Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu kinh doanh
lượt xem 269
download
Các thương nhân khi muốn thành lập một doanh nghiệp, đang băn khoăn chưa biết lựa chọn loại hình nào, xin hãy tham khảo một số thông tin sau đây để giúp cho mình lựa chọn dễ dàng hơn. Việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu kinh doanh
- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu kinh doanh. Các thương nhân khi muốn thành lập một doanh nghiệp, đang băn khoăn chưa biết lựa chọn loại hình nào, xin hãy tham khảo một số thông tin sau đây để giúp cho mình lựa chọn dễ dàng hơn. Việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình Doanh nghiệp là: − Uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng; − Khả năng huy động vốn; − Rủi ro đầu tư; − Tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp; − Tổ chức quản lý doanh nghiệp. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp Luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Luật về tổ chức và Thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện có Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư. Theo đó, Doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp. Vì vậy việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 1. Doanh nghiệp tư nhân.
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những ưu điểm, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân. Ưu điểm: Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác. Nhược điểm: Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp. 2. Công ty hợp danh. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
- − Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn; − Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; − Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Những ưu điểm, nhược điểm của Công ty hợp danh. Ưu điểm: Ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau. Nhược điểm: Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.
- Loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 1999 và 2005 nhưng trên thực tế loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến. 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu. Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả. Tùy thuộc quy mô và ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc. Nhìn chung, công ty trách nhiệm hữu hạn có đầy đủ các đặc thù của công ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất hai thành viên. Điểm khác biệt duy nhất giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất hai thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có
- một thành viên duy nhất và thành viên này có thể là một tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc là một cá nhân. Lợi thế của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. 4. Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên. Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải có Ban kiểm soát. Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt nam hiện nay. Những ưu, nhược điểm của loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Ưu điểm − Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn; − Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;
- − Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty. Nhược điểm: − Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng; − Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh; − Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu. 5. Công ty cổ phần. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: − Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; − Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; − Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; − Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc); đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát. Những ưu, nhược điểm của Công ty cổ phần:
- Ưu điểm: − Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao; − Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các Lịch vực, ngành nghề; − Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty; − Khả năng huy động vốn của công ty cổ phầnrất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần; − Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần. Nhược điểm: Bên cạnh những lợi thế nêu trên, loại hình công ty cổ phần cũng có những hạn chế nhất định như. − Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích; − Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, Kế toán. 6. Hợp tác xã.
- Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật hợp tác xã để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hợp tác xã là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật. Nhưng ưu điểm, nhược điểm của Hợp tác xã. Ưu điểm − Có thể thu hút được đông đảo người Lao động tham gia; − Việc quản lý hợp tác xã thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng nên mọi xã viên đều bình đẳng trong việc tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của hợp tác xã không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn; − Các xã viên tham gia hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trước các hoạt động của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã. Nhược điểm: Hoạt động kinh doanh theo hình thức hợp tác xã cũng có những hạn chế nhất định như. − Không khuyến khích được người nhiều vốn; − Nhiều kinh nghiệm quản lý, kinh doanh tham gia hợp tác xã do nguyên tắc chia lợi nhuận kết hợp lợi ích của xã viên với sự phát triển của hợp tác xã; − Việc quản lý hợp tác xã phức tạp do số lượng xã viên đông;
- Sở hữu manh mún của các xã viên đối tài sản của mình làm hạn chế các quyết định của Hợp tác xã.
- Theo luật doanh nghiệp 2005 đã được quốc hội thông qua ngày 29/11/2005: Điều 141. Doanh nghiệp tư nhân 1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. 2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. 3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân Điều 63. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.Đi ều 38. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó: a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi; b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật doanh nghiệp. 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần. iều 77. Công ty cổ phần 1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5
- Điều 84 của Luật này. 2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 3. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. Điều 130. Công ty hợp danh 1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. 2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Việt Nam Loại Ưu điểm Hạn chế hình Doanh Một chủ đầu tư, thuận lợi Không có tư cách pháp nhân nghiệ trong việc quyết định các Chịu trách nhiệm vô hạn về p Tư vấn đề của Doanh nghiệp tài sản của Chủ Doanh nhân nghiệp Công Nhiều thành viên cùng tham Khả năng huy động vốn từ ty gia góp vốn, cùng kinh công chúng bằng hnh thức ́ TNHH doanh đầu tư trực tiếp không có Có tư cách pháp nhân Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỉ lệ vốn góp Công Nhiều thành viên cùng tham Khả năng huy động vốn từ ty Cổ gia góp vốn, cùng kinh công chúng bằng hnh thức ́ phần doanh đầu tư trực tiếp thuận lợi, Có tư cách pháp nhân công chúng có thể dễ dàng Chịu trách nhiệm hữu hạn tham gia vào công ty bằng về tài sản theo tỉ lệ vốn góp hnh thức mua cổ phiếu của ́
- Các cổ đông sáng lập có thể Công ty (tính chất mở của mất quyền kiểm soát Công Công ty) ty Công Nhiều thành viên cùng tham Các thành viên cùng liên đới ty gia góp vốn, cùng kinh chịu trách nhiệm vô hạn về Hợp doanh tài sản liên quan đến các danh Các thành viên hợp danh có hoạt động của Công ty. thể hoạt động nhân danh Không có tư cách pháp nhân công ty Công ty hoạt động dựa trên uy tín của các thành viên Hợp Có tư cách pháp nhân Sở hữu manh mún của các xă tác xă Xă viên cùng góp vốn, cùng viên đối tài sản của mnh làm ́ tham gia trực tiếp vào hoạt hạn chế các quyết định của động sản xuất kinh doanh Hợp tác xă, tính chất làm ăn và được nhận lợi nhuận trên nhỏ lẻ, canh tác tồn tại. cơ Công Do các bên nước ngoài hoặc ty Việt Nam liên kết thành lập Liên doanh Công Do các bên nước ngoài hoặc ty bên nước ngoài thành lập. 100% vốn nước ngoài Công ty TNHH,công ty hợp danh, công ty cổ phần,doanh nghiệp tư nhân phân biệt thế nào ? Công ty TNHH,công ty hợp danh, công ty cổ phần,doanh nghiệp tư nhân ? --------tra loi----------- Công ty Cổ phần: - Bản chất: Là Công ty Đối vốn, các cổ đông cùng nhau góp vốn dưới hình thức cổ phần để cùng nhau kinh doanh - Thành viên: Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa - Giới hạn trách nhiệm: Các cổ đông chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn
- đã cam kết góp vào công ty hay trong phạm vi cổ phần mà mình nắm giữ - Thời gian thành lập: 15 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ - Hồ sơ thành lập: Đơn đăng ký kinh doanh; Điều lệ Công ty; Danh sách cổ đông sáng lập - Huy động vốn: Có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán để huy động vốn - Chuyển nhượng vốn: Không được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết cho người khác. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông nếu được sự chấp thuận của Đại Hội đồng cổ đông. - Cơ cấu tổ chức, quản lý: Đại Hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng Giám đốc). Khi có trên 11 cổ đông, Công ty phải có Ban Kiểm soát. * Công ty TNHH có hai thành viên trở lên: - Bản chất: Là Công ty đối nhân, giữa các thể nhân hay pháp nhân, thường là quen biết nhau hay có quan hệ kinh doanh với nhau - Thành viên: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không quá 50 - Giới hạn trách nhiệm: Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn mình đã góp vào doanh nghiệp - Thời gian thành lập: 15 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ - Hồ sơ thành lập: Đơn đăng ký kinh doanh; Điều lệ Công ty; Danh sách thành viên - Huy động vốn: Không được quyền phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn. Chỉ có thể tăng số vốn góp của các thành viên sáng lập hoặc bổ sung thành viên mới. - Chuyển nhượng vốn: Phải chào bán cho tất cả các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết. - Cơ cấu tổ chức, quản lý: Hội đồng thành viên; Chủ tịch Hội đồng thành viên; Giám đốc (Tổng Giám đốc). Khi có trên 11 thành viên, Công ty phải có Ban kiểm soát. * Công ty Hợp danh: - Bản chất: Là công ty đối nhân, giữa các thể nhân hay pháp nhân, thường là quen biết mật thiết với nhau. - Thành viên: Có hai loại thành viên: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp. - Giới hạn trách nhiệm: thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu
- trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi đã góp vào công ty. - Thời gian thành lập: 15 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ - Hồ sơ thành lập: Đơn đăng ký kinh doanh; Điều lệ Công ty; Danh sách thành viên hợp danh. - Huy động vốn: Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, Chỉ có thể tăng số vốn góp của các thành viên sáng lập hoặc bổ sung thành viên mới. - Chuyển nhượng vốn: - Cơ cấu tổ chức, quản lý: Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty hợp danh do các thành viên hợp danh thoả thuận trong Điều lệ Công ty. * Doanh nghiệp tư nhân: - Bản chất: Là doanh nghiệp một chủ. - Thành viên: Một thành viên, là cá nhân. - Giới hạn trách nhiệm: Chủ doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. - Thời gian thành lập: 15 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ - Hồ sơ thành lập: Đơn đăng ký kinh doanh. - Huy động vốn: Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tư nhân tự khai. chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng, giảm vốn đầu tư của mình trong quá trình hoạt động. - Chuyển nhượng vốn: Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán, và chủ nợ của doanh nghiệp có thoả thuận khác. - Cơ cấu tổ chức, quản lý: Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định, có thể thuê người khác quản lý doanh nghiệp, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân biệt công ty đối vốn và công ty đối nhân? --------tra loi----------- - Xét về lịch sử hình thành, công ty hợp danh là loại hình công ty ra đời đầu tiên trên cơ sở liên kết kinh doanh giữa các thành viên trong gia đình, bạn bè hoạt động trong cùng một ngành nghề, lĩnh vực. Sự liên kết giữa những đối tượng này tạo nên cái gọi là tính đối nhân của công ty hợp danh. Trên cơ sở đó, vấn đề hoạt động và tổ chức quản lý của công ty hợp danh dựa trên chủ yếu sự tín nhiệm, tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên, những “chiến hữu đồng hội đồng thuyền” theo nguyên tắc “cùng làm cùng chịu” với trách nhiệm vô hạn đối với nhau và đối với nghĩa vụ của công ty. Cho nên, các quy định của pháp luật về tổ chức, quản lý của loại hình công ty này là khá đơn giản.
- - Công ty cổ phần là loài hình công ty ra đời muộn nhất. Đây là loại hình công ty mang tính đại chúng. Tính ưu việt của nó thể hiện ở chổ là có thể tập trung được nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế giúp cho những chủ thể có những ý tư tưởng kinh doanh thực hiện được ý tưởng của mình, tạo ra hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Điều này đã tạo nên sự phân hoá chủ thể trong công ty cổ phần thành đối tượng góp vốn và đối tượng trực tiếp sử dụng vốn. + Cơ chế tập trung vốn của công ty cổ phần được thực hiện theo phương thức chia vốn điều lệ thành nhiều phần bằng nhau (cổ phần) và phát hành rộng rãi ra công chúng. Những chủ thể mua cổ phần sẽ trở thành đồng sở hữu của công ty (cổ đông), với số lượng không hạn chế. Mối quan hệ giữa các đồng sở hữu chỉ dựa duy nhất vào tỷ lệ vốn (cổ phần) của họ trong công ty với một trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp này. Điều này tạo nên tính đối vốn của công ty cổ phần. + Chính tính đối vốn trong mối quan hệ giữa các đồng sở hữu trong công ty và chính việc có sự phân hoá giữa người góp vốn và người sử dụng vốn đã đòi hỏi những ràng buộc chặt chẽ về mặt tổ chức, quản lý của pháp luật đối với công ty cổ phần. Mục đích của việc này là nhằm bảo vệ lợi ích cho chủ thể góp vốn, tránh (hạn chế) tình trạng nguồn vốn góp bị chủ thể sử dụng lạm dụng (sử dụng không hiệu quả). Ngoài ra, điều này cũng nhằm để đảm bảo cơ chế