhiễm trùng. Sau 9 năm làm việc tại Glaslow, Lister rời đến Đại học Edinburgh. Thời gian ở Glaslow, ông đã phát hiện ra phương pháp sát trùng, nhờ đó phẫu thuật đã có những kết quả tốt đẹp. Lister tiếp tục nghiên cưú cải tiến phương pháp sát trùng: ông đề ra cách băng bó vết thương với nhiều lớp gạc có tẩm acid phenic, các dụng cụ phẫu thuật đều đ ược ngâm trong dung dịch sát tr ùng, thậm chí ông còn sáng chế một máy bơm phun những hạt nước dịch acid carbolic 2% thành một màn sương mù trong phòng mổ. Tong những điều kiện sát trùng như vậy, Lister đã
- mổ thành công một áp-xe cho Nữ hoàng Anh Victoria (1819 – 1901) vào năm 1871. Khi giáo sư Syme qua đời, Lister đã thay thế bố vợ trong chức vụ phụ trách khoa ngoại tại Đại học Edinburgh, lúc này ông 43 tuổi. Ngày 5 tháng 1 năm 1874 tại Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, Louis Pasteur nhắc nhở: “… Nếu tôi có vinh dự làm một phẫu thuật viên, tôi sẽ luôn bảo đảm cho phòng mổ được sạch sẽ. Tôi sẽ rửa đôi bàn tay sạch sẽ và thật cẩn thận kỹ càng, sẽ dùng nước đã đun sôi 120 độ, bông băng đã hấp nóng tới 150 độ, tất cả những điều đó là rất cần thiết. Tôi sẽ không c òn lo ngại những mầm bệnh lơ lửng trong không khí, bởi vì chúng không đáng kể so với những mầm bệnh hiện diện trên bề mặt các dụng cụ, vật dùng trong phòng mổ…”. Ít lâu sau, Lister gửi thư tới Pasteur: “…Cho phép tôi gửi tới ngài những lời cảm ơn chân thành. Bằng những nghiên cứu tài năng, ngài đã chứng minh sự thật về luận thuyết các mầm bệnh gây thối rữa, nhờ đó đã giúp tôi thực hiện được phương pháp sát trùng… Nếu có dịp ngài qua Edinburgh, ngài sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng khi thấy trong bệnh viện chúng tôi, những nghiên cứu của ngài đã đóng góp lớn lao cho người bệnh và toàn nhân loại…”. Lúc 50 tuổi, Lister được cử làm giáo sư phụ trách khoa ngoại của King ‘s Collège tại London. Các thầy thuốc dần dần hiểu rõ về phương pháp sát trùng cũng như hiện tượng viêm. Năm 1878, và nhiều năm tiếp sau, Julius Cohnheim
- (1839 – 1884), một nhà bệnh học và là học trò của Virchow, phát hiện quá trình các bạch cầu thóat qua vách mạch trong khi có viêm, đồng thời xác nhận rằng chất mủ chính là do các bạch cầu đó thoái hóa và hoại tử. Thực ra, trước đó 31 năm, nghĩa là năm 1847, Augustus Waller (1816 – 1870), một nhà sinh lý học người Anh, học trò của Magendie, cũng đã nhận xét thấy hiện tượng đó, nhưng chẳng ai chú ý. Năm 1879, tại Hội nghị quốc tế các thầy thuốc họp tại Amsterdam, hơn 500 nhà khoa học nổi tiếng, trong đó có Rudolph Virchow nồng nhiệt ch ào mừng Lister như người đã chiến thắng được nguy cơ nhiễm trùng trong phẫu thuật. Hai năm sau, một hội nghị tương tự ở London cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Lister. Những sự kiện đó thức tỉnh những người đồng hương của Lister và giúp họ đánh giá đúng đắn hơn công lao của ông. Lister cũng đã sáng tạo và hoàn chỉnh nhiều dụng cụ phẫu thuật, đã mở đầu việc dùng chỉ catgut, dùng các ống cao su để dẫn lưu. Lúc 64 tuổi, Lister xin nghỉ hưu để nhường mọi chức vụ cho các thầy thuốc trẻ tuổi nhưng ông vẫn hoạt động y học. Ngày 27 tháng 12 năm 1982, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 70 ngày sinh của Louis Pasteur, một buổi lễ long trọng đ ược tổ chức tại trường Sorbonne ở Paris, thay mặt Hội Hoàng gia Anh, Lister, lúc này 65 tuỗi, đến dự và phát biểu: “…Ngài đã phá bỏ tấm màn bí mật suốt bao thế kỷ vẫn ch e phủ các bệnh truyền nhiễm, Ngài đã làm thay đổi phương thức điều trị các vết thương, từ lâu vẫn là mối đe dọa tính mạng của bao người. Công lao nghiên cứu
- không mệt mỏi của ngài đã rọi sáng vào phẫu thuật, một lĩnh vực từ xưa vẫn còn nhiều tăm tối…”. Và Pasteur, nét mặt đầy cảm xúc, chậm rãi bước đến ôm hôn Lister để cám ơn người thầy thuốc ngoại khoa đã phát hiện ra phương pháp sát trùng, phục vụ lợi ích con người. Năm 68 tuổi, Lister được bầu làm Chủ tịch Hội Hoàng gia Anh. Năm 70 tuổi ông được phong tước khanh thuộc dòng quý tộc Anh. Năm 85 tuổi Lister qua đời, nhiều thầy thuốc trên thế giới đã đưa ông đến nơi an nghỉ cuối cùng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn