intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lựa chọn bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

24
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày nghiên cứu lựa chọn các bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng; Đánh giá hiệu quả việc ứng dụng các bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lựa chọn bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng

  1. LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO NAM SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SÓC TRĂNG TS. Nguyễn Văn Hòa1, ThS. Vũ Thành Tiến2 1 Trường Đại học Cần Thơ 2 Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng TÓM TẮT Với mục đích là lựa chọn các bài tập để nâng cao thể lực cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng. Bằng các phương pháp nghiên cứu truyền thống, đề tài lựa chọn được 16 bài tập thể lực, từ đó tiến hành thực nghiệm trên 30 nam sinh viên, trong thời gian 02 học kỳ, mỗi học kỳ 30 tiết; Đồng thời, so sánh song song với nhóm đối chứng là 30 nam sinh viên học theo chương trình bình thường cùng thời điểm. Bằng các phương pháp thường quy trong quá trình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã mang lại hiệu quả bước đầu, các chỉ số thể lực của nhóm thực nghiệm phát triển cao hơn so với nhóm đối chứng; Đánh giá kiểm định theo tiêu chuẩn đánh giá xếp loại của Bộ GD&ĐT thì nhóm thực nghiệm tỷ lệ đạt cao hơn nhóm đối chứng. Kết quả này đã chứng minh được hiệu quả lựa chọn 16 bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng Từ khóa: Giáo dục thể chất; sinh viên; phát triển thể lực; Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, và chịu sự quản lý nhà nước theo lĩnh vực hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường có chức năng, nhiệm vụ là: Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các cấp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề; Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, người lao động; Nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động; Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật - công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Việc giảng dạy môn học giáo dục thể chất (GDTC) cho sinh viên được thực hiện rất nghiêm túc với thời lượng là 60 tiết chia làm 2 học kỳ. Tuy nhiên việc nắm bắt diễn biến sự phát triển thể lực của sinh viên hàng năm cũng chưa được thường xuyên và có hệ thống. Đó là những mặt quyết định đến chất lượng đào tạo từ đó tìm ra phương pháp điều chỉnh nội dung, xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác GDTC trong nhà trường. Mặt khác, việc chuẩn bị thể lực cho sinh viên có vai trò quyết định trong việc tiếp thu và hình thành kỹ thuật động tác, cũng như kỹ năng thực hành trong các môn thể thao. Từ đó cho thấy cần thiết phải có những bài tập phù hợp để kịp thời nâng cao thể lực cho sinh viên. 10
  2. Xuất phát từ những nguyên nhân và yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, chúng tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn bài tập phát triển thể lực cho sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng”. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; phương pháp phỏng vấn; phương pháp kiểm tra sư phạm; phương pháp thực nghiệm sư phạm; phương pháp toán học thống kê. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Nghiên cứu lựa chọn các bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng 3.1.1 Cơ sở khoa học của việc lựa chọn bài tập Chúng tôi lựa chọn các bài tập theo trình tự sau: Bước 1: Tổng hợp các phương pháp xây dựng một số bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng. Các bài tập thể lực được xây dựng phải có nội dung và hình thức phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của quá trình giảng dạy. Thể lực của sinh viên phải được phát triển nhanh và tối ưu qua quá trình hồi phục nhanh. Từ đó có thể đảm bảo cho sinh viên phát triển đầy đủ những tố chất vận động cần thiết. Bài tập cần được xây dựng trên cơ sở đặc điểm trình độ thể lực cũng như điều kiện trang thiết bị tập luyện của sinh viên. Qua nghiên cứu các công trình của các tác giả đã nghiên cứu, căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, tiến hành chọn ra 40 bài tập để tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, huấn luyện viên, giáo viên. Bước 2: Phỏng vấn lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu và tham khảo các tài liệu chuyên môn liên quan đến huấn luyện thể lực cho sinh viên năm, nhất là các đề tài về huấn luyện thể lực. Từ kết quả tham khảo nguồn tài liệu và một số đề tài, luận án trên, chúng tôi đã lựa chọn ra được 40 bài tập phát triển thể lực và lập thành phiếu phỏng vấn. Bước 3. Lựa chọn các bài tập theo các nguyên tắc: - Các bài tập được xác định đầy đủ qua 5 thành phần cơ bản của lượng vận động (tốc độ bài tập, thời gian bài tập, thời gian nghỉ giữa quảng, tính chất nghỉ ngơi và số lần lặp lại). - Các bài tập được xây dựng phải có nội dung và hình thức phù hợp với mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của quá trình giảng dạy. - Các bài tập được sử dụng phát triển toàn diện thể lực cho sinh viên - Lựa chọn bài tập dựa trên đặc điểm thể chất của sinh viên cũng như điều kiện trang thiết bị tập luyện tại trường. 11
  3. 3.1.2 Lựa chọn các bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng Để lựa chọn các bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng, trên cơ sở tổng hợp và phân tích các tài liệu đề tài đã lựa chọn ra được 40 bài tập để phát triển thể lực cho nam sinh viên cũng như phù hợp với cơ sở vật chất của nhà trường. Căn cứ vào kết quả phỏng vấn chúng tôi lựa chọn được 16 bài tập được đánh giá với số điểm chiếm tỷ lệ 85% trở lên nhằm ứng dụng để phát triển thể lực cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng. Các bài tập đó là: Bảng 1: Bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng Bài tập Lượng vận động Yêu cầu * Nhóm bài tập phát triển sức nhanh 1. Chạy XPC cự ly 30m 3 lần, nghỉ 1’/lần Tốc độ tối đa 2. Chạy nâng cao đùi tại chỗ tần số nhanh 10s 3 lần, nghỉ 1’/lần Tốc độ tối đa 3. Chạy cự ly 80m 2 lần, nghỉ 3’/lần Tốc độ tối đa * Nhóm bài tập phát triển sức mạnh 4. Lò cò đổi chân 30m 3 lần, nghỉ 2’/lần Tốc độ tối đa 5. Nhảy bục 30-40cm 30 giây 3 lần, nghỉ 2’/lần Tốc độ tối đa 6. Đứng lên ngồi xuống 30 lần 2 lần, nghỉ 1’/lần Tốc độ tối đa 7. Bật cóc 15m 3 lần, nghỉ 2’/lần Tốc độ tối đa 8. Co tay xà đơn gập bụng nâng chân 10 cái/lần 3 lần, nghỉ 2’/lần Tốc độ tối đa 9. Nằm ngửa gập bụng 20 lần 3 lần, nghỉ 3’/lần Tốc độ tối đa 10. Nằm sấp chống đẩy 10 lần 3 lần, nghỉ 2’/lần Tốc độ tối đa * Nhóm bài tập phát triển sức bền 11. Chạy cự ly 800m 2 lần, nghỉ 7’/lần 85-90% tốc độ tối đa 12. Chạy cự ly 1500m 2 lần, nghỉ 10’/lần 80-85% tốc độ tối đa 13. Chạy tùy sức 5 phút 1 lần 80-85% tốc độ tối đa * Nhóm bài tập phát triển mềm dẻo 14. Ngồi ép dẻo 3 lần, nghỉ 1’/lần 85-90% tốc độ tối đa * Nhóm bài tập phát triển linh hoạt, khéo léo 15. Nhảy chữ thập 15 giây 3 lần, nghỉ 2’/lần 90-95% tốc độ tối đa 16. Bài tập đá lăng chân 1 phút 3 lần, nghỉ 3’/lần 90-95% tốc độ tối đa 3.1.3 Xây dựng kế hoạch tập luyện và thực nghiệm các bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng Trong quá trình thực nghiệm, cả hai nhóm đều học tập theo tiến độ thực hiện chương trình GDTC hiện tại của nhà trường với các điều kiện cơ sở vật chất sân bãi dụng cụ như nhau, thời gian như nhau. Trong đó, nhóm đối chứng sinh viên được áp dụng chương trình học như từ trước tới nay. Còn nhóm thực nghiệm được sử dụng các bài tập mới xây dựng (như đã nêu ở trên). - Thời gian thực nghiệm: trong 2 học kỳ, (2 tháng/học kỳ): Học kỳ I: từ tháng 5/2019 đến 7/2019; Học kỳ II: từ tháng 9/2019 đến 12/2019. 12
  4. - Tổng số buổi thực nghiệm là 16 buổi/02 học kỳ. Mỗi buổi tập luyện khoảng 20 phút vào cuối buổi học chính khóa và chỉ thực nghiệm với 3 hoặc 04 bài tập thể lực/buổi. 3.2 Đánh giá hiệu quả việc ứng dụng các bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng 3.2.1 Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm Trước quá trình thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra ở cả hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm thông qua 6 test nội dung kiểm tra đánh giá thể lực học sinh, sinh viên được quy định trong Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Bảng 2: So sánh chỉ số thể lực nam sinh viên trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng, giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm Nhóm TN (n=30) Nhóm ĐC (n=30) t P Nội dung kiểm tra X ±σ Cv X ±σ Cv Lực bóp tay thuận (Kg) 42.49 1.93 4.55 42.52 1.78 4.20 0.09 >0.05 Nằm ngửa gập bụng 18.10 1.79 9.88 18.19 1.58 8.70 0.27 >0.05 (lần/30 giây) Bật xa tại chỗ (cm) 208.17 9.04 4.34 208.40 6.54 3.14 0.32 >0.05 Chạy 30 mét XPC (giây) 5.28 0.55 9.94 5.21 0.49 9.44 0.38 >0.05 Chạy con thoi 4x10m (giây) 12.21 0.56 4.60 12.17 0.50 4.10 0.21 >0.05 Chạy tùy sức 5 phút (m) 963.40 50.61 5.25 962.93 53.21 5.53 0.25 >0.05 Qua bảng 2 ta thấy rằng: Cả 02 nhóm (nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng) đều có 6/6 nội dung kiểm tra đều có hệ số biến thiên Cv < 10 chứng tỏ kết quả thể lực các nội dung kiểm tra có tính đồng đều nhau ở tập hợp mẫu. Chứng tỏ kết quả thể lực cả 02 nhóm có tính đồng đều nhau ở tập hợp mẫu; Kết quả thực trạng thể lực ban đầu của nam sinh viên nhóm thực nghiệm và nam sinh viên nhóm đối chứng có sự tương đồng nhau, sự khác biệt thể lực không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P>0.05. 3.2.2 Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm 3.2.2.1 Đánh giá kết quả thể lực của nam sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng sau 4 tháng thực nghiệm Nhằm đánh giá sự phát triển thể lực của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng sau 02 học kỳ thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra thể lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng vào thời điểm cuối học kỳ I và cuối học kỳ II. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ sử dụng số liệu tổng hợp ở học kỳ II để đánh giá, được tổ hợp từ bảng 3 đến bảng 5. 13
  5. Bảng 3: So sánh chỉ số thể lực nam sinh viên trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng, giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau 02 học kỳ thực nghiệm Nhóm TN (n=30) Nhóm ĐC (n=30) t P Nội dung kiểm tra X ±σ Cv X ±σ Cv Lực bóp tay thuận (kG) 43.62 1.85 4.24 42.92 1.70 3.97 2.03
  6. Qua kết quả bảng 3, cho thấy rằng: Cho thấy, ở tất cả các nội dung kiểm tra của nhóm thực nghiệm và đối chứng thì kết quả thể lực của nhóm thực nghiệm sau thời gian thực nghiệm là cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng ở cả 6/6 nội dung kiểm tra, thể hiện ttính > tbảng (tbảng = 1,984). Qua kết quả bảng 4 và đồ thị 1, cho thấy các nội dung kiểm tra của nam sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đều có sự tăng lên. Tuy nhiên, nhóm thực nghiệm có nhịp tăng trưởng cao hơn nhóm đối chứng, cụ thể: Nhóm thực nghiệm có mức tăng trưởng từ 2.62% - 8.90%; Nhóm đối chứng có mức tăng trưởng chỉ từ 0.94% - 1.79%. Điều này chúng minh 16 bài tập thể lực mà chúng tôi lựa chọn bước đầu đã thể hiện tính hiệu quả cao cho sinh viên nhóm thực nghiệm tại trường. 3.2.2.2 Đánh giá kiểm định thể lực của nam sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng theo tiêu chuẩn đánh giá xếp loại của Bộ GD&ĐT Để kiểm định thể lực của nam sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng theo tiêu chuẩn đánh giá xếp loại của Bộ GD&ĐT chúng tôi đánh giá thực trạng ban đầu và sau 02 học kỳ thực nghiệm cả 02 nhóm (nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng). Kết quả được trình bày ở bảng 5 Bảng 5: So sánh chỉ số thể lực trung bình của nam sinh viên trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng với tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT Đối Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm tượn Nội dung kiểm tra Số SV Tỷ lệ Số SV Tỷ lệ g X đạt % X đạt % Lực bóp tay thuận (kG) 42.49 29 96.67 43.62 30 100 Nằm ngữa gập bụng 18.10 28 93.33 19.27 30 100 (lần/30s) Nhóm thực nghiệm Bật xa tại chỗ (cm) 208.17 27 90.00 214.20 30 100 Chạy 30 mét XPC (s) (n=30) 5.28 27 90.00 4.83 30 100 Chạy con thoi 4x10m (s) 12.21 25 83.33 11.66 30 100 Chạy tùy sức 5 phút (m) 963.40 23 76.67 994.57 30 100 Tốt 0 00 Tốt 03 10.00 Xếp loại Đạt 22 73.33 Đạt 27 90.00 K. đạt 8 26.67 K. đạt 0 00 Lực bóp tay thuận (kG) 42.52 30 100,00 42.92 30 100.00 Nằm ngữa gập bụng 18.19 28 93.33 18.51 29 96.67 (lần/30s) Nhóm đốI chứng Bật xa tại chỗ (cm) 208.40 28 93.33 211.75 29 96.67 Chạy 30 mét XPC (s) (n=30) 5.21 27 90.00 5.15 27 90.00 Chạy con thoi 4x10m (s) 12.17 26 86.67 12.00 27 90.00 Chạy tùy sức 5 phút (m) 962.93 24 80.00 980.30 25 83.33 Tốt 0 00 Tốt 0 00 Xếp loại Đạt 23 76.67 Đạt 25 83.33 K. đạt 7 23.33 K. đạt 05 16.67 15
  7. Từ kết quả bảng 5, cho thấy rằng: thời điểm ban đầu nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng không có sự khác biệt đáng kể: nhóm thực nghiệm xếp loại tốt không có; xếp loại đạt có 22 sv, chiếm tỷ lệ 73.33%; xếp loại không đạt có 8 sv chiếm tỷ lệ 26.67%; Còn nhóm đối chứng thì xếp loại tốt không có; xếp loại đạt có 23 sv, chiếm tỷ lệ 76.67%; xếp loại không đạt có 7 sv chiếm tỷ lệ 23.33%. Nhưng sau hai học kỳ tập luyện thì nam sinh viên nhóm thực nghiệm có tỷ lệ đạt cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng, cụ thể nhóm thực nghiệm xếp loại tốt có 03 sv chiếm tỷ lệ 10%, loại đạt có 27 sv chiếm tỷ lệ 90% và không có sinh viên nào không đạt; Còn nhóm đối chứng thì xếp loại tốt không có; xếp loại đạt có 25 sv, chiếm tỷ lệ 83.33%; xếp loại không đạt có 5 sv chiếm tỷ lệ 16.67% Tóm lại: Qua quá trình thực nghiệm 02 học kỳ thực nghiệm với 16 bài tập phát triển thể lực đã góp phần nâng cao thể lực rõ rệt cho nam sinh viên trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng. 4. KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra những kết luận sau: 1/ Quá trình thực hiện các bước nghiên cứu, chúng tôi đã chọn được 16 bài tập phát triển thể lực và đã xây dựng chương trình thực nghiệm trong 02 học kỳ cho sinh viên trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng. 2/ Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng: -Trước thực nghiệm cả 02 nhóm (nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng) đều có thể lực tương đồng, không có sự khác biệt đáng kể với P>0.05. - Sau 02 học kỳ thực nghiệm thì thể lực của nhóm thực nghiệm tốt hơn so với nhóm đối chứng cả 6/6 nội dung với P
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2