intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lộ trình tăng trưởng xanh các-bon thấp cho châu Á - Thái Bình Dương

Chia sẻ: Hoàng Thị Quỳnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

116
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lộ trình tăng trưởng xanh các-bon thấp cho châu Á - Thái Bình Dương cung cấp cơ hội hướng tới nền kinh tế xanh cho khu vực thông qua sự thay đổi 5 thành phần của hệ thống kinh tế. Đặc biệt, “cấu trúc hữu hình” của nền kinh tế (gồm cơ sở hạ tầng giao thông, các tòa nhà và hệ thống năng lượng) và “cấu trúc vô hình” của nền kinh tế (gồm giá cả thị trường, quản trị, quy định và lối sống) phải được định hướng lại theo hướng sử dụng hiệu quả tài nguyên. Lộ trình này giúp các nhà hoạch định chính sách trong khu vực có được sự khái quát về các lựa chọn chính sách, chiến lược thực hiện cũng nhờ các ví dụ thành công điển hình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lộ trình tăng trưởng xanh các-bon thấp cho châu Á - Thái Bình Dương

LỘ TRÌNH TĂNG TRƢỞNG XANH CÁC-BON THẤP CHO CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG<br /> BIẾN KHỦNG HOẢNG KHÍ HẬU VÀ SỰ CẠN KIỆT TÀI NGUYÊN THÀNH CƠ HỘI PHÁT TRIỂN KINH TẾ<br /> <br /> TÀI LIỆU TÓM TẮT CHO CÁC NHÀ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH<br /> <br /> Biên dịch: Hoàng Thị Quỳnh Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo Việt Nam – Hàn Quốc (VKCET)<br /> <br /> Hà Nội, 2013.<br /> <br /> Ủy Ban Kinh tế Xã hội châu Á - Thái Bình Dƣơng (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific – ESCAP) thúc đẩy sự hợp tác toàn diện và bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội ở châu Á - Thái Bình Dƣơng, một khu vực năng động đƣợc đặc trƣng với tốc độ phát triển nhanh và văn hóa đa dạng, nhƣng gặp nhiều thách thức về tình trạng đói nghèo, suy thoái môi trƣờng, bất bình đẳng và bất ổn về an ninh. Tổ chức ESCAP hỗ trợ các nƣớc thành viên phân tích các chiến lƣợc, các lựa chọn chính sách và các hoạt động hợp tác kỹ thuật để giải quyết những thách thức chính của quá trình phát triển và thực hiện các sáng kiến cho sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và sự bền vững về môi trƣờng toàn khu vực. Thông qua các hội nghị, ESCAP hỗ trợ các nƣớc thành viên có tiếng nói chung về các vấn đề toàn cầu bằng cách xây dựng năng lực để đối thoại, thƣơng lƣợng và định hình chƣơng trình nghị sự phát triển trong bối cảnh của sự toàn cầu hóa, đa phƣơng hóa và các vấn đề xuyên biên giới. Thúc đẩy kết nối nội vùng và hội nhập khu vực là mục tiêu nhắm đến của chiến lƣợc này. Ấn phẩm này đã đƣợc chuẩn bị trong khuôn khổ dự án Phát triển Lộ trình tăng trƣởng xanh các-bon thấp cho khu vực Đông Á với sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và Tổ chức Khí hậu Đông Á. Ấn phẩm bản quyền của Liên Hiệp Quốc đƣợc in tại Bangkok, 2012. Việc thiết kế và trình bày các tài liệu trong ấn phẩm này không nhằm thể hiện bất kỳ quan điểm nào của Ban thƣ ký Liên Hiệp Quốc liên quan đến tình trạng pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ nào, hoặc về quyền lực, hay việc phân định biên giới, ranh giới. Nội dung và quan điểm thể hiện trong ấn phẩm này là của các tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm, chính sách, hay sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc. Các tham khảo liên quan đến tổ chức thƣơng mại hoặc sản phẩm trong ấn phẩm này không bao hàm sự chứng thực. Nhãn hiệu và biểu tƣợng đƣợc sử dụng để trang trí trong ấn phẩm không có ý định xâm phạm thƣơng hiệu và luật bản quyền. Tổ chức xuất bản không đảm bảo tính chính xác của dữ liệu trong ấn phẩm này và không chịu trách nhiệm cho bất kỳ hậu quả liên quan nào. Tài liệu này cũng có sẵn trực tuyến tại:www.unescap.org/esd/environment/lcgg/<br /> <br /> NỘI DUNG Thông điệp của Ban Thƣ ký điều hành Ủy Ban Kinh tế Xã hội châu Á - Thái Bình Dƣơng. Thông điệp của Chủ tịch Ủy ban Tăng trƣởng xanh của Hàn Quốc Hƣớng dẫn lộ trình. Sự cạn kiệt tài nguyên, khủng hoảng khí hậu và nhu cầu về hiệu quả sinh thái. Biến khủng hoảng thành cơ hội: Tăng trƣởng xanh cho lợi ích kép. Lộ trình tăng trƣởng xanh các-bon thấp cho khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng Thành phần 1: Nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng và tối đa hóa tăng trƣởng ròng Thành phần 2: Thay đổi cấu trúc vô hình của nền kinh tế: giảm khoảng cách giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả sinh thái Thành phần 3: Thay đổi cấu trúc hữu hình của nền kinh tế: Quy hoạch và thiết kế cơ sở hạ tầng có hiệu quả sinh thái Thành phần 4: Hình thành các cơ hội kinh doanh xanh Thành phần 5: Hình thành và thực hiện chiến lƣợc phát triển các–bon thấp Công cụ thực hiện: Huy động tài chính, công nghệ và xây dựng năng lực.<br /> <br /> Thông điệp của Ban Thƣ ký điều hành Ủy Ban Kinh tế Xã hội châu Á - Thái Bình Dƣơng<br /> Khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng đang bƣớc vào giai đoạn quan trọng: tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao đã giúp một lƣợng lớn ngƣời dân thoát khỏi đói nghèo, và nhiều mục tiêu phát triển của chúng ta đang trong tầm tay đạt đƣợc. Những điều này sẽ không đạt đƣợc thông qua các chiến lƣợc tăng trƣởng thông thƣờng. Để đạt đƣợc mức tăng trƣởng cao và bền vững, chúng ta cần chuyển sang con đƣờng phát triển với nhiều nguồn lực và các-bon thấp. Tăng trƣởng xanh có thể giúp chúng ta đạt đƣợc những mục tiêu này bằng cách biến khủng hoảng thành cơ hội và thúc đẩy sự phát triển khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng một cách toàn diện và bền vững. Hiện thực hóa tăng trƣởng xanh đòi hỏi phải chuyển đổi hệ thống kinh tế một cách mạnh mẽ và đầy tham vọng, định hình lại cấu trúc của nền kinh tế, sắp xếp từ quản trị và chính sách tài khóa tới đời sống và cơ sở hạ tầng. Lộ trình này cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách trong khu vực các lựa chọn chính sách và chiến lƣợc thực hiện dựa trên hoàn cảnh và các ƣu tiên của mỗi quốc gia cụ thể. Noeleen Heyzer Tổng Thư ký điều hành của Ủy Ban Kinh tế Xã hội châu Á – Thái Bình Dương.<br /> <br /> Thông điệp của Chủ tịch Ủy ban Tăng trƣởng xanh của Hàn Quốc<br /> Khái niệm "Tăng trƣởng xanh các-bon thấp”, mô hình phát triển mới của quốc gia, lần đầu tiên đƣợc giới thiệu bới Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak thông qua bài phát biểu vào ngày 15 tháng 8 năm 2008 nhân kỷ niệm 60 năm thành lập nƣớc. Đây là khái niệm đáng chú ý tập trung vào giảm nhẹ biến đổi khí hậu và tạo ra một động lực tăng trƣởng mới. Kể từ đó, Chính phủ Hàn Quốc đã theo đuổi tăng trƣởng xanh một cách toàn diện và mạnh mẽ. Song song với những nỗ lực trong nƣớc, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã quảng bá chiến lƣợc tăng trƣởng xanh ra toàn cầu, đặc biệt là cho các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Trong rất nhiều sáng kiến đƣợc đƣa ra, có sự hợp tác với Tổ chức Khí hậu Đông Á và Viện Tăng trƣởng xanh toàn cầu. Bằng cách này, Hàn Quốc đang tham gia vào các nỗ lực quốc tế để mở ra một chƣơng mới trong lịch sử của nền văn minh nhân loại – giai đoạn của nền văn minh có trách nhiệm với Trái đất. Chính phủ Hàn Quốc hân hạnh tài trợ cho Lộ trình này nhƣ là một phần nỗ lực của họ và sẵn sàng cung cấp hỗ trợ cho các nƣớc trong khu vực theo đuổi chiến lƣợc tăng trƣởng xanh, cũng nhƣ đóng vai trò hàng đầu trong hợp tác khu vực về tăng trƣởng xanh. Tiến sĩ Soogil Young Chủ tịch Ủy ban Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc.<br /> <br /> Hướng dẫn lộ trình<br /> Trong những năm gần đây, các nƣớc đang phát triển trong khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng có mức tăng trƣởng kinh tế cao, dựa trên những cơ hội của sự toàn cầu hoá và mô hình tăng trƣởng dựa vào xuất khẩu. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao đã giúp hàng triệu ngƣời thoát khỏi đói nghèo và đạt đƣợc những thành quả phát triển đáng kể. Tốc độ tăng trƣởng cao của khu vực này là đáng tự hào, tuy nhiên, thành quả này chỉ có thể đƣợc duy trì nếu vấn đề cạn kiệt tài nguyên và biến đổi khí hậu đƣợc giải quyết thỏa đáng. Để đạt đƣợc điều đó, khu vực phải nắm lấy cơ hội từ chiến lƣợc tăng trƣởng mới để đạt đƣợc sự hài hòa cho mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng. Các khái niệm về tăng trƣởng xanh nổi lên trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng nhằm biến thách thức của sự cạn kiệt tài nguyên và khủng hoảng khí hậu thành cơ hội phát triển với lợi ích kép (tăng trƣởng cao hơn và ít tác động đến môi trƣờng hơn), thông qua sử dụng tài nguyên hiệu quả và tăng đầu tƣ vào vốn tự nhiên để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Việc hiện thực hóa tăng trƣởng xanh yêu cầu một sự thay đổi táo bạo và đầy tham vọng của hệ thống kinh tế. "Cấu trúc hữu hình" của nền kinh tế bao gồm cơ sở hạ tầng giao thông, các tòa nhà và hệ thống năng lƣợng, cùng với "cấu trúc vô hình" bao gồm giá cả thị trƣờng, quản trị, các quy định và lối sống phải đƣợc điều chỉnh theo hƣớng sử dụng hiệu quả tài nguyên. Lộ trình này giải thích làm thế nào để bắt đầu một sự thay đổi nhƣ vậy. Lộ trình tăng trƣởng xanh các-bon thấp cho khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng bao gồm một số tài liệu sau: 1. Bản tóm tắt dành cho các nhà hoạch định chính sách 2. Văn bản hƣớng dẫn, trong đó đƣa ra những thách thức đối với khu vực, hình mẫu của tăng trƣởng xanh 3. Sáu mƣơi ba tài liệu cung cấp thông tin chi tiết và phân tích các lựa chọn chính sách đƣợc xác định trong văn bản hƣớng dẫn, bao gồm cả những điểm mạnh, những thách thức và chiến lƣợc thực hiện 4. Năm mƣơi mốt nghiên cứu trƣờng hợp cung cấp thông tin chi tiết về các mô hình thành công ở khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng cũng nhƣ ở các khu vực khác. 5. Tám bài báo phân tích chuyên sâu các chính sách trong các lĩnh vực cụ thể, nhƣ cải cách tài chính, quy hoạch đô thị, giao thông, công trình xanh, cơ sở hạ tầng nƣớc và thƣơng mại. Tất cả các sản phẩm có thể đƣợc tìm thấy trong các đĩa CD kèm theo trong ấn phẩm này hoặc có trực tuyến tại: www.unescap.org/esd/environment/lcgg/ Để biết thêm chi tiết về các sáng kiến tăng trƣởng xanh xin truy cập trang thông tin tại www.greengrowth.org và www.unescap.org/esd/. Lộ trình này đã đƣợc xây dựng theo dự án “Xây dựng Lộ trình tăng trƣởng xanh các-bon thấp cho khu vực Đông Á" với sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Tổ chức Khí hậu Đông Á. Chân thành cảm ơn sự tài trợ của Chính phủ Hàn Quốc.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2