hợp tác giữa các đồng sở hữu trong công ty, giúp cho những “strangers” này có thể phối hợp với nhau trong hoạt động, quản lý điều hành công ty. - Đối với công ty TNHH, đây là loại hình trung gian của hai loại hình trên. Trong công ty TNHH vừa tồn tại tính đối nhân, vừa tồn tại tính đối vốn. --------tra loi----------- đặc điểm phân biệt của chúng nằm ngay trong cái tên của chúng đó bạn. Đối vốn: Quan hệ (về mặt quen biết) giữa các cổ đông trong công cty ko nhất thiết phải có, ai nhiều tiền mua cổ phần thế thôi. VD: công ty cổ phần (đc phép phát hành cổ phiếu, chuyển nhượng vốn giữa các cỏ đông dễ dàng, không giới hạn số cổ đông). Đối nhân: Là công ty đc thành lập có số thành viên thường hạn chế, giữa các thành viên thường có quan hệ quen biết với nhau (vd: anh em, vợ chồng, bạn bè..) VD:cty Hợp danh (ở VN có khá ít, các thành viên hợp danh thường là những người có uy tin, cực giỏi về 1 lĩnh vực mà họ đang làm), cty TNHH (thực ra công ty TNHH vừa là đối nhân, vừa là đối vốn vì đôi khi người ngoài cũng có thể trở thành cổ đông đc tuy nhiên cực kỳ phức tạp). Chọn loại hình doanh nghiệp Chọn loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp với điều kiện hoạt động LOẠI HÌNH ƯU ĐIỂM HẠN CHẾ Doanh nghiệp Một chủ đầu tư, thuận lợi Không có tư cách pháp nhân
- trong việc quyết định các vấn Chịu trách nhiệm vô hạn về tài Tư nhân đề của Doanh nghiệp sản của Chủ Doanh nghiệp Nhiều thành viên cùng tham Khả năng huy động vốn từ gia góp vốn, cùng kinh doanh công chúng bằng hình thức đầu Công ty Có tư cách pháp nhân tư trực tiếp không có TNHH Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỉ lệ vốn góp Nhiều thành viên cùng tham Khả năng huy động vốn từ gia góp vốn, cùng kinh doanh công chúng bằng hình thức đầu Có tư cách pháp nhân tư trực tiếp thuận lợi, công Công ty Cổ Chịu trách nhiệm hữu hạn về chúng có thể dễ dàng tham gia phần tài sản theo tỉ lệ vốn góp vào công ty bằng hình thức Các cổ đông sáng lập có thể mua cổ phiếu của Công ty (tính mất quyền kiểm soát Công ty chất mở của Công ty) Nhiều thành viên cùng tham Các thành viên cùng liên đới gia góp vốn, cùng kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn về tài Công ty Hợp Các thành viên hợp danh có thể sản liên quan đến các hoạt danh hoạt động nhân danh công ty động của Công ty. Công ty hoạt động dựa trên uy Không có tư cách pháp nhân tín của các thành viên - Việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình doanh nghiệp là: (i) uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng; (ii) khả năng huy động vốn; (iii) rủi ro đầu tư; (iv) tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp; (v) tổ chức quản lý doanh nghiệp. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Luật về tổ chức và thành lập doanh nghiệp ở Việt nam hiện có Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, luật Hợp tác xã, luật Các tổ chức tín dụng, luật Đầu tư nước ngoài. Theo đó, Doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp. Vì vậy việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình doanh nghiệp là: (i) uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng; (ii) khả
- năng huy động vốn; (iii) rủi ro đầu tư; (iv) tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp; (v) tổ chức quản lý doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp. Công ty hợp danh Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: (i) Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn; (i) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; (i) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân và không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn. Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt
- động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau. Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao. Loại hình công ty hợp danh mới chỉ được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2000 nên trên thực tế loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến. Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải có Ban kiểm soát. Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt nam hiện nay. Hoạt động kinh doanh dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn đem lại cho nhà đầu tư nhiều lợi thế như: (i) do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn; (ii) số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp; (iii) Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty. Tuy nhiên, hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn cũng có những hạn chế nhất định như: (i) do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng; (ii) công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh; (iii) việc huy
- động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu. Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả. Tùy thuộc quy mô và ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc. Nhìn chung, công ty trách nhiệm hữu hạn có đầy đủ các đặc thù của công ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất hai thành viên. Điểm khác biệt duy nhất giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất hai thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có một thành viên duy nhất và thành viên nàyphải là một tổ chức có tư cách pháp nhân. Lợi thế của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Tuy nhiên, loại hình công ty này cũng có hạn chế là các cá nhân không được phép thành lập loại hình công ty này, chỉ có một số chủ thể có tư cách pháp nhân như các tổ chức chính trị xã hội, công ty cổ phần, công ty nhà nước… mới được thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty cổ phần Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: (i)Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; (ii)Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ
- và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; (iii)Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; (iv)Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc); đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát. Lợi thế của công ty cổ phần là: (i) chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao; (ii) khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề; (ii) cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty; (iv) khả năng huy động vốn của công ty cổ phầnrất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần; (v) việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần. Bên cạnh những lợi thế nêu trên, loại hình công ty cổ phần cũng có những hạn chế nhất định như: (i) việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích; (ii) Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán. Công ty nhà nước Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà Nước. Công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước. Công ty nhà nước được thành lập chủ yếu ở những ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội; ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi đầu tư lớn; ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao; hoặc địa bàn có
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cẩm nang khởi sự kinh doanh - Phần 5: Bảo hiểm và nhân viên
6 p | 170 | 66
-
Phân loại chi phí doanh nghiệp thương mại dịch vụ
2 p | 582 | 50
-
Bài giảng Khởi tạo doanh nghiệp: Bài 4 - ThS.(MBA) Nguyễn Minh Quang
20 p | 147 | 38
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Bài 6 - Tổ hợp GD TOPICA
20 p | 159 | 35
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 7 - TS. Nguyễn Khánh Trung
56 p | 67 | 19
-
Bài giảng Khởi sự và tạo lập doanh nghiệp: Chương 2 - TS. Nguyễn Phương Mai
14 p | 65 | 17
-
Bài giảng Kinh tế vi mô: Chương 1 - Nguyễn Thị Thu
68 p | 126 | 14
-
Quản trị khởi nghiệp doanh nghiệp: Phần 2
149 p | 20 | 13
-
Sức mạnh của doanh nghiệp - những nguyên tắc cơ bản
54 p | 68 | 11
-
Làm việc chuyên nghiệp để thành công
3 p | 92 | 7
-
Giáo trình Quản trị chiến lược (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp
80 p | 35 | 7
-
Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại dịch vụ (Ngành: Kinh doanh thương mại - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên
89 p | 11 | 3
-
Lựa chọn một giải pháp CRM phù hợp - (phần cuối)
4 p | 70 | 3
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 3 - ThS. Nguyễn Thị Trần Lộc
26 p | 6 | 3
-
Chế độ trách nhiệm hữu hạn trong luật doanh nghiệp năm 2014 - Lợi cho ai, thiệt cho ai?
5 p | 40 | 2
-
Ứng dụng mô hình ISM phân loại các tiêu chí trong lựa chọn nhà cung cấp
11 p | 79 | 2
-
Giáo trình Khởi tạo doanh nghiệp (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
61 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn