intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lời chào và ấn tượng cá nhân

Chia sẻ: Sdfsfs Fdfsdf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

74
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lời chào và ấn tượng cá nhân .vVăn hóa người Việt rất coi trọng câu chào, đôi lúc chúng ta chỉ mỉm cười rồi gật gật cái đầu cũng coi như một cử chỉ để chào hỏi. Nếu đi qua ai đó mà mình quen biết, mặt lạnh tanh hay cúi đầu đi thẳng chắc chắn ấn tượng về bạn đối với họ và những người xung quanh sẽ vô cùng tệ hại!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lời chào và ấn tượng cá nhân

  1. Lời chào và ấn tượng cá nhân
  2. vVăn hóa người Việt rất coi trọng câu chào, đôi lúc chúng ta chỉ mỉm cười rồi gật gật cái đầu cũng coi như một cử chỉ để chào hỏi. Nếu đi qua ai đó mà mình quen biết, mặt lạnh tanh hay cúi đầu đi thẳng chắc chắn ấn tượng về bạn đối với họ và những người xung quanh sẽ vô cùng tệ hại! Một người đến câu chào hỏi cũng không biết thì bạn nghĩ họ có phải là người biết cách đối nhân xử thế không? Dịp tết năm 2011 mình có nghe được câu chuyện của mẹ và những người hàng xóm nói với nhau: cái thằng H con ông T, đi qua mình mà nó lơ luôn, đi thẳng chẳng chào hỏi gì cả! Mới tý tuổi đầu đã vênh vênh váo váo! Sau đó là chuỗi những câu nhận xét về cách sống, cách đối đãi với người khác của anh chàng này! Bạn nghĩ sao về chuyện này nhỉ? Có phải ông bà ta quá khắt khe trong việc lễ nghĩa nên một câu chào hỏi lại trở nên nghiêm trọng đến thế chăng? Nó có đủ bằng chứng để người ta nói một ai đó không có lễ phép, không có giáo dục hay không? Tất nhiên là không! Nhưng chắc chắn rằng, bạn trong mắt họ chẳng có chút nào đáng để được tôn trọng. Không phải vì những người già coi trọng lễ phép mà văn hóa người Việt vốn dĩ là vậy. Không chỉ là một lời chào đơn giản mà đó còn thể hiện sự tôn trọng của bạn với những người xung quanh đặc biệt là người lớn tuổi. Ông cha ta có câu: Lời chào cao hơn mâm cỗ. Lời chào là lời mở đầu cho những câu chuyện trong cuộc
  3. sống. Người ta chào hỏi nhau đôi lúc chỉ là để làm vui lòng nhau, đôi lúc để làm cho ai đó có cảm giác được tôn trọng chứ không phải chỉ để đưa đẩy đến câu chuyện nào đó. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh một đứa trẻ đi ngang qua người già rồi vòng tay nói lớn: con chào ông ạ/ Cháu chào ông ạ. Bạn có biết người hạnh phúc nhất là ai không? Không phải người được chào mà là cha mẹ của đứa trẻ đó. Bởi vì bất kỳ ai khi nghe người khác khen ngợi con mình: Cháu ngoan quá, lễ phép quá…đều cảm thấy vui và hãnh diện. Vì đó là bài học đầu tiên để chúng biết cách sống kính trên nhường dưới. Nhiều người trong chúng ta rất ngại phải chào hỏi ai đó, nhất là những người lớn tuổi. Thường có một số bạn nhìn thấy những người trong thôn, trong ngõ rất ít khi chào hỏi mà cúi đầu đi thẳng, để lại sau lưng ánh mắt lạnh lùng và xem thường của những người đó. Tất nhiên bạn có thể đặt ra câu hỏi: tại sao họ không chào trước, để biện minh cho mình! Nhưng nếu bạn là người ít tuổi hơn và họ là những người thuộc “ vai” trên với bạn thì người phải chào là bạn. Bạn đừng vội xem thường những quy tắc về lời chào và cách ứng xử, dù ngày nay xã hội phát triển đến nhường nào thì ảnh hưởng của lễ giáo vẫn còn rất sâu đạm trong lối sống của người Việt. Bạn chắc cũng không muốn bị gán cho cái mác “ vô lễ” chứ. Đừng ngần ngại khi phải chào ai đó, nhất là những người lớn tuổi. Chỉ cần bạn nói: Cháu chào ông ạ, ông đang đi đâu đấy?… Bạn sẽ nhận được nụ cười thật vui từ
  4. những người đó. Họ có cảm giác được tôn tọng và ai cũng vui, cũng hạnh phúc khi có được cảm giác đó. Im lặng, cúi đầu và đi thẳng qua nhưng người bạn gặp bạn có bao giờ cảm thấy vui vẻ không? Có thấy thoải mái không? Đừng bao giờ đánh mất đi ấn tượng tốt đẹp của mình bạn nhé! Lời chào nhỏ thôi nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc bạn xây dựng hình ảnh cá nhân trong lòng người khác. Dù cuộc sống phát triển đến thế nào thì câu chào luôn có mặt trong những buổi gặp gỡ, những cái bắt tay, những nụ cười trao nhau, những cái gật đầu và những lời nói tưởng chừng đưa đẩy nhưng lại có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy quan hệ của con người với nhau. Người miền Nam có kiểu chào xã giao thân mật, được bắt đầu bằng chữ “ con chào ông, bà, cô, chú…..” câu chào đó mang một cảm giác gần gũi và thân thiết không có chút khoảng cách giữa hai người. Có cái gì đó gợi nên quan hệ ruột thịt. Kiểu chào của người miền bắc lại kiểu cách hơn, đi cùng với lời chào là lời thăm hỏi : ông, bà, cô, chú….đang đi đâu đấy hay đang làm gì đấy… Lời chào này tao nên cảm giác được quan tâm, được ai đó để ý đến. Lời chào này mang lại cho người được chào sự tôn trọng và yêu thương. Bạn có bao giờ để ý đến ngữ nghĩa trong từng câu chào của mình không? Người xưa thường nói: đi thưa về bẩm” để răn dạy con cái trong gia đình đề cao lời chào hỏi. Không chỉ thể hiện sự lễ phép của mình mà còn tự răn dạy bản thân sống nề nếp và có ý thức đối với những người xung quanh. Bạn đi ra khỏi nhà mà không
  5. có lời chào với cha mẹ của mình. Bạn nghĩ cha mẹ bạn sẽ tức giận hay lo lắng? Với vai trò của một người cha, người mẹ họ sẽ vô cùng lo lắng cho bạn vì không biết bạn đi đâu, làm gì… Thế nên, sau này đừng bao giờ quên lời chào trong cuộc sống của mình bạn nhé! Hãy là người biết quan tâm và lo lắng cho người bên cạnh mình!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2