LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG – Phần 4
lượt xem 5
download
Cắt thần kinh X tại thân và nối vị tràng (hay mở rộng môn vị): Cắt thần kinh X tại thân: cắt thân thần kinh X trước và sau ở cạnh thực quản bụng, trước chỗ chia nhánh tạng và nhánh gan. Nối vị tràng: có thể trước hay sau đại tràng ngang. Mở rộng môn vị: phương pháp được áp dụng phổ biến nhất là Mikulicz. Đây là phương pháp phẫu thuật đơn giản , ít biến chứng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG – Phần 4
- LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG – Phần 4 3.2-Điều trị ngoại khoa 3.2.1-Chỉ định: Ổ loét không đáp ứng với điều trị nội khoa o Ổ loét có biến chứng o 3.2.2-Loét tá tràng: 3.2.2.1-Cắt thần kinh X tại thân và nối vị tràng (hay mở rộng môn vị): Cắt thần kinh X tại thân: cắt thân thần kinh X trước và sau ở cạnh thực quản bụng, trước chỗ chia nhánh tạng và nhánh gan. Nối vị tràng: có thể trước hay sau đại tràng ngang. Mở rộng môn vị: phương pháp được áp dụng phổ biến nhất là Mikulicz. Đây là phương pháp phẫu thuật đơn giản , ít biến chứng. Tỉ lệ tái phát: 10% 3.2.2.2-Cắt thần kinh X siêu chọn lọc:
- Là phẫu thuật chương trình thường được thực hiện nhất. Cắt các nhánh của dây thần kinh X tr ước và sau ở sát bờ cong nhỏ, từ vị trí cách môn vị 7 cm lên tới đoạn thực quản trên tâm vị khoảng 5 cm, chừa lại hai hay ba nhánh chi phối môn vị và hang vị (chùm chân ngỗng) (hình 4). Nhánh Grassi (nhánh tội phạm, nhánh đầu tiên của thân sau) bị bỏ sót có thể là nguyên nhân của loét tái phát sau mổ. Hình 4- Cắt thần kinh X siêu chọn lọc Tỉ lệ tái phát: 10-15%, tuỳ vào độ khéo léo của phẫu thuật viên. 3.2.2.3-Cắt thần kinh X tại thân và cắt hang vị (hình 5):
- Hình 5- Cắt thần kinh X tại thân và cắt hang vị, Có tỉ lệ tái phát thấp nhất (0-2%), nhưng tỉ lệ biến chứng và di chứng tương đối cao. Sau khi cắt hang vị, có hai phương pháp tái lập lưu thông ống tiêu hoá: Billroth I (nối mỏm dạ dày với tá tràng) (hình 6) và Billroth II (đóng mỏm tá tràng, nối mỏm dạ dày với hỗng tràng) (hình 7,8).
- Hình 6- Các phương pháp nối dạ dày-tá tràng theo Billroth I A-Billroth I, B-Horsley, C-von Haberer, D-von Haberer Finney A B Hình 7- A: cắt thần kinh X tại thân và cắt hang vị, nối Billroth II. B: để làm giảm bớt sự ứ đọng ở quai đến và nguy cơ viêm dạ dày do trào ngược dịch mật, có thể
- nối chân quai đến-quai đi (phương pháp Braun) (hình a), có kết hợp hay không với khâu đóng (bằng stapler) bít lòng quai đi đoạn phía trên miệng nối với quai đến (hình b, còn được gọi là phương pháp Roux-en-Y không cắt ruột). Hình 8- Các phương pháp nối dạ dày-hỗng tràng theo Billroth II A-Billroth II, B-Polya, C-Braun, D-Finsterer-Hofmeister 3.2.2.4-Cắt dây thần kinh X sau và rạch thanh cơ mặt trước dạ dày qua nội soi: Là phẫu thuật phương pháp điều trị loét bằng nội soi dễ thực hiện nhất. 3.2.3-Loét dạ dày:
- Týp 1: Cắt bán phần xa dạ dày. Nối BI thường được thực hiện hơn là nối BII o Khoét bỏ ổ loét + cắt thần kinh X siêu chọn lọc o Týp 2 và 3: cắt hang vị + cắt thần kinh X (tại thân hay siêu chọn lọc) Týp 4: Khoét bỏ ổ loét o Cắt bán phần xa dạ dày (cố gắng bao gồm luôn cả ổ loét) o Cắt bán phần xa dạ dày và một phần thực quản, nối thực quản-dạ dày-hỗng o tràng. 3.2.4-Chảy máu ổ loét dạ dày-tá tràng: 3.2.4.1-Chỉ định can thiệp ngoại khoa: Không thể cầm máu qua nội soi o Đã cầm máu qua nội soi, máu chảy tái phát trong thời gian c òn nằm viện o Phải truyền hơn 6 đơn vị máu trong 24 giờ o 3.2.4.2-Phương pháp phẫu thuật:
- Loét tá tràng chảy máu: H. pylori (+): mở mặt trước tá tràng, khâu cầm máu ổ loét, đóng lại tá tràng, o sau mổ tiếp tục điều trị nội khoa loét và diệt H. pylori. H. pylori (-), hoặc H. pylori (+) nhưng BN đã được điều trị nội khoa loét và o diệt H. pylori nhưng thất bại: cắt thần kinh X tại thân kèm mở rộng môn vị. Cắt thần kinh X siêu chọn lọc hay cắt bán phần dạ dày ít khi được chỉ định đối với loét tá tràng chảy máu. Loét dạ dày chảy máu: Týp 1: cắt bán phần dạ dày o Týp 2 và 3: cắt hang vị + cắt thần kinh X (tại thân hay siêu chọn lọc) o o Týp 4: Khoét bỏ ổ loét § Cắt bán phần xa dạ dày (cố gắng bao gồm luôn cả ổ loét) § Cắt bán phần xa dạ dày và một phần thực quản, nối thực quản-dạ dày-hỗng § tràng. Nếu toàn trạng BN không cho phép: khâu cầm máu ổ loét.
- 3.2.5-Thủng ổ loét dạ dày-tá tràng: Điều trị trước phẫu thuật: Đặt thông dạ dày o Dịch truyền o Thuốc giảm đau o o Kháng sinh Thủng ổ loét tá tràng: Huyết thanh chẩn đoán H. Pylori (thực hiện trước cuộc phẫu thuật): o Dương tính: khâu ổ loét (mổ mở hay nội soi) § Âm tính: cắt thần kinh X tại thân, mở rộng môn vị (qua lổ thủng) § Có thể cân nhắc điều trị bảo tồn nếu: o Sinh hiệu ổn định § Thân nhiệt ≤ 38°C § Bụng xẹp § Siêu âm: xoang bụng không có dịch §
- X-quang: thuốc cản quang không dò vào xoang bụng § Thủng ổ loét dạ dày: Týp 1: cắt bán phần dạ dày, nối BI o o Týp 2,3: H. pylori (+): sinh thiết, khâu lổ thủng § H. pylori (-): cắt bán phần dạ dày, nối BI § o Týp 4: Khoét bỏ ổ loét § Cắt bán phần xa dạ dày (cố gắng bao gồm luôn cả ổ loét) § Cắt bán phần xa dạ dày và một phần thực quản, nối thực quản-dạ dày-hỗng § tràng. Nếu toàn trạng BN không cho phép: khâu lổ thủng. o 3.2.6-Hẹp môn vị do loét dạ dày-tá tràng: Hẹp môn vị cấp tính do phù nề môn vị có thể được điều trị nội khoa (đặt thông dạ dày, bồi hoàn nước và điện giải, thuốc kháng thụ thể H2) sau đó nong môn vị qua nội soi dạ dày.
- Việc hồi sức trước phẫu thuật đóng vai trò quan trọng. Cần thời gian trung bình 3- 5 ngày để hồi sức BN trước mổ. Nội dung của công việc hồi sức: Đặt thông dạ dày và hút cách quãng. Nếu dạ dày còn đọng nhiều thức ăn, phải o rửa dạ dày trước. Bồi hoàn đầy đủ sự thiếu hụt nước điện giải và rối loạn kiềm toan. Dung dịch o được lựa chọn là natri chlorua 0,9%. Kết hợp bổ sung kali dưới dạng KCl. Dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch. Nếu môn vị bị nghẹt hoàn toàn: dinh o dưỡng qua đường tĩnh mạch toàn phần, nếu bán nghẹt môn vị: có thể cho BN ăn chế độ loãng kết hợp dinh dưỡng bổ sung qua đường tĩnh mạch. Phương pháp phẫu thuật: Nếu cho phép về mặt kỹ thuật, cắt bán phần dạ dày là lựa chọn trước tiên o Cắt thần kinh X (tại thân hay siêu chọn lọc) + nối vị tràng o Cắt thần kinh X siêu chọn lọc + cắt hang vị o Cắt thần kinh X siêu chọn lọc + nối vị-tá tràng o 3.2.7-Biến chứng phẫu thuật: 3.2.7.1-Biến chứng sớm:
- Chảy máu: chảy máu miệng nối, xuất huyết nội o Viêm tuỵ cấp o Tổn thương đường mật o Viêm phúc mạc/áp-xe tồn lưu o Hội chứng ứ đọng dạ dày o 3.2.7.2-Biến chứng muộn của cắt thần kinh X: 3.2.7.2.1-Tiêu chảy: Xảy ra trong 20% các trường hợp cắt thần kinh X tại thân, 3% các trường hợp cắt thần kinh X siêu chọn lọc. Điều trị nội khoa: ăn chế độ giảm lượng carbonhydrate, hạn chế sữa, tránh uống nước trong khi ăn. Nếu nặng hơn: cholestyramine 4 gm x 3 uống kèm trong bữa ăn. Khoảng 1% các trường hợp không đáp ứng với điều trị nội khoa cần điều trị bằng phẫu thuật: đảo chiều một đoạn hỗng tràng 10 cm ở cách góc treitz 70-80 cm. 3.2.7.2.2-Hội chứng ứ đọng dạ dày:
- Xảy ra sau cắt thần kinh X tại thân. Tuy nhiên, cần chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân gây ứ đọng dạ dày khác (dây dính, hội chứng quai đến hay quai đi, thuốc, rối loạn cân bằng điện giải, tiểu đường…). Điều trị: nếu đã loại trừ bế tắc cơ học, các loại thuốc làm tăng cường nhu động dạ dày có thể được chỉ định. Metoclopramide và/hoặc erythromycin là hai loại thuốc thường được chỉ định nhất. 3.2.7.3-Biến chứng muộn của cắt dạ dày: 3.2.7.3.1-Hội chứng dumping: Xảy ra sau tất cả các phẫu thuật dạ dày, nhưng thường nhất là sau phẫu thuật nối vị tràng hay Billroth II (50-60% BN được cắt dạ dày BII có hội chứng Dumping sau mổ). Nguyên nhân là do miệng nối dạ dày quá rộng hay phần dạ dày còn lại quá ít. Hội chứng dumping sớm: xuất hiện 10-30 phút sau ăn, bao gồm các triệu chứng tiêu hoá (đầy tức thượng vị, đau quặn bụng, nôn mữa, tiêu chảy) và các triệu chứng vận mạch (mạch nhanh, đánh trống ngực, xanh tái, đổ mồ hôi, hoa mắt, mờ mắt, đỏ bừng mặt). Hội chứng dumping muộn (ít phổ biến hơn): xuất hiện 2-3 giờ sau ăn, bao gồm các triệu chứng: mạch nhanh, đổ mồ hôi, run rẩy, lơ mơ. Triệu chứng có thể xuất hiện với mức độ nhẹ hay nặng, thông th ường sẽ giảm dần và thoái lui trong hầu hết các trường hợp.
- Điều trị nội khoa: tránh ăn đ ường, giảm khẩu phần carbonhydrate và hạn chế uống nước trong khi ăn. Sandostatin có thể được chỉ định nếu những thay đổi trong chế độ ăn uống không làm cải thiện triệu chứng. Khoảng 1% các trường hợp không đáp ứng với điều trị nội khoa cần điều trị bằng phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật: Nối vị tràng theo phương pháp Roux-en-Y là phẫu thuật được lựa chọn trước o tiên. Đảo chiều một đoạn hỗng tràng 10-20 cm o 3.2.7.3.2-Hội chứng quai đến: Hầu hết xảy ra sau phẫu thuật Billroth II. Cơ chế: ứ đọng hay tắc nghẽn ở quai đến, cấp tính hay mãn tính. Triệu chứng đặc hiệu là đau bụng và nôn ra dịch mật, sau nôn thì đỡ đau. Chẩn đoán xác định bằng quang vị: trên phim thấy quai đến dãn to. Dù cấp hay mãn, điều trị hội chứng quai đến là điều trị bằng phẫu thuật: chuyển phẫu thuật Billroth II thành phẫu thuật nối vị tràng theo phương pháp Roux-en-Y. 3.2.7.3.3-Hội chứng quai đi: Hầu hết xảy ra sau phẫu thuật Billroth II.
- Nguyên nhân: thoát vị nội qua lổ mạc treo ruột, dính ruột, lồng miệng nối vị tràng. Điều trị ngoại khoa, tuỳ theo nguyên nhân mà xử trí. 3.2.7.3.4-Viêm dạ dày do trào ngược dịch mật: Hầu hết xảy ra sau phẫu thuật Billroth II. Triệu chứng: đau rát bỏng vùng thượng vị, nôn bất chợt, nôn dịch mật, sau khi nôn thì không bớt đau. Chẩn đoán cận lâm sàng: HIDA scan: dịch mật trào ngược lên dạ dày o Xét nghiệm acid mật trong dịch vị o Nội soi dạ dày: niêm mạc dạ dày bở, viêm đỏ và có nhiều sang thương loét o chợt. Điều trị bắt đầu bằng nội khoa với thuốc kháng thụ thể H2, cholestyramine, metoclopramide. Một số ít trường hợp không đáp ứng với điều trị nội khoa nên điều trị bằng phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật được lựa chọn là chuyển phẫu thuật Billroth II thành phẫu thuật nối vị tràng theo phương pháp Roux-en-Y. 3.2.7.3.5-Các rối loạn về chuyển hoá:
- Thiếu máu: do thiếu sắt, vitamine B12 hay folate. o Giảm hấp thu mỡ, dẫn đến tiêu phân mỡ và thiếu hụt các vitamin tan trong o mỡ. Chứng rỗng xương do giảm hấp thu can-xi. o
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN – PHẦN 1
17 p | 252 | 25
-
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG – PHẦN 1
15 p | 135 | 15
-
VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG (Kỳ 3)
5 p | 65 | 13
-
Thuốc điều chỉnh rối loạn tiêu hoá (Kỳ 4)
5 p | 105 | 8
-
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG (PHẦN 2)
15 p | 104 | 6
-
VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG – PHẦN 1
12 p | 104 | 6
-
Chảy máu do loét dạ dày tá tràng – Phần 2
12 p | 128 | 6
-
Loét dạ dày-tá tràng cấp
4 p | 66 | 5
-
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG (PHẦN 1)
16 p | 100 | 5
-
Xuất huyết dạ dày - ruột – Phần 1
8 p | 52 | 3
-
Quá trình hình thành loét dạ dày tá tràng part5
6 p | 60 | 3
-
Thuốc điều chỉnh rối loạn tiêu hoá – Phấn 2
13 p | 62 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn