intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lợi ích của bũa ăn điểm tâm sáng

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

57
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỳ nghỉ hè của bọn trẻ đã qua. Bận rộn, quá bận rộn! Các bà mẹ luôn than vãn là bận ngập đầu ngập cổ. Không kịp ăn một bữa điểm tâm sáng là chuyện thường xảy ra đối với các bà mẹ. Với các em cũng vậy, đêm trước ham vui với bạn, sáng dậy ngủ nướng một chút, vùng dậy thì không còn thời gian điểm tâm; phải ba chân bốn cẳng chạy cho kịp xe buýt đến trường. Một số người nhất là giới chị em, cố tình bỏ bữa ăn điểm tâm sáng vì sợ mập....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lợi ích của bũa ăn điểm tâm sáng

  1. Lợi ích của bũa ăn điểm tâm sáng Kỳ nghỉ hè của bọn trẻ đã qua. Bận rộn, quá bận rộn! Các bà mẹ luôn than vãn là bận ngập đầu ngập cổ. Không kịp ăn một bữa điểm tâm sáng là chuyện thường xảy ra đối với các bà mẹ. Với các em cũng vậy, đêm trước ham vui với bạn, sáng dậy ngủ nướng một chút, vùng dậy thì không còn thời gian điểm tâm; phải ba chân bốn cẳng chạy cho kịp xe buýt đến trường. Một số người nhất là giới chị em, cố tình bỏ bữa ăn điểm tâm sáng vì sợ mập. Thế nhưng bũa điểm tâm sáng lại rất cần thiết, không những vậy mà đã nhiều năm nay các khoa học gia cho rằng bữa điểm tâm sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Rất nhiều nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng về lợi ích của bữa ăn điểm tâm của trẻ. Nó giúp cho trẻ tăng khả năng hấp thụ bài giảng, suy nghĩ nhanh, tăng mức độ và thòi gian tập trung vào giờ học. Một nghiên cứu tại Baltimore và
  2. Philadelphia, Mỹ trên trẻ em học đường cho thấy: sau khi áp dụng chế độ ăn sáng cho toàn trường thì tỷ lệ học sinh đạt được điểm toán cao hơn, ít bị ức chế, ít lo lắng cũng như ít hiếu động hơn so với thời điểm chưa áp dụng chế độ này. Giữa hai nhóm trẻ có ăn điểm tâm sáng và không, thì nhóm trẻ có ăn điểm tâm có khả năng suy nghĩ, phán đoán và giải quyết vấ đề nhanh hơn. Tính tình cũng ít cáu gắt hơn. Nghiên cứu trên trẻ không ăn điểm tâm cho thấy trẻ bị giảm khả năng lựa chọn thông tin và giải pháp; giảm khả năng gợi trí nhớ, giảm chú ý, nói năng kém lưu loát, mà nguyên nhân là đói. Các nghiên cứu cũng đưa ra kết quả tương tự ở nhóm tuổi vị thành niên và người lớn: những người không ăn điểm tâm thì bị giảm khả năng xử lý, điều hành công việc, giảm trí nhớ và giảm vận động trí não. Một điều đơn giản ai cũng nhận ra là một khi đói, mà dạ cồn cào thì còn làm được việc gì nữa. Trong một ngày chúng ta ăn ít ra cũng ba bữa
  3. ăn, cách nhau không quá 5 tiếng. Bữa ăn tối cuối cùng, rồi qua đêm, đến bữa điểm tâm hôm sau tối thiểu cũng đã cách nhau 8 đến 10 tiếng. Ta còn bỏ qua điểm tâm đến bữa trưa thì ta đã tuyệt thực nửa ngày rồi đấy! Khi bị đói thì lượng đường trong máu giảm xuống, làm cho não cũng bị thiếu năng lượng hoạt động. Năng lượng tức thời chủ yếu mànão sử dụng để hoạt động là đường. Não không thể trông chờ vào loại năng lượng dự trữ là mỡ được. Nhiều người muốn nhịn ăn sáng để hạn chế thu nạp năng lượng, sợ béo phì. Thế nhưng sự thực là năng lượng thu nạp vào buổi sáng này cơ thể không mấy khi tích trữ lại để mà tăng ký cả. Ngược lại bỏ ăn buổi sáng thì làm cho cơ thể đói mèm, và lại ăn bù những thức ăn vặt vào bữa tới thì còn nguy hơn. Người ta nhận thấy những người thon thả thường ăn trung bình mỗi ngày ba bữa trở lên. Vậy làm thế nào để có một bữa ăn điểm tâm hợp lý? Một bữa ăn điểm tâm lý tưởng là lượng thức ăn này cung cấp được ¼ đến 1/3 nhu cầu lượng
  4. Protein trong một ngày, nhiều chất tinh bột, sợi và ít chất mỡ. Thức ăn đơn giản chuẩn bị ở nhà hầu như là đạt yêu cầu rồi, như bánh mì (tốt nhất là loại hỗn hợp-multigrain) ăn với trái cây, uống sữa giảm chất béo, ăn sữa chua (yoghurt); hay ăn bánh mì phết mứt hay bơ thực vật (margarin), hay bơ đậu phụng, hay phô-mai (cheese) với nước trái cây ép v..v.. Trẻ con thích có người ngồi ăn cùng, hoặc ít ra thì cũng ngồi với trẻ. Đối với những gia đình có thói quen ăn sáng "thịnh soạn" thì nên chuẩn bị thức ăn từ tối hôm trước để tránh cập rập. Trường hợp gặp những chú ngủ lười, dậy trễ thì phụ huynh nên làm thức ăn cho trẻ mang theo có thể ăn trên đường, tiện nhất là bánh mì kẹp. Ngũ cốc (cereal) các loại cũng tốt nhưng không nên chọn loại có nhiều đường hoặc mỡ. Trong điều kiện ở VIỆT NAM thì bữa ăn sáng nhẹ như cháo, xôi, khoai củ kèm với trái cây là cũng đã đủ tốt. Đừng bị mê hoặc bởi các quảng cáo là mỗi phần ăn (serve) có thể nạp được 100% nhu cầu vitamin, khoáng chất trong ngày; vì một điều đơn giản là không phải mỗi ngày chỉ ăn có một
  5. bữa sáng mà thôi. Lượng đường cho phép tối đa trong một phần ăn ngũ cốc là 6 gam. Còn ai chưa kịp ăn điểm trước khi đi thì nên uống lấy một ly nước hoa quả hay quả chuối, ăm tạm một mẩu bánh mì, rồi mang theo phần ăn để có thể chống đói trước một ngày làm việc bắt đầu. Vậy thì có bận gì thì bận, mỗi người cũng nên chăm lo bữa ăn sáng cho mình và các thành viên trong nhà chu đáo, đặc biệt làtrẻ em, nhằm mục đích tối ưu hoá hoạt động của cơ thể, nhất là bộ não. Thành tích học tập ở trường của các em một phần trông cậy vào việc chuẩn bị bữa ăn sáng cho các em của quí vị đấy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2